Bài viết của phóng viên báo Minh Huệ ở Trung Quốc

[MINH HUỆ 08-06-2020] Theo thông tin trang web Minh Huệ thu thập, từ tháng 1 đến tháng 5 năm 2020 đã ghi nhận 107 trường hợp học viên Pháp Luân Công bị kết án, với mức án trung bình là ba năm chín tháng.

Trong đó 89 trường hợp đã được đề cập trong một báo cáo trước đây vào tháng 4 năm 2020. Trong tháng 5, xác nhận thêm 18 trường hợp, với 3 trường hợp diễn ra từ tháng 1 đến tháng 3, 4 trường hợp trong tháng 4 và 12 trường hợp trong tháng 5.

Trong 12 trường hợp mới ở tháng 5, 4 học viên ở tỉnh Cát Lâm, 3 ở Hồ Bắc, 2 ở Giang Tô, Quảng Đông, Sơn Tây và Vân Nam mỗi nơi có 1 trường hợp. Đặc biệt, hai trong số ba người ở Hồ Bắc bị kết án lần lượt 11 và 12 năm sau khi bị giam hai năm. Sáu trong số 12 học viên có độ tuổi từ 65 đến 73.

Pháp Luân Công, còn gọi là Pháp Luân Đại Pháp, là một môn tu luyện dựa trên nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn. Từ khi chế độ cộng sản Trung Quốc bắt đầu đàn áp pháp môn này từ tháng 7 năm 1999, nhiều học viên đã bị bắt, bỏ tù, tra tấn, lao động cưỡng bức và thậm chí bị mổ cướp nội tạng.

Vì sự phong toả thông tin của chính quyền, số lượng học viên Pháp Luân Công thực sự bị kết án vì đức tin của họ có thể còn cao hơn nhiều.

Dưới đây là tóm tắt các bản án đã được xác nhận gần đây.

Hai cư dân Hồ Bắc bị bí mật bắt giữ và kết án nặng Ông Thành Hiếu Bảo, 65 tuổi, và bà Vương Mô Liên ở thành phố Tương Dương, tỉnh Hồ Bắc, đã bị kết án lần lượt 12 và 11 năm tù bởi Toà án Quận Tương Châu. Họ bị kết án sau hai năm bị bắt và giam giữ.

Ngày 18 tháng 3 năm 2018, khi gia đình ông Thành Hiếu Bảo trở về nhà thì thấy cửa nhà của họ bị cạy và mở toang, nhưng không thấy ông Thành đâu. Hơn hai năm sau, họ phới phát hiện ông đã bị bắt giữ.

Gần đây, họ hay tin rằng ông đã bị giam trong một cơ sở giam giữ ở quận Tương Châu. Khi họ tới đó, họ mới hay ông Thành đã bị chuyển tới cơ sở giam giữ khác từ ngày 27 tháng 3 năm 2020, nhưng không được cung cấp địa chỉ nơi giam giữ mới. Tại thời điểm của bài viết này, gia đình ông Thành vẫn chưa biết nơi giam giữ ông.

Ông Thành từng bị kết án bốn năm tù ở Nhà tù Phạm Gia Đài vì tu luyện Pháp Luân Công. Ông bị đánh đập, thân thể ông đầy rẫy vết cắt và bầm tím. Bởi từ chối việc làm gạch nặng nhọc, lính canh đã khiêng ông vào lò gạch để đốt ông. Sau đó kéo lê ông vòng quanh và tiếp tục đánh đập ông. Họ đã nhiều lần tra tấn ông bằng cách này.

Sau lần cuối cùng họ đốt và kéo lê ông, các lính canh đã lăn một chiếc xe đẩy chở 500kg gạch chèn qua mắt cá chân của ông Thành, gây ra một vết thương hở dài 4cm và sâu 1cm trên chân của ông.

Bà Vương Mô Liên cũng bị mất tích vào cuối tháng 3 năm 2018 và gia đình bà chưa từng được biết bất kỳ thông tin nào về bà từ phía cảnh sát.

Bà từng công tác tại Tập đoàn Cục Điện khí hóa Đường sắt Trung Quốc. Trong cuộc bức hại Pháp Luân Công, bà đã ba lần bị án lao động cưỡng bức với tổng thời thời gian thụ án 3,5 năm. Bà bị đánh đập và sốc điện bằng dùi cui.

Người phụ nữ Quảng Đông bị kết án 16 tháng tù vì phân phát tài liệu về đức tin của bà

Tháng 5 năm 2020, bà Sử Bội Linh ở thành phố Thâm Quyến, tỉnh Quảng Đông đã bị kết án 16 tháng tù và phạt 3.000 nhân dân tệ vì đức tin của bà vào Pháp Luân Công.

9f00ce2f881500b528b6dd64eb5a1332.jpg

Bà Sử Bội Linh

Bà Sử Bội Linh, 67 tuổi, bị bắt tại nhà vào ngày 24 tháng 4 năm 2019. Cảnh sát đã tịch thu toàn bộ hộ chiếu, chứng minh nhân dân của gia đình bà cùng 4.000 nhân dân tệ tiền mặt.

Cao Chiêm, công tố viên của Viện Kiểm sát Quận Nam Sơn, đã truy tố bà Sử vào tháng 10 năm 2019, cáo buộc bà phân phát hai cuốn tài liệu thông tin về Pháp Luân Công.

Bà Sử bị đưa ra xét xử tại Tòa án Quận Nam Sơn vào ngày 16 tháng 1 năm 2020. Luật sư của bà đã thay bà biện hộ vô tội. Luật sư cũng chỉ ra rằng cảnh sát đã vi phạm thủ tục pháp lý khi lục soát nhà bà mà không có lệnh khám xét, và đã ngụy tạo lời khai của nhân chứng bởi địa điểm nơi bà Sử phân phát tài liệu mà nhân chứng Phạm Khiếm Phong mô tả không khớp với địa điểm mà video giám sát ghi lại.

Luật sư cũng nhấn mạnh rằng không có văn bản pháp luật nào hình sự hóa Pháp Luân Công và rằng lệnh cấm xuất bản các sách Pháp Luân Công đã được Tổng Cục Báo chí và Xuất bản gỡ bỏ vào năm 2011. Do đó, thậm chí nếu bà Sử phân phát tài liệu Pháp Luân Công theo như cáo buộc, bà cũng không hề vi phạm pháp luật.

Cựu phó giáo sư sinh học bị kết án bí mật vì kiên định đức tin

Ông Trần Tân Văn, 54 tuổi, một phó giáo sư sinh học của Đại học Vân Nam, đã bị bắt giam 15 ngày vào tháng 6 năm 2019 vì nói với người dân trên phố về cuộc bức hại Pháp Luân Công. Cảnh sát đã bắt giam ông một lần nữa trong tháng 7 năm 2019 và không cung cấp cho gia đình ông Trần bất kỳ thông tin gì về ông.

Vào tháng 5 năm 2020, có thông tin xác nhận rằng ông đã bị kết án 1,5 năm tù.

Tiến sỹ Trần bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công từ tháng 6 năm 2012. Ông đã chia sẻ với gia đình mình rằng pháp môn này đã giúp ông có được nội tâm an bình và ý nghĩa nhân sinh. Do đó, ông không hề do dự khi chia sẻ trải nghiệm của mình với người khác và khuyên họ đừng tin vào những tuyên truyền phỉ báng Pháp Luân Công của chính quyền cộng sản.

Sau khi nói về Pháp Luân Công trong một lớp học, Tiến sỹ Trần đã bị sinh viên của ông báo cảnh sát. Ông bị bắt vào ngày 20 tháng 10 năm 2016 và bị giam 15 ngày. Sau khi được trả tự do, lãnh đạo nhà trường đã cấm ông giảng dạy và sa thải ông vào ngày 12 tháng 7 năm 2017.

Người phụ nữ Thiên Tân là mục tiêu trong một vụ bắt giữ theo nhóm đã bị kết án 9 năm tù vì tu luyện Pháp Luân Công

Vào tháng 1 năm 2020, cô Cao Lệ Quyên, một giáo viên ở Thiên Tân đã bị kết án 9 năm tù và phạt 30.000 nhân dân tệ vì đức tin của cô vào Pháp Luân Công.

Cô Cao, 48 tuổi, bị bắt cùng 36 học viên khác vào ngày 28 tháng 12 năm 2017. Hiện cô đang đợi kết quả kháng cáo tại trại tạm giam Số 3 Tân khu Tân Hải, nơi cô bị giam giữ kể từ khi bị bắt giữ.

Trong lần gặp mặt trước phiên tòa giữa thẩm phán, cô Cao và hai luật sư của cô vào ngày 28 tháng 2 năm 2019, hai luật sư của cô đã chỉ ra rằng cuộc bức hại Pháp Luân Công không có cơ sở pháp lý, và thân chủ của họ không hề vi phạm bất kỳ điều luật nào khi thực hành đức tin của mình hoặc nói cho người khác về nó. Cô Cao bác bỏ mọi cáo buộc chống lại mình.

Khi cô Cao bị đưa ra xét xử ở Tòa án Tân khu Tân Hải vào ngày 24 tháng 6 năm 2019, thẩm phán đe dọa sẽ kết án cô 12 năm tù theo lệnh từ cấp trên.

Đến nay, 8 trên 37 học viên bị bắt giữ theo nhóm đã bị kết án, bản án cao nhất là 11 năm, dành cho ông Lý Vĩnh Tuyền.

Khi cô Cao bị bắt, con gái cô vẫn đang học trung học. Cô bé bị bỏ lại nhà một mình, vì cha của cô bé đang buộc phải sống xa nhà để tránh bị chính quyền bức hại, cũng vì kiên định đức tin vào Pháp Luân Công. Bà của cô bé, đã gần 80 tuổi, vốn đang sống cùng họ, đã phải chuyển đến ở cùng với em gái cô Cao sau khi bị cảnh sát làm cho khiếp sợ trong vụ bắt giữ cô Cao.

Con gái cô Cao đã nộp đơn xin học tại các trường đại học ở ngoài Trung Quốc, nhưng hồ sơ của cô đều bị chặn lại bởi Phòng 610, một cơ quan ngoài vòng pháp luật được lập ra chuyên để bức hại Pháp Luân Công. Hiện cô đang theo học tại một trường đại học ở Trung Quốc.

Danh sách 107 học viên bị kết án từ tháng 1 đến tháng 5 năm 2020 được đăng tải đầy đủ tại đây.

Bài liên quan:

89 học viên Pháp Luân Công bị kết án vì đức tin của họ từ tháng 1 đến tháng 4 năm 2020

747 học viên Pháp Luân Công bị nhắm đến vì đức tin của họ trong tháng 3 năm 2020

33 học viên Pháp Luân Công bị kết án vì kiên định đức tin của họ trong thời gian phong toả vì virus corona ở Trung Quốc

Cuộc bức hại Pháp Luân Công vẫn tiếp diễn bất chấp đại dịch virus corona

194 học viên Pháp Luân Công bị chính quyền nhắm đến vì đức tin của họ trong tháng 1 năm 2020

Các toà án của chính quyền cộng sản Trung Quốc kết án 193 học viên Pháp Luân Công khi dịch virus corona mới bùng phát


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2020/6/8/407413.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2020/6/11/185467.html

Đăng ngày 25-06-2020; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share