Bài viết của phóng viên báo Minh Huệ ở tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc
[MINH HUỆ 05-10-2020] Vào tháng 7 năm 1999, sau khi chính quyền cộng sản Trung Quốc ra lệnh đàn áp Pháp Luân Công, một pháp môn tu luyện cả tâm lẫn thân, nhiều cơ quan chính quyền và tư pháp đã bị biến thành những bộ máy bức hại trắng trợn, chà đạp lên luật pháp để bức hại các học viên.
Ngoài các án tù hay án lao động cưỡng bức oan sai mà không thông qua quy trình phù hợp, thì kéo dài thời hạn giam giữ cũng là một cách phổ biến được áp dụng để bức hại các học viên.
Theo Luật Hình sự Trung Quốc, cảnh sát có thể giam một nghi phạm tối đa 37 ngày trước khi viện kiểm sát chấp thuận việc bắt giữ. Thông thường là trong vòng ba ngày kể từ khi giam giữ nghi phạm, cảnh sát sẽ trình đề nghị bắt giữ đến viện kiểm sát để xem xét và phê chuẩn. Trong những trường hợp đặc biệt, cảnh sát có thể giam nghi phạm đến 37 ngày trước khi bắt giữ chính thức anh/cô ta. Sau khi bị bắt giữ chính thức, nghi phạm có thể bị giam đến 13,5 tháng trước khi những cáo buộc chính thức được nộp và vụ án được chuyển cho toà án.
Trong vài trường hợp, các học viên bị giam nhiều năm trước khi bị kết án.
Dưới đây là một vài trường hợp các học viên bị giam giữ vượt quá thời hạn pháp luật cho phép ở thành phố Hàm Ninh, tỉnh Hồ Bắc, nơi mà Uỷ ban Chính trị và Pháp luật (một cơ quan ngoài vòng pháp luật có nhiệm vụ bức hại Pháp Luân Công) và Phòng 610 (một cơ quan ngoài vòng pháp luật được thành lập chuyên cho cuộc bức hại) đứng đằng sau hậu trường để thao túng cảnh sát địa phương, viện kiểm sát và toà án thực thi các chính sách bức hại.
Bà Đào Tịch Trân bị giam giữ phi pháp trong 28 tháng
Bà Đào Tịch Trân, 66 tuổi, là một nhân viên về hưu của một công ty xây dựng ở Hàm Ninh. Bà đã bị bắt chín lần trong 21 năm qua, từng bị lãnh một bản án lao động cưỡng bức 30 tháng, và 4 năm tù và bị giam trong các trung tâm tẩy não ba lần. Chồng bà, ông Nhâm Khoách Quân, đã qua đời do bị bức hại.
Khoảng 8 giờ 30 sáng ngày 8 tháng 8 năm 2014, bà Đào đã mở cửa cho hơn chục viên chức, bao gồm trưởng Phòng 610 Thành phố Hàm Ninh, phó thị trưởng thành phố Hàm Ninh và cảnh sát. Họ đã bắt bà mà không trình bất kỳ giấy tờ pháp lý nào và đưa bà đến một trung tâm tẩy não. Hai tháng sau bà bị chuyển đến trại tạm giam quận Hàm An ở Hàm Ninh, tại đây bà bị suy giảm sức khoẻ và trở nên rất yếu. Nhưng cảnh sát và Phòng 610 đã từ chối thả bà.
Việc bắt giữ bà đã được phê chuẩn vào ngày 12 tháng 11 năm 2014. Cảnh sát đã gửi hồ sơ của bà đến Viện Kiểm sát quận Hàm An nhưng bị trả lại do thiếu bằng chứng. Cảnh sát đã cưỡng chế các học viên trong khu vực làm chứng chống lại bà và gửi hồ sơ của bà lần nữa. Sau đó bà đã bị truy tố và hồ sơ bị chuyển đến toà án.
Toà án quận Hàm An đã xét xử bà vào ngày 13 tháng 11 năm 2015. Chỉ có con trai, anh rể và em dâu bà Đào được vào phòng xét xử. Thẩm phán đã cho dừng phiên toà sau khi bà bác bỏ các cáo buộc và bằng chứng ngụy tạo. Sau đó bà bị đưa về lại trại tạm giam.
Ngày 8 tháng 11 năm 2016, người của Toà án quận Hàm An đã đến trại tạm giam và tuyên án bà bốn năm tù. Trong ngày hôm đó bà đã đệ đơn kháng cáo. Ngày 25 tháng 11 năm 2016, đơn kháng cáo của bà đã đến Toà án Trung cấp thành phố Hàm Ninh. Sau đó bà bị bí mật đưa đến Nhà tù Nữ Vũ Hán vào ngày 27 tháng 12 năm 2016.
Nhìn chung, phải mất đến 96 ngày để việc bắt giữ bà được chấp thuận kể từ ngày bà bị bắt, vượt xa thời hạn 37 ngày, và mất một năm để đưa bà ra toà kể từ khi việc bắt giữ được chấp thuận và mất thêm một năm nữa để kết án bà và đưa bà vào tù sau phiên toà.
Ông Hướng Đức Bân bị giam hơn ba năm
Ông Hướng Đức Bân, hơn 50 tuổi, từng làm việc tại Nhà máy Sản xuất Bánh răng quận Hàm An ở Hàm Ninh. Ông bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công vào năm 1995 và đã bị bắt bốn lần từ năm 1999. Ông đã bị giam 1,5 năm trong một trại lao động cưỡng bức, bị giam hai lần trong một trung tâm tẩy não và bị xét xử một lần. Ông phải chịu khổ cả về thể chất lẫn tinh thần.
Ngày 22 tháng 6 năm 2017, ông Hướng bị bắt và bị đưa đến một trung tâm tẩy não. Ngày 29 tháng 8 năm 2017, việc bắt giữ ông được chấp thuận và ông bị chuyển đến trại tạm giam quận Hàm An. Ngày 27 tháng 12 năm 2018, Toà án quận Hàm An đã xét xử ông nhưng không đưa ra phán quyết.
Việc bắt giữ ông Hướng đã được chấp thuận sau 69 ngày ông bị bắt, vượt quá giới hạn là 37 ngày, ông bị xét xử sau khi bị bắt 16 tháng và bị giam trong trại tạm giam hơn 22 tháng từ sau phiên xử, tất cả đều vượt quá quy định pháp luật.
Ông Trương Vi Khanh bị giam hơn 23 tháng
Ông Trương Vi Khanh, 41 tuổi, tốt nghiệp Đại học Kinh tế và Luật Trung Nam và sống ở quận Hàm An. Ông bị bắt vào năm 2015 vì từ chối từ bỏ đức tin vào Pháp Luân Công và sau đó bị kết án hai năm tù. Ông đã bị giam giữ phi pháp 23 tháng trong toàn bộ quá trình. Tháng 4 năm 2020 ông lại bị bắt một lần nữa và hiện giờ vẫn đang ở trong trại tạm giam.
Trưa ngày 13 tháng 10 năm 2015, ông bị năm công an bắt giữ khi đang làm việc trong văn phòng của mình ở Khách sạch Thung lũng Suối nước nóng tại Hàm Ninh. Họ đã tịch thu máy tính của văn phòng, túi xách, ổ USB của ông và các tài sản cá nhân khác. Ban đầu ông bị đưa đến Đồn Công an Thập Hảo Kiều và sau đó là trại tạm giam quận Hàm An trong đêm đó. Hôm sau ông bị chuyển đến Trung tâm Tẩy não làng Bản Kiều.
Ông Trương đã bị đưa đến trại tạm giam quận Hàm An vào ngày 29 tháng 12 năm 2015. Vì ông phủ nhận cáo buộc chống lại mình nên viện kiểm sát không thể chấp thuận việc bắt giữ ông dựa trên bằng chứng thu đã thập. Lúc đó cảnh sát và viện kiểm sát đã có âm mưu với người anh họ của ông là Trương Vi, một chỉ đạo viên tại Đồn Công an Quế Hoa ở thành phố Hàm Ninh đưa mẹ ông đến. Họ đã lừa dối bà bằng cách hứa sẽ thả ông Trương vào dịp năm mới nếu ông hợp tác. Bà đã quỳ xuống và van xin con trai hãy nhận tội như họ bảo. Ông Trương đã nhượng bộ và viết một lời thú nhận giả. Việc bắt giữ ông đã được phê chuẩn hai giờ sau đó. Trương Vi sau đó đã được thăng chức làm trưởng đồn công an này.
Ngày 30 tháng 6 năm 2016 và tháng 10 năm 2016, công tố viên Dư Tông Diệp và thẩm phán Liệu Bằng của Toà án quận Hàm An đã lần lượt đến trại tạm giam để tra hỏi ông Trương. Ông đã rút lại lời thú tội của mình và phủ nhận mọi cáo buộc, vì thế phiên toà bị hoãn lại.
Sau khi bị giam khoảng 1,5 năm, vào ngày 10 tháng 5 năm 2017, Toà án quận Hàm An đã xét xử ông Trương vì tội “lợi dụng một tổ chức tà giáo để phá hoại việc thực thi pháp luật”, một cái cớ được chính quyền quy chuẩn nhằm vu khống các học viên Pháp Luân Công. Với kiến thức pháp luật của mình, ông Trương đã tự biện hộ như một luật sư và biện hộ vô tội cho mình. Không có bản án nào được tuyên vào cuối phiên toà.
Vài tháng sau Toà án quận Hàm An đã chuyển vụ án của ông đến Toà án Trung cấp Hàm Ninh. Ngày 31 tháng 10 năm 2017, toà án trung cấp này đã kết án ông hai năm tù. Khi ông kháng cáo, thẩm phán toà án trung cấp chỉ xem xét các động thái tại phiên điều trần và giữ nguyên bản án của ông. Tại thời điểm đó, ông đã bị giam 23 tháng. Sau khi trải qua tháng cuối cùng ở trong tù, ông kết thúc thụ án và được thả vào ngày 26 tháng 12 năm 2017.
Chỉ ba năm sau khi được trả tự do, ông Trương lại bị bắt vào ngày 20 tháng 4 năm 2020 vì nói với mọi người về cuộc bức hại Pháp Luân Công. Ông đã bị giam tại trại tạm giam quận Xích Bích trong 15 ngày trước khi bị chuyển đến trại tạm giam quận Hàm An.
Những thủ phạm tham gia bức hại ba học viên:
1. Ngụy (họ, chưa biết tên), nam, phó Phòng Công an Thành phố Hàm An. Ông ta được bổ nhiệm vào cuối năm 2019 và chịu trách nhiệm bức hại Pháp Luân Công. Ông ta đã bố trí cảnh sát hoặc đặc vụ theo dõi học viên hoặc giám sát các họ qua điện thoại hay camera giám sát, khiến rất nhiều học viên ở huyện Thông Sơn đã bị bức hại.
2. Tương Tinh Hoa (蒋星华), nam, phó thị trưởng kiêm bí thư của Uỷ ban Chính trị và Pháp luật Thành phố Hàm Ninh, văn phòng: +86-715-8126037.
3. Phùng Quyền (冯权), nam, phó bí thư của Uỷ ban Pháp luật Thành phố Hàm Ninh, Chủ nhiệm Văn phòng Quản lý toàn diện thành phố, văn phòng: +86-715-8126037
4. Tiếu Thiên Thụ (肖天树), nam, trưởng Phòng Công an Thành phố Hàm Ninh, văn phòng: 715-8232028
5. Lô Vệ Quân (卢卫军), nam, trưởng Phi cục Công an Suối nước nóng Hàm Ninh, điện thoại: +86-189-95826153
6. Diêu Hùng (姚雄), nam, Phó Phòng 610 Thành phố Hàm Ninh, điện thoại di động: +86-13886509329, văn phòng: +86-715-9126789 hoặc +86-715-8126179
7. Đồ Bân (涂斌), nam, trưởng Phòng 610 Thành phố Hàm Ninh, văn phòng: +86-715-8126506 hoặc +86-715-8129098, điện thoại: +86-13508649762
8. Trình Thắng Lợi (程胜利), nam, trưởng Phòng 610 Thành phố Hàm An, văn phòng: +86-13886509849
9. Ân Tuấn (殷俊), nam, đội trưởng Đội An ninh Nội địa Hàm An, văn phòng: +86-18995227375
10. Trâu Dự (邹誉), nam, đội trưởng Đội An ninh Nội địa Thành phố Hàm Ninh, văn phòng: 8232059, điện thoại: +86-13872181056
11. Lưu Ninh (刘宁), nam, cựu đội trưởng Đội An ninh Nội địa Suối nước nóng. Ông ta đã chuyển đến Phòng Công an Thành phố Hàm Ninh để làm trưởng Phòng Pháp chế vào tháng 1 năm 2019.
12. Phàn Trung (樊忠), nam, cựu đội trưởng Đội An ninh Nội địa quận Hàm An, điện thoại: +86-13907241380
13. Mẫn Kiếm (闵剑), nam, cựu chỉ đạo viên của Đồn Công an Trấn Đinh Tứ. Ông ta đã được chuyển đến Đội An ninh Nội địa quận Hàm An
14. Từ Thừa Trung (徐承中), nam, công an thuộc Đội An ninh Nội địa quận Hàm An
15. Trương Vi (张炜), nam, trưởng Đồn Công an Quế Hoa
16. Ngô Huy (吴晖), nam, phó bí thư đảng kiêm phó thị trưởng điều hành thành phố Hàm Ninh (từ 2013 đến 2018), chịu trách nhiệm bức hại Pháp Luân Công
17. Lưu Hồng Châu (刘红洲), nam, cựu phó thị trưởng thành phố Hàm Ninh và trưởng Phòng Công an Thành phố Hàm Ninh (đến tận năm 2016).
Các viên chức trong Toà án Trung cấp Thành phố Hàm Ninh
18. Lưu Thái Bình (刘太平), nam, cựu chánh án đến năm 2017
19. Nghê Quý Võ (倪贵武), nam, chánh án đương nhiệm
20. Ngải Quân (艾军), nam, thẩm phán
Các viên chức trong Toà án quận Hàm An
21. Trương Trung Ba (张忠波), nam, chánh án
22. Từ Hồn Binh (徐红兵), nam, cựu chánh án
23. Liệu Bằng (廖鹏), nam, nhân viên toà án
24. Lý Ủng Quân (李拥军), nam, thẩm phán của Toà án quận Tân An, thành phố Hàm Ninh
25. Lưu Anh (刘英), nữ, chủ toạ phiên toà, điện thoại: +86-18007241292
26. Lâm Thiểu Khôn (林少坤), nam, thẩm phán, điện thoại: +86-18007241291, văn phòng: +86-715-8314276
27. Lý Tuấn (李俊, thư ký
28. Chu Kỳ Thu (朱其秋), bồi thẩm đoàn
Các viên chức trong Toà án quận Hàm An
28. La Đường Khánh (罗堂庆), nam, công tố viên trưởng
29. La Kế Châu (罗继洲), nam, cựu công tố viên trưởng
Các viên chức trong Viện Kiểm sát quận Hàm An
30. Tương Chí Cường (蒋志强), nam, cựu công tố viên trưởng
31. Trần Tiên Minh (陈先明), nam, quyền công tố viên trưởng
32. Hồ Ái Linh (胡爱玲), nữ, công tố viên, điện thoại: +86-13807249893, văn phòng: +86-715-8335217
33. Lý Văn Quảng (李文广), nam, công tố viên, điện thoại: +86-13477760747, văn phòng: +86-715-8335217
34. Tông Diệp (宗晔), nam, công tố viên
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2020/10/5/413378.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2020/11/11/188201.html
Đăng ngày 03-12-2020; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.