Bài viết của phóng viên Minh Huệ tại tỉnh Trùng Khánh, Trung Quốc

[MINH HUỆ 12-04-2022]

Họ và tên: Vương Liễu Trân

Giới tính: Nữ

Tuổi: Ngoài 80 tuổi

Tỉnh: Trùng Khánh

Nghề nghiệp: Kỹ sư luyện kim đã nghỉ hưu

Ngày mất: 1 tháng 1 năm 2022

Ngày bị bắt gần đây nhất: 27 tháng 7 năm 2010

Nơi giam giữ gần đây nhất: Một bệnh viện tâm thần.

Trong khi thế giới đang chào đón ngày đầu năm mới 2022, bà Vương Liễu Trân đã qua đời trong đau khổ, sau hàng thập kỷ bị bức hại vì tín ngưỡng của mình nơi Pháp Luân Công. Bà đã ngoài 80 tuổi.

Bà Vương, một kỹ sư luyện kim đã nghỉ hưu của Nhà máy Số 2 Tràng An ở Trùng Khánh, bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công vào năm 1996. Bà biết ơn môn tập vì đã chữa lành nhiều căn bệnh của bà.

Sau khi chính quyền cộng sản Trung Quốc ra lệnh tiến hành chiến dịch đàn áp Pháp Luân Công vào năm 1999, bà Vương đã bị 2 án lao động cưỡng bức và bị giam giữ trong một bệnh viện tâm thần 3 lần. Bà bị cho uống và tiêm các loại thuốc độc hủy hoại các cơ quan nội tạng của bà và khiến bà bị mù.

Để theo dõi bà Vương, chính quyền đã dựng một trạm gác ở bên ngoài nhà bà và theo dõi bà suốt ngày đêm trong hơn 10 năm. Những người theo dõi bà thường đánh đập và chửi bà, làm gãy mũi bà bằng một cái ghế gỗ. Khi bà Vương từ chối im lặng và vẫn cố gắng tìm kiếm công lý ngay cả sau khi bà bị mù lòa, những người đó đã trả thù bằng cách đưa bà đến một ngọn đồi và đánh bà tàn bạo đến mức bà bị gãy cả hai chân.

Bị buộc phải ly dị và các con xa lánh bà

Sau khi cuộc đàn áp bắt đầu vào năm 1999, bà Vương đã đến Bắc Kinh để thỉnh nguyện quyền được tu luyện Pháp Luân Công. Bà chất vấn tại sao chính quyền lại quyết định cấm Pháp Luân Công chỉ sau một đêm khi môn tập này dạy người ta làm người tốt và chỉ có lợi cho xã hội.

Ở Bắc Kinh, bà bị bắt và bị đưa trở lại Trùng Khánh để thi hành một án lao động cưỡng bức. Các lính canh đã cho thêm các loại thuốc độc vào đồ ăn của bà, khiến bà bị thở dốc và váng đầu. Bà đã tuyệt thực để phản đối việc bức hại, nhưng bà lại bị tra tấn tàn bạo hơn. Khi bà ở bên bờ vực của cái chết, các lính gác đã đưa bà đến bệnh viện.

Nhằm ép bà Vương từ bỏ Pháp Luân Công, chỗ làm của bà, ủy ban cư trú và Phòng 610 quận Giang Bắc đã bắt chồng bà ly dị bà, đe dọa sẽ treo lương hưu của ông nếu ông không làm thế. Các con của bà cũng bị bắt phải ký thỏa thuận không vào thăm bà, nếu không họ sẽ mất việc.

Bị giam giữ ở một bệnh viện tâm thần

Vào đầu năm 2009, chính quyền lại hạch sách bà Vương, ép bà từ bỏ Pháp Luân Công. Để tránh bị bức hại, bà đã chuyển đến một cơ sở chăm sóc người cao tuổi. Nhưng cảnh sát vẫn bắt bà vào tháng 3 năm 2009, ngụy tạo cáo buộc rằng bà đang có kế hoạch đi đến Bắc Kinh để thỉnh nguyện cho Pháp Luân Công.

Bà Vương bị đưa đến Bệnh viện Tâm thần Kinh Tử Sơn vào ngày 18 tháng 3 năm 2009. Theo một nhân chứng thì bà đã bị đánh đập thường xuyên, nhưng bà vẫn kiên định với tín ngưỡng của mình.

Cảnh sát đã cố khép bà vào một án lao động cưỡng bức nữa, nhưng giám đốc bệnh viện cùng với chỗ làm của bà đã thuyết phục họ rằng, “Đó chỉ là một tín ngưỡng tinh thần. Tuổi của bà đã rất cao rồi. Chúng ta nên giữ bà ấy ở khoa tâm thần của bệnh viện thôi”.

Vì bà Vương tuyệt thực để phản đối việc bức hại ở bệnh viện cơ quan của bà, bà đã bị đưa trở lại Bệnh viện Tâm thần Kinh Tử Sơn.

Bị mù

Vào năm 2010, chính quyền đã dựng một trạm gác ở bên ngoài nhà bà Vương và theo dõi bà suốt ngày đêm. Ủy ban Chính trị và Pháp luật quận Giang Bắc, một cơ quan năm ngoài vòng pháp luật có nhiệm vụ chỉ đạo cuộc đàn áp, đã chỉ định một người đàn ông 29 tuổi có tên là Trương Quân đứng đầu nhóm theo dõi. Dưới Trương là 8 nhân viên từ “Công ty Bảo vệ Ngũ Lí Điếm”. Chín người này đã theo dõi và đi theo bà Vương ở mọi nơi trong 3 ca.

0697b9c6617ff501ba1f5e28263b6836.jpg

Trạm gác được dựng lên chỉ để theo dõi bà Vương

ec176338386b7936ce6f56a2a1eece91.jpg

Bà Vương bị các nhân viên an ninh đi theo

Để tìm kiếm công lý, bà Vương đã đi một mình đến Phòng 610 Trùng Khánh ngày 27 tháng 7 năm 2010. Bà hô to “Pháp Luân Đại Pháp hảo! Chân-Thiện-Nhẫn hảo! Tôi không sai gì khi tập Pháp Luân Công!” ở bên ngoài tòa nhà cơ quan này. Những nhân viên an ninh này đã dùng vũ lực lôi bà lại và đánh bà.

Vì hợp đồng công việc của 8 người này chuẩn bị hết hạn và họ đã không thành công trong việc bắt bà Vương từ bỏ Pháp Luân Công, Phòng 610 đã đưa bà trở lại bệnh viện tâm thần và bắt bà dùng những loại thuốc hủy hoại hệ thần kinh trung ương và gan của bà. Và kết quả là bà bị mù.

“Tôi sẽ đánh chết bà đêm nay!”

Để ngăn bà Vương vạch trần việc bắt dùng thuốc, cảnh sát địa phương đã thuê 2 người đàn ông ngoài 20 tuổi để theo dõi bà Vương vào cuối năm 2010. Họ có camera mini cài trên quần áo họ. Họ đi theo bà khi bà đi ra ngoài và không cho phép bà nói chuyện với bất cứ ai. Có một hôm bà Vương cố gắng lên một chiếc xe buýt nhưng hai tên lưu manh này đã lôi bà xuống, quẳng bà xuống đất và đánh bà.

Do bà bị mù và bị ngược đãi thường xuyên, bà Vương chỉ còn da bọc xương. Bà không thể tự đứng lên và phải bò. Nhưng những tên lưu manh này vẫn thường chửi bà, rằng “Hãy xuống địa ngục đi!” hay “Sao bà không tự thiêu đi?” (Một trong những màn kịch tuyên truyền lớn nhất mà chính quyền cộng sản Trung Quốc dựng lên là vụ tự thiêu được dàn dựng trên quảng trường Thiên An Môn.) Bà Vương thường nói với họ rằng “Tôi tập Pháp Luân Công và môn tập cấm sát sinh và tự tử.”

c6c0cf237269660732c571988431c13b.jpg

b16f19727410fb9fac5bcb0da8da734b.jpg

Bà Vương chỉ còn da bọc xương do bị ngược đãi trong tay của những người của Đảng Cộng sản Trung Quốc.

Vào khoảng Tết năm 2011, những kẻ lưu manh theo dõi bà Vương đã đánh bà và làm gãy mũi của bà bằng một cái ghế gỗ. Mặt bà đầy máu và hai mắt bà bị sưng lên. Họ gào lên trong khi đánh bà, “Tôi sẽ đánh chết bà đêm nay!”

Sợ rằng mọi người sẽ nhìn thấy máu trên mặt bà, những kẻ lưu manh sau đó đã ấn bà xuống đất và rửa mặt bà. Chồng cũ của bà sau đó phát hiện ra vụ việc này. Ông đã gọi con trai của ông bà đến và đưa bà vào bệnh viện.

9138b20e337a69d7bb0afcf93d4a98e4.jpg

Bà Vương sau khi bị đánh

Lo ngại về những ngược đãi mà bà Vương phải chịu, gia đình bà đã đến sở cảnh sát vào ngày 19 tháng 4 năm 2011 và chất vấn họ là việc bức hại này kéo dài đến bao giờ. Cảnh sát trả lời, “Chúng tôi không còn phụ trách bà ấy nữa. Cộng đồng khu phố hiện đang phụ trách việc này. Họ sẽ làm việc đó cho đến khi bà chết”.

Hai chân bà bị gãy

Kể từ đó, bà Vương ngày càng bị ngược đãi. Vào ngày 13 tháng 8 năm 2011, bà chạy đến Phố đi bộ Quan Âm Kiều, một quận mua sắm hàng đầu ở Trùng Khánh, và hô to “Pháp Luân Đại Pháp hảo!”

Việc này đã làm những người đang theo dõi bà tức giận vì họ đã bị cảnh báo rằng nếu bà đi đến Quan Âm Kiều để phản đối thì họ sẽ bị trừ lương.

Ngày hôm sau, hai người đưa bà Vương đến một ngọn đồi nhỏ (Trùng Khánh là một thành phố đồi núi nổi tiếng). Không có ai ở quanh, họ đã đánh bà và làm gãy hai chân bà. Họ nói dối với con gái bà rằng bà đã nhảy từ nhà bà trên tầng 4 (mặc dù tất cả các cửa sổ nhà bà đều có gắn tấm chắn an ninh và không có cách nào để bà thoát ra ngoài cửa sổ). Họ nói một câu chuyện khác cho chồng cũ của bà rằng bà đã đi ra ngoài một mình vào ban đêm và ngã xuống các bậc cầu thang.

Bà Vương được đưa đến Bệnh viện Tràng An do những vết thương ở chân bà. Một số học viên Pháp Luân Công địa phương đã đến viện thăm bà, nhưng bác sĩ và y tá không cho họ biết là bà đang ở đâu. Sau đó một bệnh nhân tiết lộ rằng bà Vương bị giữ trong phòng cấp cứu và ngay cả gia đình bà cũng không được phép vào thăm bà.

Không lâu sau đó, vào ngày 15 tháng 8, một số học viên đã cố gắng vào được phòng cấp cứu. Họ nhìn thấy bác sĩ giữ miệng của bà Vương mở ra bằng một dụng cụ mở miệng. Rõ ràng là chính quyền đang ngăn ngừa việc bà nói về những gì bà phải chịu đựng. Bác sĩ cũng giữ một ống dẫn thức ăn qua mũi bà. Bất chấp việc bà không có vấn đề về ăn uống, nhưng chính quyền vẫn bức thực bà để làm bà đau khổ hơn.

Theo những học viên đã nhìn thấy bà Vương, hai đầu gối bà được quấn băng. Bà có thể nghe và hiểu những gì họ nói nhưng bà không thể nói chuyện với họ và cứ khóc. Thiết bị theo dõi cũng cho thấy rằng nhịp tim và huyết áp của bà đều bình thường.

Vào ngày 17 tháng 8, một số học viên lại vào thăm bà. Họ nói với bà rằng, “Nếu bà đã tự ngã thì đừng cử động. Nhưng nếu họ đã làm hại bà thì bà có thể nắm tay tôi”. Sau đó bà đã nắm tay của học viên đó. Họ nhắc lại câu hỏi đó một vài lần và bà cũng đáp lại như thế.

Một học viên lại hỏi bà, “Bao nhiêu người đã làm hại bà? Bà có thể lắc tay tôi để cho biết con số”. Sau đó bà nắm tay học viên đó hai lần.

Lời khuyên tử tế

Bất kể là những người đó đã ngược đãi bà Vương như thế nào, bà cũng không thù hận gì họ và vẫn cố gắng khuyên họ làm người tốt.

Bà đã từng nói rằng: “Đối với tất cả những người đã theo dõi tôi, tôi đã nói chuyện với họ nhiều lần. Tôi bảo họ rằng các học viên Pháp Luân Công chúng tôi đều đang sống theo Chân-Thiện-Nhẫn để trở thành người tốt. Tôi đã cố khuyên họ không bức hại những người tốt. Thiên pháp định ra rằng thiện hữu thiện báo, ác hữu ác báo. Việc họ đang làm cuối cùng sẽ mang đến bi kịch cho bản thân họ hoặc người nhà họ”.

Bà nói với những kẻ bức hại bà: “Các cháu vẫn còn trẻ. Có rất nhiều việc mà các cháu có thể làm. Tại sao các cháu phải tham gia vào việc bức hại này?”

Nghe theo lời khuyên của bà, khoảng 5 thanh niên đã từ bỏ công việc này. Nhưng cũng có những người từ chối.

Bà Vương nói, “Trưởng nhóm, Phùng Vạn Quân, đã không tự tay đánh tôi và anh ta còn nói trước mặt tôi rằng học viên Pháp Luân Công đều là những người tốt. Nhưng tôi biết chính anh ta đã ra lệnh cho những người khác tra tấn tôi. Một trong những người thường đánh tôi là Chu Truyền Vĩ. Vợ anh ta đã bị tai nạn ở nơi làm việc và bị một vết gãy rời xương ở bàn tay. Nhưng anh ta đã không coi đó như một sự cảnh báo và vẫn tiếp tục tra tấn tôi”.

Bài viết chỉ thể hiện quan điểm hoặc nhận thức của tác giả. Mọi nội dung đăng trên trang web này thuộc bản quyền của Minghui.org. Minh Huệ sẽ biên soạn các nội dung trên trang web và xuất bản theo định kỳ hoặc vào những dịp đặc biệt.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2022/4/12/441200.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2022/4/15/199921.html

Đăng ngày 24-05-2022; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share