Bài viết của một phóng viên Minh Huệ tại tỉnh Liêu Ninh, Trung Quốc
[MINH HUỆ 03-12-2023] Những nữ học viên Pháp Luân Công ở tỉnh Liêu Ninh từ chối từ bỏ đức tin của mình bị tra tấn tại Nhà tù Nữ tỉnh Liêu Ninh, hay còn gọi là Nhà tù Nữ Đại Bắc, nằm ở thành phố Thẩm Dương. Pháp Luân Công là môn tu luyện theo nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn. Pháp môn này đã bị Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) bức hại ở Trung Quốc kể từ tháng 7 năm 1999.
Để ép buộc các học viên từ bỏ đức tin của họ, cán bộ nhà tù đã sử dụng nhiều phương thức tra tấn nhằm hủy đi ý chí của các học viên, như: đổ nước sôi hoặc nước lạnh lên người, tiêm hoặc ép họ uống các loại thuốc và chất không rõ chủng loại, sốc điện bằng dùi cui, nhét hạt tiêu vào âm đạo, treo lên bằng còng tay, cưỡng chế lao động nặng nhọc, bỏ đói, bắt đứng trong thời gian dài, trói trong những tư thế gây đau đớn, cấm ngủ.
Các học viên thường không được phép sử dụng nhà vệ sinh, tắm rửa, hoặc mua nhu yếu phẩm hàng ngày. Họ cũng thường bị từ chối thăm thân.
Đến cuối năm 2023, chúng tôi đã xác nhận thông tin về 62 học viên, trong đó 19 người bị tra tấn trong thời gian bị giam giữ; hai học viên chết cùng ngày sau khi bị đưa vào nhà tù, những người khác qua đời vì bị tra tấn sau khi được thả, trong đó có một số người qua đời trong vòng vài ngày sau khi được thả. Lính canh nhà tù thường thả các học viên sau khi họ thấy các học viên sắp chết để trốn tránh trách nhiệm.
Do sự phong tỏa thông tin ở Trung Quốc, chúng tôi không có đầy đủ thông tin về những thống khổ mà các học viên phải chịu đựng, và con số tử vong thực tế trong cuộc bức hại này nhiều khả năng là cao hơn.
62 học viên đã qua đời này là: bà/cô Tôn Hồng Diễm, Lưu Lệ Vân, Tôn Ngọc Hoa, Trâu Thanh Vũ, Lý Hồng Tăng, Vu Phượng Hoa, Lý Quảng Trân, Lý Lăng, Vu Lực, Nghê Thục Cần, Thạch Thắng Anh, Vương Tú Hạ, Lưu Lệ Hoa, Tưởng Tú Hoa, Tùng Bồi Liên, Trương Quế Chi, Vương Thục Hà, Vương Hồng Mai, Sử Nghênh Xuân, Trương Phụng Trân, Đinh Chấn Phương, Vương Xuân Hương, Vương Kiệt, Ngô Thụ Diễm, Dương Xuân Linh, Lưu Lộ Hương, Vương Mẫn, Từ Xuân Hạ, Tôn Kính Mỹ, Cảnh Nhân Nga, Vương Ngạn Thu, Ngô Nghiệp Phượng, Lãnh Đông Mai, Tôn Mẫn, Lý Diễm Thu, Lưu Kim Ngọc, Lan Lập Hoa, Lý Quế Vinh, Lý Quốc Tuấn, Trọng Thục Quyên, Trần Vĩnh Xuân, Chu Ngọc Lan, Vương Tố Mai, Quách Hồng Nhạn, Hồ Diễn Ba, Ngô Nãi Anh, Ngô Tú Phương, Diệp Trung Thu, Lưu Ngọc Khôn, Ung Phương, Trương Ngọc Lan, Vương Quế Lan, Cô Đỗ Cảnh Cầm, Chu Cải Thanh, Lưu Tâm Dĩnh, Quách Khánh, Vương Hy Bân, Vương Hương Cúc, Vương Huệ Mẫn, Lý Phụng Mỹ, Khương Diễm Linh, Dương Thục Văn.
Khi các học viên bị đưa vào nhà tù này, ban quản lý nhà tù bố trí hai tù nhân để theo dõi mỗi học viên suốt ngày đêm. Lính canh huấn luyện các tù nhân về các phương pháp tra tấn nhằm chuyển hóa các học viên, còn các tù nhân sẽ được giảm án nếu họ thành công trong việc khiến các học viên từ bỏ đức tin của mình. Một số học viên từ chối từ bỏ tu luyện Pháp Luân Công sẽ bị gia hạn án.
Dưới đây là thông tin khái quát về một số trường hợp tử vong.
Bà Lý Lăng bị cho dùng thuốc, bức thực, đánh đập, và cuối cùng bị các tù nhân dùng gối trong tù làm ngạt thở do bị lính canh xúi giục.
Bà Vương Thục Hà bị sáu tù nhân đánh đập không ngừng do lính canh xúi giục. Bà qua đời cùng ngày bị đưa vào nhà tù.
Bà Sử Nghênh Xuân bị tám tù nhân đánh đập trong ba giờ và chết cùng ngày, ngay sau khi bà được đưa vào bệnh viện.
Bà Từ Xuân Hạ chết vì tắc ruột năm ngày sau khi bị đưa vào nhà tù. Khi phẫu thuật, các bác sỹ thấy ruột của bà đã bị vỡ và có một vật lạ bên trong. Tại thời điểm đó, bà vẫn bị còng tay và cùm chân.
Bà Tôn Mẫn bị bức thực bằng muối và các loại thuốc không rõ chủng loại sau khi tuyệt thực. Bà xuất hiện vấn đề tim mạch nghiêm trọng và bị thiếu cân trầm trọng.
Các bác sỹ của phòng y tế của nhà tù đã tiêm cho bà Tôn Hồng Ngạn các loại thuốc không rõ chủng loại, khiến bà bị liệt và loét da. Bà đã qua đời trong sự đau đớn tột cùng.
Bà Vu Lực bị lính canh treo lên và đánh đập đến mức bị hôn mê. Để xem bà có còn sống hay không, họ đã đổ nước sôi lên người bà, làm bỏng ngực và lưng của bà.
Bà Lưu Lệ Hoa bị lính canh cắt thực quản để bức thực. Khi bà sắp chết, họ thả bà về với gia đình và theo dõi gia đình bà cho đến khi bà qua đời và thi thể của bà được hỏa táng.
Bà Dương Xuân Linh chết sau khi bị đánh đập tàn bạo và bị tiêm thuốc. Bà bị gãy cánh tay phải, mưng mủ ở ngực và có khối u. Thần trí bà đã không còn tỉnh táo.
Bà Tôn Kính Mỹ bị một số tù nhân thay phiên nhau đánh bằng ghế gỗ cho đến khi ngã gục trên sàn nhà. Bà bị họ đánh gãy lưng, làm liệt chân, và vĩnh viễn mất một phần thị lực.
Những trường hợp tử vong tại nơi giam giữ
Tổng cộng có 19 học viên đã bị tra tấn đến chết trong thời gian bị giam trong tù, trong đó, năm 2002 là 1 người; 2023 có 3 người; 2004 và 2005 mỗi năm có 1 người; 2008 có 3 người; 2011 có 2 người; 2014 có 2 người; 2015, 2018 và 2019, mỗi năm có 1 người; 2020 có 2 người; 2021 có 1 người.
Có 2 người chết cùng ngày bị đưa vào nhà tù, 1 người chết sau 5 ngày, 1 người chết sau 14 ngày, 5 người chết trong vòng một năm, 8 người chết từ 1-5 năm, và 2 người hiện vẫn chưa rõ thời điểm.
Các học viên này có độ tuổi từ 37 đến 78 tuổi tại thời điểm tử vong, trong đó 2 người ở độ tuổi 30, 3 người ở độ tuổi 40, 5 người ở độ tuổi 50, 4 người ở độ tuổi 60, 1 người ở độ tuổi 70, và 4 người không rõ độ tuổi.
Dưới đây là một vài trường hợp tử vong trong khi bị giam giữ.
1) Bà Lý Lăng chết vì ngạt thở
Bà Lý Lăng, một học viên ở thành phố Cẩm Châu đã bị bị cưỡng chế dùng thuốc không rõ chủng loại, bức thực, đánh đập, và cuối cùng bị ngạt thở bởi một chiếc gối trong nhà tù bởi các tù nhân do lính canh xúi giục. Bà qua đời năm 2004 ở tuổi 51.
Bà Lý bị bắt tại nhà vào khoảng 8 giờ tối ngày 28 tháng 5 năm 2002. Bà bị đưa đến trại tạm giam Số 1 thành phố Cẩm Châu, và bị kết án bốn năm tù tại Nhà tù Nữ tỉnh Liêu Ninh.
Khoảng 2 giờ sáng. Tháng 11 một năm 2004, một nhân chứng nhìn thấy một tù nhân đẩy bà Lý Lăng úp mặt xuống giường, rồi dùng chăn bông dày phủ đầu, và bịt chặt gối lên, khiến bà Lý bị ngạt thở đến chết.
Nhà tù đã bố trí một tù nhân đưa thi thể bà Lý ra ngoài vào khoảng 3 giờ sáng. Họ nói với gia đình bà rằng bà chết vì một cơn đau tim.
Bà Lý từng là giám đốc Sở Lao động quận Cổ Tháp ở thành phố Cẩm Châu. Bà đã bị bắt và bị kết án hai lần vào năm 1999 và 2002 sau khi cuộc bức hại bắt đầu.
Ngày 26 tháng 10 năm 1999, bà Lý đã cùng với các học viên khác đến Quảng trường Thiên An Môn và bị Sở Cảnh sát Bắc Kinh bắt giữ và kết án 1,5 năm tù giam. Sau đó, tháng 4 năm 2000, bà Lý bị chuyển đến Nhà tù Nữ tỉnh Liêu Ninh.
Trong thời gian bà Lý bị giam giữ, lính canh thay phiên nhau nói chuyện với bà Lý hòng tẩy não bà bằng những lý luận bóp méo về nội hàm của các bài giảng Pháp Luân Công. Bà Lý mất tỉnh táo và đã viết cam kết từ bỏ tu luyện Pháp Luân Công, nhưng sau đó đã tuyên rằng mọi cam kết của bà là vô hiệu.
Lính canh sau đó càng đối xử tàn nhẫn hơn với bà Lý. Họ bức ép bà uống thuốc phá hủy hệ thần kinh trung ương của bà. Bà bị đau đầu dữ dội đến bất tỉnh. Bà đã đập đầu vào lò sưởi đến nỗi chảy máu vì rách da đầu.
Lính canh đã biệt giam bà và không cho bà chăn gối. Họ lột sách quần áo của bà và bắt bà ngồi trên sàn nhà ẩm ướt. Sáu tù nhân được chỉ định thay phiên nhau theo dõi bà. Bà Lý từ chối viết cam kết từ bỏ tu luyện Pháp Luân Công, và tuyệt thực để phản đối cuộc bức hại. Lính canh cạy miệng để bức thực bà, khiến bà bị chảy máu miệng và lung lay răng.
Ngày 26 tháng 4 năm 2001, bà Lý được thả ra trong tình trạng gầy dơ xương và đầy ghẻ lở.
2)Bà Vương Tú Hạ bị đánh đến chết ngay ngày bị đưa vào tù
Bà Vương Tú Hạ, ở thành phố Điếu Bình Sơn, bị sáu tù nhân do lính canh xúi giục đánh đập không ngừng. Bà qua đời cùng ngày bị đưa vào nhà tù.
Tháng 11 năm 2007, bà Vương bị cảnh sát từ Đồn Cảnh sát Hồng Phương và sở cảnh sát thành phố bắt giữ. Ngày 15 tháng 1 năm 2008, bà bị Tòa án thành phố Điếu Bình Sơn kết án ba năm tù vào và bị chuyển đến Nhà tù Nữ tỉnh Liêu Ninh vào ngày 3 tháng 6.
Ở nhà tù, bà bị hai lính canh còng tay ra sau lưng và gắn còng vào khung giường. Họ xúi giục sáu tù nhân đánh đập bà không ngừng. Bà qua đời trước nửa đêm ngày 3 tháng 6. Đến 4 giờ sáng hôm sau, thi thể bà được đưa đi. Một cai tù đã gọi điện cho gia đình bà và nói rằng bà đã chết vì đột quỵ.
Ngày 5 tháng 6 năm 2008, gia đình bà tới xem thi thể bà, thấy người bà đầy vết thương; có những vết cắt quanh miệng, và những vết bầm tím trên khắp cổ và ngực.
Ban quản lý nhà tù đã trả cho gia đình bà 190.000 nhân dân tệ và toàn bộ chi phí tang lễ. Sau đó, hai tù nhân đánh đập bà đã được giảm án, và một trong những lính canh xúi giục đánh đập bà đã được thăng chức.
3) Người phụ nữ 60 tuổi bị tám tù nhân đánh đến chết
Bà Sử Nghênh Xuân, ở thành phố Hồ Lô Đảo, bị tám tù nhân đánh đập trong ba giờ và bất tỉnh. Bà qua đời cùng ngày, ngay sau khi được đưa vào bệnh viện.
Bà Sử bị bắt vào ngày 2 tháng 8 năm 2008 và bị chuyển đến trại tạm giam thành phố Hồ Lô Đảo vào ngày hôm sau. Bà bị kết án bảy năm tù sau một phiên tòa bí mật.
Bà Sử bị đưa đến Nhà tù Nữ tỉnh Liêu Ninh vào ngày 22 tháng 10 năm 2008. Vì bà từ chối từ bỏ đức tin của mình, hai lính canh ở khu 8 đã xúi giục một tù nhân đánh bà để ép bà phải nghe lời. Tù nhân này cùng bảy người khác đã đánh bà Sử từ 11 giờ đêm ngày 17 tháng 3 năm 2010 đến 2 giờ sáng ngày hôm sau. Đến lúc đó, bà Sử đã bất tỉnh và các tù nhân kéo bà ra ngoài và dội nước lên người bà. 30 phút sau, họ vội vã đưa bà vào bệnh viện nhà tù, sau đó là Bệnh viện 739 ở thành phố Thẩm Dương. Một lát sau, họ tuyên bố bà đã chết. Khi đó, bà 60 tuổi.
4) Người phụ nữ chết sau năm ngày ngồi tù, nội tạng bị vỡ nát
Bà Từ Xuân Hạ, ở thành phố Thẩm Dương, bị tắc ruột ba ngày sau khi bị đưa vào nhà tù. Trong quá trình phẫu thuật, các bác sỹ thấy ruột của bà đã bị vỡ và có một vật lạ bên trong. Tại thời điểm đó, bà vẫn bị còng tay và cùm chân. Bà qua đời vào ngày 2 tháng 12 năm 2014, năm ngày sau khi bị chuyển đến Nhà tù Nữ Liêu Ninh, khi bà 58 tuổi.
Bà Từ bị bắt vì phân phát lịch có thông tin về Pháp Luân Công vào ngày 8 tháng 12 năm 2013. Bà bị giam giữ tại trại tạm giam thành phố Thẩm Dương. Một thẩm phán tại Tòa án quận Hồ Nam sau đó đã kết án bà bốn năm sáu tháng tù vào ngày 16 tháng 5 năm 2014 và chuyển bà đến Nhà tù Nữ Liêu Ninh vào ngày 26 tháng 11.
Chỉ trong một ngày, bà Từ được đưa đến Bệnh viện 739 trong tình trạng nguy kịch. Hai ngày sau, vào ngày 29 tháng 11, quản lý nhà tù nói với gia đình bà Từ rằng bà bị tắc ruột và phải phẫu thuật. Gia đình bà đã ký giấy đồng ý phẫu thuật.
Sau khi mở bụng của bà, các bác sỹ thấy rằng ruột của bà đã vỡ, bị dính, và có một khối u cứng bên trong. Họ cảm thấy không thể cứu được bà nữa, nên chỉ đơn giản là khâu vết mổ lại. Lúc đó, bà vẫn bị còng tay và chân bị cùm. Bà qua đời vào ngày 2 tháng 12 năm 2014.
5) Bà Tôn Mẫn chết sau 5 tháng bị chuyển đến nhà tù
Bà Tôn Mẫn bị bức thực bằng muối và các loại thuốc không rõ chủng loại sau khi tuyệt thực. Bà xuất hiện bệnh tim mạch nặng và thiếu cân nghiêm trọng. Bà qua đời sau 5 tháng bị đưa vào Nhà tù Nữ tỉnh Liêu Ninh.
Ngày 28 tháng 6 năm 2016, cảnh sát từ Sở Công an quận Lệ Sơn đã bắt giữ bà Tôn tại thành phố An Sơn. Họ tịch thu 60.000 nhân dân tệ từ nhà bà và đưa bà vào trại tạm giam Nữ thành phố An Sơn. Ngày 28 tháng 6 năm 2017, bà bị Tòa án quận Lệ Sơn kết án 7 năm tù giam và phạt 5.000 nhân dân tệ.
Tại trại tạm giam, bà bị còng và cùm tay vào một vòng kim loại trên mặt đất và phải ngồi trong tư thế cúi gập cả ngày, vô cùng đau đớn. Bà đã tuyệt thực để phản đối, và một lính canh trộn thuốc, muối, nước tiểu và phân không rõ chủng loại vào cháo ngô và ép bà ăn thứ hỗn hợp này. Lính canh xúi giục các tù nhân khác đánh đập bà. Bà bị sụt cân chỉ còn khoảng 35kg.
Ngày 5 tháng 10 năm 2017, bà bắt đầu bị đau ở ngực, nhịp tim giảm xuống còn 43 nhịp mỗi phút. Bà được đưa đến Bệnh viện Trung ương thành phố An Sơn, ở đây bà được chẩn đoán nhịp tim thấp và lượng kali trong máu thấp.
Ngày 10 tháng 10, bà bị chuyển đến Nhà tù Nữ tỉnh Liêu Ninh để tiếp tục bị tra tấn. Đến cuối tháng 10, hai lính canh trưởng của khu 12 đã đến nhà bà để nói chuyện với cha của bà. Họ báo tin bà đang trong tình trạng nguy kịch và mắc bệnh tim mạch vành, nhịp tim thấp, tăng huyết áp và viêm phổi. Cuối cùng, họ đã cho phép cha của bà đến thăm bà.
Ba tháng sau, cha và chị gái của bà Tôn đến thăm bà vào ngày 7 tháng 2 năm 2018 tại Nhà tù Nữ tỉnh Liêu Ninh. Bà được một người cõng ra vì không đi lại được nữa. Trông bà có vẻ hốc hác, hầu như không nói được, tai phải bị chảy dịch, không nghe thấy gì, thị lực cũng rất kém.
Một người ở nhà tù đã gọi cho cha bà lúc 10 giờ 20 sáng ngày 8 tháng 3 năm 2018 để báo tin bà bị ngã quỵ sau bữa sáng và đang nằm hồi sức trong bệnh viện. 30 phút sau, khi gia đình bà đến Bệnh viện Đa khoa của Cục Nhà tù Thẩm Dương, bà đã qua đời. Bà mới 50 tuổi.
6) Hiệu trưởng về hưu 78 tuổi chết vì bị đánh đập dã man
Một bà lão 78 tuổi đã chết tại Nhà tù Nữ tỉnh Liêu Ninh vào giữa tháng 1 năm 2020, chỉ vài tuần trước khi kết thúc hạn tù 5 năm vì từ chối từ bỏ đức tin vào Pháp Luân Công.
Bà Lý Quế Vinh, một hiệu trưởng trường tiểu học về hưu ở thành phố Thẩm Dương, tỉnh Liêu Ninh, bị bắt vào ngày 7 tháng 2 năm 2015, sau khi bị tố giác phân phát tài liệu thông tin về Pháp Luân Công.
Bà có mặt tại Tòa án quận Hồ Nam vào ngày 24 tháng 6 năm 2015 và bị kết án 5 năm tù.
Lính canh, vì cố gắng ép bà từ bỏ đức tin của mình, đã xúi giục các tù nhân khác đấm và đá bà. Họ còn giẫm lên tay bà bằng giày đế cứng. Hậu quả là bà bị bầm tím khắp người. Các tù nhân túm tóc bà và lôi bà đi khắp nơi, làm rụng từng mảng tóc của bà.
Lính canh bắt bà chân đất ngồi xổm trên sàn xi măng suốt ngày đêm trong nhiều ngày liền. Trong thời gian đó, bà không được ăn, ngủ hay đi vệ sinh. Tư thế này gây đau đớn tột cùng, khiến bà gần như bị liệt. Sau khi bị tra tấn, bà chỉ có thể bò trên mặt đất. Bà qua đời vào ngày 13 tháng 1 năm 2020, ở tuổi 78.
Vụ bắt giữ gần nhất của bà Lý diễn ra chỉ 15 tháng sau khi mãn hạn tù trước đó 7 năm. Bà bị kết án sau khi bị bắt vì nói chuyện với mọi người về Pháp Luân Công vào ngày 17 tháng 10 năm 2006. Bà đã bị Tòa án quận Hòa Bình kết án vào ngày 14 tháng 5 năm 2007.
7) Bà Lý Diễm Thu chết sau 14 ngày ngồi tù
Bà Lý Diễm Thu, một nhân viên về hưu tại khách sạn Lăng Tây ở thành phố Cẩm Châu, bị bắt vào ngày 14 tháng 12 năm 2018 vì phân phát lịch có thông tin về Pháp Luân Công. Công an tịch thu máy tính, sách Pháp Luân Công và các đồ dùng cá nhân khác của bà. Bà bị giam giữ tại trại tạm giam Nữ thành phố Cẩm Châu.
Phiên tòa xét xử bà được tổ chức vào sáng ngày 21 tháng 1 năm 2019, tại trại tạm giam với một thẩm phán của Tòa án quận Thái Hòa. Vào thời điểm đó, bà Lý rất yếu và không thể nói rõ ràng vì những tra tấn mà bà phải chịu đựng trong trại tạm giam. Bà bị kết án 5 năm tù.
Bà bị chuyển đến Nhà tù Nữ tỉnh Liêu Ninh vào ngày 19 tháng 2 năm 2019. 14 ngày sau, ngày 4 tháng 3, bà qua đời do bị tra tấn ở tuổi 52.
Một số trường hợp tử vong sau khi được thả
Tổng cộng có 43 học viên đã qua đời do bị tra tấn hoặc bị bức hại trong nhà tù sau khi được tại ngoại hoặc mãn hạn tù, trong đó, 9 học viên chết từ năm 2001 đến năm 2009, 17 học viên đã chết từ năm 2010 đến năm 2019, 16 học viên đã chết từ năm 2020 đến năm 2023, một trường hợp không rõ thời gian.
Trong những học viên này, 6 người đã chết trong vòng 10 ngày sau khi được thả, 8 người trong vòng một năm, 16 người từ 1-3 năm, và 9 người đã chết từ 3-16 năm sau khi ra tù.
Các học viên qua đời ở độ tuổi từ 20 đến 80; trong đó có 1 người 28 tuổi, 7 người tầm 40, 12 người tầm tuổi 50, 17 người ở tuổi 60, 4 người ở tuổi 70, người cao tuổi nhất là 80 tuổi. Một học viên không rõ tuổi.
Sau đây là thông tin tóm lược về một số trường hợp điển hình những học viên bị tử vong sau khi được thả. Hầu hết họ đều bị chấn thương nặng trên thân do bị tra tấn trong nhà tù. Một số người tiếp tục bị chính quyền thường xuyên sách nhiễu và bức hại tài chính sau khi được thả, cuối cùng khiến họ mất đi mạng sống.
1) Bị liệt, khắp người lở loét khi được thả, và chết 10 ngày sau đó
Quản lý một bệnh viện nhà tù đã tiêm cho cô Tôn Hồng Diễm các loại thuốc không rõ chủng loại, khiến cô bị liệt và loét da. Cô qua đời trong đau đớn tột cùng 10 ngày sau khi được thả.
Cô Tôn, ở huyện Liêu Trung, thành phố Thẩm Dương, bị bắt vào tháng 7 năm 2000 và bị giam giữ tại trại tạm giam Long Sơn trước khi bị chuyển đến Bệnh viện Nhà tù Đại Bắc vào tháng 2 năm 2001. Trong bệnh viện, cô bị tiêm thuốc không rõ chủng loại và bị biệt giam dưới tầng hầm.
Gia đình cô đã đến thăm cô trong bệnh viện một vài lần. Lúc đó, cô không ngồi dậy được nữa, và được một người khác đưa đến phòng thăm thân. Cô bị mất tự chủ đại tiểu tiện. Trong hai tuần, cô bị liệt từ thắt lưng trở xuống.
Chỉ trong vòng một tháng sau khi cô vào tù, ban quản lý nhà tù đã yêu cầu gia đình cô Tôn đến đón cô vào tháng 3 năm 2001. Vào thời điểm đó, cô hầu như không còn sống và cơ thể bị lở loét. Cô qua đời trong vòng hai tuần sau khi về nhà.
2) Bị đổ nước sôi và bị đánh đập trong tư thế bị treo lên
Bà Vu Lực, một nhân viên về hưu của Cục Các vấn đề Cảng ở thành phố Đại Liên, bị bắt vào năm 2001. Bà đã trải qua sự tra tấn khủng khiếp trong Nhà tù Nữ tỉnh Liêu Ninh và qua đời vào tháng 9 năm 2005.
Tháng 10 năm 2000, bà đến Bắc Kinh để thỉnh nguyện cho Pháp Luân Công. Sau khi trở về Đại Liên, có người đã tố giác bà với Sở Cảnh sát Đại Liên, sau đó bà thấy thông tin trên mạng rằng cảnh sát đang truy nã bà.
Tháng 5 năm 2001, bà Vu đến thăm mẹ ốm ở thành phố Đại Liên, rồi bị công an bắt giữ bà và đưa đến trại tạm giam Đại Liên. Vài tháng sau, bà bị kết án và bị đưa vào Nhà tù Nữ tỉnh Liêu Ninh.
Để buộc bà từ bỏ Pháp Luân Công, lính canh đã đánh bà bằng gậy thép phủ cao su, cách tra tấn này không để lại vết thương bên ngoài nhưng có thể gây thương tích nghiêm trọng bên trong.
Lính canh còng tay bà và đánh bà tàn bạo bằng roi thép khiến bà bị hôn mê. Để xem bà có còn sống hay không, họ đã đưa bà xuống và đổ nước sôi lên người bà, làm bỏng nghiêm trọng phần ngực và lưng của bà.
Bà được thả vì lý do sức khỏe vào tháng 10 năm 2003, khi lính canh thấy bà sắp chết và không muốn chịu trách nhiệm. Sau khi về nhà, bà ho ra máu nhiều lần. Cuối tháng 9 năm 2005, bà thổ ra một lượng lớn máu và chết ba ngày sau đó.
3)Được thả trong tình trạng mất ý thức, cơ thể suy nhược, bụng trướng, chân sưng phù
Sau gần bốn năm bị tra tấn tàn bạo tại Nhà tù Nữ tỉnh Liêu Ninh, bà Vương Tú Hạ ở thành phố Thẩm Dương đã qua đời vào ngày 24 tháng 1 năm 2006 ở tuổi 41.
Bà bị bắt vào ngày 6 tháng 2 năm 2002 và nhà bà bị lục soát. Sau khi bị kết án bốn năm tù, bà bị chuyển đến Nhà tù Nữ tỉnh Liêu Ninh. Trong khi bị giam giữ, bà bị đánh đập, bị bắt nằm ngủ trên sàn xi măng, ngâm trong nước lạnh và lao động khổ sai quá giờ.
Nhà tù thả bà về với gia đình vào tháng 10 năm 2005 trong tình trạng suy nhược, bụng trướng, chân phù, không đi lại hay ngồi được, toàn bộ răng cửa của bà bị rụng, ngực chi chít những lỗ thủng do kim đâm. Tại Bệnh viện số 10 thành phố Thẩm Dương, bà được chẩn đoán mắc bệnh lao ở cả hai phổi, viêm màng phổi, suy tim và thiếu máu. Bà qua đời không lâu sau đó.
4) Thực quản bị cắt hở, chết 10 ngày sau khi được thả
Bà Lưu Lệ Hoa ở thành phố Trang Hà bị bắt vào ngày 27 tháng 7 năm 2001 và bị kết án bảy năm tù. Bà bị chuyển đến Nhà tù Nữ tỉnh Liêu Ninh. Lính canh đã cắt thực quản của bà để bức thực bà. Khi bà sắp chết, lính canh đã trả bà về với gia đình, nhưng vẫn theo dõi bà tại nhà cũng như gia đình bà cho đến khi bà qua đời và thi thể bà được hỏa táng.
Bên trong Nhà tù Nữ tỉnh Liêu Ninh, bà Lưu phải lao động nặng nhọc hàng ngày. Bà thường phải làm việc tới 1 giờ sáng hoặc 4 giờ sáng ngày hôm sau, thậm chí qua đêm. Bà đã tuyệt thực để phản đối cuộc bức hại. Lính gác Wang Jian đưa bà vào phòng biệt giam và bức thực bà.
Sức khỏe của bà nhanh chóng xấu đi, và quản lý nhà tù đã thông báo cho gia đình bà vào ngày 17 tháng 1 năm 2006, yêu cầu họ trả tiền để bà được bảo lãnh tại ngoại để điều trị y tế. Tuy nhiên, họ không cho gia đình đưa bà về nhà ở thành phố Trang Hà. Khi gia đình bà nhìn thấy bà trong nhà tù, thực quản của bà đã bị cắt hở. Ba lính canh đã theo dõi và giám sát bà khi bà được chuyển đến nhà của con trai bà ở thành phố Đại Liên.
Mười ngày sau, bà qua đời vào ngày 27 tháng 1 năm 2006 ở tuổi 61. Các lính canh đã không rời đi cho đến khi bà được hỏa táng.
5) Bị đánh đập đến gãy tay và bị cưỡng chế dùng thuốc không rõ chủng loại đến khi bị tâm thần
Một phụ nữ đã chết khi chỉ mới 40 tuổi sau khi bị đánh đập dã man và bị cưỡng chế dùng thuốc không rõ chủng loại. Cô bị gãy cánh tay phải, ngực bị mưng mủ và đầy chỗ sưng. Khi được thả ra khỏi nhà tù, cô đã bị suy dinh dưỡng nghiêm trọng, tinh thần không tỉnh táo.
Cô Dương Xuân Linh ở thành phố Đại Liên và các học viên Pháp Luân Công khác đã chèn sóng mạng lưới truyền hình cáp của thành phố Liêu Dương vào ngày 5 tháng 9 năm 2005 và phát một đoạn video dài 90 phút giảng chân tướng về cuộc bức hại. Sau đó, cô bị bắt vào tháng 4 năm 2006 và bị kết án bảy năm tù. Cảnh sát đã làm gãy tay cô trong quá trình bắt giữ.
Vợ chồng cô Dương Xuân Linh và anh Dương Bá Lương khi kết hôn
Tại Nhà tù Nữ tỉnh Liêu Ninh, một đội trưởng lính canh đã xúi giục các tù nhân đánh cô Dương. Bốn tù nhân đã đánh đập cô đến bất tỉnh. Họ đánh đập, đá và cấu vào ngực cô. Cô bị đánh đập đến nỗi chân không cử động được và bị gãy cánh tay phải một lần nữa. Khi cô được thả ra, chỗ gãy tay vẫn nhìn thấy rõ xương bị chệch.
Cô bị suy dinh dưỡng, thiếu máu nghiêm trọng (lượng tiểu cầu giảm xuống mức nguy hiểm), thiếu kẽm và thiếu kali. Cuối cùng, cô phải ngồi xe lăn và cần sự giúp đỡ để đi lại. Ngực của cô bị mưng mủ và rỉ máu do bị các tù nhân đánh đập, cấu véo. Trước khi hết hạn tù, cô được phát hiện có ba cục u ở ngực phải.
Sau khi về nhà, cô bị rối loạn tâm thần và thường xuyên sợ hãi. Cô mất một tuần không ăn hay ngủ được, và thường chạy ra ngoài vào nửa đêm, nói rằng có người đang tìm cách đầu độc hoặc thu hoạch nội tạng của cô.
Sức khỏe của cô sa sút dần. Cô qua đời vào ngày 2 tháng 4 năm 2014 khi chỉ mới 40 tuổi.
Chồng của cô, anh Dương Bản Lượng, cũng là một học viên và bị bắt cùng thời gian với cô, đã bị kết án 11 năm tù. Mẹ chồng cô, bà Tào Ngọc Trân, đã bị bắt khi đến thăm vợ chồng cô Dương. Bà bị giam giữ tại trại tạm giam Liêu Dương và bị kết án 9 năm tù.
6) Lưng và chân bị gãy và mất thị lực trong khi bị tra tấn
Bà Tôn Kính Mỹ ở thành phố Đại Liên đã bị bắt ba lần sau khi cuộc bức hại bắt đầu và bị cầm tù 7 năm. Sức khỏe của bà xấu đi sau vô số lần bị tra tấn mà bà phải chịu đựng trong thời gian bị giam giữ. Bà qua đời vào ngày 16 tháng 4 năm 2017 ở tuổi 61.
Bà Tôn Kính Mỹ đến từ thành phố Đại Liên, tỉnh Liêu Ninh
Cảnh sát Phòng Chứng khoán Quốc gia Thành phố Đại Liên đã bắt bà Tôn và chồng bà, ông Chu Bản Phú, cũng là một học viên, vào ngày 19 tháng 1 năm 2006. Cả hai đều bị kết án bảy năm tù. Tại Nhà tù Nữ tỉnh Liêu Ninh, bà Tôn bị lột trần truồng và đánh đập. Sau đó, bà bị biệt giam trong 42 ngày.
Có thời điểm bà bị cấm ngủ trong 14 ngày. Bà thường bị đánh đến bất tỉnh vì ngủ thiếp đi với hình thức tra tấn này. Lính canh ép bà đứng hoặc ngồi xổm trong thời gian dài, và còn đá bà khi bà ngồi xổm. Chân bà bị sưng ụ. Lính canh xúi giục các tù nhân đánh đập bà; Họ đánh gãy chân bà, và bà không thể đi lại trong ba tháng. Một ngày mùa đông, các tù nhân lột quần áo và dội nước lạnh lên người bà, khiến bà bị sốc nhiệt.
Mùa hè năm 2006, cai tù đã ra lệnh cho một số tù nhân thay phiên nhau đánh đập bà Tôn. Các tù nhân đã đánh đập bà bằng ghế gỗ cho đến khi bà ngã gục trên sàn nhà, nhưng họ vẫn đánh bà tiếp vì cho rằng bà đang giả vờ, khiến bà Tôn bị gãy lưng, què chân và vĩnh viễn mất một phần thị lực. Ngoài bị tra tấn, bà Tôn còn bị cưỡng bức lao động khổ sai từ 6 giờ sáng đến 9 giờ tối.
Bà được thả vào tháng 1 năm 2013. Tổn thương vĩnh viễn về thể chất mà bà phải chịu trong tù và áp lực tinh thần liên tục giày vò bà Tôn. Bà ăn uống khó khăn, hay bị trào ngược, thể chất ngày càng xấu đi cho đến khi bà qua đời.
7) Bị tra tấn hàng chục lần trong mười năm
Vào thời điểm bà Vương Tố Mai được thả vào ngày 21 tháng 7 năm 2018 sau 10 năm thụ án tù vì tu luyện Pháp Luân Công, tóc bà đã bạc, bốn chiếc răng rụng và bảy chiếc răng khác bị lung lay, và thị lực của bà đã trở nên kém đi.
Bất chấp tình trạng của bà, cảnh sát vẫn tiếp tục quay lại sách nhiễu bà và ra lệnh cho bà viết cam kết từ bỏ Pháp Luân Công. Sau gần ba năm vật lộn với sức khỏe kém, người phụ nữ thành phố Thẩm Dương đã qua đời ở tuổi 59 vào ngày 12 tháng 3 năm 2021, một ngày sau khi con trai đưa bà trở về nhà.
Những hình thức tra tấn mà bà phải chịu đựng trong Nhà tù Nữ tỉnh Liêu Ninh bao gồm: bị bỏ đói, đứng trong thời gian dài, đánh đập, trói ở những tư thế phi tự nhiên trong thời gian dài, cấm ngủ, lạnh cóng, bức thực, biệt giam, còng tay và cùm chân đồng thời, nhúng nước, giẫm vào lưng, lao động nặng hơn 12 giờ, không được phép sử dụng nhà vệ sinh, tắm rửa, mua nhu yếu phẩm, và cấm thăm thân. Cân nặng của bà từng giảm xuống còn 35-40kg.
Một cựu giáo viên tiếng Anh đã qua đời ở tuổi 53, vào ngày 11 tháng 12 năm 2019, sau nhiều năm bị bức hại vì tu luyện Pháp Luân Công.
Bà Lý Phụng Mỹ dạy tiếng Anh tại một trường trung học ở thị trấn Hùng Nhạc, thành phố Doanh Khẩu. Vì từ chối từ bỏ đức tin, mà bà bị đuổi việc. Sau một lần bị bắt vào tháng 7 năm 2002, khi đang mang thai hai tháng, bà bị đưa vào bệnh viện để phá thai cho dù kháng cự mạnh mẽ. Bà đã trốn thoát khỏi bệnh viện trước khi làm thủ thuật, sau đó đứa con của bà đã chết trong bụng do điều kiện sống khắc nghiệt trong thời gian chạy trốn.
Sau khi bị bắt vào tháng 8 năm 2003, bà bị giam giữ tại trại tạm giam Bát Ngư Khuyên và bị tra tấn đến gần chết. Một bác sỹ đã hai lần bỏ thuốc gây tổn thương thần kinh vào thức ăn của bà, khiến bà bị mất trí nhớ và rụng tóc, khó thở, không đi lại được và mất tự chủ đại tiểu tiện. Bà cũng bị mất nhiều giác quan khác, không biết mình lạnh hay ấm, đói hay no.
Thấy bà vẫn chưa mất hết trí nhớ, bác sỹ đã tiêm cho bà một loại thuốc không rõ chủng loại vào đêm trước khi bà được dự kiến chuyển đến Nhà tù Nữ tỉnh Liêu Ninh để thụ án bốn năm.
Ban quản lý nhà tù từ chối nhận bà Lý vì tình trạng sức khỏe của bà. Lính canh tại trại tạm giam đã thông đồng với quản lý nhà tù và đưa bà vào nhà tù vào tháng 9 năm 2004.
Sau khi bà Lý được ra tù và về nhà vào tháng 8 năm 2007, ông chủ của bà đã từ chối nhận bà làm việc trở lại và không trả cho bà bất kỳ khoản bồi thường nào. Bà Lý phải dựa vào sự giúp đỡ của người thân và kiếm tiền từ việc dạy kèm.
Sau nhiều năm sống trong đau đớn tột cùng vì cuộc bức hại, bà Lý đã qua đời vào cuối năm 2019.
Các bài viết liên quan
Nữ học viên Đại Pháp Lưu Lệ Vân bị tra tấn đến chết và hỏa táng bất hợp pháp trong Nhà tù Nữ tỉnh Liêu Ninh
Bổ sung thông tin về việc bà Lưu Lệ Vân bị tra tấn đến chết tại Nhà tù nữ Liêu Ninh năm 2002
Học viên Pháp Luân Công, bà Tôn Vũ Hoa bị đánh đến chết tại Nhà tù Nữ tỉnh Liêu Ninh
Cái chết bi thảm của học viên Pháp Luân Đại Pháp Tôn Vũ Hoa
Học viên Đại Pháp, bà Chu Thanh Vũ đến từ thành phố Thẩm Dương, tỉnh Liêu Ninh bị tra tấn đến chết
Bà Lý Lăng bị tra tấn đến chết tại Nhà tù Nữ tỉnh Liêu Ninh
Bà Vương Thục Hạ bị tra tấn đến chết trong khi ở tại sở điều tra tỉnh Liêu Ninh
Thông tin bổ sung về cái chết của bà Vương Thục Hạ ở tỉnh Liêu Ninh (ảnh)
Thêm thông tin về bà Sử Nghênh Xuân – bị đánh đến chết tại Nhà tù Nữ tỉnh Liêu Ninh (ảnh)
Bà Đinh Chấn Phương, 62 tuổi, bị chết sau ba năm bị tra tấn dã man trong nhà tù nữ Liêu Ninh (ảnh)
Bà Vương Xuân Hương bị tra tấn đến chết tại Nhà tù Nữ tỉnh Liêu Ninh (Ảnh)
Bà Lưu Lộ Hương chết trong tù mà không có lời giải thích hợp lý (Ảnh)
Bà Từ Xuân Hạ qua đời, gia đình bà bị đe dọa phải giữ im lặng
Người phụ nữ trong tình trạng nguy kịch sau khi được đưa đến bệnh viện từ nhà tù
Cha không được vào thăm con gái đang trong tình trạng nguy kịch trong tù
Học viên Pháp Luân Công qua đời vì bị từ chối điều trị y tế, nhà tù cưỡng chế hỏa táng thi thể
Hiệu trưởng đã nghỉ hưu của một trường tiểu học bị bức hại đến chết trong tù vì tu luyện Pháp Luân Công
Bà Trọng Thục Quyên đến từ Đại Liên, tỉnh Liêu Ninh bị kết án tại trại lao động cưỡng bức lần thứ ba
Một học viên Đại Pháp khác, Tôn Hoành Diễm, bị tra tấn đến chết
Giữ vững sự thật – tưởng nhớ đến học viên Phòng Thành – Ô Phụng Hoa
Cô giáo Lý Quảng Trân ở huyện Kiến Bình, tỉnh Liêu Ninh bị tra tấn đến chết và chồng cô đang trên bờ vực của cái chết
Bà Ngọc Lý qua đời vào tháng Chín sau khi bị tra tấn tại nhà tù Đại Bắc
Cô Vương Tú Hà Bị Nhà tù Nữ tỉnh Liêu Ninh khủng bố đến chết
Ba học viên Pháp Luân Công từ các tỉnh Liêu Ninh, Hắc Long Giang và Sơn Đông đã chết vì cuộc bức hại
Bị tra tấn đến chết tại Trại Lao động Mã Tam Gia: Học viên Đại Pháp, bà Trương Quế Chi ở tỉnh Liêu Ninh
Bà Trương Phượng Trấn bị liệt do bị đánh đập tại nhà tù nữ Liêu Ninh – qua đời sau năm năm
Cuộc bức hại bà Vương Kiệt và bà Cái Shaojie (thành phố Thẩm Dương, tỉnh Liêu Ninh)
Bà Ngô Thụ Diễm qua đời sau cuộc bức hại tại Nhà tù nữ Liêu Ninh
Bà Dương Xuân Linh qua đời do bị tra tấn và ngược đãi vì đã chèn sóng mạng lưới truyền hình để phát sóng chân tướng Pháp Luân Công
Bà Vương Mẫn đến từ thành phố Wafangdian, tỉnh Liêu Ninh bị kết án lao động cưỡng bức
Người phụ nữ chết sau tám năm bị giam cầm và tra tấn vì từ chối từ bỏ đức tin của mình
Một phụ nữ ở Liêu Ninh đã qua đời sau 87 ngày được tại ngoại để trị bệnh
Người phụ nữ ra tù ở trạng thái thực vật chết năm tháng sau đó
Bị bị cưỡng chế dùng thuốc không rõ chủng loại khi bị giam giữ, người phụ nữ Liêu Ninh qua đời 5 năm sau khi ra tù (Ảnh minh họa)
Người phụ nữ ba lần bị cầm tù chết 7 tháng sau khi được tại ngoại vì lý do y tế
Người phụ nữ 67 tuổi chết chưa đầy hai tuần sau khi được tại ngoại vì lý do y tế
Tỉnh Liêu Ninh: Hai người phụ nữ qua đời sau khi bị cầm tù vì kiện cựu lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc
Một phụ nữ Liêu Ninh hàm oan qua đời sau 5,5 tháng ra tù
Người phụ nữ Liêu Ninh đã qua đời 3 năm sau khi đã phải chịu đựng 10 năm tù và tra tấn liên tục
Tin muộn: Chủ tiệm bánh qua đời sau hai án tù
Một phụ nữ Liêu Ninh qua đời sau 16 năm rối loạn tâm thần do bị cưỡng chế tiêm thuốc trong tù
Người phụ nữ Liêu Ninh bị bỏ tù vì kiện cựu độc tài Trung Quốc vì bị cầm tù trong quá khứ
Người phụ nữ bị cầm tù được thả ra trong tình trạng thực vật, chết một năm rưỡi sau đó
Cựu giáo viên trung học cơ sở qua đời sau ba lần ngồi tù vì đức tin
Tin muộn: Người phụ nữ Liêu Ninh bị cầm tù ba năm vì kiên định đức tin, đã qua đời sau một năm ra tù
Người phụ nữ Liêu Ninh qua đời sau 4 tháng mãn hạn bản án 9 năm tù và thời gian dài bị tra tấn
Tin muộn: Người phụ nữ Liêu Ninh quan đời sau khi thụ án tù lần hai và lương hưu bị đình chỉ vì kiên định đức tin
Người phụ nữ lớn tuổi ở Thẩm Dương bị bắt, bị xét xử vì nói sự thật
Những tội ác ở Trại tạm giam Thành phố Phủ Thuận
Tỉnh Liêu Ninh: Một cụ bà qua đời sau khi bị cầm tù oan sai và treo lương hưu
Người cựu y tá bị bắt giữ chỉ một tháng sau cái chết của chồng bà, và cuối cùng bà cũng qua đời một cách oan uổng vì cuộc bức hại
Bà Quách Thanh qua đời sau nhiều thập kỷ bị bức hại vì đức tin của mình
Một học viên ở Thẩm Dương kiện cựu độc tài Trung Quốc vì bị giam cầm, tra tấn gần 9 năm
Một người phụ nữ 70 tuổi đã qua đời sau 2 thập kỷ bị bức hại
Bà Vương Huệ Dân bị tra tấn trong Nhà tù Nữ tỉnh Liêu Ninh
Mất đi cả bố mẹ và đứa con còn chưa chào đời, giáo viên tiếng Anh đã qua đời sau nhiều năm bị bức hại vì đức tin của mình
Liêu Ninh: Một người phụ nữ qua đời trong hoàn cảnh vô gia cư để tránh bị sách nhiễu liên tục
Người phụ nữ Liêu Ninh qua đời vài ngày sau khi được tại ngoại vì lý do y tế
Bản quyền © 2023 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2023/12/3/468900.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2024/1/1/213940.html
Đăng ngày 26-01-2024; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.