Bài viết của phóng viên báo Minh Huệ ở tỉnh Liêu Ninh, Trung Quốc

[MINH HUỆ 13-12-2020] Từng mất cha và ông bà trong cuộc bức hại vì đức tin của họ vào Pháp Luân Công, cậu bé 13 tuổi ở huyện Tuy Trung, tỉnh Liêu Ninh đã trở thành trẻ mồ côi sau khi mẹ cậu qua đời vào ngày 2 tháng 11 năm 2020, cũng vì cuộc bức hại.

Pháp Luân Công, còn gọi là Pháp Luân Đại Pháp, là một pháp môn tu luyện cả tâm lẫn thân cổ xưa đã bị chính quyền cộng sản Trung Quốc bức hại từ năm 1999. Kể từ khi pháp môn này được giới thiệu ra công chúng vào năm 1992, những Pháp lý thâm sâu và lợi ích sử khỏe của nó đã thu hút đông đảo sự quan tâm của mọi người. Cách đây 21 năm, bởi lo sợ pháp môn ngày càng phổ biến, ĐCSTQ đã phát động một chiến dịch đàn áp pháp môn này trên toàn quốc.

Người cha qua đời ở tuổi 33

Cha mẹ của cậu thiếu niên này đã chịu đựng nhiều thống khổ bởi kiên định tu luyện Pháp Luân Công ngay cả trước khi cậu chào đời.

Mẹ cậu, cô Dương Tuyết, từng học theo học chuyên ngành mỹ thuật tại Đại học Yến Sơn, tỉnh Hà Bắc. Sau khi tốt nghiệp, cô làm nhân viên thiết kế ở Thẩm Dương, tỉnh Liêu Ninh, sau đó trở về quê nhà ở huyện Tuy Trung và làm giáo viên mỹ thuật.

Cha cậu bé là anh Phạm Đức Chấn, liên tục bị bắt giữ từ năm 2001 đến 2008, sau khi chính quyền cộng sản Trung Quốc phát động cuộc bức hại vào năm 1999. Anh đã thụ án lao động cưỡng bức hai năm và đã được trả tự do sau hai lần ở bên bờ vực cái chết.

c9739282678d61f2b3479b21e368583f.jpg

Anh Phạm Đức Chấn

Cả cô Dương và anh Phạm bị bắt vào ngày 25 tháng 2 năm 2008. Các lớp mỹ thuật của cô bị buộc phải chấm dứt.

Vào chiều ngày 20 tháng 4 năm 2008, 55 ngày anh Phạm bị giam giữ, cảnh sát đã yêu cầu cha mẹ anh Phạm đến gặp anh ở trong Trại tạm giam Tuy Trung.

Lúc đó, con trai anh Phạm mới được 9 tháng, và mẹ cậu bé là cô Dương, cùng bà ngoại cậu là bà Y Quế Trân, cũng bị cảnh sát đưa tới trại tạm giam.

Sau khi tất cả thành viên trong gia đình đều có mặt ở trại, giám đốc trại giam Vương Học Bình tuyên bố rằng anh Phạm đã qua đời vào 7 giờ sáng hôm trước.

Vương tuyên bố rằng anh Phạm đã đột tử vì thiếu dinh dưỡng. Bà Y đã ngất xỉu ngay khi nghe tin. Sau khi bà đến, bà đã chất vấn Vương: “Sáu ngày trước tôi vừa đến đây và đã đưa cho con tôi 200 nhân dân tệ. Khi tôi hỏi thăm tình hình sức khỏe, nó nói với tôi rằng mỗi ngày ăn hai bữa và tinh thần tốt. Làm sau lại có thể đùng một cái đột tử được?”

Vương không trả lời thẳng, mà cố gắng kiếm cớ trốn tránh trách nhiệm. Một cảnh sát khác nói với gia đình: “Mà ngay cả khi chúng tôi có đánh anh ta đến chết thì các vị cũng làm gì được nào?”

Tối hôm đó, trại giam yêu cầu gia đình đến xem thi thể anh Phạm và ký tên vào bản đồng ý hỏa táng. Cả cô Dương và bà Y đều không đồng ý hỏa táng và yêu cầu được xem thi thể vào ngày hôm sau. Lính canh trại còn uy hiếp họ: “Ngày mai chúng tôi sẽ hỏa thiêu cái xác đó. Nếu ngày mai các vị có đến xem, thì cũng chỉ thấy lọ tro cốt mà thôi.”

Đến 11 giờ đêm, cha mẹ anh Phạm và em trai anh đã quyết định đến xem thi thể của anh Phạm.

Trong nhà xác, cảnh tượng trước mắt khiến họ rất sốc. Trước khi bị bắt, anh Phạm nặng khoảng 68kg và rất khỏe mạnh. Nhưng sau hai tháng bị giam giữ, anh gần như chỉ còn da bọc xương. Mặt anh biến dạng méo mó; hai mắt trợn lên; miệng há ra; hai hàm răng cắn chặt vào nhau; đầu của anh nghiêng sang một bên; tóc và râu đều rất dài; bụng dưới tím bầm và có một vết cắt dài chừng 2,5 cm và quanh vết cắt còn vương lại một ít máu khô; lưng và tay chân anh cũng chi chít vết bầm tím; hậu môn bị hở và chảy ra phân có lẫn máu. Gia đình anh cũng nghe nói rằng vài lính canh đã bóp tinh hoàn của anh.

Cha anh Phạm đề nghị ghi hình lại thi thể của anh nhưng bị từ chối. Ông hỏi một lính canh tại sao lại toàn thân anh lại đầy rẫy những vết bầm tím, lính canh đó đáp: “Người chết đều như thế cả!”

Ngày hôm sau, gia đình anh Phạm đều bị đưa tới nơi hỏa táng. Xe cảnh sát đỗ đầy sân, hàng trăm cảnh sát vây quanh họ và ai nấy mặt mũi đều rất căng thẳng.

Tại phòng tiến tân, cảnh sát cố gắng cưỡng chế người nhà anh Phạm ký tên vào biên bản đồng ý hỏa táng. Gia đình anh Phạm đáp: “Anh ấy bị tra tấn đến chết, tại sao chúng tôi lại phải ký tên?” Người nhà anh Phạm nói với giám đốc Vương của trại giam: “Anh ấy chết ở chỗ ông, ông sẽ phải chịu trách nhiệm!” Vương có vẻ lo sợ và trừng mắt nhìn vào gia đình anh Phạm nói: “Các vị không có bằng chứng.”

Bà Y kiên quyết thuê một luật sư đề điều tra về cái chết của anh Phạm. Một cảnh sát nói với họ rằng vị bác sĩ pháp y trước đó đã giải phẫu khám nghiệm tử thi của anh Phạm và không thấy có vấn đề gì. Ông ta nói trại tạm giam không phải chịu trách nhiệm và họ sẽ không bồi thường cho gia đình.

Nhằm xóa dấu vết, các nhà chức trách đã cho hỏa táng thi thể của anh Phạm dù không có sự đồng ý từ phía gia đình anh vào lúc 2 giờ 10 phút chiều. Anh Phạm lúc đó mới 33 tuổi.

Người mẹ qua đời ở tuổi 41

Cô Dương và gia đình đã khiếu nại lên một số cơ quan chính quyền để tìm kiếm công lý cho anh Phạm, nhưng vô ích. Hầu hết những nhân viên chính quyền đều không ai dám xem xét vụ này.

Hòng ngăn cản cô đệ đơn khiếu nại thêm nữa, các nhà chức trách ở Tuy Trung đã kết án cô Dương bốn năm tù. Nhưng bởi cô vẫn đang ở trong thời kỳ cho con bú, nên cô được thụ án tại nhà. Sau khi con trai cô lớn hơn, công an lại bắt đầu sách nhiễu cô và cố gắng tống cô vào tù, khiến cô phải rời khỏi nhà để trốn khỏi bàn tay cảnh sát. Không thể tìm được cô, cảnh sát đã bắt giữ cha chồng cô và tiếp tục sách nhiễu mẹ cô là bà Y Quế Trân.

Bởi cô Dương không thể tiếp tục làm việc vì bị sách nhiễu, cô và con trai sống trong cảnh túng thiếu.

Cậu bé thường thèm muốn được có cha giống như bao đứa trẻ khác. Khi bạn bè của gia đình mang quà tới tặng, cậu bé thường hỏi họ: “Con có thể gọi chú là cha không?”

Cô Dương và con trai phải vật lộn mưu sinh. Sau nhiều năm bị sách nhiễu và áp lực tinh thần, cô đã qua đời vào ngày 2 tháng 11 năm 2020 ở tuổi 41, để lại cậu con trai nhỏ 13 tuổi.

Ông bà ngoại qua đời cách nhau một năm

Ông bà ngoại của cậu bé, bà Y và ông Dương Giai Bân, cũng tu luyện Pháp Luân Công và bị chính quyền cộng sản bức hại vì kiên định đức tin của họ.

Vào tháng 7 năm 2001, bà Y đã bị kết án lao động cưỡng bức trong Trại Lao động Cưỡng bức Mã Tam Gia. Sau khi trở về nhà bà liên tục bị sách nhiễu.

Cái chết của anh Phạm năm 2008 và việc cảnh sát quấy rối sau đó đã giáng một đòn nặng lên bà Y. Sức khỏe của bà suy giảm. Vào ngày 29 tháng 9 năm 2011, bà bị bắt một lần nữa sau khi bị báo chính quyền vì nói với mọi người về Pháp Luân Công. Mặc dù bà sớm được thả vì lý do sức khỏe, song một học viên khác bị bắt cùng bà là bà Quách Chấn Hồng, đã bị kết án bốn năm.

Vào ngày 20 tháng 4 năm 2013, bà Y qua đời, hưởng dương 59 tuổi.

Một năm rưỡi sau, chồng bà, ông Dương cũng qua đời vào ngày 4 tháng 11 năm 2014, lúc đó ông khoảng 60 tuổi.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2020/12/13/416425.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2020/12/17/188835.html

Đăng ngày 27-12-2020; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share