Bài viết của phóng viên báo Minh Huệ ở Trung Quốc
[MINH HUỆ 25-12-2020] Theo thông tin Minh Huệ Net tổng hợp, có ít nhất 83 học viên Pháp Luân Công đã qua đời trong năm 2020, là nạn nhân của cuộc đàn áp Pháp Luân Công do chính quyền cộng sản Trung Quốc phát động .
Pháp Luân Công, còn gọi là Pháp Luân Đại Pháp, là một môn tu luyện cả tâm lẫn thân cổ xưa dựa trên tiêu chuẩn Chân-Thiện-Nhẫn. Kể từ khi được giới thiệu ra công chúng vào năm 1992, có rất nhiều người đã sống chiểu theo các Pháp lý thâm sâu của pháp môn và thu được nhiều lợi ích về sức khỏe và tinh thần. Cách đây 21 năm, chính quyền cộng sản Trung Quốc bởi lo sợ Pháp Luân Công ngày càng phổ biến, đã phát động một chiến dịch đàn áp trên toàn quốc nhằm xóa sổ pháp môn.
Hàng trăm nghìn học viên đã bị sách nhiễu, bắt giữ, giam giữ, cầm tù và tra tấn. Tính đến ngày 25 tháng 12 năm 2020, có tổng cộng 4.595 trường hợp tử vong được Minh Huệ Net báo cáo. Nhưng bởi sự kiểm duyệt thông tin nghiêm ngặt của Trung Quốc, số lượng thực tế có thể còn cao hơn rất nhiều.
Các học viên Pháp Luân Công bị bức hại đến chết trong năm 2020
Hàng trên (từ trái sang phải): Tiếu Vĩnh Phân, Hồ Lâm, Vu Vĩnh Mãn, Lý Vinh Phong, Lý Quốc Tuấn, Lưu Phát Đình
Hàng giữa (từ trái sang phải): Phó Thụ Cần, Chu Tú Trân, Chu Thục Kiệt, Lâm Quế Chi, Cao Diễm Nhất, Khương Toàn Đức
Hàng dưới (từ trái sang phải): Biên Quần Liên, Trương Vinh Hoán, Chu Diễm, Vu Văn Trạch, Lý Thiểu Thần, Đặng Tiểu Minh
Trong số các học viên đã khuất, có 45 trong số 83 học viên là nữ giới, đến từ 20 tỉnh thành ở Trung Quốc. Liêu Ninh (19), Hà Bắc (9), Hắc Long Giang (8), Cát Lâm (8), Hà Nam (6) là những tỉnh thành có nhiều trường hợp tử vong nhất.
Độ tuổi các học viên từ 40-92, trong đó có 23 trường hợp thuộc độ tuổi từ 60-69.
Tháng 5 được ghi nhận có nhiều trường hợp tử vong nhất (12 trường hợp), tiếp theo là tháng 2 với 10 trường hợp.
Có 21 học viên qua đời trong lúc bị giam cầm, gồm có 14 trường hợp ở trong các nhà tù, 5 trường hợp ở trại tạm giam, và 1 trường hợp ở đồn công an và 1 trường hợp ở cơ sở giam giữ của thôn.
Bà Lý Linh ở thành phố Bồng Lai, tỉnh Sơn Đông, đã bị một quan chức thôn và một nhóm dân phòng bắt giữ vào ngày 28 tháng 6 năm 2020, sau khi bà bị tố cáo vì sở hữu tài liệu Pháp Luân Công. Họ đưa bà Lý tới một ngôi nhà bỏ hoang ở vùng núi, đánh đập và tra tấn bà một cách tàn bạo, khiến bà bị thương và qua đời vào ngày 13 tháng 7.
Bà Trương Chí Ôn, ở thành phố Vũ Châu, tỉnh Hà Nam, đã bị bắt tại nhà vào ngày 13 tháng 5 năm 2020, bà qua đời sau bốn ngày bị cảnh sát giam cầm. Cảnh sát cũng không giải thích lý do về trường hợp tử vong của bà và nhanh chóng đưa thi thể của bà Trương đi hỏa táng.
Ông Vu Vĩnh Mãn, một cư dân 65 tuổi ở thành phố Liêu Dương, tỉnh Liêu Ninh, đã qua đời ở trại tạm giam Liêu Dương vào ngày 23 tháng 2 năm 2020. Các viên chức đã tuyên bố nguyên nhân cái chết là do “đột ngột phát bệnh”, nhưng khám nghiệm tử thi cho thấy một xương sườn bị gãy và có vết rách ở phổi.
Bà Lan Lệ Hoa ở thành phố Thẩm Dương, tỉnh Liêu Ninh, qua đời vì ung thư vú giai đoạn cuối vào ngày 21 tháng 4 năm 2020, trong lúc đang thi hành bản án ba năm 10 tháng tại Nhà tù Nữ tỉnh Liêu Ninh. Dù gia đình nhiều lần yêu cầu, nhưng nhà tù vẫn từ chối không cho bà tại ngoại điều trị. Nhà tù đã cho hỏa táng thi thể bà Lan vào ngày 16 tháng 12 năm 2020 mà không có sự đồng ý từ phía gia đình.
Tương tự như bà Lan, ông Vương Phượng Thần, một giáo viên ở thành phố Đại Khánh, tỉnh Hắc Long Giang, đã qua đời tại bệnh viện vào ngày 9 tháng 8 năm 2020. Ông liên tục nôn ra máu vào những ngày cuối đời, nhưng bị từ chối cho tại ngoại. Cái chết của ông xảy ra ở thời điểm sáu tháng trước khi ông mãn hạn án tù bốn năm.
Ngoài việc bị tra tấn và ngược đãi trong khi bị giam giữ, nhiều học viên còn đổ bệnh sau khi bị cảnh sát sách nhiễu và đã nhanh chóng tử vong. Nhiều người khác đã qua đời sau một thời gian dài bị bức hại vài kiên định đức tin.
Bà Hề Giao ở Thượng Hải có sức khỏe kém và tinh thần không ổn định từ lần bị bức hại trước đó, khi cảnh sát đến sách nhiễu và lục soát nhà bà vào tháng 4 năm 2020. Sự việc khiến bà kinh sợ và đã qua đời ngày 6 tháng 5 năm 2020.
Ông Vương Thủy Dũng ở thành phố Bạc Đầu, tỉnh Hà Bắc, bị khó ăn và khó ngủ sau khi chính quyền địa phương và các quan chức thôn sách nhiễu vào ngày 10 tháng 9 năm 2020. Ông qua đời vì đột quỵ vào ngày 2 tháng 10 năm 2020.
Bà Ngô Quế Vinh ở thành phố Thất Đài Hà, tỉnh Hắc Long Giang, bị người ở ủy ban khu dân cư đến nhà sách nhiễu vào ngày 9 tháng 10 và ra lệnh cho bà phải ký vào tuyên bố từ bỏ Pháp Luân Công. Khi bà từ chối hợp tác, họ đã bắt con rể phải ký cho bà. Không lâu sau khi họ rời đi, cảnh sát lại đến quấy rối bà. Bà Ngô đã rất hoảng sợ và ngất xỉu sau khi cảnh sát rời đi. Sau bốn ngày cấp cứu, bà qua đời vào ngày 13 tháng 10, hưởng thọ 81 tuổi.
Bé trai 13 tuổi ở huyện Tuy Trung, tỉnh Liêu Ninh, trở thành trẻ mồ côi sau khi người mẹ 41 tuổi của em qua đời vào ngày 2 tháng 11 năm 2020. Cậu bé đã mất cha, ông Phạm Đức Chấn, khi mới chỉ được 9 tháng tuổi. Ông Phạm bị đánh chết vào 55 ngày sau khi bị bắt vào ngày 25 tháng 2 năm 2008. Trong thập kỷ tiếp theo, mẹ của cậu bé, bà Dương Tuyết đã không thể đi làm được và phải đối mặt với việc quấy rối liên tục. Cũng bởi căng thẳng về tinh thần và khó khăn trong cuộc sống đã ảnh hưởng đến sức khỏe và dẫn đến cái chết của bà.
Ở huyện Nông An, tỉnh Cát Lâm, hai con trai của ông Khương Toàn Đức cũng lớn lên trong sợ hãi và tủi nhục, vì cuộc đàn áp đức tin của cha mẹ hai em. Khi cha mẹ hai em bị bắt, các em phải đi xin ăn từ bạn bè và người thân, những người thường lạnh nhạt quay lưng lại với họ vì sợ bị liên lụy. Ông Khương, người vốn đã rất yếu sau 11 năm tra tấn trong tù và sách nhiễu sau khi được thả, đã qua đời vào ngày 26 tháng 8 năm 2020, một tháng rưỡi từ lần bị bắt gần nhất. Mẹ của hai em, bà Tôn Tú Anh, người bị bắt cùng với ông Khương vào ngày 15 tháng 7, vẫn bị giam và phải đang chuẩn bị kết án tù.
Ở thành phố Cát Lâm, tỉnh Cát Lâm, con trai và con gái của bà Chu Diễm buộc phải di chuyển thường xuyên từ nơi này sang nơi khác bởi cuộc đàn áp của chính quyền. Họ từng bị cảnh sát đánh đập đến chấn thương vì tìm cách trả tự do cho mẹ. Sau nhiều lần bị bắt, giam giữ, trải qua hai lần bị giam ở trại lao động cưỡng bức, với thời hạn kéo dài một năm rưỡi, cũng như phải chuyển chỗ ở lâu dài, bà Chu qua đời vào ngày 15 tháng 8 năm 2020, ở tuổi 57.
Dưới đây là chi tiết về một số trường hợp tử vong được ghi nhận từ tháng 9 đến tháng 12 năm 2020.
Để xem thêm thông tin chi tiết, xin vui lòng xem các báo cáo liên quan ở phần cuối của bài viết.
Danh sách đầy đủ của 83 học viên có thể được tải xuống tại đây (PDF).
Tử vong trong lúc giam cầm
Bà lão ở Hồ Nam qua đời sau 17 tháng giam giữ lần hai
Chồng bà Trương Á Cầm đã bị sốc nặng khi Nhà tù nữ tỉnh Hồ Nam gọi cho ông vào ngày 12 tháng 12 năm 2020, thông báo về việc bà Trương qua đời.
Trong 17 tháng qua sau khi bà Trương, 65 tuổi bị giam cầm chỉ bởi đức tin của mình vào Pháp Luân Công, nhà tù chưa bao giờ cho phép gia đình đến thăm bà với lý do là bà không từ bỏ Pháp Luân Công.
Bà Trương, cư dân thành phố Tương Đàm, tỉnh Hồ Nam, bị tra tấn trong tù và trở nên tiều tụy. Gia đình bà cũng bị đe dọa và bị theo dõi trong nhiều năm bức hại.
Đây là lần thứ hai bà Trương bị kết án tù vì tu luyện Pháp Luân Công. Trong lần khó khăn mới đây (vẫn còn được điều tra), có thông tin rằng trong ba năm rưỡi đầu tiên ở cùng nhà tù từ năm 2008 đến năm 2011, bà bị chích điện bằng roi điện, cấm ngủ, buộc phải đứng trong nhiều giờ, bị trói trên ghế hổ, và bị tra tấn bằng còng tay, với một tay bị kéo qua vai, tay kia bị kéo lên sau lưng để còng. Thêm nữa, bà cũng bị buộc phải lao động nặng nhọc và bị tiêm những loại thuốc không rõ nguồn gốc. Kết quả là mạng sống của bà gặp nguy kịch.
Ông lão ở Hồ Nam qua đời sau hai tuần bị giam cầm
Ông Lưu Tể Cương, một cư dân thành phố Vũ Huyệt, tỉnh Hồ Bắc, đã chết hai tuần sau khi bị giam giữ vì tu luyện Pháp Luân Công.
Ông Lưu, 68 tuổi, bị bắt tại nhà vào ngày 19 tháng 7 năm 2019. Cảnh sát đã lục soát nhà và tịch thu các sách và tài liệu về Pháp Luân Công, một máy tính và hai máy in. Ông bị giam tại trại tạm giam hành phố Vũ Huyệt trước khi bị chuyển đến nhà tù Phạm Gia Đài vào ngày 26 tháng 8 năm 2020, với mức án hai năm rưỡi tù.
Vào ngày 13 tháng 9 năm 2020, chính quyền nhà tù thông báo cho gia đình rằng ông Lưu vừa qua đời. Gia đình ông đã vội vã đến nhà tù. Cơ quan chức năng chỉ cho biết ông Lưu chết do khó thở mà không cung cấp thêm thông tin gì khác. Họ đã bồi thường cho gia đình ông 10.000 nhân dân tệ.
Đây là lần thứ hai ông Lưu bị giam tại nhà tù Phạm Gia Đài vì đức tin của mình. Trước đó ông bị bắt vào ngày 25 tháng 7 năm 2008 và bị kết án ba năm tù vào ngày 7 tháng 7 năm 2009. Do từ chối hợp tác với việc tẩy não ở nhà tù, ông đã bị đánh đập vào tháng 6 năm 2011, kết quả là ông bị liệt ở mặt.
Nhà tù Phạm Gia Đài là một trong những nhà tù lớn ở tỉnh Hồ Bắc, là nơi giam cầm các học viên Pháp Luân Công bị kết án oan vì đức tin của họ trong 21 năm qua. Nó sử dụng hình thức tẩy não cưỡng bức, lao động nặng nhọc và các hành vi ngược đãi thể chất khác để tra tấn các học viên.
Bức hại người lớn tuổi
Tinh thần của ông Vương Đức Kim suy sụp sau khi bị tra tấn trong tù vì tu luyện Pháp Luân Công nhiều năm trước. Ông đã chống chọi với căn bệnh tinh thần của mình vào tháng 11 năm 2020. Cùng với vợ là bà Đỗ Quế Anh, 68 tuổi, vẫn đang trong thời gian ngồi tù, ông Vương qua đời ở nhà một mình ở tuổi 78.
Bức hại của ông Vương và vợ ông ở thành phố Thương Chí, tỉnh Hắc Long Giang, xảy ra khi các học viên địa phương viết một bức thư ngỏ gửi cảnh sát và Phòng 610 (một cơ quan nằm ngoài vòng pháp luật được thành lập đặc biệt để đàn áp Pháp Luân Công) vào năm 2004, kêu gọi họ không tham gia vào cuộc đàn áp Pháp Luân Công.
Cảnh sát địa phương đã thành lập một đội đặc nhiệm để điều tra xem ai là người đã viết thư. Lương Hiểu Minh, khi đó là Đội trưởng đội An ninh Nội địa, nói, “Chỉ cần chúng tôi bắt giữ một người, chúng tôi có thể đổ tất cả lỗi cho người đó.”
Ông Vương và vợ trở thành mục tiêu hàng đầu của cảnh sát. Nửa đêm ngày 16 tháng 2 năm 2004, cảnh sát đã ập vào nhà của hai vợ chồng và bắt họ. Họ khám xét nơi ở và còn xé chăn bông để tìm kiếm “bằng chứng”.
Vào ngày 20 tháng 5 năm 2004, cả ông Vương và bà Du đều bị kết án bí mật bốn năm mà không có người đại diện hợp pháp.
Kết quả là, tinh thần ông Vương suy sụp và mất khả năng tự chăm sóc bản thân. Ông bị mất cảm giác no đói. Ngoài ra, ông còn đi vệ sinh không kiểm soát được. Khi đi ra ngoài, ông không thể tìm thấy đường về nhà.
Mặc dù vậy, cảnh sát lại tiếp tục lục soát nhà của họ vào ngày 24 tháng 7 năm 2015, trong lần bắt giữ một nhóm các học viên địa phương. Hai vợ chồng ông cũng bị đưa đến đồn cảnh sát để thẩm vấn.
Cảnh sát lại sách nhiễu hai vợ chồng này vào cuối năm 2016 và bắt bà Đỗ vài năm sau đó bởi phân phát tài liệu về Pháp Luân Công. Tòa án thành phố A Thành đã kết án bà bốn năm tù vào tháng 7 năm 2019.
Sức khỏe của ông Vương ngày càng xấu đi do không được vợ chăm sóc, ông qua đời một năm sau đó.
Cụ ông 85 tuổi thứ hai đã chết sau vụ bắt giữ theo nhóm vì kiên định đức tin
Ông Nhâm Xuân Điền, nhân viên ngân hàng về hưu và vợ là bà Trần Thục Huệ (80 tuổi), một nhân viên của công ty dược phẩm nghỉ hưu, bị bắt tại nhà vào ngày 19 tháng 9 năm 2019. Cảnh sát lục soát nhà và đưa họ đến đồn cảnh sát địa phương để thẩm vấn. Một người bạn không phải học viên đang thăm họ khi cảnh sát đến cũng bị bắt để thẩm vấn.
Thêm 11 học viên địa phương đã bị bắt cùng ngày hôm đó. Ông Tạ Nam Phương qua đời vào ngày 28 tháng 2 năm 2020, trong khi bị giam giữ tại trại tạm giam thành phố Ngân Xuyên, hưởng dương 64 tuổi.
Mặc dù ông Nhâm và bà Trần ở huyện Vĩnh Ninh, tỉnh Ninh Hạ, đã sớm được tại ngoại do tuổi cao, tuy nhiên các viên chức vẫn tiếp tục đến nhà quấy rối họ hoặc qua điện thoại. Kết quả là, ông Nhâm trở nên chán nản và chán ăn. Ông bị ngã vào tháng 5 năm 2020 và mất vài tuần sau đó, vào ngày 2 tháng 6 năm 2020 ở tuổi 85.
Ông lão ốm yếu 81 tuổi bị bỏ tù, qua đời sau hai tháng được thả
Ông Chu Trị Hòa ở Trùng Khánh bị bắt vào đầu tháng 2 năm 2018 vì bị tố cáo phân phát tài liệu Pháp Luân Công. Cảnh sát đã buộc tội ông “gây thiệt hại cho xã hội” vì để tài liệu Pháp Luân Công ở nhà và đã gửi hồ sơ của ông lên Viện kiểm sát quận Giang Bắc.
Sau khi cả Viện kiểm sát quận Giang Bắc và Trường Thọ hai lần trả hồ sơ ông Chu vì không đủ bằng chứng, cảnh sát đã gây sức ép buộc công tố viên tại Viện kiểm sát quận Giang Bắc phải truy tố ông.
Ông Chu bị đưa ra xét xử tại Tòa án quận Giang Bắc vào ngày 10 tháng 10 năm 2019. Khi về nhà, ông đổ bệnh và nằm liệt giường trong nhiều ngày. Thính lực của ông suy giảm đáng kể và ông bị nói ngọng.
Cảnh sát đã quay lại nhà ông vào ngày 7 tháng 12 năm 2019 để cố gắng đưa ông đến Tòa án quận Giang Bắc để xét xử. Ông Chu và gia đình từ chối hợp tác. Cảnh sát Xa Nghiêu đã cảnh báo ông: “Nếu ông phản đối [cuộc bức hại], ông cứ việc kiện tôi.”
Ba ngày sau, cảnh sát Xa Nghiêu trở lại cùng ba sĩ quan và bắt ông Chu.
Ông Chu trở về nhà vào khoảng 10 giờ tối hôm đó. Ông nói với gia đình rằng ông bị kết án một năm rưỡi tù và bị phạt 3.000 nhân dân tệ. Thẩm phán cho phép ông thi hành án ngoài nhà tù.
Ông Chu gặp vấn đề sức khỏe nghiêm trọng vào đầu tháng 3 năm 2020 và phải nhập viện trong hai tuần, có một tuần phải nằm trong phòng chăm sóc đặc biệt.
Trước khi ông hoàn toàn bình phục, sĩ quan Xa đã đưa ông Chu đến Tòa án quận Giang Bắc vào ngày 7 tháng 5 năm 2020. Gia đình ông Chu biết được vào ngày hôm sau rằng thẩm phán đã đảo ngược quyết định của mình và yêu cầu ông Chu phải thụ án trong nhà tù Vĩnh Xuyên.
Khi ông được trả tự do vào ngày 6 tháng 9 năm 2020, ông bị mất trí nhớ nghiêm trọng. Ông liên tục làm những việc giống nhau và giọng nói của ông thì bị ngọng và không rõ ràng.
Chính quyền đã dừng lương hưu của ông, với lý do các học viên bị bỏ tù vì tu luyện Pháp Luân Công sẽ không được hưởng bất kỳ quyền lợi hưu trí nào.
Trong hai tháng sau, cảnh sát và người ở ủy ban khu dân cư liên tục quấy rối ông Chu. Áp lực tinh thần khiến sức khỏe của ông ngày càng sa sút. Ông qua đời ngày 11 tháng 11 năm 2020, ở tuổi 81.
Tử vong do bị bức hại trong thời gian dài
Được nhắm tới trong một vụ cao điểm, một phụ nữ ở Hà Bắc qua đời ở tuổi 55
Bà Trương Kiến Chi, sống ở huyện Chính Định, tỉnh Hà Bắc đã qua đời vào ngày 4 tháng 6 năm 2020 ở tuổi 55 vì đức tin vào Pháp Luân Công.
Bức hại của bà Trương bắt đầu khi một học viên địa phương, ông Lý Lan Khuê, bị bắt vào tháng 6 năm 2012, trước khi phó chủ tịch Trung Quốc lúc bấy giờ là Tập Cận Bình mời Thống đốc bang Iowa lúc đó là Terry Branstad đến thăm thôn Đại Trại ở huyện Trấn Định để thảo luận về tiềm năng thương mại và cơ hội đầu tư.
Bảy trăm người dân địa phương đã ký một bản kiến nghị yêu cầu trả tự do cho ông Lý, nhưng kết quả là dân làng địa phương bị chính quyền sách nhiễu hàng loạt. Mười sáu học viên Pháp Luân Công, bao gồm cả bà Trương, và các thành viên gia đình của họ đã bị bắt. Một trong những học viên, cô Dương Ngân Kiều đã chết thảm trong khi bị bắt.
Vào ngày 7 tháng 8 năm 2012, bà Trương bị bắt và bị lục soát nhà. Trong một cơ sở giam giữ bí mật, cảnh sát trói bà vào ghế thẩm vấn, trùm đầu bà bằng mũ đen và còng hai tay sau lưng. Các cảnh sát đã đánh bà bằng gậy, tát vào mặt và dùng roi điện chích điện bà. Họ đe dọa bà về sự an toàn của cha mẹ và con cái bà trong nỗ lực nhằm ép buộc bà phải cung cấp thông tin về những người tổ chức cuộc vận động thỉnh nguyện.
Do bị tra tấn tàn bạo, sức khỏe của bà Trương ngày càng xấu đi. Ngày 29 tháng 8, khi bị đưa đến trại lao động cưỡng bức, bà không qua nổi cuộc kiểm tra sức khỏe nên đã được thả. Lo sợ bị liên lụy đến cuộc bức hại, gia đình bà Trương đã phản đối mạnh mẽ việc bà tu luyện Pháp Luân Công.
Vào ngày 31 tháng 5 năm 2013 và tháng 10 năm 2019, bà Trương bị bắt thêm 2 lần nữa vì nói với mọi người về Pháp Luân Công. Bà đã bị đe dọa và ép phải viết tuyên bố từ bỏ tu luyện Pháp Luân Công.
Bắt đầu từ cuối 2019, sức khỏe bà Trương suy giảm nhanh chóng. Vào tháng 4 năm 2020, cân nặng của bà sụt từ gần 90 kg xuống dưới 55 kg. Bà đã nhập viện hai lần nhưng đã qua đời vài ngày sau khi xuất viện.
Trường Xuân: Một kỹ sư qua đời sau 18 năm bị bức hại và phiêu bạt vì đức tin vào Pháp Luân Công
Ông Nguỵ Xuân Vũ, một kỹ sư hoá học và là một cư dân của thành phố Trường Xuân, tỉnh Cát Lâm, đã qua đời vào ngày 14 tháng 4 năm 2020, 18 năm sau khi ông buộc phải trở thành một người vô gia cư vì kiên định đức tin vào Pháp Luân Công. Ông hưởng dương 56 tuổi.
.
Ông Nguỵ Xuân Vũ
Chân của ông Nguỵ bị thương nặng khi ông bị tra tấn trong nhà giam vào tháng 10 năm 2000
Ông Nguỵ bị bắt năm lần và bị tra tấn vì tu luyện Pháp Luân Công. Ngày 2 tháng 9 năm 2001, ông trốn khỏi trại tẩy não và buộc phải trở thành người vô gia cư để tránh bị bức hại . Do đức tin của ông mà vợ ông đã ly dị ông, cha mẹ ông qua đời dưới áp lực cực độ của chính quyền. Ông Ngụy không thể gặp con lần cuối do dịch virus corona bùng phát.
Ông Nguỵ chỉ để lại một ít quần áo, thẻ căn cước được cấp chưa đầy hai năm trước cùng một vài tấm ảnh bị mờ được chụp 20 năm trước sau khi ông bị tra tấn tàn bạo trại Số 2 Trường Xuân.
Trong số những vật dụng của ông Nguỵ có hai tài liệu quan trọng. Một là đơn kiện hình sự dài 11 trang mà ông đã kiện Giang Trạch Dân, cựu độc tài Trung Quốc, kẻ đã ra lệnh đàn áp Pháp Luân Công. Tài liệu kia là đơn xin quay trở lại làm việc của ông, ký vào ngày 8 tháng 1 năm 2018.
Trong tài liệu thứ hai, ông viết về việc mình đã phải trở thành một người vô gia cư ra sao vào năm 2001 sau khi thoát khỏi trung tâm tẩy não, và ông đã nghĩ về các đồng nghiệp của mình, hy vọng họ có thể hiểu rõ về Pháp Luân Công và không bị những lời dối trá của ĐCSTQ lừa gạt.
Năm 2018, ông Nguỵ quay trở lại Trường Xuân và chuyển quyền sở hữu căn nhà của ông cho con trai, người đã bị tước đoạt tình thương của cha từ năm 12 tuổi. Ông cũng đến nơi làm việc cũ để nộp đơn xin làm việc nhưng công ty bảo rằng hãy chờ tin của họ. Ông chưa từng nghe được tin hồi âm từ nơi làm việc.
Ông Cát Trí Quân trở về nhà vào tháng 2 năm 2019. Ông qua đời chưa đầy hai năm sau, vào ngày 29 tháng 11 năm 2020, ở tuổi 42. Ông sống nhờ vợ, cô con gái 9 tuổi và một người cha bị liệt.
Trong 21 năm bức hại, ông Cát ở thành phố Trác Châu, tỉnh Hà Bắc đã hai lần bị giam cầm tổng số 12 năm tù và chịu đủ loại hình tra tấn vì không từ bỏ niềm tin của mình, điều mà ông cho là đã chữa khỏi căn bệnh lao dày vò ông kể từ khi ông 8 tuổi.
Ông Cát bị bắt lần đầu tiên vào tháng 12 năm 1999 bởi đi thỉnh nguyện cho quyền được tu luyện Pháp Luân Công ở Bắc Kinh. Sau khi được thả, cảnh sát địa phương không ngừng sách nhiễu ông. Sau đó, ông buộc phải sống xa nhà để tránh bị đưa đến trại tẩy não, cho đến khi ông bị bắt lại vào năm 2001.
Cảnh sát Trác Châu đã cố gắng tống tiền gia đình ông số tiền 20.000 nhân dân tệ. Vì gia đình không đủ khả năng chi trả, chính quyền buộc bố ông phải nghỉ hưu sớm. Hai chị gái của ông không được làm việc trong sáu tháng, và chồng của họ trong ba tháng.
Ông Cát sau đó bị kết án 8 năm tù và trải qua tuổi thanh xuân của mình sau song sắt. Vào thời điểm ông được thả năm 2009 ở tuổi 31, một nửa mái tóc của ông đã bạc, rụng 6 cái răng, trí nhớ giảm sút, ông bị tăng huyết áp và các bệnh về tim và gan.
Ông cũng biết chuyện khi ở trong tù, cha mẹ ông đã bị trả thù vì ông. Cha ông Cát bị liệt sau khi mất việc. Mẹ của ông, không phải học viên, đã bị giam trong 15 ngày, bị còng tay vào thanh sắt và bị đánh đập. Cuối cùng bà phải đi ăn xin để kiếm sống. Do quá căng thẳng về tài chính và tinh thần, bà qua đời vào tháng 2 năm 2005, ở tuổi 50.
Ông Cát bị bắt vào ngày 26 tháng 2 năm 2014. Sau đó ông được thả vì sức khỏe rất kém sau tám năm bị tra tấn. Bác sĩ nói rằng ông có thể chết bất cứ lúc nào vì cao huyết áp. Cảnh sát đã tịch thu 20.000 nhân dân tệ tiền mặt của ông, đây là một đòn nặng cho gia đình ông. Vợ ông phải chăm sóc cha chồng bị liệt và một đứa con thơ dại và không thể kiếm được việc làm.
Ông Cát bị tuyên án thêm bốn năm tù vào ngày 11 tháng 2 năm 2015, ông bị bắt trở lại dù tình trạng nguy hiểm đến tính mạng.
Khi được thả vào ngày 5 tháng 2 năm 2019, tinh thần của ông không ổn định và không thể nói một cách thông thường. Ông thường tự nhốt mình trong phòng. Ông cũng không thể có một công việc hoặc sống độc lập. Con gái của ông lúc đó mới 8 tuổi và tình trạng của ông làm cháu rất sợ. Khi ông mất, con gái ông mới được 9 tuổi.
Ông Tương Lợi Bân, sống ở huyện Bắc Xuyên, tỉnh Tứ Xuyên, bị phù nề toàn thân và rất yếu sau khi mãn hạn tù ba năm vào năm 2018 vì tu luyện Pháp Luân Công, nhưng cảnh sát vẫn thường xuyên quấy rối ông trong hai năm tiếp theo. Ông đột nhiên nôn ra máu vào tối ngày 13 tháng 10 năm 2020 và qua đời vài giờ sau đó, ở tuổi 59.
Ông Giang tu luyện Pháp Luân Công vào tháng 6 năm 1999, và ông rất biết ơn môn tu luyện này đã chữa khỏi chứng chóng mặt và chảy máu cam của ông. Vợ ông, bà Tạ Phúc Phân, cũng bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công theo lời đề nghị của ông vào năm 2005, và bệnh viêm loét dạ dày, sỏi mật và viêm vú của bà nhanh chóng biến mất.
Để hỗ trợ gia đình, họ đã mở một quán mỳ nhưng không lâu sau buộc phải đóng cửa vì bị cảnh sát quấy rối.
Hai người bị bắt vào ngày 30 tháng 9 năm 2009, nhà của họ cũng bị lục soát. Máy tính, máy in, ổ ghi DVD, sách về Pháp Luân Công cùng tài liệu, cũng như số tiền họ kiếm được từ quán mì, đều bị tịch thu.
Ông Giang bị kết án ba năm tù với năm năm quản chế sau 197 ngày bị giam giữ. Bà Tạ bị giam trong 30 ngày và được tại ngoại.
Cảnh sát đã sách nhiễu ông Giang vào ngày 17 tháng 8 năm 2010, và đưa ông đến trại tẩy não nằm trong một trung tâm cao cấp. Ông bị giam ở đó trong 20 ngày và bị hai nhân viên chính quyền theo dõi suốt ngày đêm. Chính quyền cũng tìm cách bắt bà Tạ, nhưng họ đã dừng lại khi biết tin mẹ bà Tạ bị ngã và bà phải ở nhà để chăm sóc mẹ già.
Sau khi cảnh sát quấy rối hai người một lần nữa vào tháng 10 năm 2011, họ buộc phải sống xa nhà để tránh bị quấy rối.
Khi ông Giang không trình báo cảnh sát đúng thời hạn, ông bị đưa vào danh sách truy nã và bị đưa về nhà giam vào ngày 30 tháng 3 năm 2015. Lệnh bắt ông được phê duyệt cùng ngày.
Vào ngày 13 tháng 4 năm 2015, khi gia đình ông đến trại tạm giam quận Bắc Xuyên để thăm ông, họ được biết rằng ông đã bị chuyển đến nhà tù Giao Châu vào ngày 9 tháng 4.
Gia đình ông sau đó đã tìm ra Cao Quốc Kiện là thẩm phán phụ trách vụ án của ông Giang. Thẩm phán Cao nói rằng họ đã ban hành lệnh bắt giữ ông Giang vì ông không trình diện cảnh sát. Bây giờ họ đang thi hành bản án có thời hạn ba năm đã được đưa ra từ gần một thập kỷ trước. Khi gia đình ông cố gắng giảng chân tướng về Pháp Luân Công cho thẩm phán Cao, ông ta nói, “Tôi không muốn nghe điều đó”.
Các báo cáo độc lập:
Cụ bà 78 tuổi đã qua đời sau khi liên tục bị sách nhiễu, bắt giữ và giam giữ vì đức tin của mình.
Một sĩ quan quân đội về hưu đã qua đời trong cuộc bức hại Pháp Luân Công Một phụ nữ 75 tuổi qua đời sau 20 năm bị bức hại vì đức tin của mình
Một bác sỹ về hưu qua đời sau nhiều năm giam cầm, tống tiền và sách nhiễu
Một cư dân Liêu Ninh bị kết án oan chỉ bởi tín ngưỡng của ông, qua đời sau một năm được thả
Một cựu giáo viên qua đời sau hàng chục năm bị bức hại vì kiên định đức tin
Hồ Bắc: Một bà lão qua đời sau hơn hai năm bị giam
Người phụ nữ cao tuổi bị bắt cùng với con gái vì đức tin của họ đã qua đời vài tháng sau đó
Người phụ nữ Hồ Bắc qua đời sau nhiều năm bị tra tấn và sách nhiễu vì đức tin của mình
Người đàn ông ở Hà Bắc qua đời sau sáu tháng bị bắt giữ vì đức tin của mình
Thành phố Mậu Danh, tỉnh Quảng Đông: Sáu người bị sách nhiễu vì tín ngưỡng của họ, hai người qua đời
Cựu kỹ sư xây dựng qua đời sau nhiều năm bị giam cầm và sách nhiễu
Các báo cáo liên quan:
11 học viên Pháp Luân Công qua đời vào tháng 7 và tháng 8 năm 2020 do bị bức hại vì đức tin của họ
40 học viên Pháp Luân Công bị bức hại đến chết vì đức tin của họ trong nửa đầu năm 2020
Cuộc bức hại Pháp Luân Công tiếp tục cướp đi sinh mạng của 17 học viên trong quý I năm 2020
27 học viên Pháp Luân Công bị bức hại đến chết từ tháng 1 đến tháng 5 năm 2020
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2020/12/25/2020/416947.html
Bản tiếng Anh:https://en.minghui.org/html/articles/2020/12/26/189018.html
Đăng ngày 05-01-2021; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.