[MINH HUỆ 11-05-2020] Dưới sự chỉ đạo của Giang Trạch Dân, cựu lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), một tổ chức tương tự Gestapo đã được thành lập vào ngày 10 tháng 6 năm 1999, được gọi là Phòng 610. Một tháng sau, vào ngày 20 tháng 7, Giang đã chính thức phát động cuộc bức hại Pháp Luân Công trên toàn quốc.

Pháp Luân Công hay Pháp Luân Đại Pháp, là một pháp môn tu luyện cả tâm lẫn thân dựa trên tiêu chuẩn Chân-Thiện-Nhẫn.

Ngay từ ban đầu Phòng 610 đã là một cơ quan ngoài vòng pháp luật, không có cơ sở pháp luật nào cho việc thành lập hoặc phân định quyền hạn của nó. Cơ quan này ra đời chỉ sau một lời tuyên bố thành lập nó của Giang. Mặc dù bất hợp pháp, Phòng 610 đã đóng một vai trò chủ yếu trong việc việc thực thi các chính sách bức hại trong 21 năm qua.

Đội ngũ lãnh đạo Phòng 610 đã bị giải thể vào năm 2018 và được sáp nhập vào Bộ Công an Trung Quốc và Uỷ ban Chính trị và Pháp luật (UBCTPL). Gần đây, Bí thư Uỷ ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương Triệu Lạc Tế đã đến thăm một thành phố và tiết lộ rằng việc giải thể chỉ đơn giản là để dập tắt những chỉ trích về vi phạm nhân quyền của ĐCSTQ đối với các học viên Pháp Luân Công. Ông ta nói rõ rằng Phòng 610 vẫn đang tiếp tục bức hại Pháp Luân Công.

Được cấp kinh phí dồi dào và làm việc chặt chẽ với các cơ quan khác, Phòng 610 đã tích cực vi phạm nhân quyền đối với các học viên Pháp Luân Công.

Thông tin từ quận Phòng Sơn, Bắc Kinh

Một tài liệu rò rỉ cho thấy UBCTPL Quận Phòng Sơn đã tiêu tốn 29,2 triệu nhân dân tệ cho nhiều dự án khác nhau nhằm “duy trì ổn định xã hội”, với nguồn kinh phí do quận Phòng Sơn và thành phố Bắc Kinh rót xuống.

Dưới đây là một số dự án chính trong danh sách:

Tuyết lượng: một dự án lắp đặt hệ thống camera giám sát ở nông thôn. Hệ thống này ở đô thị được gọi là Skynet (Lưới trời). Các học viên Pháp Luân Công đi ra ngoài và nâng cao nhận thức về cuộc bức hại là đối tượng chính bị nhắm đến của dự án này. Nhiều người đã bị bắt sau khi bị hệ thống giám sát nhận diện và ghi lại việc họ nói chuyện với mọi người và phân phát thông tin về Pháp Luân Công.

*Đường sắt liên phòng: một dự án dùng để giám sát hành khách đi tàu hỏa. Nhiều học viên Pháp Luân Công đã bị bắt khi thẻ căn cước của họ bị đánh dấu trước khi lên tàu hoặc bị lục soát khi đang ở trên tàu. Công an của ĐCSTQ đã xây dựng một cơ sở dữ liệu đồ sộ về các học viên Pháp Luân Công và giám sát họ chặt chẽ.

* Quản lý toàn diện (trách nhiệm chính của Phòng 610):

1) Để phỉ báng và tiêu diệt Pháp Luân Công, “một lượng lớn các mặt hàng tuyên truyền đã được sản xuất như cốc, lọ gia vị, tạp dề và biểu ngữ. Chúng được phân phối ở 24 thị trấn, Công ty Hoá dầu Yến Sơn Sinopec và bốn khu đô thị.”

2) Mặc dù chỉ là một cơ quan cấp quận, Phòng 610 Phòng Sơn đã cử nhân viên đến Montreal, Toronto và Ottawa của Canada để truyền bá những tuyên truyền tẩy não của ĐCSTQ về Pháp Luân Công. Ngoài việc tổ chức những buổi tọa đàm vu khống Pháp Luân Công, họ còn làm việc với Chinesepress.com (một tờ báo tiếng Trung thân ĐCSTQ ở Canada) và phân phát 400.000 tờ rơi lăng mạ Pháp Luân Công.

* Cản trở và ngăn chặn người thỉnh nguyện đến Bắc Kinh để khiếu nại cho quyền tu luyện Pháp Luân Công.

* Các Trung tâm Giáo dục Pháp luật 610: Những trung tâm này thực chất là các trung tâm tẩy não, tại đây, các học viên bị giam và bị tẩy não cường độ cao nhằm cướng ép họ từ bỏ đức tin.

Dữ liệu được công bố cho thấy vào năm 2018 và 2019, chính quyền trung ương đã chi khoảng 200 tỷ nhân dân tệ (xấp xỉ 29 tỷ USD) cho “duy trì ổn định xã hội.”

Lữ Bỉnh Quyền, một giảng viên cao cấp của Khoa Báo chí thuộc Đại học Baptist Hồng Kông, từ lâu đã theo dõi chi tiêu duy trì ổn định của ĐCSTQ. Ông phát hiện rằng những khoản chi tiêu này gồm ba phần chính: ngân sách chính quyền trung ương, “trợ cấp của trung ương cho địa phương”, và ngân sách của địa phương để duy trì sự ổn định.

Ông Lữ tổng hợp các số liệu từ năm 2011 đến 2014 và phát hiện nguồn ngân sách chính quyền trung ương chiếm khoảng 16% đến 17% tổng ngân sách quốc gia cho việc duy trì ổn định. Với 200 tỷ nhân dân tệ của ngân sách trung ương trong năm 2018, ông có thể tính được tổng chi ngân sách quốc gia cho việc duy trì ổn định đã vượt quá 1,1 nghìn tỷ nhân dân tệ (tương đương 159 tỷ USD).

Những vị trí “béo bở”

Nhiều người làm việc trong hệ thống Phòng 610 đã qua đời vì tai nạn trong những năm qua. Theo văn hoá truyền thống Trung Hoa là “Thiện ác hữu báo”, nhiều người giải thích đây là quả báo mà những người này phải gánh chịu vì bức hại các học viên vô tội và đức tin của họ.

Để thu hút thêm nhiều người làm việc trong những vị trí này, các quan chức cấp cao đã trả lương cao cho nhân viên Phòng 610. Một tài liệu từ Phòng 610 ở thành phố Cáp Nhĩ Tân, tỉnh Hắc Long Giang cho thấy một nhân viên Phòng 610 điển hình được trả 200.000 nhân dân tệ mỗi năm, cao gấp 14 lần thu nhập của một người dân nông thôn (29.000 nhân dân tệ) và gấp bảy lần thu nhập của một người dân thành thị (14.000 nhân dân tệ).

Ngay cả khi so sánh với nhân viên các ngành nghề công khai khác với mức thu nhập trung bình là 68.000 nhân dân tệ vào năm 2018, có thể thấy lương của nhân viên Phòng 610 cao gấp ba lần.

Tình huống như vậy không chỉ giới hạn ở thành phố Cáp Nhĩ Tân. Trong ngân sách năm 2018 của Đại Lý, tỉnh Vân Nam, thu nhập hàng năm của nhân viên Phòng 610 là 280.000 nhân dân tệ, cao gấp 24,5 lần so với thu nhập nông thôn (11.000 nhân dân tệ) và tám lần so với thu nhập thành thị (trung bình 34.000 nhân dân tệ).

Những con số trên đã minh chứng hai điều. Một là ĐCSTQ đã sử dụng chiến thuật ưu đãi tài chính hậu hĩnh để xúi giục người của Phòng 610 làm điều xấu trái với lương tri của họ. Hai là lương của nhân viên Phòng 610 đã cung cấp một cái nhìn sơ lược về chi phí tài chính cao trong cuộc đàn áp Pháp Luân Công ở Trung Quốc.

Nguồn gốc của ngân sách

Chi phí tiền lương của Phòng 610 chỉ là một phần rất nhỏ trong tổng chi phí phát sinh trong cuộc đàn áp Pháp Luân Công, vì nhiều bộ phận khác của xã hội, gồm có thực thi pháp luật, Viện Kiểm sát, toà án doanh nghiệp nhà nước và tư nhân trong các ngành công nghiệp cùng hệ thống giáo dục đều bị huy động để tham gia vào cuộc đàn áp.

Lấy Bắc Kinh làm ví dụ, theo tài liệu công bố chính thức từ năm 1998 đến 2002, ngân sách cho đầu tư cơ sở hạ tầng giảm mạnh từ năm 2001 đến 2002. Chi tiêu cho nông nghiệp và giáo dục cũng giảm trong năm 2002. Tỉ lệ chi tiêu ngân sách cho UBCTPL tăng vọt từ vị trí thứ hai đến vị trí cuối vào năm 1998 lên vị trí hàng đầu trong năm 2002. Những sự thay đổi này hoàn toàn trùng khớp với sự khởi đầu của cuộc đàn áp Pháp Luân Công.

Tình hình thậm chí còn nghiêm trọng hơn ở các tỉnh lân cận Bắc Kinh, bao gồm Sơn Đông, Hà Bắc, Liêu Ninh, Hắc Long Giang và Cát Lâm, với nhiều phần ngân sách được phân bổ cho các cơ quan phụ trách đàn áp Pháp Luân Công. Dữ liệu cho thấy những nơi này cũng có số lượng trung tâm tẩy não nhiều nhất và sự đàn áp tồi tệ nhất đối với cái chết của những học viên.

Khi chi phí duy trì ổn định tăng lên đến mức chưa từng thấy, những chức năng khác của xã hội phải chịu. Ví dụ, chi phí y tế của hệ thống Hưu trí và An sinh Trung Quốc đã liên tục bị giảm. Một bài viết với tiêu đề “Hệ thống hưu trí Trung Quốc đang không tốt”, xuất bản vào ngày 6 tháng 3 của The Diplomat, viết rằng: “Có lẽ có nhiều vấn đề nghiêm trọng hơn, nhưng cuộc khủng hoảng lương hưu âm ỉ không thể được đặt phía sau lâu hơn nữa.”

Phòng 610 tiếp tục hoạt động

Khi ban lãnh đạo Phòng 610 trung ương bị phế bỏ vào tháng 3 năm 2018, với chức năng được tích hợp vào Bộ Công an Trung Quốc và UBCTPL, Phòng 610 ở tất cả các cấp vẫn tích cực đàn áp Pháp Luân Công.

Triệu Lạc Tế, Bí thư Uỷ ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương, gần đây đã đến thăm một thành phố và đặc biệt yêu cầu cập nhập từ Phòng 610 địa phương.

Các quan chức địa phương, bao gồm bí thư Đảng và thư ký thanh tra pháp luật, nói rằng họ được bảo là Phòng 610 đã bị bỏ và chức năng của nó sẽ chuyển sang UBCTPL và sở công an.

Triệu đã khiển trách các quan chức: “Theo dõi và củng cố sự lãnh đạo của Đảng là ưu tiên hàng đầu của chúng ta. Đúng là truyền thông đưa tin rằng Phòng 610 trung ương đã bị giải tán, nhưng đó chỉ là để làm im lặng những lực lượng chống Trung Quốc vốn luôn la lối về cái gọi là vi phạm nhân quyền”.

Triệu nói rằng Pháp Luân Công vẫn tồn tại và trách nhiệm của Phòng 610 vẫn quan trọng. “Năm tới là kỷ niệm trăm năm của ĐCSTQ. Chúng ta cần tổ chức lớn, tổ chức lớn nhưng không gây ồn ào!”

Trong khi ĐCSTQ tăng cường đàn áp, nhiều học viên hơn và gia đình của họ phải gánh chịu tổn thất không tưởng. Gần 4.500 học viên được xác nhận là đã chết vì bị bức hại. Do ĐCSTQ phong toả thông tin, con số cái chết thực tế có khả năng cao hơn nhiều. Hàng triệu người bị bắt hay bị giam tại thời điểm này hay thời điểm khác vì sự kiên định đức tin của họ. Nhiều người bị tra tấn bởi nhiều hình thức khác nhau trong khi bị giam. Một số thậm chí còn bị mổ cướp nội tạng trong khi còn sống.

Bài liên quan:

Một văn kiện mật chứng tỏ Phòng 610 ở tỉnh Liêu Ninh vẫn đang tích cực bức hại học viên Pháp Luân Công

Những quan chức của Phòng 610 và quả báo mà họ phải đối mặt

Công việc ở “Phòng 610” của Trung Quốc được coi như cái “bẫy chết người”


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2020/5/11/405564.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2020/6/11/185476.html

Đăng ngày 27-06-2020; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share