[MINH HUỆ 23-10-2018] Trại tạm giam Thành phố Phủ Thuận nằm ở quận Vọng Hoa thuộc địa khu Nam Câu ở thành phố Phủ Thuận, tỉnh Liêu Ninh, còn được gọi là trại tạm giam Nam Câu. Sau này, nó được tách thành trại tạm giam Thành phố Phủ Thuận Số 1 và trại tạm giam Thành phố Phủ Thuận Số 2

Toàn bộ học viên Pháp Luân Công bị bắt ở thành phố Phủ Thuận và các học viên bị công an Phủ Thuận bắt giữ trước hết bị giam tại trại tạm giam này, sau đó họ được chuyển đến trại lao động cưỡng bức, nhà tù, hay các cơ sở khác.

Lính canh ở trại tạm giam thành phố Phủ Thuận tra tấn tinh thần và thể xác các học viên Pháp Luân Công nhằm ép họ từ bỏ niềm tin của mình. Dưới đây là chín học viên Pháp Luân Công bị tra tấn đến chết trong lúc giam cầm tại trại tạm giam Thành phố Phủ Thuận – đơn vị phải chịu trách nhiệm về vụ việc này.

1. Bà Trần Tố Lan – bị đánh đến chết

Bà Trần Tố Lan, 53 tuổi, ở thành phố Phủ Thuận, bị bắt khi đang đến Bắc Kinh để kháng nghị cho Pháp Luân Công vào ngày 1 tháng 12 năm 2001. Bà bị giam tại trại tạm giam Thành phố Phủ Thuận và bị đánh đến chết chỉ trong vài ngày.

2. Kỹ sư cao cấp Cao Công Ngụy – bị tra tấn đến chết

Ông Cao Công Ngụy, 62 tuổi, là kỹ sư cao cấp ở Học viện kỹ thuật cấp cao, bị bắt vào tháng 6 năm 2002 và giam tại trại tạm giam Thành phố Phủ Thuận Số 2. Lính canh đã áp dụng một phương thức tra tấn đặc biệt cho ông Cao, khiến ông qua đời vào ngày 5 tháng 11 năm 2002.

3492964f176feecd995f80ee6ddf6543.jpg

Ông Cao Công Nguỵ

Sau lần đầu bị tra tấn, các vết thương của ông bị nhiễm trùng và sau đó biến chứng thành các nốt ghẻ. Tuy nhiên, lính canh không cho ai rửa vết thương cho ông. Khi máu mủ dính đầy áo ông Cao, họ mới ra lệnh cho các tù nhân hình sự lột bỏ quần áo của ông, khiến da ông bị rách, máu chảy ròng ròng xuống hai chân ông Cao. Mỗi lần lính canh ra lệnh, mọi người đều có thể nghe thấy tiếng kêu thét của ông Cao ở ngoài hành lang. Lính canh và các tù nhân đứng cười khi họ nhìn ông Cao kêu thét trong đau đớn. Họ liên tục lặp lại việc này khi máu và mủ trong người ông Cao chảy ướt áo ông một lần nữa. Lính canh gọi phương pháp tra tấn này là “mặc đồ tang”.

3. Ông Hoàng Khắc – qua đời trong lúc bị bức thực

Ông Hoàng Khắc, làm việc tại Phòng thí nghiệm Số 10 của Học viện Nghiên cứu Kỹ thuật Hoá học Dầu khí Phủ Thuận, bị bắt vào tháng 3 năm 2003 và giam tại trại tạm giam Phủ Thuận Số 1. Ông bị bức thực khi tuyệt thực để phản đối việc giam cầm phi pháp. Ông phản kháng và được trả tự do sau đó 10 ngày.

3e87db3fd5c3ccf7ba78882fb297925e.jpg

Ông Hoàng Khắc

Ông Hoàng bị bắt lại vào cuối tháng 6 năm 2003 và họ đưa ông về lại trại tạm giam Phủ Thuận Số 1. Ngày 3 tháng 7 năm 2003, ông qua đời trong lúc bị bức thực tàn bạo. Khi đó ông mới 31 tuổi. Trước đó, ông Hoàng sống được là nhờ con trai và cha mẹ già của ông.

Vợ ông Hoàng là bà Chung Vân Tú cũng là học viên Pháp Luân Công, bị tra tấn đến chết vào tháng 10 năm 1999, sau khi tới Bắc Kinh để thỉnh nguyện công lý cho Pháp Luân Công.

4. Bà Vương Tú Hà – bị tra tấn đến chết ở tuổi 42

Bà Vương Tú Hà bị bắt vào ngày 29 tháng 5 năm 2003, bà bị giam tại trại tạm giam Thành phố Phủ Thuận Số 2.

9088318c3e21fcf513830c86560ee269.jpg

Bà Vương Tú Hà

Bà Vương đã tuyệt thực để phản đối nhưng họ đã bức thực bà nhiều lần. Lính canh còng tay và cùm chân bà bằng chiếc cùm nặng 24 kg. Bà còn bị trói vào ghế sắt để tra tấn trong nhiều ngày. Bà phải ngồi yên một tư thế trong suốt thời gian đó. Tuy nhiên, bà vẫn không chịu từ bỏ niềm tin và hét lên: “Pháp Luân Đại Pháp hảo! Chân – Thiện – Nhẫn hảo!” Lính canh đã dùng giẻ bẩn để bịt miệng bà, đôi khi họ còn dùng băng dính để dán miệng bà lại. Họ còn đánh đập và lăng mạ bà, dùng tăm xỉa răng để đâm vào tay chân của bà.

Một học viên khác, Cổ Nãi Chi, đã yêu cầu đội phó Vu Quý Đức cởi trói cho bà Vương khỏi ghế sắt, nhưng đội phó Vu từ chối. Để bày tỏ sự ủng hộ với bà Vương và để phản đối việc tra tấn các học viên Pháp Luân Công, nhiều học viên bị giam ở khu số 2 cũng bắt đầu tuyệt thực.

Hai ngày sau, đội phó Vu đã tập hợp nhiều con nghiện và các tù nhân hình sự ở khu tạm giam, cho họ thuốc lá và ra lệnh cho họ đánh đập những học viên tuyệt thực.

Hơn chục người trong nhóm họ bắt đầu đánh bà Vương, trưởng phòng 102 là Vương Mẫn đã giẫm lên ngực bà Vương ba lần đến khi máu trào ra miệng bà. Một tù nhân khác là Trương Bảo Hoa nhớ lại: “Khi tôi thấy bà ấy sắp chết, tôi vội vã bỏ đi cùng với những người khác ở phòng tôi.” Nhiều ngày sau đó bà Vương rơi vào trạng thái hôn mê nhưng các tù nhân vẫn tiếp tục dùng đầu thuốc lá châm vào người và giật tóc và lông nách của bà. Bộ phận sinh dục của bà cũng bị sưng đến mức không đi tiểu được. Bà Vương qua đời ở trại tạm giam ở tuổi 42 vào ngày 15 tháng 6.

5. Bà Trương Thủ Tuệ – bị đập đầu vào tường đến khi bất tỉnh

Bà Trương Thủ Tuệ, bị công an bắt nhiều lần. Bà bị bắt lại vào ngày 29 tháng 5 năm 2003.

Công an trùm đầu bà bằng một túi đen rồi kéo bà vào phòng tối. Họ trói bà vào ghế sắt. Hai lính canh giật tóc, tát vào mặt, rồi đánh vào ngực bà. Khi họ thấm mệt, họ dùng bóng đèn sợi đốt có điện áp cao để làm bỏng bà Trương. Sau đó, họ chuyển bà tới trại tạm giam Phủ Thuận.

bab7dfc04942427654d833233fe1f09d.jpg

Miêu tả lại tra tấn: Dội nước lạnh

Lần đầu bị chuyển tới trại tạm giam, lính canh đã xúi giục tù nhân hình sự kéo bà Trương vào phòng vệ sinh, lột quần áo của bà rồi dội nước lạnh lên người bà, khiến người bà run lên vì lạnh cóng. Sau đó, họ véo vào đùi và hai tay của bà đến khi chảy máu. Do đó, bà Trương thường bị co giật, tim đập mạnh và đau ngực. Tuy nhiên, thay vì đưa bà tới bệnh viện, lính canh lại cho rằng bà giả vờ nên đã kéo bà ra ngoài rồi đánh và trói bà vào một cái ghế sắt.

29d301f7864f7dc556aac6342a42750a.jpg

Miêu tả lại tra tấn: Đánh đập và đập đầu vào tường

Một hôm, một tù nhân giẫm lên người bà Trương và lôi bà vào góc phòng. Lưu Vân túm tóc bà và đập đầu bà vào tường. Bà Trương bị bất tỉnh.

6. Ông Tống Văn Lương – bị xát muối vào vết thương

Ông Tống Văn Lương bị bắt vào tháng 10 năm 2002 và bị giam tại trại tạm giam Thành phố Phủ Thuận Số 2. Môi trường tối tăm, ẩm thấp ở trại khiến bệnh ghẻ lây lan nhanh chóng trong các tù nhân, ông Tống cũng sớm trở thành nạn nhân. Lính canh yêu cầu các tù nhân hình sự “xử lý” bệnh ghẻ của ông Tống, vì thế họ đã dùng giày để đánh vào những chỗ bị ghẻ trên người ông Tống, rồi xát muối vào những vết thương đó.

21c297fc85ad7db0f417f697ee317522.jpg

Miêu tả lại tra tấn: Dùng giầy để đánh

Lính canh Ngô đã dùng giầy đánh vào mông của ông Tống đến khi chảy máu, rồi dội nước muối lên vết thương đó.

7. Bà Đỗ Cảnh Cần – bị tra tấn đến chết trên ghế cọp

111743b57e4d62723b1388beb065aae2.jpg

Bà Đỗ Cảnh Cần

Bà Đỗ Cảnh Cần bị tra tấn đến chết vào ngày 24 tháng 2 năm 2017. Trước đó, bà bị bắt bốn lần và bị kết án một năm lao động cưỡng bức và bốn năm tù. Ngoài ra, bà còn bị tra tấn trên ghế cọp.

Lính canh Triệu Xuâm Diễn đã xúi giục tù nhân tra tấn bà Đỗ. Họ trói hai tay bà vào ghế hổ rồi cùm chân bà. Các tù nhân đấm, đá bà. Hai người nhảy lên ngực bà Đỗ, khiến mà bị ộc máu miệng, văng lên bức tường đối diện và bà bất tỉnh ngay lập tức.

9d42b30b373aabe3015290d485717a9e.jpgMiêu tả lại tra tấn: Ghế hổ

Ghế cọp được đặt ở hành lang nơi không có lò sưởi và nhiệt độ thường dưới mức đóng băng. Lính canh cũng không cho bà Đỗ dùng nhà vệ sinh, khiến bà phải tiểu trong quần. Bà chỉ được thả khỏi ghế hổ khi bà đã cận kề chết. Lúc này, người bà thâm tím, mặt và môi của bà sưng tấy, mồm và mũi của bà chảy máu, hai mắt sưng tấy và hai răng của bà cũng bị rụng ra.

8. Bà Điền Thải Anh – bị tra tấn đến nguy kịch, qua đời ở tuổi 59

Bà Điền Thải Anh bị bắt ở nhà ngày 22 tháng 4 năm 2016 và bị giam tại trại tạm giam Thành phố Phủ Thuận.

ccebc58c6495abffe0ff249e5b34b580.jpg

Bà Điền Thải Anh

Bà Điền bị bắt đứng trong thời gian kéo dài và bị cấm ngủ. Một số tù nhân còn đánh bà. Bà Điền bị giam hơn bảy tháng thì có triệu chứng suy gan và thận bị phù nề, bà cũng bị chẩn đoán mắc bệnh máu trắng. Tuy vậy, bà vẫn bị kết án bảy năm rưỡi, trong đó có một năm bảo lãnh tại ngoại. Bà qua đời ở tuổi 59 vào ngày 2 tháng 8 năm 2017, trong thời gian được tại ngoại.

9. Bà Kim Thuận Nữ – bị tra tấn đến chết ở tuổi 66

Bà Kim Thuận Nữ, một người Trung Quốc gốc Hàn ở thành phố Phủ Thuận, đã bị bắt năm lần. Trong tháng 10 năm 2002, bà bị kết án phi pháp 13 năm tù và bị giam tại Nhà tù Nữ Tỉnh Liêu Ninh. Lính canh ở đây còn dùng dùi cui điện và các phương thức khác để tra tấn bà. Bà Kim được trả tự do vào ngày 5 tháng 4 năm 2015, sau 13 năm giam cầm.

edb53881d464851eb8d5937dd7648a18.jpg

Bà Kim Thuận Nữ

Bà Kim bị bắt lại vào ngày 19 tháng 9 năm 2018, và giam tại trại tạm giam Phủ Thuận. Ngày 6 tháng 10, gia đình bà nhận được cuộc gọi từ trại tạm giam, thông báo bà Kim phải nhập viện. Khi gia đình bà tới bệnh viện, bà đã rơi vào tình trạng hôn mê. Chính quyền trại tạm giam đã ép gia đình bà ký tên, đẩy trách nhiệm của trại về vụ việc của bà Kim. Họ còn đe dọa nếu gia đình bà không ký, họ sẽ khiến bà Kim phải chịu án nặng. Do đó, con gái và chồng bà đành phải ký vào biên bản. Họ đã ở lại bệnh viện với bà Kim trong bốn ngày nhưng bà không tỉnh lại và qua đời vào ngày 10 tháng 10, ở tuổi 66.

9ce8939a389888d65f4412f3a9bbf25b.jpg

trại tạm giam thành phố Phủ Thuận

trại tạm giam Thành phố Phủ Thuận

  • Địa chỉ: Cổ Thành, đường Nam Câu, quận Vọng Hoa, thành phố Phủ Thuận, tỉnh Liêu Ninh 113001
  • Phòng tiếp dân: +86-11-24-66530504
  • Tạ Luân: Trưởng trại tạm giam: +86-13842345110 (di động)

trại tạm giam thành phố Phủ Thuận só 1

  • Chu Chí Quốc, trưởng trại, +86-13941327000 (di động), và +86-15504931789 (di động)
  • Trương Kính Hội, bí thư: +86-13898349689 (di động)
  • Tài Mão, phó trại: +86-13604133036 (di động), and +86-15504931756 (di động)
  • Khúc Nghị, +86-11-24-52330910

trại tạm giam Thành phố Phủ Thuận Số 2

  • Hám Khải, trưởng trại, +86-11-24-56534826
  • Trâu Thành Vũ, bí thư: +86-15504931880 (di động)
  • Trường Vĩ, phó trại: +86-15504931818 (di động)
  • Nguyên Trường Vĩ, phó trại: +86-13842368078 (di động)
  • Tang Kiến Mậu: +86-15504931810 (di động)
  • Triệu Xuân Diễm, +86-13704935075 (di động)

Nhân viên Phòng Y tế, trại tạm giam Phủ Thuận

  • Tôn Hạo, trưởng phòng: +86-13904236410 (di động)
  • Trương Thủ Lễ, bác sỹ: +86-13500439418 (di động)
  • Lễ Song Nghĩa, bác sỹ: +86-13050192513 (di động)
  • Lưu Tân, bác sỹ: +86-15504931828 (di động)
  • An Đông, bác sỹ: +86-13050149220 (di động), +86-15504931856 (di động)

Báo cáo liên quan:

Trại tạm giam Phủ Thuận giam giữ phi pháp 30 học viên Pháp Luân Công

Phơi bày chi tiết bức hại học viên Pháp Luân Công ở Trại tạm giam thành phố Phủ Thuận

Vạch trần tội ác của công an Đội số 1 Phòng công an thành phố Phủ Thuận, và tội ác bên trong ”Toà nhà màu trắng”

Sau khi bị giam ở trại lao động hai lần, bà Trương Thủ Tuệ ở thành phố Phủ Thuận, tỉnh Liêu Ninh tiếp tục bị bức hại

Ông Tống Văn Lương bị tra tấn ở tù trong sáu năm

Thêm 17 trường hợp học viên Pháp Luân Công bị bức hại đến chết trong nửa đầu năm 2017

Một nữ học viên tỉnh Liêu Ninh qua đời trong Trại tạm giam do bị tra tấn

Liêu Ninh: Sau 13 năm bị cầm tù, người phụ nữ dân tộc Triều Tiên lại bị bắt giam và bức hại đến chết


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2018/10/23/376153.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2018/11/9/173188.html

Đăng ngày 20-11-2018; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share