Bài viết của phóng viên báo Minh Huệ

[MINH HUỆ 04-01-2023] Trong năm 2022 đã ghi nhận 172 học viên Pháp Luân Công đã qua đời vì cuộc bức hại Pháp Luân Công, với 30 trường hợp qua đời (17%) trong khoảng thời gian từ năm 2007 đến 2020, 41 trường hợp (24%) trong năm 2021 và 101 trường hợp (59%) trong năm 2022.

Pháp Luân Công, còn gọi là Pháp Luân Đại Pháp, là một môn tu luyện cả tâm lẫn thân dựa trên nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn. Từ khi được giới thiệu ra công chúng vào năm 1992, vô số người đã bị thu hút bởi những nguyên lý sâu sắc và lợi ích sức khoẻ của môn tập. Lo sợ môn tập ngày càng phổ biến, chính quyền Cộng sản Trung Quốc đã phát động một chiến dịch trên toàn quốc nhằm tiêu diệt môn tập này vào tháng 7 năm 1999.

Hàng trăm ngàn học viên đã bị sách nhiễu, bắt giữ, giam cầm, bỏ tù và tra tấn. Tính đến ngày 5 tháng 1 năm 2023, Minghui.org đã ghi nhận tổng cộng 4.894 ca tử vong. Tuy nhiên, do sự kiểm duyệt thông tin nghiêm ngặt ở Trung Quốc, con số thực tế có thể còn cao rất hơn nhiều.

2bdbb63c9d76243f3349de3a3eb8f44e.jpg

Học viên Pháp Luân Công bị bức hại đến chết trong năm 2022

Hàng thứ nhất (từ trái sang phải): Hàn Tuấn Đức, Khương Quế Linh, Lý Bội Hiền, Cao Tú Lan, Trương Lệ Diễm

Hàng thứ hai (từ trái sang phải): Quý Vân Chi, Trương Quốc Vũ, Tả Tú Văn, Quý Quế Trân, Trần Lễ Thành

Hàng thứ ba (từ trái sang phải): Ngô Ái Anh, Lưu Thanh Phi, Thôi Kim Thật, Ung Phương, Dương Trí Hùng

Hàng thứ tư (từ trái sang phải): Ngô Quảng Thành, Kỷ Anh Mai, Vương Liên Song, Lưu Phong, Ngưu Lan Vân

Hàng thứ năm (từ trái sang phải): Vương Học Minh, Vương Thư Mỹ, Trương Ngọc Lan, Vương Quế Lan, Trương Tư Cầm

172 học viên đã qua đời đến từ 23 tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương. Tỉnh Liêu Ninh ghi nhận nhiều nhất với 32 trường hợp, tiếp đó là Hắc Long Giang 22; Tứ Xuyên 16; Hà Bắc ghi nhận 14, Hồ Nam 10 và Hồ Bắc 10 trường hợp. 17 khu vực còn lại có từ 1 đến 8 trường hợp. Nhiều học viên qua đời là các chuyên gia gồm công chức/viên chức nhà nước, kỹ sư, giáo sư, nhà báo, giáo viên, kế toán và giám đốc tài chính.

Trong 172 học viên qua đời, 98 người là nữ giới (57%) với độ tuổi từ 39 đến 89. Có tổng cộng 107 học viên (62%) trên 60 tuổi, gồm 51 người ngoài 70 tuổi và 19 người ngoài 80 tuổi. Một cụ bà 88 tuổi ở Hắc Long Giang qua đời sau vài tiếng bị bắt giữ. Một cụ ông 70 tuổi đã qua đời sau một ngày bị bắt giữ. Hai học viên (gồm một cụ ông 83 tuổi và một phụ nữ 64 tuổi) đã qua đời ngay sau khi bị tiêm thuốc độc trong lúc bị giam giữ.

Trong trường hợp của cư dân Liêu Ninh 74 tuổi, cảnh sát đã bắt giữ ông vào ngày 28 tháng 8 năm 2021 và tuyên bố rằng đưa ông đi tiêm vaccine COVID-19. Ngày 24 tháng 4 năm 2022, khi gia đình ông nhận được thông báo về cái chết của ông, họ vội vã tới bệnh viện và phát hiện ông vẫn còn sống. Mặc dù bác sỹ đã cố gắng cấp cứu cho ông, nhưng ông thực sự đã qua đời ngay sau đó.

Thậm chí sau khi cụ ông 81 tuổi này qua đời, nhân viên khu phố còn tới sách nhiễu và cố gắng kiểm tra nơi chôn cất thi thể để xác minh xem ông đã thực sự chết hay chưa.

Trong số 26 học viên qua đời do bị tra tấn trong khi bị giam giữ, có 17 trường hợp là tử vong ở trong tù, 8 ở trong trại tạm giam và 1 tại đồn công an. Ngoài những trường hợp bị tra tấn đến chết, một số học viên đã qua đời sau khi lâm vào tình trạng nguy kịch trong lúc bị giam giữ và bị từ chối tạm tha y tế vì không từ bỏ Pháp Luân Công. Nhưng người khác qua đời sau hàng thập kỷ bị giam giữ.

Một số học viên đã tử vong là người trung niên. Họ có thể đã có một sự nghiệp thành công và cuộc sống gia đình hạnh phúc nếu không bị cầm tù phi pháp trong thời gian dài và suy sụp tinh thần do cuộc bức hại. Trong đó có một người đàn ông qua đời sau 1 năm chấp hành bản án 19 năm tù oan sai vì chèn sóng truyền hình để phát chương trình vạch trần tuyên truyền thù hận của Đảng Cộng sản Trung Quốc đối với Pháp Luân Công và một gia sư môn toán đã không thể tỉnh lại sau khi bị kết án 2 năm tù trong lúc vẫn còn đang hôn mê.

Cuộc bức hại cũng khiến nhiều gia đình tan nát sau khi nhiều cặp vợ chồng lần lượt qua đời cũng như sự ra đi của cha mẹ hai bên và con trai của họ.

Dưới đây là một số trường hợp tử vong trong năm 2022. Danh sách đầy đủ 172 học viên qua đời có thể tải (ở đây) (bản tiếng Anh và tiếng Trung)

Qua đời sau vài giờ hoặc vài ngày bị bắt giữ

Cảnh sát giữ lại giấy chứng tử của bà lão 88 tuổi, người đã qua đời sau khi bị bắt giữ hai giờ vì đức tin của mình

Một bà lão 88 tuổi ở thành phố Cáp Nhĩ Tân, tỉnh Hắc Long Giang, đã qua đời sau hai giờ bị bắt giữ vì tu luyện Pháp Luân Công vào ngày 13 tháng 4 năm 2022. Cảnh sát đã ngăn gia đình bà sắp xếp khám nghiệm tử thi độc lập và giữ lại giấy chứng tử của bà. Thi thể của bà hiện đang giữ ở một nhà tang lễ.

c88bb3de2742cd7dbbc2b7f66f7ec9e6.jpg

Bà Thôi Kim Thật

Ngày 13 tháng 4 năm 2022, khi bà Thôi Kim Thật đang đọc một cuốn sách của Pháp Luân Công tại nhà thì nhiều cảnh sát xông vào và bắt giữ bà. Trong khi hai cảnh sát trẻ giữ bà trên ghế sofa thì những người khác lục soát nhà và lấy đi các sách Pháp Luân Công, một bức ảnh của Nhà sáng lập Pháp Luân Công và một lượng tiền mặt của bà.

Bà Thôi đã cố ngăn cảnh sát lấy đi tài sản của mình. Trong cơn tuyệt vọng, bà đã ngã xuống. Bà liên tục nói với cảnh sát: “Đừng lấy sách của tôi đi! Đừng lấy ảnh của Sư phụ tôi đi!”

Hai cảnh sát đã lôi bà từ căn hộ tầng hai xuống tầng trệt. Sau đó họ đột ngột buông tay khiến bà ngã xuống đất.

Đến 5 giờ 45 chiều cùng ngày, anh Phác Hổ (con trai thứ hai của bà Thôi) đã nhận được cuộc gọi từ cảnh sát thông báo rằng mẹ anh đang được cấp cứu hồi sức tại Bệnh viện 242. Anh vội vàng đến bệnh viện. Khi cảnh sát đang lệnh cho anh phải chi trả chi phí y tế cho mẹ anh thì bác sỹ bước ra và thông báo là bà Thôi đã chết. Anh Phác vào phòng mổ và nhìn thấy thi thể của mẹ mình với gương mặt tái xanh, cổ họng đã bị cắt mở và chỉ một bàn chân đang mang giày.

Khi anh Phác đang gọi cho gia đình để thông báo về cái chết của mẹ thì cảnh sát đã lệnh cho một nhà tang lễ mang xác bà Thôi đi. Dù gia đình đã đến trước khi xe tang rời đi, tài xế vẫn từ chối để họ đến gần thi thể của bà Thôi. Gia đình bà Thôi đi theo đến nhà tang lễ rồi bị chặn lại ở cửa và không được phép xem thi thể. Tận hai ngày sau đó là 15 tháng 4 thì gia đình mới được xem thi thể của bà Thôi với sự giám sát của cảnh sát.

Một người đàn ông ở tỉnh Hà nam đã chết sau 1 ngày bị bắt vì tu luyện Pháp Luân CôngÔng Lý Quốc Huân (70 tuổi), một giám đốc nhân sự nghỉ hưu ở thành phố Chu Khẩu, tỉnh Hà Nam, đã tử vong sau 1 ngày bị bắt vì tu luyện Pháp Luân Công.

Ông Lý bị bắt giữ tại nhà riêng vào lúc 11 giờ sáng ngày 18 tháng 7 năm 2022. Cảnh nói rằng ông và vợ ông là bà Vu Tú Anh đã bị trình báo phát tài liệu Pháp Luân Công. Họ đã đưa hai vợ chồng ông đến đồn công an để ngăn họ “làm ảnh hưởng đến sự ổn định xã hội” trước Đại hội 20 của Đảng Cộng sản Trung Quốc được tổ chức vào tháng 10 năm 2022.

Tối hôm sau, cảnh sát nói với bà Vu rằng ông Lý đang ốm nặng (thực tế là ông đã chết). Họ thả bà và ra lệnh cho bà ở yên trong nhà và trả lại chiếc xe máy điện và điện thoại di dộng của hai vợ chồng.

Bà Vu đã rất đau buồn khi biết tin ông Lý đã chết khi con trai bà nói rằng cảnh sát đã gọi điện thông báo rằng bố anh đã chết vì bị đột quỵ. Họ nói đã đưa ông đến nhà tang lễ địa phương. Cảnh sát đã cho hỏa thiêu ông Lý mà không để bà Vu và con trai bà được nhìn ông Lý lần cuối.

Qua đời trong thời gian bị giam giữ

Giáo viên tiếng Anh qua đời trong khi bị cầm tù, thi thể bị hỏa táng

Ông Thạch Kiến Vĩ đã qua đời tại Nhà tù Số 1 Tỉnh Vân Nam vào ngày 26 tháng 9 năm 2021. Trong khi nhà tù tuyên bố rằng ông Thạch Kiến Vĩ đã chết vì bệnh ung thư gan, gia đình nghi ngờ rằng ông đã bị tra tấn đến chết, vì các vết bầm tím trên lưng và chỉ số xét nghiệm ung thư chỉ ở mức bình thường. Thi thể của ông cũng đã bị hỏa táng trái ý nguyện của gia đình ông.

6bff08d27523633db4ee64e7add7b13e.jpg

Ông Thạch Kiến Vĩ

Ông Thạch, một cựu giáo viên tiếng Anh ở huyện Tân Xuyên, tỉnh Vân Nam, đã bị bắt vào ngày 7 tháng 9 năm 2015 và sau đó bị kết án 6,5 năm tù trong Nhà tù Số 1 tỉnh Vân Nam. Bắt đầu từ năm 2019, nhà tù đã từ chối yêu cầu thăm thân của gia đình. Hai năm sau, vào ngày 25 tháng 8 năm 2021, gia đình ông nhận được một cuộc gọi từ nhà tù, thông báo rằng ông Thạch có biểu hiện mắc bệnh ung thư gan và đã được đưa đến bệnh viện nhà tù.

Lính canh nói ông Thạch đã sụt khoảng hơn chín cân trong mấy tháng gần đây và đang ở trong tình trạng nguy kịch, tuy nhiên nhà tù vẫn kiên quyết không cho ông ấy được tạm tha để điều trị y tế hay cho phép gia đình đến thăm ông cũng như không cho họ xem xét hồ sơ bệnh án của ông với lý do đại dịch và vì ông Thạch từ chối từ bỏ Pháp Luân Công.

Một tháng sau, vào ngày 26 tháng 9, một lính canh nhà tù đã gọi điện cho gia đình ông Thạch nói rằng ông đang nguy kịch và đang được hồi sức. Gia đình ông một lần nữa yêu cầu được thăm ông, nhưng họ vẫn bị từ chối.

Ba tiếng sau đó, vẫn người lính canh trên thông báo với gia đình rằng ông Thạch đã qua đời và yêu cầu họ đến nhà tù để ký giấy hỏa táng cho ông.

Khi gia đình nhìn thấy thi thể của ông Thạch tại nhà tang lễ, họ nhận thấy rằng trên lưng của ông có nhiều vết bầm và bụng bị tụ dịch. Nghi ngờ ông đã bị tra tấn, gia đình từ chối ký vào thỏa thuận hỏa táng và yêu cầu được xem bệnh án của ông.

Một tuần sau, nhà tù cung cấp ba kết quả xét nghiệm máu của ông Thạch. Trong cả ba xét nghiệm, nồng độ alpha-fetoprotein (AFP), một chỉ số quan trọng của ung thư gan, đều bình thường.

Gia đình ông Thạch đã yêu cầu khám nghiệm tử thi, nhưng cai ngục trả lời rằng họ phải trả trước 100.000 Nhân dân tệ để trang trải chi phí. Họ cũng đe dọa gia đình rằng nếu gia đình không đồng ý với đánh giá của họ về nguyên nhân cái chết của ông, gia đình có thể gửi đơn khiếu nại nhà tù tới viện kiểm sát, nhưng nó sẽ không thay đổi kết quả.

Gia đình ông Thạch yêu cầu mang theo hồ sơ y tế và kết quả xét nghiệm máu của ông, nhưng bị các lính canh từ chối, và nói rằng họ chỉ được phép xem tại chỗ. Không lâu sau đó, các lính canh đã hỏa táng thi thể của ông Thạch trái với ý nguyện của gia đình ông.

Người đàn ông mắc bệnh hiểm nghèo qua đời sau khi bị từ chối tạm tha y tế và vẫn bị xích cho đến lúc chết

Một người đàn ông bị ung thư ung thư gan và ruột kết giai đoạn cuối ở thành phố Thẩm Dương, tỉnh Liêu Ninh đã qua đời ở tuổi 67 sau khi bị từ chối tạm tha y tế chỉ vì ông từ chối từ bỏ đức tin vào Pháp Luân Công

Vợ của ông Đằng Ngọc Quốc đã mất ngủ nhiều ngày và thường xuyên khóc than vì cái chết của chồng. Bà nói ngay khi nhắm mắt lại, bà liền thấy hình ảnh người chồng tiều tuỵ đang hấp hối, và bị xích vào giường bệnh và bị canh gác nghiêm ngặt.

Ông Đằng bị bắt vào ngày 13 tháng 10 năm 2020 khi đang cùng vợ thu hoạch bí ngô trong sân nhà. Ông bị Toà án quận Vu Hồng kết án 5 năm tù vào khoảng tháng 2 năm 2021. Sau khi ông bị đưa đến Nhà tù Đông Lăng, gia đình ông không được vào thăm ông và nhà tù còn giới hạn số tiền mà gia đình có thể gửi cho ông là 100 nhân dân tệ mỗi tháng, viện cớ là ông không từ bỏ Pháp Luân Công. Ông Đằng không có nhiều tiền để mua thêm thức ăn trong khi thức ăn của nhà tù rất tệ và không đủ no.

Khi một tù nhân được thả vào đầu tháng 11 năm 2022, ông Đằng đã nhờ anh ấy giúp thông báo cho gia đình ông về việc ông bị ung thư ruột kết và mắc chứng tiểu không tự chủ từ 6 tháng trước.

Gia đình lập tức đến nhà tù và cuối cùng được gặp ông và cuộc nói chuyện của họ bị bốn lính canh giám sát. Họ vô cùng đau lòng khi thấy người đàn ông tiều tuỵ ngồi trên xe lăn với hai chân đang sưng tấy nghiêm trọng. Ông cũng đang phải mặc bỉm.

Lính canh nói với gia đình rằng họ có thể chuyển ông Đằng đến khu người già để ông không phải lao động cưỡng bức; hoặc họ có thể đưa ông đến bệnh viện để chữa trị.

Gia đình hỏi lính canh rằng tại sao họ liên tục nói rằng ông Đằng đang rất ổn ở trong tù mà không đềp cập đến tình trạng của ông khiến ông bị mất thời điểm điều trị tốt nhất.

Trước sự kiên quyết của gia đình, ông Đằng bị đưa đến Nhà tù Số 4 Thẩm Dương. Bác sỹ đã phẫu thuật cho ông và thấy rằng các khối u đã lấp đầy ruột của ông và làm tắc nghẽn ruột, đồng thời các khối u cũng lan đến gan. Bác sỹ nói rằng họ không thể làm gì hơn và tiên lượng ông Đằng chỉ sống được thêm vài tháng.

Lúc đó, ông Đằng không thể ăn và chỉ dựa vào truyền dịch IV để duy trì sự sống. Ông yếu đến nỗi không thể ngồi dậy và cũng không thể đại tiện.

Khi ông Đằng ở trong phòng chăm sóc đặc biệt của bệnh viện, lính canh đã giám sát ông cả ngày lẫn đêm. Vợ và con gái thay phiên chăm sóc cho ông. Nhà tù lệnh cho gia đình chi trả viện phí khoảng 3.000 nhân dân tệ mỗi ngày. Gia đình chỉ chi trả được 6.000 nhân dân tệ (đây là toàn bộ số tiền mà họ có). Vợ ông, người vừa mới phẫu thuật phổi vào năm trước và vẫn đang trong thời gian hồi phục, đã rất chật vật để vay mượn tiền chữa trị cho ông.

Gia đình làm đơn xin cho ông được tạm tha y tế. Ban đầu nhà tù đồng ý nhưng sau đó đã rút lại quyết định với lý do là ông Đằng không từ bỏ Pháp Luân Công.

Vì gia đình không đủ khả năng tài chính cho ông Đằng ở bệnh viện nên nhà tù đã chuyển ông về lại nhà tù vào ngày 30 tháng 11. Chỉ một ngày sau ông đã rơi vào tình trạng hấp hối. Không muốn ông chết trong tù nên nhà tù đã gọi một xe cứu thương và đưa ông đến phòng hồi sức ở Bệnh viện 739 Thẩm Dương vào ngày 1 tháng 12.

Trưa hôm sau, nhà tù thông báo cho gia đình ông. Vợ, con, và những người thân khác của ông đã vội đến bệnh viện và cảnh sát canh gác nghiêm ngặt họ và ông Đằng.

Khi đó ông Đằng đang phải dùng các thiết bị hỗ trợ để duy trì sự sống. Ông vẫn còn ý thức nhưng không thể nói được. Lính canh tù không cho gia đình đến gần ông. Sau đó, với sự phản kháng mạnh mẽ của vợ ông, bà đã được đến gần ông nhưng bị nhiều cảnh sát đứng xung quanh theo dõi sát sao.

Trong lần từ biệt cuối cùng, vợ ông Đằng rất đau lòng khi thấy ông vẫn bị xích. Bà hét to bảo lính canh tháo xích cho chồng bà và cuối cùng họ đã tháo ra.

Vào lúc 11 giờ 51 tối ngày 2 tháng 12, ông Đằng qua đời dưới sự giám sát chặt chẽ. Lính canh không cho gia đình đến gần thi thể của ông hay mặc đồ liệm cho ông. Thay vào đó, họ thuê một công ty để làm những việc đó. Sau đó thi thể ông được đưa đến nhà tang lễ và hoả táng vào ngày 4 tháng 12, dưới sự giám sát chặt chẽ của cảnh sát và nhân viên nhà tù.

Người đàn ông 74 tuổi qua đời trong khi bị giam giữ vì tu luyện Pháp Luân Công

Vào lúc 8 giờ 25 tối ngày 24 tháng 4 năm 2022, gia đình ông Lưu Thanh Phi (74 tuổi) ở thành phố Thẩm Dương, tỉnh Liêu Ninh nhận được điện thoại từ trại tạm giam địa phương và được thông báo rằng ông bị đột quỵ và đã qua đời mặc dù đã cố gắng hồi sức cấp cứu cho ông trong bệnh viện.

Khi gia đình vội vã đến bệnh viện, mắt và miệng của ông Lưu đã mở to. Đôi mắt của ông vẫn sáng và không giống như mắt của một người đã chết. Họ chạm vào cơ thể ông và nhận ra rằng cơ thể vẫn còn ấm. Họ hỏi những người lính canh trại tạm giam đứng bên cạnh: “Tại sao bác sỹ lại ngừng cố gắng hồi sức cấp cứu cho ông trong khi ông vẫn còn sống?”

Các lính canh cho rằng ông Lưu rơi vào tình trạng nguy kịch từ lúc 6:39 chiều. Họ gọi điện cho bệnh viện và 20 phút sau xe cấp cứu đến. Ông Lưu được cho là đã qua đời lúc 7 giờ 8 phút tối. Không rõ liệu ông có ở bệnh viện lúc 7:08 tối hay không. Cũng không rõ ai đã tuyên bố ông đã chết và tại sao các lính canh của trại tạm giam lại đợi đến 8:25 tối mới thông báo cho gia đình ông.

Trước yêu cầu mạnh mẽ của phía gia đình, bác sỹ đã cố gắng hồi sức cho ông Lưu một lần nữa, nhưng ông đã qua đời ngay sau đó.

Vào ngày 28 tháng 8 năm 2021, ông Lưu bị bắt tại nhà riêng. Họ đột nhập vào nhà và tuyên bố rằng họ đến đó để tiêm vắc xin COVID-19 cho ông. Ông bị thẩm vấn trong khi đang bị giam giữ và bị đột quỵ vào ngày thứ 2 sau vụ bắt giữ. Ông qua đời khi đang đợi Tòa án quận Liêu Trung đưa ra xét xử.

Người phụ nữ qua đời sau tám ngày bị bắt giữ và bị từ chối điều trị y tế

Ngày 26 tháng 1 năm 2022, bà Trương Tư Cầm, một người phụ nữ 69 tuổi ở thành phố Đại Liên, tỉnh Liêu Ninh đã qua đời ở trong trại tạm giam Diêu Gia sau tám ngày bị bắt vì tu luyện Pháp Luân Công.

088ff8bd5b972ffeb11c23ccdc3b2c83.jpg

Bà Trương Tư Cầm

Bà Trương bị bắt lần đầu tiên vào ngày 12 tháng 11 năm 2019 vì phát tặng những cuốn lịch có chứa thông tin về Pháp Luân Công ở gần một khu chợ nông sản. Ngày 10 tháng 12 năm 2019, bà Trương được tại ngoại vì sức khoẻ yếu. Toà án quận Kim Châu đã phê chuẩn vụ bắt giữ bà Trương vào ngày 14 tháng 10 năm 2020, và kết án bà 2 năm tù cùng 5.000 nhân dân tệ tiền phạt vào ngày 27 tháng 8 năm 2021.

Ngày 19 tháng 1 năm 2022, bà Trương bị giam trở lại để thụ án hai năm. Bà đã vô cùng hoảng sợ và có cảm giác buồn nôn. Mặc dù bác sĩ khuyên không nên giam giữ bà vì tình trạng sức khỏe của bà không tốt, nhưng cảnh sát vẫn khăng khăng rằng bà không sao và vẫn tống bà vào trại tạm giam Diêu Gia.

Vào đêm đầu tiên ở trong trại tạm giam, bà Trương không thể tự đi lại hay ngủ được. Lính canh từ chối cung cấp đồ ăn cho bà. Sáng hôm sau, bà yếu đến nỗi không thể tự mặc quần áo và phải dựa vào sự giúp đỡ của một người ở cùng phòng giam.

Vài ngày sau, bà không thể ăn được và nôn ra mọi thứ mình ăn. Thức ăn mà lính canh cung cấp chỉ có cháo và bánh bao hấp. Bà vẫn rất yếu đến nỗi không thể tự đứng dậy được.

Khi bà bị đưa vào trại tạm giam, lính canh đã lấy đi hàm răng giả của bà. Bà đã nhiều lần yêu cầu lính canh trả lại, nhưng họ từ chối, khiến việc ăn nhai của bà trở nên khó khăn hơn.

Với tình trạng sức khoẻ kém dai dẳng, lính canh không đưa bà đi khám bác sỹ mà lại tùy tiện cho bà dùng một số thuốc không rõ nguồn gốc khiến tình trạng của bà càng xấu đi.

Ngày 25 tháng 1, tức ngày thứ sáu bà Trương bị giam, cơ thể bà bắt đầu run lên mất kiểm soát và bà không thể tự ngồi dậy được. Bạn cùng phòng đã báo với lính canh nhưng họ vẫn không cho bà đi khám và tùy tiện cho bà dùng thuốc không rõ nguồn gốc. Khi bà từ chối uống thuốc, lính canh đã lệnh cho năm tù nhân giữ người bà và ép bà phải uống. Bà trở nên mất khả năng vận động và sau đó còn không đủ sức để ngồi dậy.

Vào lúc 2 giờ 20 phút sáng ngày 26 tháng 1, bà Trương bắt đầu bị run rẩy mất kiểm soát. Những tù nhân trong phòng giam bị đánh thức dậy, nhưng lính canh vẫn làm ngơ. Đến 9 giờ sáng, bà Trương bị đưa ra ngoài trên một xe lăn nhưng 10 phút sau đã bị đưa trở lại. Lính canh vẫn tiếp tục ép bà uống những thứ thuốc không rõ nguồn gốc đó.

Bà Trương bắt đầu bị sốt cao vào khoảng nửa đêm. Bà rơi vào tình trạng nguy kịch vào khoảng 2 giờ 40 phút sáng. Lính canh vẫn từ chối đưa bà đến bệnh viện, mà ra lệnh cho các tù nhân trong phòng liên tục giám sát bà.

Trời vừa sáng, bà đã không thể ngồi dậy dù được bạn cùng phòng đỡ bà. Vào lúc 7 giờ 7 phút sáng, mặc dù các tù nhân đã báo cáo tình trạng của bà nhưng bác sỹ vẫn không xuất hiện cho đến tận 7 giờ 25 phút sáng. Bạn cùng phòng liên tục gọi lính canh nhưng không ai đến.

Khi bác sỹ đến vào lúc 7 giờ 30 phút sáng, bà đã tắt thở và không có huyết áp. Bác sỹ đã tiến hành hồi sức nhưng bà không có bất kỳ phản ứng nào. Vào lúc 7 giờ 34 phút sáng, bác sỹ đã gọi cho lính canh trực ban nhưng họ không ai bắt máy, đến lần thứ ba họ mới trả lời. Bà Trương được tuyên bố là đã qua đời lúc 7 giờ 35 phút sáng, và thi thể đã được đưa ra khỏi phòng giam.

“Nếu tôi chết, đó là vì tôi bị tra tấn đến chết”

Bà Quý Vân Chi, một cư dân ở thị trấn Lâm Đông, Ba Lâm Tả Kỳ, thành phố Xích Phong, Nội Mông Cổ, là mẹ của anh Simon Trương, một cư dân Hoa Kỳ, đã qua đời tại bệnh viện Ba Lâm vào ngày 21 tháng 3 năm 2022, bảy tuần sau khi bà bị bắt giữ đúng vào ngày Tết cổ truyền (ngày 1 tháng Hai). Bà hiện 66 tuổi.

97c0f2316db5900980dbb8452558822c.jpg

Bà Quý Vân Chi cùng con trai Simon Trương

Trong trại giam, bà bị lính canh và các tù nhân khác đánh đập dã man cho đến khi cận kề cái chết. Có lần, bà Quý từng nói với các bạn cùng buồng giam: “Nếu tôi chết, đó là vì tôi bị tra tấn đến chết.”

Ngày 1 tháng Hai năm 2022, bà Quý bị bắt tại nhà. Dù bà Quý bị co giật và nôn mửa, nhưng cảnh sát đã bắt bà ngồi trên sàn gạch lạnh suốt một thời gian dài, phỉ báng bà bằng cách nói rằng các triệu chứng của bà là giả mạo.

Sau đó, bà Quý đã tuyệt thực ở trại tạm giam Ba Lâm Tả Kỳ và bị bức thực bằng ống thông qua mũi. Bác sỹ còn tát vào mặt bà nhiều lần.

Sáng ngày 20 tháng 3 năm 2022, chồng của bà Quý nhận được cuộc gọi từ Phòng Cảnh sát Ba Lâm thông báo rằng ông phải đến bệnh viện. Khi đến nơi, ông được thông báo rằng các bác sỹ đã bắt đầu hồi sức cho bà Quý, nhưng tiên lượng không khả quan lắm. Họ có kế hoạch chuyển bà từ Bệnh viện Ba Lâm đến Bệnh viện Thành phố Xích Phong. Nhưng một chuyên gia từ bệnh viện thành phố, người đã đến Bệnh viện Ba Lâm để khám cho bà Quý, nói rằng đã quá muộn và không cần thiết phải chuyển bà đi. Chồng bà đã nhiều lần yêu cầu trả tự do cho bà, nhưng ông Từ Kiếm Phong (cảnh sát phụ trách) từ chối với lý do ông ta cần sự chấp thuận của cấp trên.

Ngày hôm sau, gia đình bà Quý được thông báo về cái chết của bà. Họ yêu cầu được gặp bà lần cuối trong phòng bệnh, nhưng cảnh sát đã ngăn họ lại. Qua cửa sổ, người thân nhìn thấy thực quản của bà đã bị cắt hở. Trên mặt và vai bà cũng có vết máu. Có nhiều cảnh sát đứng ở hành lang. Họ đưa gia đình bà Quý xuống từ tầng đó của tòa nhà và đóng thang máy tầng đó để không ai có thể vào khu vực này.

Sau khi gia đình bà rời khỏi tầng đó, cảnh sát đã gọi điện cho Lò hỏa táng Ba Lâm điều động một chiếc xe đến đưa thi thể bà Quý tới kho lưu giữ. Khi gia đình bà Quý đến lò hỏa táng, nhân viên điều tra pháp y không cho phép họ vào trong. Họ cầu xin cảnh sát và cuối cùng được phép từng người một đến xem nhanh thi thể của bà. Hơn 40 cảnh sát đã được điều động để trông chừng thi thể của bà.

Người đàn ông 77 tuổi qua đời ở trong tù sau vài tháng lâm bệnh nặng trong thời gian chấp hành bản án oan sai 8,5 năm tù

Ngày 14 tháng 4 năm 2022, Nhà tù Số 5 Ký Đông ở tỉnh Hà Bắc đã thông báo tới gia đình ông Hàn Tuấn Đức (ở thành phố Bảo Định, tỉnh Hà Bắc) rằng ông đã qua đời vào lúc 10 giờ 35 phút sáng cùng ngày.

fb1f5bbf17e4cc17bdd9c1eb8d77e945.jpg

Ông Hàn Tuấn Đức

Ông Hàn qua đời sau chưa đầy 3 năm bị đưa vào nhà tù để thụ án 8,5 năm vì làm đồ thủ công bằng quả hồ lô có khắc chữ “Chân-Thiện-Nhẫn”.

345cf9b745678b3ce27a84bc8ed1011e.jpg

Một quả hồ lô có khắc chữ “Chân Thiện Nhẫn hảo; Pháp Luân Đại Pháp hảo” ở trên cùng

Sau khi ông Hàn bị đưa vào nhà tù, lính canh liên tục ép ông nhận tội và từ bỏ Pháp Luân Công. Bởi từ chối, nên ông đã bị tước quyền thăm thân gọi điện hay viết thư cho gia đình.

Sau đó, gia đình mới biết rằng ông bị thiếu máu nghiêm trọng do bị ngược đãi trong tù. Ông đã bị mù một mắt và phải ngồi xe lăn. Gia đình đã nộp đơn xin tạm tha y tế cho ông, nhưng Cục Tư pháp quận Cạnh Tú đã từ chối, dù bác sỹ xác định tình trạng sức khỏe của ông đủ điều kiện để được tạm tha y tế.

Vào khoảng đầu năm 2022, ông Hàn phải nhập viện sau khi lâm vào tình trạng nguy kịch. Ông được đeo ống dẫn tiểu sau khi được xuất viện. Ông lại được đưa tới bệnh viện vào ngày 5 tháng 4 năm 2022. Ông không thể tự thở được và phải dùng máy thở. Ông đã qua đời chín ngày sau đó.

Người phụ nữ bị kết án oan sai qua đời sau vài ngày bị từ chối tạm tha y tế

Bà Lưu Hồng Hà, một học viên Pháp Luân Công 47 tuổi, đã bị từ chối tạm tha y tế dù đang trong tình trạng nguy kịch và đã qua đời vào ngày 8 tháng 11 năm 2022.

Bà Lưu ở thành phố Đại Liên, tỉnh Liêu Ninh đã bị bắt vào ngày 28 tháng 10 năm 2021 vì treo những áp phích về Pháp Luân Công. Bà bắt đầu tuyệt thực vào ngày 14 tháng 2 năm 2022 để phản đối bức hại.

Khi luật sư đến thăm bà vào ngày 28 tháng 2, ông mới hay bà Lưu đã bị chuyển đến Bệnh viện Tân Hoa, một cơ sở liên kết với Trại tạm giam thành phố Đại Liên và các nhà tù địa phương.

Trong bệnh viện, bà bị trói vào giường, bị bức thực và ép tiêm thuốc không rõ nguồn gốc. Không ai được vào thăm bà kể cả luật sư và gia đình bà.

Thẩm phán Quách Đan Hoa của Toà án quận Cam Tỉnh Tử đã xét xử bà Lưu trực tuyến và kết án bà 4 năm tù vào ngày 13 tháng 7 (chỉ 6 ngày sau khi bà bị đưa trở lại trại tạm giam). Không một ai trong gia đình bà được phép tham gia phiên toà. Yêu cầu hoãn phiên toà của luật sư cũng bị từ chối. Bà Lưu gầy yếu và tiều tụy đến nỗi không thể ngồi dậy và đổ gục xuống ghế trong suốt phiên xét xử.

Khi luật sư được gặp bà sau phiên toà, bà không thể nhớ ra thời gian nằm viện của mình, nhưng bà biết mình đã bị bức thực và ép tiêm thuốc. Luật sư đã giúp bà kháng cáo nhưng toà án cấp cao hơn vẫn ra quyết định giữ nguyên bản án ban đầu của bà vào tháng 10.

Cuối tháng 8 bà Lưu lại bị đưa vào Bệnh viện Tân Hoa và được chuyển vào phòng chăm sóc đặc biệt vào cuối tháng 10. Bác sỹ đã ra thông báo về tình trạng nguy kịch của bà. Gia đình đã làm đơn xin cho bà được tạm tha y tế vào ngày 25 tháng 10 nhưng Toà án quận Cam Tỉnh Tử và trại tạm giam thành phố Đại Liên đã từ chối.

Bà Lưu rất yếu khi gia đình được vào thăm bà vào ngày 29 tháng 10. Bà bắt đầu bị chảy máu ở miệng và mũi vào ngày 4 tháng 11. Bác sỹ tiên lượng bà chỉ còn sống được vài ngày nữa nên đã yêu cầu gia đình đưa con của bà đến gặp bà lần cuối. Một cảnh sát đã giám sát toàn bộ cuộc gặp này. Bà Lưu đã qua đời vào sáng ngày 8 tháng 11.

Các học viên cao tuổi không chống chọi nổi cuộc bức hại

Cụ ông 89 tuổi qua đời sau vụ sách nhiễu gần nhất

Mùa đông năm 2020, ông Lưu Vĩnh Tồn ở thành phố Thư Lan, tỉnh Liêu Ninh đã bị trình báo vì nói với người dân về Pháp Luân Công và phân phát lịch có thông tin về pháp môn này. Cảnh sát lục soát nhà ông và ép ông ký vào tuyên bố tử bỏ Pháp Luân Công. Do quá đỗi sợ hãi nên ông đã bị đột quỵ và nằm liệt giường để từ đó.

Ngày 12 tháng 5 năm 2021, cảnh sát lại kéo tới lục soát nhà ông. Cảnh sát lấy đi nhiều tài sản cá nhân của ông và cố gắng bắt giữ ông, nhưng cuối cùng đã nhượng bộ sau khi thấy tình trạng sức khỏe của ông.

Sau một thời gian chật vật với sức khỏe suy giảm, ông Lưu đã qua đời vào ngày 10 tháng 9 năm 2021, hưởng dương 89 tuổi.

Một kỹ sư đã nghỉ hưu chết trong đau khổ sau khi bị mù vì bị đầu độc và bị gãy hai chân

Ngày 1 tháng 1 2022, bà Vương Liễu Trân đã qua đời sau hàng thập kỷ bị bức hại vì tu luyện Pháp Luân Công hưởng thọ 80 tuổi.

Bà Vương, một kỹ sư luyện kim đã nghỉ hưu của Nhà máy Số 2 Tràng An ở Trùng Khánh. Sau khi chính quyền Cộng sản Trung Quốc ra lệnh tiến hành chiến dịch đàn áp Pháp Luân Công vào năm 1999, bà Vương đã bị 2 án lao động cưỡng bức và bị giam giữ trong một bệnh viện tâm thần 3 lần. Bà bị cho uống và tiêm các loại thuốc độc hủy hoại các cơ quan nội tạng của bà và khiến bà bị mù.

Ủy ban cư trú và Phòng 610 quận Giang Bắc đã bắt chồng bà ly dị bà, đe dọa sẽ treo lương hưu của ông nếu ông không làm thế. Các con của bà cũng bị bắt phải ký thỏa thuận không vào thăm bà, nếu không họ sẽ mất việc.

Để theo dõi bà Vương, chính quyền đã dựng một trạm gác ở bên ngoài nhà bà và theo dõi bà suốt ngày đêm trong hơn 10 năm. Những người theo dõi bà thường đánh đập và chửi bà, làm gãy mũi bà bằng một cái ghế gỗ. Họ gào lên trong khi đánh bà, “Tôi sẽ đánh chết bà đêm nay!”

31f03e6526d73dd006f07724dafdc010.jpg

Trạm gác được dựng lên chỉ để theo dõi bà Vương

Khi bà Vương từ chối, im lặng và vẫn cố gắng tìm kiếm công lý ngay cả sau khi bà bị mù lòa, những người đó đã trả thù bằng cách đưa bà đến một ngọn đồi và đánh bà tàn bạo đến mức bà bị gãy cả hai chân vào ngày 14 tháng 8 năm 2011.

Theo những học viên đã nhìn thấy bà Vương, hai đầu gối bà được quấn băng. Bà có thể nghe và hiểu những gì họ nói nhưng bà không thể nói chuyện với họ và cứ khóc. Thiết bị theo dõi cũng cho thấy rằng nhịp tim và huyết áp của bà đều bình thường.

Vài ngày sau, một số học viên lại vào thăm bà. Họ nói với bà rằng, “Nếu bà đã tự ngã thì đừng cử động. Nhưng nếu họ đã làm hại bà thì bà có thể nắm tay tôi”. Sau đó bà đã nắm tay của học viên đó. Họ nhắc lại câu hỏi đó một vài lần và bà cũng đáp lại như thế.

Một học viên lại hỏi bà, “Bao nhiêu người đã làm hại bà? Bà có thể lắc tay tôi để cho biết con số”. Sau đó bà nắm tay học viên đó hai lần.

861681f080d00b2be7e5469389b87e12.jpg

Bà Vương bị các nhân viên an ninh đi theo

51b4ab8c8687e51ba06c2aa935bbb95c.jpg

e72afb4895717b8953c86b402f5a6e4c.jpg

Bà Vương chỉ còn da bọc xương do bị ngược đãi trong tay của những người của Đảng Cộng sản Trung Quốc.

Ông cụ 81 tuổi qua đời sau 1 năm mãn hạn án tù thứ ba

Ông Liêu Tùng Lâm đã phải vật lộn với tình trạng sức khỏe kém sau khi được trả tự do vào ngày 13 tháng 7 năm 2021, sau khi thụ án 3 năm tù vì tu luyện Pháp Luân Công. Người đàn ông 81 tuổi ở thành phố Sâm Châu, tỉnh Hồ Nam này đã qua đời vào ngày 14 tháng 10 năm 2022. Ngay cả sau khi ông qua đời, nhân viên cộng đồng địa phương vẫn đến sách nhiễu ông và thậm chí còn cố gắng xác minh cái chết của ông bằng cách kiểm tra nơi chôn cất ông.

6000ab6c6ed1d8a440cb31804117c752.jpg

Ông Liêu Tùng Lâm bị còng tay ở trong phòng thăm thân của Nhà tù Tân Thị vào năm 2008

Ông Liêu, một cựu chiến binh đã nghỉ hưu tại Trạm tiếp đón Quân nhân, đã bị bắt tại nhà vào ngày 19 tháng 7 năm 2018. Sau nhiều ngày ở trong trại tạm giam, ông Liêu (lúc đó 77 tuổi) được chẩn đoán mắc bệnh cao huyết áp, bệnh tim, và đột quỵ nhẹ, và bệnh lao. Tuy nhiên thay vì thả ông, chính quyền đã chuyển ông đến một bệnh viện quân đội. Vợ ông yêu cầu thả ông, nhưng vô ích.

Tòa án quận Bắc Hồ đã mở phiên tòa xét xử vụ án của ông Liêu tại bệnh viện vào ngày 27 tháng 9. Ông bị còng tay, xích chân và không được phép tự bào chữa cho mình. Thẩm phán đã kết án ông 3 năm tù vào ngày 22 tháng 10 năm 2018. Chính quyền đã đình chỉ lương hưu của ông một cách phi pháp trong thời gian ông ngồi tù oan sai.

Một cụ ông 83 tuổi bị tiêm thuốc độc ở trong tù và qua đời sau 20 ngày mãn hạn tù

Sáu tháng trước khi mãn hạn tù vì tu luyện Pháp Luân Công, ông Bạch Hưng Quốc đã bị tiêm thuốc độc. Kể từ đó, sức khỏe ông dần dần suy giảm và ông thường rơi vào trạng thái nửa mê nửa tỉnh. Tháng 1 năm 2022, nhà tù yêu cầu gia đình đến đón ông về, lúc này ông đã hoàn toàn mất năng lực hành vi và bên bờ vực cái chết. Hai mươi ngày sau ông Bạch qua đời.

Ông Bạch Hưng Quốc, người ở thành phố Thừa Đức, tỉnh Hà Bắc, đã bị bắt giữ vào ngày 4 tháng 1 năm 2018 khi đang cùng với nhiều học viên Pháp Luân Công khác treo biểu ngữ có thông điệp “Pháp Luân Đại Pháp hảo.” Ngày 18 tháng 4 năm 2018, ông bị xét xử và tháng 6 năm 2018 bị kết án 3 năm tù.

Ngày 15 tháng 12 năm 2018, ông Bạch khi đó đang được tại ngoại, đã bị đưa trở lại Trại giam Độ Thành, rồi sau đó bị chuyển đến Nhà tù Đường Sơn, nơi đây ông bị tiêm thuốc độc chết người.

Sau hai án tù và sự sách nhiễu triền miên, một cựu viên chức chính quyền 87 tuổi sống lưu lạc đã qua đời sau vài tuần trở về nhàÔng La Chính Quý và vợ đã buộc phải rời khỏi nhà sau khi bị quản thúc tại gia sau khi bị giam thời gian ngắn vào ngày 5 tháng 11 năm 2021. Trong thời gian sống lang thang nay đây mai đó, sức khỏe cư dân huyện Cổ Lận tỉnh Tứ Xuyên này ngày một giảm sút. Ông đã trở về nhà trong tình trạng nguy kịch và qua đời hai tuần sau đó vào ngày 6 tháng 7 năm 2022, sáu ngày sau khi mẹ vợ qua đời. Ông hưởng thọ 87 tuổi.

Ông La, một cựu cán bộ của Chính quyền thị trấn Thạch Bảo, đã liên tục bị bắt giữ, sách nhiễu và giam cầm vì từ chối từ bỏ đức tin của mình kể từ khi chính quyền cộng sản Trung Quốc phát động một chiến dịch bức hại Pháp Luân Công trên toàn quốc nhằm tiêu diệt tận gốc pháp môn này ở Trung Quốc vào tháng 7 năm 1999.

Ông La đã từng bị cầm tù oan sai 3,5 năm trong khoảng thời gian từ năm 2004 đến 2007. Mặc dù ông đã thoát khỏi một vụ bắt giữ khác vào năm 2009, nhưng chính quyền đã tịch thu căn hộ của ông và treo lương hưu của ông. Ông liên tục phải thay đổi chỗ ở cho đến khi bị bắt lại vào năm 2012 và bị cầm tù lần hai với bản án 4 năm.

Lần bắt giữ cuối cùng của ông La xảy ra vào ngày 5 tháng 11 năm 2021, khi ông đang trên đường từ ngân hàng trở về. Cảnh sát phá khóa cửa căn hộ đi thuê của ông và đột nhập vào trong nhà. Khi cảnh sát xông vào, bà Trương Tự Cần vợ ông đang ở nhà để chăm sóc cho người mẹ già cả của bà.

Sau khi vào trong, cảnh sát lập tức giữ tay bà Trương và khống chế không để bà nhúc nhích. Họ chụp ảnh bà và ghi âm giọng nói của bà dù bà không đồng ý. Chỉ khi mẹ bà Trương kiên quyết yêu cầu cảnh sát để bà Trương thay bỉm cho mình, họ mới buông lỏng tay ra.

Sau khi đưa ông La đến trụ sở Công an Huyện Cổ Lận để thẩm vấn, cảnh sát đã đo chiều cao và cân nặng của ông, đồng thời thu thập dấu vân tay và dấu chân của ông. Họ cũng chụp ảnh và ghi âm giọng nói của ông, rồi đưa ông đến bệnh viện để kiểm tra sức khỏe trước khi đưa ông về nhà vào khoảng 11:30 tối.

Cảnh sát cũng cố gắng bắt giữ bà Trương và khiêng bà đi. Nhưng bởi bà hô hoán kêu gọi giúp đỡ và phản kháng, cảnh sát đã từ bỏ và thẩm vấn bà tại nhà.

Khi cảnh sát đưa ông La về nhà, họ tuyên bố rằng vợ chồng ông sẽ bị giám sát tại nơi cư trú. Để tránh bị bức hại thêm nữa, bà Trương đã phải nhờ người khác chăm sóc cho mẹ bà và cùng ông La rời xa quê nhà.

Sau một thời gian sống lang thang dưới áp lực khủng khiếp của cuộc bức hại, sức khỏe của ông La ngày một suy giảm và họ quyết định trở về nhà. Nhưng ngay sau đó, bà Trương đã bị giáng một đòn nặng nề khi mẹ bà và chồng bà cùng qua đời, cách nhau chỉ 6 ngày.

Nhiều chuyên gia qua đời

Nhà văn và nhà giáo dục Vương Học Minh qua đời sau 6 ngày bị bỏ tù vì kiên định đức tin vào Pháp Luân CôngÔng Vương Học Minh, một nhà văn và nhà giáo dục nổi tiếng, ở thành phố Thành Đô, tỉnh Tứ Xuyên, đã bị bắt vào ngày 20 tháng 11 năm 2020, trong khi đang ở thành phố Bạc Đầu, Nội Mông Cổ để giảng dạy về văn hóa Trung Quốc truyền thống. Một người biết rõ sự tình tiết lộ rằng ông đã bị phụ huynh của một học sinh báo cảnh sát vì nói với cậu ta về Pháp Luân Công. Sau đó ông đã bị kết án 4 năm tù.

8e275d2e74752bb9db3e5be2cbebf9be.jpg

Ông Vương Học Minh

Ngày 21 tháng 9 năm 2022, chỉ 6 ngày sau khi ông bị đưa đến Nhà tù Số 1 Hô Hòa Hạo Đặc ở Nội Mông, gia đình ông Vương bất ngờ được thông báo về cái chết của ông. Mặc dù nhà tù từ chối tiết lộ mọi thông tin liên quan, gia đình ông nghi ngờ ông đã chết vì bị tra tấn, bởi trước khi bị bắt ông vẫn luôn khỏe mạnh.

Ông Vương thường sử dụng bút danh Vân Tiêu và Đương Minh trong các tác phẩm của mình. Ông có bằng cử nhân ngôn ngữ và văn học Trung Quốc tại Đại học Sư phạm Tứ Xuyên và bằng thạc sĩ giáo dục tại Đại học Sư phạm Tây Nam. Ông từng là hội viên của Hiệp hội Nhà văn Tứ Xuyên và là chủ tịch của Hiệp hội Nhà văn Long Tuyền. Ông cũng được trao giải “Mười nhà văn xuất sắc nhất trên Sohu.com năm 2007”.

Một người đàn ông ở tỉnh Hà Bắc chết trong bệnh viện của trại tù 16 tháng sau khi bị bỏ tù vì tín ngưỡng của mình

16 tháng sau khi bị chuyển đến Trại tù Số 5 Ký Đông để thi hành án 7 năm tù vì tu luyện Pháp Luân Công, ông Dương Trí Hùng ở thành phố Bảo Định, tỉnh Hà Bắc, đã qua đời vào ngày 10 tháng 8 năm 2022 trong bệnh viện của trại tù ở tuổi 58.

Theo gia đình ông Dương Trí Hùng, thì khi họ nhìn thấy thi thể của ông tại Bệnh viện Hiệp Hòa Đường Sơn, ông gầy hốc hác và hai mắt và miệng ông mở to.

Ông Dương đã rơi vào hôn mê bởi u tuỷ (ung thư tế bào plasma) vào ngày 30 tháng 6, nhưng các lính canh chờ tới 2 ngày mới đưa ông đến bệnh viện. Trước đó, ông thường phải vật lộn với cơn đau ở lưng và hai chân.

Trong gần 40 ngày (từ 2 tháng 7 đến 10 tháng 8), ông Dương đã bị giam trong phòng hồi sức cấp cứu và việc vào thăm của gia đình ông bị hạn chế. Lính canh cũng còng tay và xích chân ông. Một lính canh tù nói với gia đình ông sau khi ông qua đời rằng nếu như ông Dương từ bỏ Pháp Luân Công thì họ sẽ không đối xử với ông như vậy.

f6edfa62a613157d301b030d31c298f5.jpg

Ông Dương Trí Hùng

Ông Dương bị bắt ngày 26 tháng 9 năm 2019, và bị kết án 6,5 năm tù vào ngày 1 tháng 12 năm 2020. Kháng cáo của ông đã bị bác bỏ và ông bị đưa đến Nhà tù Số 5 Ký Đông vào khoảng tháng 4 năm 2021.

Một gia sư toán bị kết án tù khi vẫn đang hôn mê và đã qua đờiÔng Đinh Quốc Thần, một gia sư Toán ở thành phố Đại Liên, tỉnh Liêu Ninh vẫn hôn mê khi bị kết án tù vì tu luyện Pháp Luân Công đã qua đời hai tháng sau đó vào ngày 30 tháng 4 năm 2022 ở tuổi 51.

Vào ngày 11 tháng 7 năm 2019, ông Đinh và vợ là bà Diêm Thanh Hoa bị bắt giữ trong cuộc truy quét của cảnh sát trên phạm vi toàn tỉnh. Vụ bắt giữ tập thể này diễn ra như một phần trong nỗ lực của chính quyền nhằm “duy trì sự ổn định” trước lễ kỷ niệm 70 năm lên nắm quyền ở Trung Quốc.

Bà Diêm được thả sau ngày hôm đó, nhưng ông Đinh đã bị đưa đến trại tạm giam Cẩm Châu vào buổi tối. Ông đã tuyệt thực kéo dài 4 tuần để phản đối việc giam giữ tùy tiện và bị bức thực. Ông bị mất thính giác và bị đột quỵ do bị ngược đãi. Sau đó, ông được cho tại ngoại vào ngày 19 tháng 10 năm 2019.

Ông Đinh tiếp tục tu luyện Pháp Luân Công khi trở về nhà và đã hồi phục được một số khả năng vận động của mình, nhưng vẫn gặp vấn đề với thính giác.

Trong khi ông Đinh vẫn bị giam giữ, bà Diêm đã đến đồn công an địa phương để yêu cầu trả tự do cho ông. Cảnh sát Lý đã từng túm cổ và đẩy bà vào phòng để thẩm vấn. Khi bà trở lại vào ngày 10 tháng 9 năm 2019, chính anh ta đã túm tóc và xô đẩy bà. Kết quả là phần lớn tóc của bà bị rụng. Cảnh sát cũng đe dọa sẽ bắt hai con của bà khi họ đủ 18 tuổi.

Vào ngày 27 tháng 1 năm 2021, ông Đinh bị đột quỵ và hôn mê. Ông đã không thể tỉnh lại và ở trong tình trạng thực vật. Dù vậy, Tòa án Quận Cẩm Châu đã tuyên án oan sai cho cặp vợ chồng vào ngày 23 tháng 2. Ông Đinh bị kết án hai năm tù và bị phạt 5.000 Nhân dân tệ. Bà Diêm bị kết án 3,5 năm tù và bị phạt 8.000 Nhân dân tệ.

Tại một thời điểm, ba nhân viên của Tòa án Quận Cẩm Châu đã đến nhà của cặp vợ chồng này để xác minh tình trạng sức khỏe của ông Đinh. Bà Diêm chỉ vào ông trong tình trạng hôn mê và đang thở oxy và nói: “Ông ấy đã trở nên như thế này do cuộc bức hại. Hãy nhìn lại mình. Chúng tôi không đủ khả năng chi trả để ông được điều trị trong bệnh viện và tôi chỉ có thể chăm sóc ông tại nhà”.

Thấy hoàn cảnh khốn khó của gia đình, các nhân viên tòa án nói với bà: “Bà có thể ở nhà chăm sóc ông ấy”.

Bà Diêm đã dành toàn bộ số tiền tiết kiệm của gia đình để chữa bệnh cho ông Đinh và vay mượn thêm từ người thân và bạn bè của họ. Giờ đây, bà đang sống trong một hoàn cảnh túng thiếu, bà cũng phải vật lộn với khoảng trống mênh mông khi ông Đinh qua đời, và chăm sóc cho hai đứa con của họ.

Nhiều thập kỷ bức hại và bị kịch gia đình

Hắc Long Giang: Một người đàn ông qua đời sau khi thụ án 19 năm tù vì lên tiếng về cuộc bức hại Pháp Luân Công

Khi ông Trương Diệu Minh ở thành phố Hạc Cương, tỉnh Hắc Long Giang được thả sau khi thụ án 19 năm tù vì chèn tín hiệu truyền hình để phát sóng chương trình vạch trần những tuyên truyền thù hận nhắm vào Pháp Luân Công, ông rất yếu và hốc hác. Ông đã qua đời một năm sau đó ở tuổi 59. Ông ra đi để lại vợ là bà Phạm Phượng Trân cùng con của mình.

Khi Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) phát động bức hại tàn khốc Pháp Luân Công vào ngày 20 tháng 7 năm 1999, tất cả các kênh truyền thông do nhà nước kiểm soát đăng tải phô thiên cái địa những tuyên truyền vu khống và bôi nhọ Pháp Luân Công. Chỉ trong một đêm, 100 triệu học viên của pháp môn tu luyện cả tâm lẫn thân ôn hoà này đã bỗng chốc trở thành kẻ thù hàng đầu của đất nước.

Để giảng chân tướng về Pháp Luân Công, ngày 20 tháng 4 năm 2002, ông Trương, ông Vương, một giảng viên dạy toán trung học, cùng bốn học viên khác, đã không màng rủi ro sinh mạng của họ để chèn tín hiệu vào sóng truyền hình địa phương để phát một đoạn video với thời lượng 20 phút để lật tẩy vụ tự thiêu giả mạo mà ĐCSTQ dàn dựng nhằm bôi nhọ Pháp Luân Công ở trên Quảng trường Thiên An Môn. Trương Hưng Phúc, khi đó là bí thư thành ủy Hạc Cương, đã rất tức giận. Ông ta ra lệnh bắt giữ các học viên liên quan, tuyên bố: “Thậm chí có bắt sai 1.000 người cũng không được để sót 1 người có liên can!”

Chỉ trong vài ngày, hơn 500 học viên Pháp Luân Công địa phương ở thành phố Hạc Cương đã bị bắt giữ. Ông Trương và bà Phạm bị bắt vào giữa đêm ngày 24 tháng 4 tại nhà của một người thân. Ba học viên khác cũng bị bắt không lâu sau đó.

Tòa án quận Công Nông đã kết án nặng đối với bốn học viên vào tháng 10 năm 2002: Ông Trương 19 năm tù và ba người khác bị từ 15 đến 18 năm tù. Một học viên khác đã thoát khỏi vụ bắt giữ và bị bắt vào ngày 7 tháng 9 năm 2005, sau đó bị kết án 17 năm tù vào năm 2006.

Ban đầu ông Trương bị giam ở Nhà tù Số 3 Cáp Nhĩ Tân và sau đó bị chuyển đến Nhà tù Thái Lai vào ngày 30 tháng 6 năm 2014. Quản lý nhà tù hứa thưởng 2.000 Nhân dân tệ cho mỗi trưởng khu giam giữ và 1.000 Nhân dân tệ cho mỗi lính canh nếu bất kỳ đội nào có thể chuyển hoá thành công tất cả các học viên trong đội từ bỏ Pháp Luân Công. Bất kỳ quản giáo hay lính canh nào không đạt được tỉ lệ chuyển hoá 100% sẽ bị giảm lương, cách chức hay thậm chí mất việc. Các lính canh được phép dùng bất kể phương thức tra tấn nào miễn là có thể làm suy sụp ý chí của các học viên. Nếu không đủ dụng cụ tra tấn thì họ có thể tự chế ra.

Các học viên thường xuyên bị treo lên bằng còng tay hoặc bị trói vào các dụng cụ tra tấn kéo căng. Họ không được ngủ vào ban đêm. Khi trời lạnh, lính canh sẽ dội nước lạnh lên người họ. Có lúc họ bị treo dưới nắng nóng (lên tới 40°C). Có lúc họ bị để dưới hố sâu gần 1 mét trong nhiều ngày với chân tay bị trói hướng lên trên. Ngoài ra, lính canh còn tra tấn họ bằng cách đặt hai trái bóng thép dưới mông của một học viên trong bảy ngày. Bên cạnh đó, các học viên cũng bị cưỡng bức phải lao động nặng nhọc không công.

Ông Trương bị thiếu máu trầm trọng, mắc bệnh ngoài da và bệnh trĩ do bị tra tấn. Mặc dù có thời điểm ông được tạm tha để chữa trị y tế nhưng sau đó bị đưa trở lại nhà tù vào ngày 17 tháng 8 năm 2015 để hoàn thành án tù.

Khi ông mãn hạn tù vào ngày 23 tháng 4 năm 2021, thay vì thông báo cho gia đình đến đón thì nhà tù đã giao ông cho nhân viên của Uỷ ban Chính trị và Pháp luật thành phố Hạc Cương, Phòng 610 và Đồn Công an Hồng Quân. Họ đưa ông đến Đồn Công an Hồng Quân và ép gia đình thay mặt ông viết một tuyên bố từ bỏ Pháp Luân Công trước khi để ông về nhà.

Do bị huỷ hoại sức khoẻ nặng nề sau án tù dài hạn và tra tấn không ngừng, ông Trương đã không thể hồi phục và đã qua đời vào đầu tháng 4 năm 2022.

Một người phụ nữ Liêu Ninh qua đời sau 16 năm rối loạn tâm thần do bị cưỡng chế tiêm thuốc độc ở trong tù

Bà Hồ Diễm Ba bị rối loạn tâm thần khi được thả ra khỏi Nhà tù Nữ Tỉnh Liêu Ninh vào năm 2006, sau bốn năm thụ án vì tu luyện Pháp Luân Công. Vì bà không thể tự chăm sóc cho bản thân, bố của bà đã đưa bà vào bệnh viện tâm thần. Sau 16 năm chống chọi với bệnh tật, bà qua đời vào tháng 1 năm 2022, ở tuổi 50.

Bà Hồ, ở thành phố Phủ Thuận, tỉnh Liêu Ninh, đã bị bắt bốn lần từ năm 1999 đến năm 2002, trong đó có một lần bị bắt vào năm 2000 vì đến Bắc Kinh để thỉnh nguyện cho quyền tu luyện Pháp Luân Công.

Bà bị kết án bốn năm sau lần bắt giữ cuối cùng vào tháng 10 năm 2002. Bà bị giam tại Trại Lao động Cưỡng bức Mã Tam Gia trong ba năm, sau đó bị chuyển đến Nhà tù Nữ tỉnh Liêu Ninh.

Các cai tù đã sử dụng đủ kiểu tra tấn để buộc bà từ bỏ Pháp Luân Công, bao gồm đánh đập, cấm ngủ một tháng, và trói bà vào giá kim loại trong phòng tắm trong tư thế ngồi xổm. Một học viên cũng bị giam ở đó đã kể lại rằng các lính canh đã bắt bà Hồ đứng trong phòng tắm để chuyển hóa bà. Việc này bắt đầu từ 10 giờ tối, và không ai biết nó kéo dài bao lâu mỗi đêm.

Sau đó, bà Hồ đổ bệnh. Các lính canh ra lệnh cho các tù nhân cho các loại thuốc không rõ nguồn gốc vào thức ăn của bà, khiến bà bị choáng váng đầu óc và không thể rời khỏi giường. Bà suýt chết vì bị tra tấn và cưỡng chế dùng thuốc.

Khi được thả, bà Hồ đã rơi vào tình trạng hôn mê. Bà cũng bị đuổi việc. Vì mẹ bà đã mất từ lâu nên bố bà đã đưa bà vào bệnh viện tâm thần, bởi ông vẫn phải làm việc nuôi gia đình.

Vào tuần đầu tiên của năm 2022, bố bà nhận được cuộc gọi từ bệnh viện và được thông báo rằng bà vừa qua đời. Y tá chăm sóc cho bà cho biết bà không chịu ăn thịt, mà chỉ ăn dưa chua. Người cha già xót xa khi thấy thân hình hốc hác của con.

Hai vợ chồng qua đời cách nhau một năm trong cuộc bức hại Pháp Luân Công

Bà Quản Phượng Hà qua đời sau nhiều năm bị sách nhiễu vì tu luyện Pháp Luân Công. Chưa đầy một năm sau, chồng bà là ông Đại Chí Đông cũng qua đời sau một tháng bị bắt vì kiên định đức tin.

96187523c4cc4b8a3790c07fe989b5fa.jpg

Bà Quản Phượng Hà

Ông Đại (một cựu nhân viên của công ty bơm điện thả chìm thuộc Cục Quản lý Dầu khí Đại Khánh) bị bắt giữ vào ngày 8 tháng 1 năm 2022, sau khi ông và một học viên khác bị báo cáo vì phát tặng một cuốn sách mỏng có thông tin về Pháp Luân Công tại một trạm xăng. Cảnh sát lục soát nhà ông và tống tiền ông 10.000 nhân dân tệ trước khi để ông về nhà.

Lần bức hại tài chính gần nhất này đã khiến ông Đại vô cùng áp lực vì ông vẫn đang phải lo tiền để trả nợ cho khoản vay chữa bệnh cho bà Quản trước đó. Việc cảnh sát tịch thu khoản tiền tiết kiệm duy nhất 5.000 nhân dân tệ của ông, và con trai phải nộp 10.000 nhân dân tệ để bảo lãnh cho ông, ông lo lắng không biết đến khi nào mình mới có thể trả hết các khoản nợ. Trong khi đó, cảnh sát đe dọa ông không được gửi thông tin về cuộc bức hại cho trang Minghui.org. Áp lực tinh thần to lớn đã ảnh hưởng đến sức khỏe của ông Đại và ông đã qua đời vào ngày 11 tháng 2 năm 2022, ở tuổi 60.

Kể từ khi cuộc bức hại bắt đầu, ông Đại và bà Quản đang nhiều lần bị bắt giữ vì lên tiếng cho Pháp Luân Công. Bà Quản bị kết án hai năm lao động cưỡng bức và ông Đại bị kết án bảy năm tù. Cả hai vợ chồng ông đều phải chịu sự đánh đập, cấm ngủ và các hình thức tra tấn khác vì không từ bỏ đức tin.

Thậm chí sau khi được trả tự do, nhà chức trách vẫn liên tục sách nhiễu hai vợ chồng ông, khiến tinh thần họ vô cùng đau khổ. Sự bức hại triền miên đã ảnh hưởng to lớn đến sức khỏe của bà. Bà đã bị u xơ tử cung và ra máu bất thường. Bà không thể ăn uống và trở nên gầy gò. Bà qua đời vào ngày 5 tháng 3 năm 2021, ở tuổi 60.

Cái chết trẻ của người đàn ông 44 tuổi sau hai năm bị giam giữ trong trại lao động, cưỡng bức ly hôn và sách nhiễu không ngừng

Anh Quan Vân Chí, một cư dân ở thành phố Thiết Lĩnh, tỉnh Liêu Ninh đã bị bức hại vô nhân đạo trong khi thụ án hai năm lao động cưỡng bức từ năm 2002 đến năm 2004 vì tu luyện Pháp Luân Công. Vợ anh đã buộc phải ly hôn anh vì áp lực của cuộc bức hại. Anh cũng bị nơi làm việc sa thải và bị nhà chức trách sách nhiễu không ngừng. Sự đau khổ tinh thần đã ảnh hưởng lớn tới sức khoẻ của anh. Anh đã qua đời vào ngày 1 tháng 3 năm 2022 ở tuổi 44.

Anh Quan bị bắt giữ lần đầu vào ngày 24 tháng 12 năm 2001 trong khi đang làm việc tại Nhà máy Điện quận Thanh Hà. Cảnh sát đe doạ kết án tù anh, tạo tiền đề [cho việc kết án học viên Pháp Luân Công vô tội] ở quận Thanh Hà.

Bởi anh Quan từ chối từ bỏ Pháp Luân Công trong khi thẩm vấn, nên cảnh sát đã tát vào mặt anh, giẫm lên ngón chân, giật cổ, kéo tóc anh và sử dụng thuốc lá để đốt ngón tay của anh.

Cuối tháng 1 năm 2002, anh bị kết án hai năm tại Trại Lao động cưỡng bức Thiết Lĩnh. Khi anh viết về việc anh đã nhận được thụ ích như thế nào nhờ tu luyện Pháp Luân Công trong “báo cáo tư tưởng,” lính canh đã sử dụng gậy cao su có gai (lõi của gai cao su làm bằng kim loại) để đánh vào lưng anh. Bởi anh Quan vẫn kiên định đức tin của mình, nên lính canh đã sử dụng dùi cui điện để sốc điện vào đầu, ngực và toàn thân của anh.

Sau khi được trả tự do, cảnh sát tiếp tục sách nhiễu anh. Khi biết về vụ bắt giữ tiềm tàng vào tháng 3 năm 2007, anh đã rời khỏi nhà để trốn cảnh sát và bị nơi làm việc sa thải. Khi đó, vợ anh đang mang thai được vài tháng. Nghi ngờ vợ anh cũng tu luyện Pháp Luân Công, cảnh sát đã bắt giữ và đe doạ cô. Không muốn tiếp tục sống trong sợ hãi, cô buộc phải ly hôn chồng.

Ngày 30 tháng 7 năm 2014, anh Quan bị cảnh sát chặn và tra hỏi trong khi đang đi bộ trên đường. Sau khi một cảnh sát phát hiện anh tu luyện Pháp Luân Công, anh ta đã bắt giữ và thẩm vấn anh Quan qua đêm. Anh Quan đã được bảo lãnh tại ngoại sau 40 ngày giam giữ.

Cuộc bức hại không ngừng đã khiến anh Quan bắt đầu gặp các vấn đề sức khoẻ. Sức khoẻ của anh liên tục suy giảm qua từng năm và cuối cùng anh đã qua đời vào ngày 1 tháng 3 năm 2022, khi mới 44 tuổi.

Bài liên quan:

31 học viên bị bức hại đến chết được báo cáo trong tháng 10 và 11 năm 2022

Thêm 33 học viên đã qua đời vì cuộc bức hại được ghi nhận trong các báo cáo từ tháng 7 đến tháng 9 năm 2022

92 học viên Pháp Luân Công bị bức hại đến chết trong nửa đầu năm 2022

Báo cáo tháng 5 năm 2022: 17 học viên Pháp Luân Công bị bức hại đến chết

Ghi nhận trong tháng 4 năm 2022: 19 học viên Pháp Luân Công bị bức hại đến chết

Ghi nhận từ tháng 1 đến tháng 3 năm 2022: 44 học viên Pháp Luân Công bị bức hại đến chết

Báo cáo tháng 1 năm 2022: 20 học viên Pháp Luân Công bị bức hại đến chết

Báo cáo năm 2021: 132 học viên Pháp Luân Công qua đời trong cuộc bức hại đức tin của họ

Mọi nội dung đăng trên trang web này thuộc bản quyền của Minghui.org. Minh Huệ sẽ biên soạn các nội dung trên trang web và xuất bản theo định kỳ hoặc vào những dịp đặc biệt.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2023/1/4/454287.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2023/1/7/206074.html

Đăng ngày 16-02-2023; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share