Bài viết của phóng viên báo Minh Huệ ở Trung Quốc

[MINH HUỆ 17-04-2020] Bất chấp dịch bệnh virus corona, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã tăng cường bức hại Pháp Luân Công vào nửa đầu năm 2020, dẫn đến con số 2.654 học viên bị bắt giữ và 2.659 người bị sách nhiễu đã được ghi nhận vì đức tin của họ. Trong số những người này, 1.687 người đã bị lục soát nhà. Tại thời điểm viết bài, 1.246 người (47%) vẫn đang bị giam giữ.

Pháp Luân Công, còn gọi là Pháp Luân Đại Pháp, là một môn tu luyện truyền thống dựa trên tiêu chuẩn Chân-Thiện-Nhẫn đã bị ĐCSTQ bức hại từ năm 1999.

Mặc dù hầu hết các tỉnh ở Trung Quốc bị phong toả vào những tháng đầu năm 2020 nhưng số học viên bị sách nhiễu trong thời gian này lại nhiều hơn so với cùng thời điểm năm 2019. Số học viên bị bắt giữ trong tháng 2, 3,5 và 6 năm 2020 cũng nhiều hơn so với năm trước.

Các vụ bắt giữ đã trực tiếp dẫn đến cái chết của ba học viên, bao gồm một phụ nữ 68 tuổi đã chết trong lúc bị giam trong ngày bị bắt, một phụ nữ khác chết sau bốn ngày bị bắt, người phụ nữ thứ ba chết vào đầu tháng 7 sau khi bị đánh đập nhiều giờ sau lần bắt giữ vào cuối tháng 6.

Nhiều học viên lớn tuổi cũng bị nhắm đến. Đặc biệt hơn, 540 người (10,1%) trong số 5.313 học viên bị nhắm đến tuổi từ 65 trở lên, gồm 116 người từ 65 đến 70 tuổi, 278 người hơn 70 tuổi, 140 người hơn 80 tuổi và 6 người hơn 90 tuổi.

Các học viên bị nhắm đến xuất thân từ mọi thành phần trong xã hội bao gồm giáo sư đại học, giáo viên, chuyên gia máy tính, kế toán, kỹ sư, bác sỹ, sỹ quan quân đội về hưu, quản lý ngân hàng và chủ doanh nghiệp nhỏ.

Một số học viên đã liên tục bị bức hại trong hai thập niên qua. Một cựu giáo viên ở tỉnh Tứ Xuyên đã từng thụ án 15 năm và một người đàn ông Bắc Kinh từng bị giam 14 năm trước khi lại bị bắt lần nữa trong năm nay. Sau khi mãn hạn tù năm năm, một kỹ sư phần mềm lại bị bắt bảy tháng sau đó. Một phụ nữ ở tỉnh Giang Tây vẫn đang bị sách nhiễu sau khi kết thúc án tù hai năm. Công an đã ra lệnh cho bà phải báo cáo với họ mỗi tháng và viết báo cáo tư tưởng. Họ cũng lấy dấu vân tay của bà và ghi lại một số thông tin cá nhân, bao gồm cả kích cỡ giày của bà.

Vì bị kiểm duyệt chặt chẽ ở Trung Quốc, số lượng học viên Pháp Luân Công bị bức hại vì đức tin của họ luôn không thể được báo cáo kịp thời hoặc mọi thông tin không thể có sẵn.

Bị nhắm đến trong dịch bệnh

Khi nhiều học viên bước ra để nỗ lực phơi bày cách mà ĐCSTQ dùng những chiến thuật che đậy tương tự trong cuộc đàn áp Pháp Luân Công để xử lý vấn đề bùng nổ dịch virus corona, họ đã bị chính quyền trả thù.

Một phụ nữ ở tỉnh Hồ Nam buộc phải trốn khỏi nhà sau khi chính quyền phát hiện bà dán áp phích có mã QR có thể truy cập đến các trang web hải ngoại chứa thông tin không bị kiểm duyệt về dịch bệnh. Một bác sỹ ở tỉnh Ninh Hạ đã bị bắt hai lần, lần đầu vào tháng 3 và sau đó là tháng 6 vì phân phát tài liệu thông tin. Thậm chí một bé gái chín tuổi ở tỉnh Hồ Bắc cũng không thoát được sự sách nhiễu sau khi công an phát hiện cô bé dán thông tin tại khu dân cư nhà cô.

Một phụ nữ ở tỉnh Quảng Tây đã bị bắt vào nửa đêm ngày 5 tháng 2 khi công an tuyên bố họ cần đưa bà đi và người chồng bị sốt của bà đã bị giam trong 3,5 tháng. Hiện gia đình rất lo lắng cho sức khoẻ của bà.

Bức hại trước những ngày nhạy cảm

ĐCSTQ đã tăng cường bức hại Pháp Luân Công trước những ngày nhạy cảm, chẳng hạn như những cuộc họp chính trị lớn (được gọi là “Lưỡng Hội”) tại Bắc Kinh – Hội nghị Nhân dân Quốc gia và Hội nghị Tham vấn Chính trị Nhân dân Trung Quốc – bị hoãn từ tháng 3 đến tháng 5, và hai ngày nhạy cảm (25 tháng 4, kỷ niệm cuộc thỉnh nguyện ôn hoà của 10.000 học viên, và 13 tháng 5, kỷ niệm ngày Pháp Luân Công được truyền ra công chúng).

Từ tháng 4, cảnh sát ở Bắc Kinh đã lục soát nhà của nhiều học viên, thẩm vấn họ và ép họ điền vào bảng câu hỏi về việc họ có còn tu luyện Pháp Luân Công không hay họ đã ký vào bất kỳ văn bản nào tuyên bố từ bỏ đức tin trước đó chưa.

Vì các Trại tạm giam địa phương từ chối nhận học viên do dịch bệnh nên hầu hết học viên đều được bảo lãnh. Một số buộc phải rời Bắc Kinh và không được quay lại trước khi kết thúc “Lưỡng Hội”.

Bên ngoài Bắc Kinh, chính quyền của tỉnh Sơn Đông và Hắc Long Giang đã treo thưởng 1.000 nhân dân tệ cho người nào tố giác một học viên Pháp Luân Công và 5.000 nhân dân tệ cho mỗi cảnh sát bắt giữ được một học viên.

Một cư dân ngoài 90 tuổi ở tỉnh Tân Cương đã bị bắt trước các cuộc họp của ĐCSTQ và đã bị giam từ đó đến nay.

Một bà lão 84 tuổi ở Thượng Hải đã bị giám sát liên tục trước kỷ niệm cuộc thỉnh nguyện ngày 25 tháng 4.

Ở huyện Tây, tỉnh Sơn Tây, công an đã bắt giữ hơn 100 học viên vào ngày 17 tháng 5 năm 2020, chỉ vài ngày sau khi Tập Cận Bình thăm thành phố Thái Nguyên của tỉnh vào ngày 11 và 12 tháng 5.

Uỷ ban Chính trị và Pháp luật và Phòng 610 chỉ đạo cuộc bức hại

5.313 học viên đã bị nhắm đến vào nửa đầu năm 2020 đến từ 28 tỉnh và thành phố. Hà Bắc, Sơn Đông, Liêu Ninh, Hắc Long Giang và Tứ Xuyên là năm tỉnh có nhiều học viên bị nhắm đến nhất.

Chính quyền ở nhiều tỉnh, bao gồm Sơn Đông, Giang Tây, Hà Bắc, Liêu Ninh, Quý Châu và Cát Lâm đã sách nhiễu các học viên trên một diện rộng và tổ chức các phiên tẩy não.

Ủy ban Chính trị và Pháp luật (UBCTPL) ở thành phố Thương Châu, tỉnh Hà Bắc, đã ban hành một tài liệu cơ mật dài bảy trang về việc phát động một đợt bức hại mới. UBCTPL là một cơ quan nằm ngoài hệ thống tư pháp có quyền lực vượt trên các cơ quan tư pháp và thực thi pháp luật ở Trung Quốc, có trách nhiệm lên kế hoạch và thực thi các chính sách bức hại Pháp Luân Công.

Hạn chót là ngày 15 tháng 6, các địa phương phải quyết định các địa điểm tổ chức các phiên tẩy não. Các lãnh đạo tôn giáo, nhà tư vấn tâm lý, và những người đã bỏ tu luyện Pháp Luân Công dưới áp lực được tuyển mộ làm các diễn giả.

Ở tỉnh Cát Lâm, UBCTPL đã phát động một đợt bức hại mới, khiến sáu người bị bắt và hơn 60 người bị sách nhiễu trong hai tháng 3 và 4.

Phiên tẩy não trên diện rộng và những chiến dịch sách nhiễu này là một phần của “chiến dịch xoá sổ” mới để ép các học viên từ bỏ đức tin của họ.

Được biết UBCTPL ở Quý Châu đã ra lệnh tiến hành “chuyển hóa” hoàn toàn tất cả các học viên từ năm 2020 đến năm 2023. Lệnh này dựa trên một tài liệu (Số 101) của UBCTPL Trung ương ở Bắc Kinh với tiêu đề “Về vấn đề giảm số lượng học viên Pháp Luân Công”.

Hầu hết các trường hợp, cảnh sát và nhân viên các ủy ban dân cư đã gọi và đến gặp từng học viên. Nếu học viên từ chối ký vào bản tuyên bố từ bỏ tu luyện Pháp Luân Công, cảnh sát sẽ đe doạ đưa họ đến các trung tâm tẩy não hoặc ngăn con cái họ tìm việc làm hay vào đại học. Ở tỉnh Liêu Ninh, cảnh sát cũng đe doạ lấy lại phần đất canh tác do chính quyền giao cho các nông dân là học viên. Những người tu luyện Pháp Luân Công nhưng đã từ bỏ do bị bức hại cũng bị sách nhiễu.

Ngoài UBCTPL, Phòng 610, một tổ chức tương tự Gestapo đã được thành lập vào ngày 10 tháng 6 năm 1999 để chuyên bức hại Pháp Luân Công, vẫn giữ một vai trò chủ yếu trong cuộc bức hại dù ĐCSTQ đã giải tán nó vào năm 2018.

Bí thư Uỷ ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương Triệu Lạc Tế đã đến thăm một thành phố và tiết lộ rằng việc giải thể chỉ đơn giản là để dập tắt những chỉ trích về vi phạm nhân quyền của ĐCSTQ đối với các học viên Pháp Luân Công. Ông ta nói rõ rằng Phòng 610 vẫn đang tiếp tục làm việc sau khi nó được tích hợp vào hệ thống công an và UBCTPL.

Theo thông tin mà một nhân viên của UBCTPL tỉnh Hồ Nam cung cấp cho Minh Huệ Net, một trong những thư ký của Triệu đã đến Hồ Nam vào tháng 6 năm 2020 và lắng nghe UBCTPL Hồ Nam cập nhật tình hình gần đây về việc bức hại Pháp Luân Công.

Thư ký của Triệu cũng yêu cầu nói chuyện với các học viên Pháp Luân Công mà đã bị ép phải từ bỏ đức tin của họ sau khi tham dự các phiên tẩy não và kiểm tra xem họ có thật sự từ bỏ đức tin không. Ông ta gợi ý rằng nếu các học viên chỉ ký vào các tuyên bố từ bỏ như một hình thức thì sau đó chính quyền địa phương cần phải tăng cường đàn áp.

Theo sự sắp xếp của UBCTPL Hồ Nam, thư ký của Triệu đã đến thành phố Tương Đàm vào ngày 19 tháng 6 năm 2020. Trong khi một số nhân viên của UBCTPL trước đây chỉ yêu cầu các học viên hãy tu luyện Pháp Luân Công tại nhà và không ra ngoài nói với người khác về Pháp Luân Công, thì thư ký của Triệu lại trực tiếp hỏi các học viên là có còn tu luyện tại nhà không, một câu hỏi dùng để tìm hiểu tình trạng thực sự của họ.

Vì sự tra hỏi không ngừng của người thư ký này, một nam học viên họ Lưu đã bị suy sụp tinh thần và nói rằng anh ấy không thể nhớ bất kỳ điều gì. Trước khi từ bỏ Pháp Luân Công gần đây, anh đã liên tục bị giam trong các trại tạm giam, trung tâm tẩy não và đã từng thụ án lao động cưỡng bức một lần. Anh từng bị rối loạn thần kinh do bị tra tấn trong lúc giam cầm.

Vi phạm các quy trình pháp luật

Cảnh sát đã vi phạm các quy trình pháp luật tại từng bước của quá trình tố tụng, từ bắt giữ học viên đang thiền định tại nhà đến lục soát nhà họ mà không có lệnh khám xét. Một số học viên bị đưa đến các bệnh viện tâm thần để bức hại thêm nữa và gia đình không được vào thăm bất kể tình trạng sức khoẻ của họ.

Công an ở tỉnh Giang Tô đã ở bên ngoài và giám sát nhà của một học viên trong nhiều ngày khi bà đi ra ngoài một thời gian ngắn. Họ đã bắt giữ bà ngay khi bà trở về vào ngày 29 tháng 4. Một nhóm cảnh sát ở Tân Cương đã đi gần 3000 km để bức hại các học viên ở tỉnh Hà Bắc mà không rõ lý do. Viện kiểm sát ở địa phương khác phê chuẩn bắt giữ một phụ nữ nhằm đạt chỉ tiêu. Cảnh sát ở Trùng Khánh đã ép các học viên khác cung cấp bằng chứng nguỵ tạo nhằm buộc tội một người đàn ông 75 tuổi.

Bức hại tài chính

ĐCSTQ đã thi hành ba chính sách chính trong cuộc bức hại Pháp Luân Công: “bôi nhọ thanh danh, vắt kiệt tài chính và hủy hoại thân thể.”

Ngoài việc bắt giữ, kết án và tra tấn các học viên, chính quyền cũng lục soát nhà họ và tịch thu tài sản, khiến họ mất việc hay con cái họ bị đuổi học hoặc đình chỉ lương hưu của họ.

Trong nửa đầu năm 2020, công an đã tống tiền hoặc tịch thu tổng cộng 2.091.600 nhân dân tệ từ 42 học viên, trung bình 49.800 nhân dân tệ mỗi người. Hai học viên đã bị lấy đi nửa triệu nhân dân tệ trong lúc bị bắt tại nhà.

Sau khi tìm thấy 14.200 nhân dân tệ tiền mặt tại nhà của một phụ nữ Sơn Đông, một công an trở nên phấn khích và hô lên: “Hôm nay chúng ta sẽ có một bữa tiệc linh đình!”

===

Sau đây là tóm tắt một số vụ bắt giữ và sách nhiễu.

Qua đời sau khi bị bắt và sách nhiễu

Một nữ học viên Hà Bắc qua đời sau vài giờ bị bắt

Một phụ nữ 68 tuổi ở thành phố Đường Sơn, tỉnh Hà Bắc đã qua đời chỉ sau vài giờ bị bắt trong một cuộc càn quét của cảnh sát bắt giữ 36 học viên Pháp Luân Công địa phương.

Một nhóm cảnh sát của Đồn Công an Đoan Minh Lộ ở quận Phong Nhuận đã đột nhập vào nhà bà Hàn vào khoảng 5 giờ sáng ngày 18 tháng 6 năm 2020. Cảnh sát đã đưa bà Hàn về đồn và cưỡng chế bà ngồi trên một chiếc ghế sắt, và yêu cầu bà điền thông tin vào một văn bản tuyên bố từ bỏ Pháp Luân Công được chuẩn bị từ trước nhưng bà đã từ chối làm theo.

Vào khoảng 10 giờ sáng, con gái bà Hàn tới đồn công an để thăm mẹ, nhưng cảnh sát đã từ chối cho cô gặp mẹ mình. Đến buổi trưa, chồng bà Hàn đã tới đồn công an để mang bữa trưa cho bà. Bà không có cảm giác thèm ăn và không ngừng khóc. Chồng bà để ý thấy chân bà sưng vù sau khi bà ngồi trên chiếc ghế kim loại đó vài giờ đồng hồ.

Khoảng 4 giờ chiều, bà Hàn đi vệ sinh và cảnh sát đợi bà ở bên ngoài. Một lát sau, khi không thấy bà trở ra, họ đi vào kiểm tra bên trong thì thấy bà đã ngã và ngất xỉu trên sàn.

Sau khi cơ sở cấp cứu bênh cạnh đồn công an từ chối tiếp nhận, cảnh sát đã đưa bà tới Bệnh viện Trung Y Quận Phong Nhuận để cấp cứu. Ngay sau đó bệnh viện thông báo bà đã tử vong.

Khoảng 6 giờ chiều, gia đình bà Hàn được thông báo về cái chết của bà. Họ đến xem thi thể của bà ở trong bệnh viện. Tóc bà rối bù và trong mũi có vết máu.

Gia đình bà Hàn nói rằng bà luôn khỏe mạnh kể từ khi bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công vào năm 1995. Không rõ là họ có yêu cầu khám nghiệm tử thi để xác định nguyên nhân tử vong của bà hay không.

Người phụ nữ Hà Nam qua đời sau bốn ngày bị bắt giam vì tu luyện Pháp Luân Công

Bà Trương Chí Ôn, ngoài 60 tuổi, ở thành phố Vũ Châu, tỉnh Hà Nam, đã bị bắt tại nhà vào ngày 13 tháng 4 năm 2020. Cảnh sát tịch thu các sách Pháp Luân Công và tài liệu liên quan của bà.

Cảnh sát không nói với chồng bà Trương là họ đưa bà đi đâu. Sau khi cố gắng tìm kiếm, đến ngày hôm sau, ông biết rằng bà bị giam giữ hình sự 15 ngày tại trại tạm giam Nữ Thành phố Hứa Xương, và bà bị bắt bởi bị tố cáo với chính quyền về việc phân phát tài liệu Pháp Luân Công vào tháng 8 năm ngoái.

Ngày 15 tháng 5, chồng bà Trương đã tới trại tạm giam để đưa quần áo và thuốc insulin cho bà, nhưng lính canh trại giam từ chối nhận vật phẩm và nói rằng họ sẽ cung cấp thuốc bệnh tiểu đường cho bà Trương.

Chiều ngày 16 tháng 5, Vương Hiểu Vĩ của Đội An ninh Nội địa Thành phố Vũ Châu, từng tham gia bắt giữ bà Trương, đã nói với chồng bà rằng tình trạng sức khỏe của bà không được tốt.

Sáng hôm sau, chồng bà Trương gọi điện cho Vương để hỏi về tình trạng của vợ mình. Vương nói rằng bà đã qua đời, và họ đã đưa thi thể của bà Trương tới Nhà Tang lễ Thành phố Hứa Xương và không cung cấp thêm bất kỳ thông tin gì khác.

Một bác sĩ nội khoa bị đánh đập đến chết vì tu luyện Pháp Luân Công

Một bác sĩ 66 tuổi ở thành phố Hải Lâm, tỉnh Hắc Long Giang đã bị chính quyền đánh đập đến chết sau khi bị bắt giữ.

Bà Vương Thục Khôn là bác sĩ nội khoa tại Bệnh viện Thị trấn Hải Lâm ở thành phố Hải Lâm. Bà đã không đi làm nhiều tháng do dịch bệnh virus corona bùng phát. Cuối tháng 6 năm 2020, bà nhận được cuộc điện thoại của Hàn Diễm, Bí thư Đảng ủy của bệnh viện và được thông báo rằng giám đốc bệnh viện Trần Quảng Quần đang tìm bà.

Bà Vương đã nghĩ rằng bệnh viện đang thu xếp cho bà đi làm trở lại. Nhưng khi bà tới bệnh viện, hóa ra là các cảnh sát của Đồn Công an Số 1 Thành phố Hải Lâm đang tìm bà. Cảnh sát đã nỗ lực ép bà phải viết tuyên bố từ bỏ tu luyện Pháp Luân Công và thừa nhận rằng chồng bà, ông Vu Tiểu Bằng cũng là học viên Pháp Luân Công.

Ông Vu là bác sỹ phẫu thuật tại cùng bệnh viện với bà Vương. Ông đã bị sa thải 29 năm trước vì từ chối làm hồ sơ y tế giả theo chỉ đạo của giám đốc bệnh viện khi đó. Ông đã đi khiếu nại suốt 29 năm qua và trở thành mục tiêu chính của chính quyền. Họ đã cố gắng tiếp tục bức hại ông bằng việc cáo buộc ông cũng là học viên Pháp Luân Công mặc dù ông chưa từng tu luyện.

Khi bà Vương từ chối ký các biên bản, cảnh sát đã đánh đập bà trong nhiều giờ tại bệnh viện. Họ đe dọa rằng nếu bà Vương không viết tuyên bố, họ sẽ tìm người khác viết thay cho bà.

Bà Vương bị đau nhói ở chân và xin cảnh sát hãy để bà đi. Họ đồng ý, nhưng lại đe dọa rằng vài ngày sau họ sẽ tìm bà lần nữa.

Bà Vương đã phải bò lên cầu thang để quay về căn hộ của mình. Chồng của bà thấy bà có nhiều vết bầm tím khắp toàn thân. Xương bánh chè của bà bị gãy và bà ướt đẫm mồ hôi.

Chiều ngày 1 tháng 7, bà Vương đột nhiên bị xuất huyết não. Bà rất chóng mặt và cảm thấy buồn nôn. Bà qua đời vào khoảng 4 giờ 25 phút sáng ngày 2 tháng 7. Thi thể của bà được hỏa táng vào ngày 4 tháng 7.

Sau khi bà Vương qua đời, cảnh sát tiếp tục sách nhiễu ông Vu và yêu cầu ông không được báo cáo vụ việc của bà Vương lên website Minh Huệ.

Con trai đang bị cầm tù vì đức tin, người mẹ 84 tuổi đã qua đời sau khi bị cảnh sát sách nhiễu hai tháng

Trong khi con trai đang thụ án năm năm vì tu luyện Pháp Luân Công, bà Phó Thụ Cần, 84 tuổi, sống một mình đã qua đời sau hai tháng bị cảnh sát sách nhiễu, cũng vì tu luyện Pháp Luân Công.

19dc1049796036f5ae048a6ba8e9cdbe.jpg

Bà Phó Thụ Cần

Tháng 4 năm 2020, ba cảnh sát sách nhiễu bà Phó ở thành phố Doanh Khẩu, tỉnh Liêu Ninh. Bà Phó nói với họ rằng bà tu luyện Pháp Luân Công từ trước khi cuộc bức hại bắt đầu và rất nhiều bệnh của bà đã được chữa khỏi, bao gồm có bệnh tim, bệnh tiểu đường và bệnh cao huyết áp. Cảnh sát nỗ lực cưỡng bức bà từ bỏ tu luyện Pháp Luân Công và lừa ký vào ba biên bản tuyên bố từ bỏ Pháp Luân Công đã được chuẩn bị trước, nhưng bà từ chối.

Trước khi bị sách nhiễu vào tháng 4, cảnh sát và thậm chí cả gia đình bà đã cố gây áp lực lên bà Phó để bà khuyên con trai bà là ông Cận Phó Chương từ bỏ Pháp Luân Công. Ngày 28 tháng 6 năm 2016, ông Cận bị bắt giữ và sau đó ông bị kết án năm năm tù giam. Bà Phó ủng hộ con trai và khẳng định con trai bà không hề sai khi kiên định tu luyện Pháp Luân Công.

Vụ việc sách nhiễu gần đây khiến bà Phó bị tổn thương. Bà luôn đóng rèm cửa và yêu cầu bạn bè không đến thăm bà trong thời gian tới. Bà mất cảm giác thèm ăn và gặp khó khăn khi đi bộ. Sức khỏe của bà ngày càng suy giảm và bà đã qua đời vào ngày 6 tháng 6 năm 2020.

Trong thời gian đó, con dâu của bà đã nhiều lần gọi điện thoại tới Nhà tù Đại Liên để yêu cầu lãnh đạo nhà tù cho phép ông Cần về thăm mẹ đang bị ốm nặng, nhưng không được chấp thuận.

Bi kịch gia đình

Bắc Kinh: Một người đàn ông bị cảnh sát sách nhiễu trong khi đang để tang vợ và cha của mình

Ngày 27 tháng 4 năm 2020, ông Dương Ngọc Lương và con gái Dương Đan Đan 24 tuổi đã bị bắt và giam giữ bảy ngày.

Việc bắt giữ ông Dương xảy ra chỉ sau năm ngày vợ ông là bà Cao Diễm qua đời sau hai thập niên bị bức hại. Hai vợ chồng từng buộc phải rời khỏi nhà trong 10 năm. Chỉ hai ngày sau khi trở về, công an đã bắt giữ họ và kết án mỗi người hai năm lao động cưỡng bức.

Cả hai vợ chồng đều bị tra tấn tàn bạo và tẩy não nhằm mục đích buộc họ phải từ bỏ tu luyện Pháp Luân Công. Ông Dương bị suy đa tạng còn bà Cao bị huyết áp cao mãn tính và rối loạn nội tiết.

Chính quyền vẫn tiếp tục sách nhiễu họ sau khi họ được thả, cuối cùng dẫn đến cái chết bi thảm sớm ở tuổi 49 của bà Cao.

Chỉ hai tuần trước khi bà Cao mất, cha ông Dương cũng qua đời vào ngày 7 tháng 4.

20eea6ce51a5fa75bbbe3d713007e5e6.jpg

Bà Cao Diễm

Người phụ nữ Thượng Hải bị giam giữ cả tháng trời vì kiên định đức tin khiến con gái tàn tật của cô bị tổn thương tâm lý

Ngày 29 tháng 5 năm 2020, một nhóm gồm sáu cảnh sát đã đột nhập vào nhà cô Vưu Giai và bắt giữ cô vì đã phân phát tài liệu thông tin về Pháp Luân Công. Cảnh sát lục soát nhà cô và tịch thu các sách Pháp Luân Công, một máy tính xách tay, một máy in và giấy in của cô. Khi cảnh sát đến, cô Vưu đang mặc trên người bộ đồ ngủ, nhưng cảnh sát không cho cô thay đồ khi đưa cô đi.

Tối hôm đó, khi chồng cô Vưu và các luật sư của họ đi tới Đồn Công an Chu Gia Độ để yêu cầu thả người, họ được thông báo rằng cô đã bị chuyển tới trại tạm giam Tân khu Phổ Đông.

Con gái 15 tuổi của vô Vưu bị mắc chứng tự kỷ và hội chứng DiGeorge (một chứng rối loạn nhiễm sắc thể hiếm gặp, do bị mất đoạn nhỏ của nhiễm sắc thể 22) và phải dựa vào sự chăm sóc của mẹ. Bé gái tuổi thiếu niên này không thể ngủ vào ban đêm và thường xuyên đòi mẹ. Cha cô bé, vừa phải làm việc để nuôi sống gia đình, vừa phải vật lộn để chăm sóc cho con gái vì không có ai ở xung quanh để giúp đỡ (cha mẹ anh đang sống ở nơi khác, còn mẹ vợ vẫn đang trong giai đoạn hồi phục sau phuẫu thuật ung thư phổi).

Sau một tháng bị giam giữ, cô Vưu đã được thả vào ngày 28 tháng 6.

Mẹ của một nữ học viên qua đời sau khi con gái bà bị bắt ba ngày

Bà Lý Tú Anh, 55 tuổi, ở thành phố Tấn Thành, tỉnh Sơn Tây, đã bị bắt tại nhà vào ngày 11 tháng 3 năm 2020. Cảnh sát đã lục soát nhà bà và tịch thu hai máy tính, một máy in và một số sách Pháp Luân Công.

Người mẹ 85 tuổi của bà Lý sợ đến nỗi cơ thể bà run rẩy không ngừng trong cuộc đột kích của cảnh sát. Bà đã đổ bệnh sau khi bà Lý bị bắt và qua đời ba ngày sau đó. Cảnh sát vẫn tiếp tục sách nhiễu và hăm doạ chồng bà Lý vào ngày 21 tháng 3.

Bà Lý bị giam một tháng trong một trung tâm tẩy não ở một khách sạn. Lính canh ép bà phải từ bỏ Pháp Luân Công. Họ đe doạ sẽ ép trường học đuổi học con gái bà nếu bà không hợp tác.

Mạng sống gặp nguy hiểm

Người chồng trong tình trạng nguy kịch khi bị giam giữ ở Trung Quốc chỉ vì đức tin, người vợ tại New York kêu gọi thả anh

Cô Vương Tinh, một học viên Pháp Luân Công tại New York, đang kêu gọi thả chồng mình. Chồng cô đang phải chống chọi với bệnh suy tim và thận trong bệnh viện sau khi bị bắt giữ ở Trung Quốc.

Ngày 26 tháng 6 vừa qua, anh Nhậm Hải Phi, 45 tuổi, đã bị bắt giữ tại căn hộ cho thuê của mình ở thành phố Đại Liên, tỉnh Liêu Ninh vì tu luyện Pháp Luân Công. Đặc vụ của Đồn Cảnh sát Cam Tỉnh Tử đã tiến hành vụ bắt giữ này. Khi gia đình anh gọi điện hỏi thăm về tình trạng của anh, đồn phó Hoàng Hiển đã từ chối cung cấp bất kỳ thông tin nào. Sau đó, gia đình đã cố hỏi Vương Hiểu Húc (không có mối quan hệ gì với cô Vương), một cảnh sát tham gia vào vụ bắt giữ, nhưng Vương cũng không cung cấp thông tin gì mà còn chửi rủa họ.

Trong buổi mít-tinh trước Lãnh sự quán Trung Quốc tại New York nhằm kêu gọi thả chồng mình, cô Vương phát biểu: “Trong những năm qua, chồng tôi đã rất khỏe mạnh nhờ tu luyện Pháp Luân Công. Tôi không thể hình dung những gì anh ấy đã phải chịu đựng trong hai tuần qua. Có rất nhiều câu chuyện kinh hoàng về các học viên Pháp Luân Công bị giam giữ. Chồng tôi vô tội và anh ấy nên được thả ra ngay lúc này.”

a759a610142528ca4140125442331de1.jpg

Cô Vương Tinh

Cảnh sát của Đồn Cảnh sát Cam Tỉnh Tử ở thành phố Đại Liên đã tịch thu 500.000 Nhân dân tệ tiền mặt và các thiết bị máy tính trị giá hơn 200.000 Nhân dân tệ từ căn hộ của anh Nhậm. Họ còn tìm ra chiếc xe hơi của anh và tịch thu 50.000 Nhân dân tệ tiền mặt được tìm thấy trong xe.

Cảnh sát đã không xuất trình thẻ căn cước trong khi bắt giữ. Sau đó, anh Nhậm bị giam giữ tại trại tạm giam Diêu Gia ở Đại Liên, ở đó anh đã tuyệt thực để phản đối.

Người phụ nữ Quảng Tây bị bắt lúc nửa đêm đã bị biệt giam hơn ba tháng qua

Một cư dân thành phố Quế Lâm, tỉnh Quảng Tây đã bị biệt giam hơn ba tháng rưỡi vì đức tin của bà vào Pháp Luân Công. Gia đình hiện rất đang lo lắng cho tình trạng sức khỏe của bà.

Bà Triệu Nhâm Viễn và chồng bà là ông Tạ Kiến Tân đã bị bắt vào nửa đêm ngày 5 tháng 2 năm 2020. Cảnh sát gõ cửa nhà họ và nói rằng đến kiểm tra thân nhiệt. Ông Tạ đã nhắn tin cho một người bà con của ông về sự việc này và nói rằng ông không mở cửa. Sáng hôm sau, người bà con của ông Tạ đã gọi điện cho vợ chồng ông Tạ ngay sau khi đọc tin nhắn, nhưng ông Tạ và vợ ông đã bị cảnh sát bắt giữ.

Hiện tại ông Tạ và bà Triệu đang bị giam trong phòng 201 của khu 2 và phòng 301 của khu 1, tại Nhà tù Số 2 Thành phố Quế Lâm. Cảnh sát không cho phép gia đình vào thăm hay gọi điện cho hai học viên.

Trong mấy tháng qua, người nhà của hai vợ chồng viết thư cho họ. Hàng tháng ông Tạ đều viết thư hồi âm, nhưng gia đình không nhận được một lá thư nào của bà Triệu trong ba tháng qua, họ chỉ nhận được duy nhất một lá thư của bà vào ngày 18 tháng 3.

Gia đình vợ chồng ông Tạ đã gọi điện hỏi trại tạm giam về tình huống của bà. Lính canh nói với họ rằng bà từ chối viết thư và rằng họ cũng không biết về tình huống của bà, sau đó cúp máy.

Ngày 18 tháng 6, luật sư của bà Triệu đã đi tới trại tạm giam để lấy chữ ký của bà vào Thư ủy thác. Công an trại giam đã từ chối để ông gặp bà vì đại dịch viêm phổi Vũ Hán và cũng từ chối chuyển lá thư của luật sư cho bà Triệu.

Ngày 22 tháng 6, em họ bà Triệu hiện đang sống cùng thành phố với vợ chồng họ, đã viết thư cho trại tạm giam yêu cầu để bà Triệu được liên hệ với gia đình một lần nữa. Tại thời điểm viết bài này, bà vẫn chưa nhận được hồi đáp từ phía trại giam.

Ngày 29 tháng 6, chị gái bà Triệu đã gọi điện cho trại tạm giam hỏi xem bà có bị ốm hay có xảy ra chuyện gì hay không. Một nam lính canh đáp: “Ở đây chúng tôi cũng có bác sỹ.” Khi em gái bà hỏi bà thế nào, lính canh nói rằng mọi thứ ổn cả rồi cúp máy.

Chị gái bà Triệu gọi điện lại, và lần này là một nữ lính canh nhấc máy. Cô ta nói với em gái bà Triệu: “Anh ta [nam lính canh] vừa nói những điều thật vô nghĩa. Em gái bà ổn cả. Chúng tôi rất bận, không rảnh để nói chuyện với bà.” Cô ta cúp máy, và sau đó khi chị gái bà Triệu gọi điện lại, không có người nhấc máy.

Hiện gia đình bà Triệu đang rất lo lắng cho tình trạng sức khỏe của bà.

Một phụ nữ trong tù mang bệnh ung thư bị từ chối cho bảo lãnh điều trị, gia đình bị sách nhiễu và nhà bị lục soát

Một phụ nữ 68 tuổi phát bệnh ung thư trong khi đang thụ án tù vì đức tin của bà vào Pháp Luân Công đã bị từ chối cho bảo lãnh điều trị y tế. Ngày 17 tháng 3 năm 2020, công an đã lục soát nhà bà Thẩm Kim Ngọc và tịch thu điện thoại di động của chồng và con gái lớn của bà. Con gái nhỏ tuổi hơn của bà buộc phải rời khỏi nhà để tránh bị bức hại vì đức tin của họ.

a14b6e622ffec8f58acfaa8039b92949.jpg

Bà Thẩm Kim Ngọc

Bà Thẩm ở huyện Yên Kỳ, tỉnh Tân Cương đã bị bắt vào ngày 18 tháng 9 năm 2016 vì phân phát tài liệu Pháp Luân Công tại tỉnh Cam Túc lân cận. Sau đó bà bị Toà án Thành Khu kết án bốn năm tù vào ngày 23 tháng 8 năm 2017.

Chưa đầy bốn tháng sau khi bà bị đưa đến Nhà tù Lan Châu ở Cam Túc, do bị tra tấn thể xác và tinh thần nên bệnh u xơ tử cung của bà vốn đã được chữa lành khi tu luyện Pháp Luân Công đã tái phát trở lại. Bà cũng bị giảm thị lực rõ rệt. Bà đã bị ngất hai lần khi đang tắm. Năm 2019, bệnh viện nhà tù xác nhận rằng bà đã bị ung thư tử cung. Nhà tù và chính quyền địa phương đã từ chối yêu cầu bảo lãnh điều trị cho bà từ phía gia đình.

Ngày 17 tháng 3, công an đã lục soát nhà bà và tịch thu các sách Pháp Luân Công cùng những tài sản cá nhân khác. Điện thoại di động và thẻ căn cước của chồng cùng con gái lớn của bà đã bị tịch thu. Người con gái nhỏ tuổi hơn của bà, cô Lưu Trân Linh, đã buộc phải rời khỏi nhà từ đó.

Phòng An sinh Xã hội huyện Yên Kỳ đã giữ hơn 100.000 nhân dân tệ tiền hưu trí của bà, trích dẫn từ một quy định mới rằng các học viên Pháp Luân Công không được nhận lợi ích hưu trí khi đang thụ án tù vì đức tin của họ.

Có tin rằng Toà án Trung cấp Thành phố Gia Dục Quan đang yêu cầu gia đình bà trả 2.000 nhân dân tệ để bà được thả sớm. Không rõ là gia đình bà có đồng ý hay không.

Liên tục bị bức hại

Từng bị cầm tù 12 năm vì đức tin của mình, người đàn ông Ninh Hạ lại bị bắt giữ một lần nữa

Ngày 5 tháng 6 năm 2020, vì tu luyện Pháp Luân Công, một cư dân ở thành phố Ngân Xuyên, khu Tự trị Ninh Hạ bị bắt giữ trong khi ông đang thăm họ hàng của mình ở thành phố Cố Nguyên trong cùng tỉnh và cách khoảng 320km.

Ông Mã Trí Vũ, 50 tuổi đã tuyệt thực tại trại tạm giam Thành phố Cố Nguyên để phản đối việc bức hại và ông đã bị đưa tới bệnh viện để bức thực. Gia đình ông liên tục tới đồn cảnh sát và trại giam để yêu cầu trả tự do cho ông, nhưng vô ích.

Gần đây, viện kiểm sát địa phương đã phê chuẩn việc bắt giữ ông Mã và hiện ông đang phải đối mặt với việc bị truy tố vì đức tin của mình.

Ông Mã là người lái tàu đường sắt. Ông bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công từ tháng 5 năm 1998. Sau khi chính quyền cộng sản Trung Quốc ra lệnh bức hại Pháp Luân Công vào năm 1999, ông đã liên tục bị bắt giữ và giam cầm tại trại giam trong suốt 12 năm qua.

Ông Mã lĩnh án ba năm lao động cưỡng bức lần đầu tiên ngay sau khi ông bị bắt giữ vào tháng 9 năm 1999 vì thỉnh nguyện cho Pháp Luân Công. Bởi ông đã tuyệt thực để phản đối việc giam giữ phi pháp nên tòa án địa phương đã kết án ông sáu năm tù khi ông đã bị giam giữ tại trại lao động được hai năm.

Lính canh nhà tù từng trói ông trên một “giường chết” với tứ chi kéo căng ra trong tư thế đại bàng trong hơn 40 ngày. Ông còn bị bức thực bằng thuốc không rõ nguồn gốc cùng với ruồi chết trong đó. Sau đó, ông cảm thấy bên trong cơ thể của mình như bị thiêu đốt và ông không thể đứng hay đi lại trong sáu tháng.

Khi ông Mã lần đầu tiên bị bắt giữ vào năm 1999, vợ của ông đang mang thai cô con gái của họ. Con gái ông lớn lên mà không có cha bên cạnh. Ngày 20 tháng 11 năm 2001, cô bé đã bị nhốt giam khi mới hai tuổi vì cảnh sát cố gắng dùng cháu để cưỡng ép mẹ cháu phải từ bỏ Pháp Luân Công.

Tháng 2 năm 2008, khi ông Mã được trả tự do, con gái của ông đã tám tuổi. Nhưng chỉ hai năm sau, ông Mã lại bị bắt giữ một lần nữa vào ngày 12 tháng 9 năm 2010 và bị kết án ba năm rưỡi tù giam. Ông bị tra tấn tàn bạo, gồm có đánh đập, ngồi trên ghế đẩu nhỏ nhiều giờ mỗi ngày trong suốt một năm rưỡi, bạo hành tình dục và đóng băng. Thận trái của ông bị tổn thương. Xương sườn của ông bị gãy. Nước tiểu ông có máu. Chân của ông bị sưng và bầm tím nghiêm trọng, ông không thể đứng dậy được.

Trong thời gian ông bị cầm tù, cha ông đã qua đời vào năm 2010 do suy sụp tinh thần vì lo lắng cho ông.

Kể từ khi ông Mã được trả tự do vào ngày 12 tháng 3 năm 2014, chính quyền đã liên tục sách nhiễu ông. Ngay trước dịp tưởng niệm cuộc thỉnh nguyện lịch sử của các học viên Pháp Luân Công vào ngày 25 tháng 4 cũng như kỷ niệm ngày Pháp Luân Công được truyền ra công chúng vào ngày 13 tháng 5, cảnh sát và nhân viên ủy ban khu phố đã đến sách nhiễu ông Mã tại nhà riêng.

Hai chị em bị bức hại vì tu luyện Pháp Luân Công – Một người đã chết, người còn lại tiếp tục bị bắt giữ sau nhiều năm trong tù

Vừa mới sống sót sau một thập kỷ bị bức hại trong tù cách đây vài năm, một phụ nữ 49 tuổi ở thành phố Thư Lan, tỉnh Cát Lâm, gần đây lại bị bắt giữ lần nữa vì không từ bỏ đức tin của bà vào Pháp Luân Công.

4ce6dd7cd09f233d3eec89ff308d4c17.jpg

Bà Tống Ngạn Quần trước khi bị bức hại

44ea28ca1c4772c4767cd6aa3ad1f232.jpg

Bà Tống Ngạn Quần sau 10 năm bị ngược đãi và tra tấn trong tù

Ngày 26 tháng 3 năm 2020, một nhóm cảnh sát đã gõ cửa nhà bà Tống Ngạn Quần, vờ lấy cớ là tiến hành điều tra dân số để lừa bà Tống mở cửa.

Cảnh sát nói với bà Tống rằng bức thư mà bà gửi cho Thủ tướng Lý Khắc Cường, trong đó yêu cầu ĐCSTQ chấm dứt bức hại Pháp Luân Công, đã bị Bắc Kinh trả lại và rằng Văn phòng Kháng cáo Quốc gia đã lệnh cho họ bắt giữ bà.

Bà Tống nói: “Tôi chỉ đang tìm công lý cho đức tin của mình. Tôi không làm gì sai cả, thế nhưng tôi gần như đã bị tra tấn đến chết ở trong tù. Giờ đây, tôi vẫn còn đang phải gánh chịu nhiều vấn đề về sức khỏe và không thể sinh hoạt một cách bình thường được nữa. Bức thư mà tôi viết cho ngài thủ tướng thì có gì sai đây?”

Mặc dù cảnh sát không bắt giữ bà ngay lúc đó, nhưng họ đã quay lại vào buổi tối và đưa bà tới đồn cảnh sát địa phương. Nhiều kinh sách Pháp Luân Công và những đồ cá nhân có giá trị khác của bà Tống đã bị tịch thu. Bà Tống hiện đang bị giam giữ tại trại tạm giam Thành phố Cát Lâm.

Cha của bà Tống đã tìm cách giải cứu con gái mình tại đồn cảnh sát. Ông nói với cảnh sát rằng việc con gái ông bị cầm tù và tra tấn trong suốt một thập kỷ qua đã gây ra cho bà những tổn thương ghê gớm cả về thể xác lẫn tinh thần. Mặc dù đã nhiều năm trôi qua kể từ khi bà trở về nhà, nhưng bà vẫn chưa hồi phục được. Ông cho biết con gái đã nói với ông rằng việc viết những lá đơn kháng cáo giúp làm vơi đi nỗi đau trong tâm bà, và ngày nào bà cũng viết như vậy, đôi khi bà còn thức cả đêm để viết.

Cảnh sát đã bày tỏ sự cảm thông với bà Tống, nhưng họ cũng nói với cha bà rằng lệnh bắt giữ là chỉ đạo từ trên và họ không thể làm gì khác được. Cảnh sát cũng tiết lộ rằng chính quyền đang lên kế hoạch để kết án bà lần nữa.

Bảy tháng sau khi mãn hạn tù năm năm, một kỹ sư phần mềm lại bị bắt và đối mặt với một án tù khác cũng vì đức tin của mình

Sau khi kết thúc án tù năm năm vì tu luyện Pháp Luân Công, bảy tháng sau anh Vương Nhất Phàm lại bị bắt và hiện đang đối mặt với một án tù khác vì nâng cao nhận thức về đức tin của mình.

Pháp Luân Công, còn gọi là Pháp Luân Đại Pháp, là một pháp môn tu luyện cả thâm lẫn thân cổ xưa đã bị Đảng Cộng sản Trung Quốc bức hại từ năm 1999.

Anh Vương, 36 tuổi, là một kỹ sư phần mềm làm việc tại thành phố Đường Sơn, tỉnh Hà Bắc. Năm 2015, Toà án Thành phố Đường Sơn đã kết án anh năm năm tù sau khi anh bị tố giác đã đột phá kiểm duyệt internet tại một quán cà phê internet.

Mỗi lần cha mẹ anh Vương đi 500 dặm (khoảng hơn 800km) đến Nhà tù Số 2 Ký Đông để yêu cầu được gặp con trai của họ, nhưng ban đầu họ đều bị từ chối. Sau khi họ liên tục yêu cầu, nhà tù mới cho phép họ được gặp con trai mình.

Sau khi anh Vương được thả vào tháng 5 năm 2019, anh đã chuyển đến sống cùng với cha mẹ ở thành phố Nhũ Sơn, tỉnh Sơn Đông.

Bảy tháng sau, anh lại bị bắt vì nói chuyện với mọi người về Pháp Luân Công tại một ngôi chợ. Công an đã lục soát nhà cha mẹ anh và giam giữ hình sự anh.

Công an cáo buộc anh Vương phạm tội nhiều lần và nhanh chóng sớm chuyển hồ sơ vụ án của anh đến Viện Kiểm sát Thành phố Vinh Thành vào tháng 3 năm 2020. Vài ngày sau, công tố viên đã truy tố và chuyển hồ sơ của anh Vương đến Toà án Thành phố Vinh Thành.

Anh Vương đã bị Toà án Thành phố Vinh Thành xét xử bí mật vào ngày 15 tháng 5 năm 2020. Hiện anh đang bị giam tại trại tạm giam Thành phố Nhũ Sơn.

Từng bị cầm tù tám năm, một phụ nữ Hồ Nam lại bị bắt giữ vì đức tin vào Pháp Luân Công

Ngày 2 tháng 6 năm 2020, một toán cảnh sát đã xông vào nhà bà Lỗ Mạnh Quân và bắt giữ bà vì đức tin của bà vào Pháp Luân Công. Họ đã tịch thu của bà máy in, một số tài liệu thông tin về Pháp Luân Công cùng 1.000 nhân dân tệ tiền mặt. Gia đình không được vào thăm bà và họ cũng không được biết hiện bà đang bị giam giữ ở đâu.

Pháp Luân Công, còn gọi là Pháp Luân Đại Pháp, là một môn tu luyện cổ xưa tu cả tâm lẫn thân bị chính quyền cộng sản Trung Quốc bức hại từ năm 1999.

Bà Lỗ 58 tuổi, cùng em gái là Lỗ Ánh Quân, cả hai đều ở thành phố Tương Đàm, tỉnh Hồ Nam, đã tu luyện Pháp Luân Công từ năm 2003. Bệnh thấp khớp của bà Lỗ Mạnh Quân và bệnh hen suyễn nặng của em gái bà đã sớm biến mất sau khi họ tu luyện.

Vì lên tiếng cho Pháp Luân Công, bà Lỗ Mạnh Quân liên tục bị bắt và đã bị kết án hai lần với tổng thời gian tám năm. Em gái bà buộc phải sống xa nhà trong ba năm sau khi thoát khỏi một vụ bắt giữ vào ngày 4 tháng 6 năm 2007. Người cha 80 tuổi của họ cũng buộc phải đi ẩn trốn để tránh sự sách nhiễu của cảnh sát. Áp lực tinh thần từ cuộc bức hại đã gây tổn thương rất lớn lên em của bà Lỗ. Cô đã qua đời vào ngày 29 tháng 1 năm 2011, chỉ vài tháng sau khi trở về nhà và để lại một đứa con trai mới biết đi.

Người cao tuổi cũng không tha

Sáu phụ nữ, hầu hết đều ngoài 80 tuổi, đã bị sách nhiễu và đối mặt với việc bị truy tố vì kiên định đức tin vào Pháp Luân Côn

Trong hai ngày 24 và 25 tháng 4 năm 2020 vừa qua, sáu phụ nữ ở thành phố Mã An Sơn, tỉnh An Huy, tuổi từ 77-86, đã bị cảnh sát sách nhiễu và lục soát nhà.

Cảnh sát đã không bắt bà Giải Hộ Kế (84 tuổi) vì sự phản kháng mạnh mẽ từ phía gia đình bà. Năm học viên còn lại, gồm bà Chu Xuân Anh, bà Vương Tố Hoa (84 tuổi), bà Thẩm Tuyết Mai (84 tuổi), bà Trần Tú Phương (83 tuổi), và bà Quý Ngân Châu (77 tuổi), đã bị đưa tới đồn công an địa phương để thẩm vấn.

Cảnh sát nói rằng họ đã theo dõi sáu học viên từ tháng 3 năm 2010, sau khi thu hình được cảnh họ phân phát tài liệu Pháp Luân Công. Họ đều bị tra hỏi về nguồn gốc của số tài liệu.

Mặc dù năm học viên đều đã được thả vào buổi tối cùng ngày, song cảnh sát yêu cầu họ phải quay trở lại đồn công an vào ngày hôm sau để tiếp tục thẩm vấn. Hiện tại, cảnh sát đang chuẩn bị chuyển hồ sơ vụ án của họ tới viện kiểm sát để truy tố.

Cụ bà 78 tuổi bị giam giữ hình sự vì phân phát tài liệu thông tin về đức tin của bà

Một người phụ nữ 78 tuổi đang bị giam giữ hình sự sau khi bị bắt vào ngày 30 tháng 6 năm 2020, vì nâng cao nhận thức về cuộc bức hại Pháp Luân Công.

Khoảng 9 giờ sáng ngày 30 tháng 6 năm 2020, bà Đổng Vân Tiên, ở thành phố Văn Sơn, tỉnh Vân Nam đã bị bắt trong khi phân phát tài liệu thông tin Pháp Luân Công. Tiếp đó, hơn 10 nhân viên của Phòng 610 (một tổ chức ngoài vòng pháp luật được lập ra chuyên để bức hại Pháp Luân Công), và một vài nhân viên ủy ban khu phố đã lục soát nhà bà trong một giờ đồng hồ. Hai máy tính, hai máy in, các sách Pháp Luân Công và các tài liệu khác của bà bị tịch thu. Sau đó bà Đổng bị đưa về Đồn Công an Ngọa Long để thẩm vấn.

Sáng hôm sau, gia đình bà Đổng đã đến đồn công an để yêu cầu thả người. Cảnh sát từ chối và bảo họ quay trở lại vào lúc 3 giờ chiều. Đến chiều, khi người nhà bà Đổng quay trở lại, họ lại được thông báo rằng bà Đổng đang bị giam giữ hình sự.

Người phụ nữ Bắc Kinh bị bắt vì kiên định đức tin, cảnh sát đe dọa con gái bà phải theo dõi bà

Ngày 6 tháng 6 năm 2020, bà Từ Phượng Mai, một cư dân 68 tuổi ở Bắc Kinh đã bị cảnh sát chặn lại ở trạm xe buýt khi đang trên đường về nhà sau khi cảnh sát nghi ngờ bà đã nói với người dân về Pháp Luân Công. Cảnh sát khám túi xách của bà nhưng không tìm thấy tài liệu liên quan tới Pháp Luân Công. Họ đã theo bà về nhà và lục soát nơi ở của bà mà không hề có lệnh khám nhà, và tịch máy tính cùng các sách Pháp Luân Công của bà.

Sau đó, cảnh sát đưa bà Từ tới đồn công an địa phương. Khi bà từ chối trả lời câu hỏi của họ trong khi thẩm vấn, cảnh sát đã chửi rủa bà. Họ cũng không cung cấp cho bà đồ ăn và nước uống, cũng như không cho phép bà sử dụng nhà vệ sinh.

Vài giờ sau, bà Từ bắt đầu có triệu chứng huyết áp cao. Cảnh sát đưa bà tới bệnh viện và bác sỹ đề nghị nhập viện ngay lập tức. Nhưng cảnh sát làm ngơ và đưa bà Từ tới trại tạm giam Quận Đại Hưng, nhưng cơ sở này đã từ chối tiếp nhận bà vì bà bị tăng huyết áp. Bà Từ đã được bảo lãnh tại ngoại vào tối ngày 7 tháng 6. Con gái bà đã bị đe dọa trong khi tới đón bà.

Cảnh sát yêu cầu con gái bà Từ phải theo dõi bà sát sao và không cho bà ra ngoài, nếu không họ sẽ cưỡng chế chủ nhà của cô chấm dứt hợp đồng thuê nhà và đơn vị làm việc sa thải cô.

Ngày 8 tháng 6, cảnh sát quay trở lại nhà bà Từ để chụp hình bà và một lần nữa đe dọa bà không được ra khỏi nhà. Họ nói họ sẽ cử người đến giám sát bà.

Một người phụ nữ 65 tuổi bị bắt giam ở bệnh viện tâm thần, phải đối mặt với việc bị xét xử vì tín ngưỡng của mình

Một người phụ nữ 65 tuổi ở thành phố Phật Sơn, tỉnh Quảng Đông đã bị bắt ngày 17 tháng 3 năm 2020 vì tu luyện Pháp Luân Công. Con gái của bà Lý Ngạn Quân đã phải mất hơn 2 tháng mới phát hiện ra rằng bà đã bị đưa đến Bệnh viện Nhân dân Số 3 Phật Sơn, một bệnh viện tâm thần nổi tiếng trong khu vực.

Con gái bà Lý kể lại cho một phóng viên Minh Huệ rằng cô đi đến nhà mẹ cô vào ngày 18 tháng 3, thì thấy một mảnh băng của cảnh sát trên cửa. Cô dùng chìa khóa riêng của mình để mở cửa vào và thấy rằng trong nhà rất bừa bộn. Cô hiểu ngay rằng mẹ mình đã lại bị bắt đi vì từ chối từ bỏ Pháp Luân Công.

Trong khi đi tìm mẹ mình, con gái bà Lý được chỉ đến hai đồn cảnh sát địa phương và hai trại tạm giam địa phương, nhưng không chỗ nào trong số đó cho biết chính xác nơi mẹ cô bị giam giữ.

Con gái bà Lý đã thuê hai luật sư khác nhau, nhưng không luật sư nào thành công trong việc hẹn gặp với hai trại tạm giam nói trên, và hai trại này đều phủ định việc đang giam giữ bà Lý. Sau khi hai luật sư yêu cầu nhiều lần, những cơ quan này cuối cùng cũng cho biết rằng bà Lý hiện đang bị giam ở một bệnh viện tâm thần, nhưng vẫn từ chối cho gia đình bà vào thăm.

Trong khi tìm hiểu về trường hợp của bà Lý ở Viện kiểm sát Quận Thiện Thành vào ngày 27 tháng 5, con gái bà phát hiện ra rằng công tố viên đã tiếp nhận hồ sơ của bà từ cảnh sát vào ngày 29 tháng 4. Con gái bà sau đó được biết rằng công tố viên đã truy tố bà Lý ngày 5 tháng 6 năm 2020 và chuyển trường hợp của bà sang tòa án địa phương không lâu sau đó. Bà Lý hiện đang phải đối mặt với việc bị xét xử vì tín ngưỡng của mình.

Một học viên khác, bà Đặng Mỹ Trân, 78 tuổi, cũng đã bị bắt tại nhà bà Lý ngày 17 tháng 3.

Cảnh sát dùng bạo lực trong các vụ bắt giữ

Cảnh sát đánh gãy răng một cựu chiến binh 73 tuổi

Vì truyền rộng thông tin về một thông báo của Tổng Cục Báo chí và Xuất bản Trung Quốc bãi bỏ lệnh cấm xuất bản sách Pháp Luân Công mà ông Thành Đức Phú, một cựu chiến binh ở Trùng Khánh, đã bị bắt vào ngày 7 tháng 3 năm 2020.

Một nhóm cảnh sát đã xông vào nhà ông Thành. Khi ông cố ngăn họ lại, một cảnh sát mặc thường phục đã đè ông xuống đất và còng tay ông. Anh ta cũng tát vào mặt ông. Không ai trình thẻ cảnh sát hay lệnh khám xét ra cả.

Trong khi ông Thành bị vài cảnh sát đưa đến đồn cảnh sát địa phương, những người còn lại đã lục soát nhà ông. Họ đã tịch thu của ông 3.300 nhân dân tệ tiền mặt, một máy tính, một trình đa phương tiện, bốn bản thông báo ở trên và thậm chí là một cái kính lúp.

Tại đồn cảnh sát địa phương, cảnh sát đã trói ông vào một cái ghế thẩm vấn bằng kim loại và hỏi tại sao ông lại nói với nhân viên uỷ ban khu phố về thông báo trên.

Khi ông Thành đi vệ sinh, người cảnh sát đã đánh ông tại nhà lại tát vào mặt ông. Hai cái răng của ông bị rơi ra ngoài.

Cảnh sát cũng giẫm lên các sách Pháp Luân Công và ngồi trên ảnh của Nhà sáng lập Pháp Luân Công mà họ đã tịch thu tại nhà ông Thành.

Hắc Long Giang: Sáu học viên Pháp Luân Công bị bắt vì tìm cách giải cứu đồng tu

Sáu học viên Pháp Luân Công ở thành phố Cáp Nhĩ Tân, tỉnh Hắc Long Giang đã bị bắt vì tìm cách giải cứu một học viên địa phương bị bắt giam vì phân phát tài liệu thông tin về đức tin của họ. Năm người trong số họ đã bị giam 10 ngày.

Tối ngày 9 tháng 4 năm 2020, bà Trương Quân, 67 tuổi, đã phân phát tài liệu Pháp Luân Công ở gần thị trấn Hưng Long. Bà đã bị một công an đang làm nhiệm vụ theo dõi và sau đó báo cho Đồn Công an Thị trấn Hưng Long.

Dương Xuân Lai, trưởng đồn công an, đã lệnh cho cấp dưới truy tìm bà Trương quanh thị trấn. Họ đã bắt bà và tạm giữ xe hơi của bà.

Trưa hôm sau, gia đình bà Trương và sáu học viên đã đến đồn công an để tìm cách giải cứu bà. Dù công an đã đồng ý thả bà Trương nhưng họ lại bắt sáu học viên kia và tịch thu chiếc xe minivan mà họ mượn của một người bạn. Công an đã lục soát chiếc xe và tìm thấy một số tài liệu Pháp Luân Công.

Công an đã tát vào mặt người tài xế là ông Tôn Thiết Nông mạnh đến nỗi khiến ông ngã xuống đất và cảm thấy rất chóng mặt.

Khi ông Lý Nham cố ngăn công an đánh ông Tôn, công an đã lôi ông vào một căn phòng không có camera giám sát và đánh ông. Họ còng tay ông và ghì ông xuống đất. Một công an giẫm và di chân lên đầu và mặt của ông, còn một người khác đá vào lưng ông.

Sau khi một học viên họ Trương khác (không có họ hàng với bà Trương Quân) được thả vào khoảng giữa trưa, năm học viên còn lại, gồm ông Tôn, ông Lý, bà Vu Thục Phạm, bà Cao Á Bân và bà Từ Thục Phượng đã bị trưởng đồn Dương thẩm vấn và lăng mạ.

Dương uy hiếp các học viên và cảnh cáo họ đừng bao giờ đến thị trấn Hưng Long để phân phát tài liệu Pháp Luân Công nữa. Ông ta cũng doạ rằng con cháu của các học viên có thể bị liên luỵ, và trừng phạt nếu họ phơi bày cuộc bức hại ra cộng đồng quốc tế, hoặc công bố trên internet số điện thoại của công an (nhiều học viên bên ngoài Trung Quốc đang gọi điện cho công an và hối thúc họ không tham gia vào cuộc bức hại).

Tối hôm đó công an đã ra thông báo giam giữ năm học viên trong 10 ngày. Vì sự bùng phát của dịch bệnh virus corona trong khu vực, các học viên bị yêu cầu thụ án tại nhà. Ngày hôm sau nhà bà Vu bị lục soát.

Công an đã từ chối trả lại hai chiếc xe hơi bị tịch thu của bà Trương và ông Tôn. Khi bạn ông Tôn, người chủ chiếc xe đến đồn công an để yêu cầu trả lại xe, bản thân ông cũng bị bắt dù ông không tu luyện Pháp Luân Công.

Chín học viên Pháp Luân Công bị bắt vì tụ họp riêng tư – Một người bị thẩm vấn gần 30 tiếng dù sức khoẻ kém

Ngày 30 tháng 4 năm 2020, chín cư dân ở huyện Lô, tỉnh Tứ Xuyên đã bị công an chặn lại trên đường về nhà, sau khi họ cùng nhau học các bài giảng của Pháp Luân Công. Công an đã chĩa súng vào họ và đe doạ sẽ nổ súng nếu họ không dừng lại.

Bốn học viên Pháp Luân Công đã bị đưa đến Sở Công an Huyện Lô và năm người còn lại bị đưa đến Đồn Công an Kỳ Phong. Cảnh sát thẩm vấn họ xuyên đêm hòng tìm ra ai là người đứng ra tập trung các học viên. Công an cũng khám người họ và tịch thu các tài liệu liên quan đến Pháp Luân Công mà họ mang theo.

Bảy học viên đã được thả. Tại thời điểm viết báo cáo, ông Dịch Quần Nhân và ông Uông Hiển Thụ vẫn đang bị giam giữ hình sự tại trại tạm giam Nạp Khê. Thông báo giam giữ của họ không có chữ ký của nhân viên phụ trách và tuyên bố rằng các học viên bị buộc tội “phá hoại việc thực thi pháp luật,” một cái cớ được chuẩn hoá để kết tội các học viên Pháp Luân Công.

Bà Ân Minh Huệ, 85 tuổi, bị thẩm vấn nguyên đêm tại Đồn Công an Kỳ Phong. Công an đã ép bà Ân ký tên vào các biên bản thẩm vấn mà không cho bà đọc nội dung. Họ cũng từ chối cung cấp cho bà một bản sao khi bà yêu cầu. Bà Ân đã được thả vào khoảng 5 giờ sáng.

Vào hôm sau, công an kéo đến nhà và ép bà ký tên vào các biên bản khác mà không giải thích nội dung của biên bản. Bà Ân thấy một số trang của biên bản có hình của vài học viên Pháp Luân Công.

Một học viên khác là bà Vấn đã bị đưa từ Sở Công an Huyện Lô đến bệnh viện để kiểm tra sức khoẻ. Bác sỹ đã lấy mẫu máu, nước tiểu và dịch mũi của bà. Họ cũng đo huyết áp, nhiệt độ, nhịp tim cũng như chụp cộng hưởng từ cho bà.

Biết rằng chế độ cộng sản đang mổ cướp nội tạng của các học viên Pháp Luân Công còn sống trong nhiều thập niên, bà Vấn rất sợ hãi sau khi trải qua đợt kiểm tra kỹ càng như vậy. Huyết áp của bà đã tăng lên hơn 200 mmHg và nhiệt độ cơ thể tăng đến 39°C. Mặt bà tái nhợt và chân sưng phồng.

Trong khi bị thẩm vấn, bà Vấn liên tục nói với công an rằng bà cảm thấy rất chóng mặt và bị đau thắt ngực dữ dội. Dù bà kiên quyết đòi được về nhà, công an vẫn thay phiên nhau thẩm vấn bà đến sáng và cáo buộc rằng bà đã nói dối và giả bộ về tình trạng sức khỏe của mình.

Sau gần 30 tiếng thẩm vấn không ngừng, bà Vấn đã được bảo lãnh vào khoảng 5 giờ chiều ngày hôm sau.

Bị nhắm đến vì lên tiếng cho Pháp Luân Công

Giáo sư đại học về hưu bị giám sát liên tục nhiều tuần do bị nghi ngờ là phân phát tài liệu thông tin về Pháp Luân Công

Từ cuối tháng 2 đến tháng 3 năm 2020, một bà lão 70 tuổi ở thành phố Lan Châu, tỉnh Cam Túc đã bị giám sát liên tục trong nhiều tuần vì đức tin của bà đối với Pháp Luân Công.

Ngày 25 tháng 2 năm 2020, công an đã xông vào nhà bà Vương Xuân Hoa, một giáo sư về hưu của Đại học Sư phạm Tây Bắc, bằng cách lừa bà rằng họ đến để điều tra dân số.

Công an cho biết họ đã thấy nhiều tài liệu liên quan đến Pháp Luân Công được treo ở cửa nhà người dân trong khu dân cư và nghi ngờ bà Vương đã treo nó. Không có lệnh khám xét nhưng họ đã lục soát nhà bà và tịch thu máy tính, máy in, các sách Pháp Luân Công và một số tài liệu liên quan.

Bà Vương đã cố giảng chân tướng về Pháp Luân Công cho công an nhưng họ không nghe. Một người trẻ khoảng hơn 30 tuổi trả lời rằng ĐCSTQ là tốt nhất và anh ta không tin rằng mình sẽ bị quả báo khi tham gia vào cuộc bức hại.

Anh ta cũng cưỡng chế lấy dấu vân tay, dấu bàn tay và mẫu máu của bà Vương. Trước khi sách nhiễu bà Vương, anh ta đã sách nhiễu nhiều học viên khác sống trong khu dân cư.

Trước khi rời đi, công an đã lệnh cho bà Vương ký vào biên bản thẩm vấn nhưng bà từ chối.

Ngày 27 tháng 2, một công an quay lại nhà bà và yêu cầu bà ký vào biên bản thẩm vấn hoặc sẽ bị giam năm ngày. Bà Vương đã từ chối mở cửa.

Từ ngày 29 tháng 2 đến 20 tháng 3 năm 2020, công an đã sách nhiễu bà thêm vài lần nữa. Bà Vương thấy luôn có người bên ngoài toà nhà bà ở để giám sát bà liên tục trong thời gian này.

Giáo viên tiểu học bị giam vì nói chuyện với học sinh về lịch sử đẫm máu của Đảng Cộng sản Trung Quốc

Một giáo viên tiểu học đã bị giam 40 ngày sau khi bị tố giác vì nói chuyện với học sinh về lịch sử giết chóc và lừa dối của Đảng Cộng sản Trung Quốc.

Trong một buổi giảng dạy vào tháng 11 năm 2019, anh Phó Khải Long ở thành phố Trường Xuân, tỉnh Cát Lâm đã nói với học sinh về những thông tin không bị kiểm duyệt về ĐCSTQ. Anh hối thúc học sinh thoái khỏi các tổ chức của ĐCSTQ và suy nghĩ độc lập chứ không trở thành nạn nhân của nền giáo dục tuyên truyền. Một số học sinh nói là muốn thoái khỏi Đội Thiếu niên mà chúng đã tham gia.

Hai tuầu sau, cha mẹ của một số học sinh biết việc này và đã tố giác anh Phó đến nhà trường và phòng giáo dục địa phương. Họ cũng đe doạ bỏ tù anh, đặc biệt là khi biết anh tu luyện Pháp Luân Công.

Anh Phó được lệnh phải dừng mọi lớp học và ở nhà trong tháng 12. Một số phụ huynh đề nghị anh đưa ra danh sách của những học sinh đã thoái khỏi Đội Thiếu niên nhưng anh từ chối hợp tác.

Lãnh đạo nhà trường cũng lừa anh đến trường để nói chuyện với họ, tại đó chỉ có một cựu lính canh của trại lao động nhằm tẩy não anh.

Trong khi học sinh vẫn đang nghỉ đông thì vào ngày 6 tháng 1 năm 2020, nhà trường lệnh cho chúng quay trở lại lớp để học giáo dục pháp luật. Đây hoá ra là một lớp học đặc biệt của các công an thuộc Sở Công an Khoan Thành nhằm thẩm vấn học sinh.

Ngày 8 tháng 1, công an đã xông vào nhà của anh Phó và tịch thu các sách Pháp Luân Công, máy tính và máy in của anh. Anh bị đưa đến Đồn Công an Mạnh Gia Kiều và bị thẩm vấn. Anh đã từ chối trả lời các câu hỏi của công an hay ký vào bất kỳ biên bản nào được chuẩn bị trước.

Anh Phó đã bị giam 10 ngày tại một cơ sở tạm giam. Các lính canh đã cố lừa anh ký vào một tuyên bố hứa từ bỏ Pháp Luân Công nhưng anh đã từ chối làm điều đó.

Trong 10 ngày này, công an đã chuyển hồ sơ của anh đến Viện Kiểm sát nhưng bị từ chối.

Ngày 18 tháng 1, công an đã cố ép anh thừa nhận một số tội ác bịa đặt nhưng anh lại từ chối hợp tác. Anh bị đưa vào trại tạm giam Số 1 Thành phố Trường Xuân và bị giam 30 ngày. Công an lại chuyển hồ sơ của anh đến Viện Kiểm sát trong thời gian này nhưng lại bị Viện Kiểm sát từ chối.

Anh Phó đã được bảo lãnh vào ngày 18 tháng 2 năm 2020.

Cuộc sống bị ảnh hưởng

Doanh nghiệp rửa xe hơi của một gia đình tại Quý Châu bị ép phải ngừng hoạt động

Bà Giá Duy Tiên cùng chồng ở thành phố Quý Dương, tỉnh Quý Châu đã vận hành một doanh nghiệp rửa xe hơi để hỗ trợ gia đình họ gồm hai người con và cha mẹ chồng.

Sau khi chính quyền Quý Châu phát động chiến dịch “xoá sổ” nhắm vào các học viên địa phương, công an đã tìm đến bà Giá vào khoảng ngày 20 tháng 5 và ép bà ký vào các tuyên bố từ bỏ Pháp Luân Công. Khi bà từ chối, công an lệnh cho bà phải đóng cửa kinh doanh hoặc họ sẽ phá bỏ cơ sở hoạt động.

Không thể chịu được áp lực từ cuộc bức hại, chồng bà Giá đã đệ đơn đòi ly hôn vào cuối tháng 5. Khi bà Giá nói với bí thư thôn rằng bà sẵn sàng từ bỏ ngôi nhà của mình và chuyển đến nhà cha mẹ ruột sau khi ly hôn, bí thư thôn đã từ chối chấp thuận việc ly hôn của họ, nói rằng họ sẽ không thể giám sát bà nếu bà chuyển đi.

Giang Tây: Một phụ nữ bị sa thải và bị tước đoạt lương hưu sau khi thụ án hai năm tù vì đức tin vào Pháp Luân Công

Đã suýt chết sau hai năm tù vì đức tin vào Pháp Luân Công, bà Lưu Vĩnh Anh gần như suy sụp hoàn toàn khi phát hiện bà đã bị trường học sa thải và lương hưu bị tước đoạt.

7cb050fb53f90a8e48f207a549f4a83a.jpg

Bà Lưu Vĩnh Anh trước khi bị bức hại

752d27d36b040ca1b0b10f02d122ef67.jpg

Bà Lưu Vĩnh Anh sau hai năm bị ngược đãi nặng nề trong tù

Bà Lưu, 57 tuổi, là một giảng viên lâu năm tại Trường Dân chính Giang Tây ở thành phố Nam Xương, tỉnh Giang Tây. Bà đã bị bắt vào ngày 3 tháng 4 năm 2018 và bị kết án hai năm tù cùng 5.000 nhân dân tệ tiền phạt vào tháng 10 năm 2018.

Khi bà Lưu được thả vào ngày 3 tháng 4 năm 2020, con trai bà đã gần như không nhận ra bà – bà hốc hác và hai mắt đờ đẫn. Bà cũng bị rụng mất nhiều chiếc răng.

Ngay khi trở về nhà, chồng bà Lưu cho biết Phòng 610 đã ép trường học sa thải bà vào tháng 5 năm 2018, chỉ một tháng sau khi bà bị bắt. Các lãnh đạo trường cũng buộc phải viết bản kiểm điểm tự phê bình trước toàn trường và toàn bộ tiền thưởng hàng năm của tất cả nhân viên trong trường đã bị giữ lại. Họ cũng bị ép phải tố cáo Pháp Luân Công và phải hứa là tránh xa pháp môn này.

Giữa tháng 4 năm 2020, bà Lưu đã đến Phòng An sinh Xã hội (PASXH) tỉnh để nộp đơn nhận lương hưu vì bà đã đến tuổi nghỉ hưu từ tháng 9 năm 2018. Nhân viên tiếp tân nói rằng họ không thể tìm thấy hồ sơ của bà trong hệ thống và yêu cầu bà đến hỏi PASXH địa phương.

PASXH địa phương của bà nói rằng trường bà đã không tham gia chương trình an sinh xã hội cho bà mãi đến tận sau năm 2014, khi một cuộc cải cách An sinh Xã hội lớn được thực hiện. Tuy nhiên, trường của bà đã ngừng đóng tiền bảo hiểm cho bà sau khi bà bị bắt vào năm 2018. Như vậy, bà chỉ có khoảng 3,5 năm đóng bảo hiểm, trong khi chính sách sửa đổi này yêu cầu ít nhất là người lao động phải đóng 15 năm trước khi đủ tiêu chuẩn nhận trợ cấp hưu trí.

Nhân viên PASXH nói với bà Lưu rằng nếu bà muốn nhận lương hưu thông qua chương trình An sinh Xã hội, bà phải nộp tiền bảo hiểm cho 11,5 năm còn thiếu. Nếu bà chọn cách trả hàng năm, bà phải đợi đến tận năm 2031 để nhận trợ cấp hưu trí, khi đó bà đã gần 70 tuổi. Hoặc bà trả số tiền còn lại là 120.000 nhân dân tệ trong một lần và bắt đầu nhận 1.000 nhân dân tệ lương hưu hàng tháng ngay từ bây giờ.

Bài liên quan:

139 học viên Pháp Luân Công bị kết án tù vì đức tin của họ vào nửa đầu năm 2020

938 học viên Pháp Luân Công bị chính quyền nhắm đến vì đức tin của họ trong tháng 5 năm 2020

107 học viên Pháp Luân Công bị kết án vì đức tin của họ từ tháng 1 đến tháng 5 năm 2020

1.178 học viên Pháp Luân Công bị chính quyền nhắm đến vì đức tin của họ trong tháng 4 năm 2020

89 học viên Pháp Luân Công bị kết án vì đức tin của họ từ tháng 1 đến tháng 4 năm 2020

747 học viên Pháp Luân Công bị nhắm đến vì đức tin của họ trong tháng 3 năm 2020

33 học viên Pháp Luân Công bị kết án vì kiên định đức tin của họ trong thời gian phong toả vì virus corona ở Trung Quốc

Cuộc bức hại Pháp Luân Công vẫn tiếp diễn bất chấp đại dịch virus corona

194 học viên Pháp Luân Công bị chính quyền nhắm đến vì đức tin của họ trong tháng 1 năm 2020

Các toà án của chính quyền cộng sản Trung Quốc kết án 193 học viên Pháp Luân Công khi dịch virus corona mới bùng phát


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2020/7/14/408993.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2020/7/17/185913.html

Đăng ngày 10-08-2020; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share