Bài viết của phóng viên báo Minh Huệ ở tỉnh Cát Lâm, Trung Quốc
[MINH HUỆ 17-10-2020] Sau khi chịu đựng 20 năm bức hại vì kiên định tu luyện Pháp Luân Công, ông Tôn Quần Anh, một cư dân 53 tuổi ở huyện Liễu Hà, tỉnh Cát Lâm đã qua đời vào ngày 8 tháng 10 năm 2020.
Ông Tôn bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công (hay còn gọi là Pháp Luân Đại Pháp), một pháp môn tu luyện cả tâm lẫn thân cổ xưa vào năm 1997. Sau khi chính quyền Cộng sản Trung Quốc ra lệnh bức hại Pháp Luân Công vào tháng 7 năm 1999, ông bị bắt giữ nhiều lần, hai lần bị kết án lao động cưỡng bức với tổng thời gian là năm năm và một lần bị kết án ba năm rưỡi tù giam.
Lần đầu ông Tôn bị bắt giữ vào khoảng tháng 4 năm 2000. Cảnh sát tống tiền ông 3.000 nhân dân tệ. Tháng 6 năm 2000, ông bị bắt giữ một lần nữa và sau một tháng tạm giam ông bị kết án hai năm lao động cưỡng bức.
Khoảng tháng 9 năm 2001, ông Tôn được bảo lãnh tại ngoại để điều để điều trị y tế, nhưng ba tháng sau ông lại bị đưa trở lại nhà giam ở Trại Lao động Cưỡng bức Triêu Dương Câu vào ngày 29 tháng 12 năm 2001.
Ngày 6 tháng 4 năm 2002, lính canh trại lao động phát động chiến dịch “chuyển hóa” với nỗ lực buộc 400 học viên Pháp Luân Công bị giam giữ ở đó từ bỏ đức tin của họ. Những ai từ chối viết tuyên bố từ bỏ Pháp Luân Công, lính canh sẽ sử dụng dùi cui điện để sốc điện và sử dụng ván tre để đánh đập họ.
Bởi ông Tôn từ chối từ bỏ đức tin của mình nên lính canh ra lệnh cho sáu tù nhân đánh đập ông. Phần thân dưới từ lưng xuống đến chân của ông đầy những vết bầm tím. Tù nhân dùng lực rất mạnh khiến ống kim loại họ sử dụng để đánh ông Tôn bị cong. Sau đó họ sử dụng phần sắc nhọn của ống kim loại cong cào mạnh vào chân ông, để lại một vết cắt dài trên chân ông. Mặc dù chân ông chảy máu nghiêm trọng nhưng lính canh vẫn từ chối băng bó cho ông và cưỡng chế ông ngồi lên ghế đẩu nhỏ trong thời gian dài để tiếp tục tra tấn ông. Một lính canh họ Trần nói rằng họ làm như thế là vì “lợi ích” của ông Tôn.
Không thể chịu đựng đước sự tra tấn, ông Tôn buộc phải ký vào tuyên bố từ bỏ Pháp Luân Công trái với lý trí của mình. Ngày hôm sau ông được chuyển tới khu giam giữ bình thường ở khu Số 4.
Cảm thấy rất hối hận và ân hận vì đã ký vào tuyên bố từ bỏ tu luyện, ông Tôn đã trình đơn tuyên bố chính thức vô hiệu hoá tuyên bố từ bỏ tu luyện của mình vào ngày 13 tháng 5. Lính canh rất tức giận trước quyết định của ông.
Bốn lính canh đánh đập ông và tát vào mặt ông. Họ trói và còng hai tay ông lại, họ còn lột quần ông và nhét đầu ông vào giữa hai nấc thang khiến ông không thể cử động được. Sau đó họ sử dụng dây lưng cao su và dùi cui điện để đánh đập ông. Ông Tôn bị thương toàn thân sau vài giờ đánh đập. Ông nôn ra máu và ngất xỉu. Lính canh buộc ông viết một tuyên bố từ bỏ tu luyện khác, xin lỗi và đọc tuyên bố từ bỏ tu luyện trước các tù nhân khác.
Trong một lần khác, lính canh đánh đập ông Tôn vào nửa đêm khiến mũi ông chảy máu. Ông bị choáng váng và không thể đi lại được.
Kể từ đó, mỗi khi lính canh đánh đập và buộc ông viết báo cáo tư tưởng, ông đều viết “Pháp Luân Đại Pháp hảo”. Mỗi lần như vậy lính canh sẽ tăng thời hạn tù của ông thêm 20 ngày. Tổng cộng thời hạn tù của ông tăng thêm 218 ngày.
Ngày 18 tháng 8 năm 2003, khi gia đình ông Tôn tới để đưa ông về nhà, ông không nhận ra họ – ông tiều tụy; mặt ông tái mét và đầy sẹo; thị lực của ông suy giảm; hai chân rất yếu khiến ông đi lại khó khăn.
Bất chấp tình trạng sức khỏe của ông Tôn, cảnh sát vấn không ngừng bức hại ông. Ngày 9 tháng 5 năm 2004, họ sách nhiễu và nỗ lực buộc ông ký vào tuyên bố từ bỏ Pháp Luân Công một lần nữa. Mặc dù lúc đó ông Tôn trốn thoát nhưng khi ông về nhà vào buổi tối thì ông lại bị họ bắt giữ. Cảnh sát lục soát nơi ở của ông và tịch thu sách Pháp Luân Công cùng ảnh của Nhà sáng lập Pháp Luân Công của ông. Chưa rõ thời gian ông bị giam giữ tại Trại tạm giam huyện Liễu Hà. Theo nguồn tin hiện có từ trang web Minh Huệ, ông được tại ngoại vào tháng 3 năm 2005.
Hiện chưa rõ thời điểm ông Tôn bị kết án hơn hai năm lao động cưỡng bức lần thứ hai.
Khoảng 7 giờ tối ngày 15 tháng 7 năm 2016, ông Tôn bị bắt giữ một lần nữa. Cảnh sát lục soát nhà và tịch thu sách Pháp Luân Công cùng sáu bộ chảo vệ tinh ông đang lắp đặt để giúp mọi người nhận được những tin tức không bị kiểm duyệt của các phương tiện truyền thông hải ngoại. Cùng ngày cảnh sát giam giữ hình sự ông tại trại tạm giam huyện Liễu Hà.
Ngày 16 tháng 7, ông bị đưa tới bệnh viên để khám sức khỏe, ông được chẩn đoán bị huyết áp cao và bệnh tim. Ngày 28 tháng 7, ông được bảo lãnh tại ngoại sau khi gia đình chi trả một số tiền bảo lãnh, hiện chưa rõ số tiền gia đình phải chi trả. Sau khi ông được tại ngoại, Viện kiểm sát huyện Liễu Hà đã phê chuẩn vụ án của ông.
Ngày 24 tháng 3 năm 2017, ông Tôn bị tòa án triệu tập và ngày 20 tháng 6, ông bị kết án ba năm rưỡi tù giam cùng 3.000 nhân dân tệ tiền phạt. Mạng sống của ông bị đe dọa vì huyết áp cao nên tòa án phê chuẩn yêu cầu hưởng án treo của gia đình.
Trong thời gian thụ án treo, cảnh sát liên tục tới sách nhiễu ông. Tháng 11 năm 2019, khi chỉ còn hai tháng nữa là hết thời gian thụ án, cảnh sát tới và đưa ông đi khám sức khỏe. Khương Huy, đội trưởng Đội An ninh Nội địa tuyên bố rằng thời gian ông thụ án tại nhà không được tính và ông vẫn phải thụ án trong nhà tù.
Sự sách nhiễu và đe dọa khiến ông Tôn bị thương tổn trầm trọng. Sức khỏe của ông nhanh chóng suy giảm. Ông bắt đầu gặp khó khăn khi đi lại và không nhìn rõ. Ngày 7 tháng 10 năm 2020, ông được đưa tới bệnh viện để hồi sức sau khi bị xuất huyết não và ông qua đời vào 5 giờ chiều ngày hôm sau.
Bài liên quan:
Sáu học viên ở huyện Liễu Hà, tỉnh Cát Lâm bị kết án cùng ngày vì tu luyện Pháp Luân Công
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2020/10/17/413892.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2020/10/18/187868.html
Đăng ngày 25-10-2020; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.