Bài viết của phóng viên báo Minh Huệ

[MINH HUỆ 08-05-2022] Tháng 4 năm 2022, 19 học viên Pháp Luân Công được ghi nhận là đã chết do bị bức hại vì kiên định đức tin của họ. Tháng và năm qua đời chính xác của một số học viên vẫn đang được điều tra. Trong 18 trường hợp còn lại, có 1 trường hợp qua đời trong năm 2016, 1 trường hợp trong năm 2018, 6 trường hợp trong năm 2021 và 10 trường hợp trong năm 2022.

Pháp Luân Công hay còn được gọi là Pháp Luân Đại Pháp, là một pháp môn tu luyện cả tâm lẫn thân dựa trên tiêu chuẩn Chân-Thiện-Nhẫn. Từ khi pháp môn này được giới thiệu công chúng vào năm 1992, vô số người đã bị thu hút bởi những Pháp lý thâm sâu và lợi ích sức khoẻ mà môn tu luyện này mang lại. Lo sợ pháp môn tiếp tục phát triển, chính quyền Cộng sản Trung Quốc đã phát động một chiến dịch bức hại trên toàn quốc vào tháng 7 năm 1999, nhằm xóa sổ tận gốc pháp môn này.

19 học viên qua đời đến từ 6 tỉnh và 1 thành phố trực thuộc trung ương tại Trung Quốc. Tỉnh Hắc Long Giang ghi nhận số học viên qua đời nhiều nhất (7), tiếp đó là Hà Bắc (4), Liêu Ninh (3), Trùng Khánh (2), Cam Túc, Quý Châu và Nội Mông Cổ đều có 1 trường hợp.

Các học viên qua đời và năm họ qua đời như sau:

– Tỉnh Hắc Long Giang (7): Vương Tự Thu (năm 2020 hoặc sau đó), Cao Tú Lan (2021), Vương Quế Vinh (2021), Lý Bội Hiền (2022), Trương Thế Dân (2022), Thôi Kim Thật (2022) và Triệu Thành Hiếu (2022)

– Tỉnh Hà Bắc (4): Lưu Trường Minh (2018), Triệu Lâm (2022), Hàn Tuấn Đức (2022) và Khương Quế Linh (2022)

– Tỉnh Liêu Ninh (3): Vương Diễm Kiệt (2016), Lưu Hạ Tiên (2021) và Trương Lệ Diễm (2022)

– Trùng Khánh (2): Lưu Vịnh Mai (2021) và Vương Liễu Trân (2022)

– Tỉnh Cam Túc (1): Khổng Lệnh Phổ (2021)

– Tỉnh Quý Châu (1): Chu Hương Lan (2021)

– Nội Mông Cổ (1): Dương Tú Vinh (2022)

Hai học viên ở tỉnh Hà Bắc là ông Hàn (77 tuổi) và ông Triệu (69 tuổi) qua đời trong khi vẫn đang ở trong tù. Bà Thôi ở tỉnh Hắc Long Giang qua đời sau vài giờ bị bắt giữ.

Các trường hợp qua đời mới được ghi nhận gồm có hai cặp vợ chồng, thứ nhất là ông Lưu Hạ Tiên và bà Vương Diễm Kiệt ở tỉnh Liêu Ninh, thứ hai là ông Triệu Thành Hiếu và bà Cao Tú Lan cùng ở tỉnh Hắc Long Giang. Cả bốn học viên qua đời sau khi không thể chịu đựng được sự đau khổ tinh thần trong thời gian dài của cuộc bức hại và/hoặc sự tra tấn trong khi đang bị giam giữ.

Sau đây là một số trường hợp qua đời được xác nhận vào tháng 4 năm 2022.

Qua đời trong nhà giam

Cụ bà 88 tuổi tử vong sau bốn tiếng bị bắt giữ vì kiên định đức tin của mình

Bà Thôi Kim Thật (88 tuổi, ở thành phố Cáp Nhĩ Tân, tỉnh Hắc Long Giang) đã qua đời sau bốn tiếng bị bắt giữ vì đọc các bài giảng của Pháp Luân Công.

Khoảng 1 giờ chiều ngày 13 tháng 4 năm 2022, bảy cảnh sát đã đột nhập vào nhà của bà Thôi trong khi bà đang học các bài giảng của Pháp Luân Công cùng với sáu học viên địa phương khác. Cảnh sát đã cưỡng chế lấy đi các sách Pháp Luân Công, ảnh của Nhà sáng lập Pháp Luân Công và tiền mặt của bà Thôi. Bà đã bị ngã khi cố gắng ngăn cảnh sát và không ngừng nói: “Đừng lấy sách của tôi đi! Đừng lấy ảnh của Sư phụ đi!”

Đến 5 giờ 45 chiều cùng ngày, anh Phác Hổ (con trai thứ hai của bà Thôi) đã nhận được cuộc gọi từ cảnh sát thông báo rằng mẹ anh đang được cấp cứu hồi sức tại Bệnh viện 242. Anh vội vàng đến bệnh viện và năm phút sau, bác sỹ bước ra và thông báo là bà Thôi đã chết. Anh Phác vào phòng mổ và nhìn thấy thi thể của mẹ mình với gương mặt tái xanh, cổ họng đã bị cắt mở và chỉ một bàn chân đang mang giày.

Anh Phác nói rằng mẹ anh đã luôn khỏe mạnh trong 20 năm qua nhờ tu luyện Pháp Luân Công. Mặc dù tuổi tác đã cao, bà vẫn tự sống một mình và đi bộ rất nhanh. Không rõ chính xác cảnh sát đã làm gì mà khiến bà tử vong chỉ sau 4 giờ.

Người đàn ông 77 tuổi qua đời ở trong tù sau vài tháng lâm bệnh nặng mà không được tạm tha y tế

Ngày 14 tháng 4 năm 2022, Nhà tù Số 5 Ký Đông ở tỉnh Hà Bắc đã thông báo tới gia đình ông Hàn Tuấn Đức (ở thành phố Bảo Định, tỉnh Hà Bắc) rằng ông đã qua đời vào lúc 10 giờ 35 phút sáng cùng ngày.

2022-5-7-193205-0.jpg

Ông Hàn Tuấn Đức

Ông Hàn qua đời sau chưa đầy 3 năm bị đưa vào nhà tù để thụ án 8,5 năm vì làm đồ thủ công bằng quả hồ lô có khắc chữ “Chân-Thiện-Nhẫn” (tiêu chuẩn cốt lõi của Pháp Luân Công).

2010-5-9-gongyi-16_s6ne2jj.jpg

Một quả hồ lô được khắc chữ “Chân-Thiện-Nhẫn hảo; Pháp Luân Đại Pháp hảo” ở trên cùng

Sau khi ông Hàn bị đưa vào nhà tù, lính canh liên tục ép ông nhận tội và từ bỏ Pháp Luân Công. Bởi từ chối, nên ông đã bị tước quyền thăm thân gọi điện hay viết thư cho gia đình.

Sau đó, gia đình mới biết rằng ông bị thiếu máu nghiêm trọng do bị ngược đãi trong tù. Ông đã bị mù một mắt và phải ngồi xe lăn. Gia đình đã nộp đơn xin tạm tha y tế cho ông, nhưng Cục Tư pháp quận Cạnh Tú đã từ chối, dù bác sỹ xác định tình trạng sức khỏe của ông đủ điều kiện để được tạm tha y tế.

Vào khoảng đầu năm 2022, ông Hàn phải nhập viện sau khi lâm vào tình trạng nguy kịch. Ông được đeo ống dẫn tiểu khi được xuất viện. Ngày 5 tháng 4 năm 2022, ông được đưa tới bệnh viện lần nữa. Ông không thể tự thở được và phải dùng máy thở. Sau đó 9 ngày, ông đã qua đời.

Chủ cửa hàng sửa chữa điện thoại di động qua đời trong khi đang thụ án tù oan sai vì kiên định đức tin

Ông Triệu Lâm ở thành phố Trương Gia Khẩu, tỉnh Hà Bắc đã qua đời vào ngày 2 tháng 4 năm 2022 trong khi đang thụ án 3,5 năm tù vì tu luyện Pháp Luân Công.

Ngày 25 tháng 3 năm 2022, những lính canh ở trại tạm giam Thành phố Trương Gia Khẩu, những người mà trước đó từ chối yêu cầu thăm thân của gia đình ông Triệu, đã thông báo cho gia đình rằng ông Triệu đã bị mắc bệnh phổi và đã được đưa đến Bệnh viện Nhân dân Số 1 Thành phố Trương Gia Khẩu. Có thông tin cho hay lúc đó ông đã phải dùng máy thở. Không rõ liệu gia đình có được phép vào bệnh viện thăm ông hay không. Ông Triệu qua đời vào ngày 2 tháng 4, hưởng thọ 69 tuổi.

Ông Triệu Lâm, một cựu công nhân của một nhà máy sản xuất ngũ cốc, đã mở một cửa hàng sửa chữa điện thoại di động sau khi nghỉ hưu. Ngày 7 tháng 4 năm 2020, ba cảnh sát từ Đồn Công an Ngũ Nhất Lộ đã bắt giữ ông Triệu Lâm tại cửa hàng sửa chữa điện thoại di động của ông, tịch thu máy tính, tài liệu Pháp Luân Công và các tài sản cá nhân khác của ông. Tối cùng ngày, cũng ba cảnh sát trên tới nhà ông Triệu, phá khóa kho chứa đồ của ông ở tầng hầm và tịch thu máy tính, máy in cùng các tài sản khác của ông. Sáng hôm sau, các cảnh sát khác tới và tịch thu thêm tài sản của ông ở kho chứa đồ tầng hầm và chất chúng lên một xe tải.

Tòa án Kiều Tây đưa ông Triệu ra xét xử hai lần vào các ngày 13 tháng 10 và 2 tháng 11 năm 2020. Các chấp hành viên đã lệnh cho ông Triệu mặc bộ đồ bảo hộ kín từ đầu tới chân và đeo kính bảo hộ trong toàn bộ các phiên xét xử. Tuy nhiên, các chấp hành viên áp giải ông Triệu ngay cả khẩu trang cũng không đeo. Vì gia đình không thể nhìn thấy một chút da thịt, cơ thể hay tóc của ông Triệu, nên họ không chắc đó có thực sự là ông hay chính quyền đang cố che đậy điều gì đó. Thẩm phán đã kết án ông Triệu 3,5 năm tù vào tháng 12 năm đó.

Qua đời sau khi bị bức hại trong thời gian dài

Một kỹ sư đã nghỉ hưu chết trong đau khổ sau khi bị mù vì bị đầu độc và bị gãy hai chân

Ngày 1 tháng 1 2022, bà Vương Liễu Trân đã qua đời sau hàng thập kỷ bị bức hại vì tu luyện Pháp Luân Công hưởng thọ 80 tuổi.

Bà Vương, một kỹ sư luyện kim đã nghỉ hưu của Nhà máy Số 2 Tràng An ở Trùng Khánh. Sau khi chính quyền Cộng sản Trung Quốc ra lệnh tiến hành chiến dịch đàn áp Pháp Luân Công vào năm 1999, bà Vương đã bị 2 án lao động cưỡng bức và bị giam giữ trong một bệnh viện tâm thần 3 lần. Bà bị cho uống và tiêm các loại thuốc độc hủy hoại các cơ quan nội tạng của bà và khiến bà bị mù.

Ủy ban cư trú và Phòng 610 quận Giang Bắc đã bắt chồng bà ly dị bà, đe dọa sẽ treo lương hưu của ông nếu ông không làm thế. Các con của bà cũng bị bắt phải ký thỏa thuận không vào thăm bà, nếu không họ sẽ mất việc.

Để theo dõi bà Vương, chính quyền đã dựng một trạm gác ở bên ngoài nhà bà và theo dõi bà suốt ngày đêm trong hơn 10 năm. Những người theo dõi bà thường đánh đập và chửi bà, làm gãy mũi bà bằng một cái ghế gỗ. Họ gào lên trong khi đánh bà, “Tôi sẽ đánh chết bà đêm nay!”

Khi bà Vương từ chối, im lặng và vẫn cố gắng tìm kiếm công lý ngay cả sau khi bà bị mù lòa, những người đó đã trả thù bằng cách đưa bà đến một ngọn đồi và đánh bà tàn bạo đến mức bà bị gãy cả hai chân.

2022-4-11-wang-liuzhen-persecution-01_hes1mwj.jpg

Trạm gác được dựng lên chỉ để theo dõi bà Vương

2010-6-10-minghui-persecution-chongqing1_csaawaw.jpg

Bà Vương bị các nhân viên an ninh đi theo

2011-4-18-minghui-wangliuzhen-01_sfsjgrd.jpg

2011-4-18-minghui-wangliuzhen-02_hlzfedc.jpg

Bà Vương chỉ còn da bọc xương do bị ngược đãi trong tay của những người của Đảng Cộng sản Trung Quốc.

Người phụ nữ 77 tuổi qua đời sau 20 năm bị bức hại vì kiên định đức tin của mình

Sau khi chịu đựng nhiều lần bị bắt giữ, sách nhiễu, tống giam và tra tấn trong 20 năm qua vì từ chối từ bỏ đức tin của mình đối với Pháp Luân Công, bà Dương Tú Vinh đã bị giáng một đòn nặng nề nữa khi nhà chức trách đình chỉ lương hưu của bà vào năm 2020 với lý do rằng bà không có quyền hưởng lương hưu vì bà bị kết án tù.

Người dân ở thành phố Xích Phong, Nội Mông này đã liên hệ với nhiều cơ quan chính quyền khác nhau để đòi công lý, nhưng vô ích. Bà đã không chịu nổi sự đau khổ về thể xác và tinh thần của cuộc bức hại và qua đời vào ngày 25 tháng 2 năm 2022, hưởng thọ 77 tuổi.

Kể từ khi cuộc bức hại bắt đầu vào năm 1999, bà Dương đã nhiều lần bị bắt giữ và giam giữ vì kiên định đức tin. Bà từng hai lần bị án lao động cưỡng bức 3 năm và một lần lãnh án tù 3,5 năm tù.

Lính canh trại lao động thường treo bà lên và đánh đập bà, thường là hơn hai giờ một lần. Ngoài việc bị tra tấn, bà còn bị buộc phải lao động không công nặng nhọc, bao gồm cả làm việc ngoài đồng. Khi bà từ cánh đồng trở lại trại lao động, các lính canh đã khám xét bà. Vào buổi tối, bà bị buộc phải nghe hoặc xem các video tuyên truyền phỉ báng Pháp Luân Công.

Trong khi đang thụ án tù, bà đã phải chịu đựng sự tra tấn liên tục, bị tẩy não và bị tiêm thuốc.

Thành phố Tề Tề Cáp Nhĩ, tỉnh Hắc Long Giang: Bốn học viên Pháp Luân Công qua đời vì bị bức hại

Năm 1999, bà Lý Bội Hiền (ở Tề Tề Cáp Nhĩ, tỉnh Hắc Long Giang) đã đi tới Bắc Kinh để kháng nghị cho quyền tu luyện Pháp Luân Công và bị bắt giữ. Tại trại tạm giam địa phương, giám đốc trại (họ Lâm) đã dùng ống nhựa PVC đánh bà, khiến lưng và chân bà tím đen, và bà đã phải nằm sấp trong khi ngủ.

Năm 2002, bà Lý lại đi Bắc Kinh kháng nghị một lần nữa và bị kết án 3 năm trong Trại Lao động Cưỡng bức Song Hợp. Ở đó, bà thường xuyên bị đánh đập và cưỡng chế xem các video tuyên truyền vu khống và bôi nhọ Pháp Luân Công. Vào mùa Đông, lính canh tống bà vào một căn phòng trống, không có giường, chăn hoặc lò sưởi. Bà bị chảy máu âm đạo ồ ạt vào tháng 2 năm 2003 và được tạm tha y tế.

Năm 2010, bà Lý bị bắt một lần nữa và bị kết án tù vì nói với mọi người về Pháp Luân Công. Tù nhân trói bà trong tư thế “đại bàng sải cánh” trong 3 tháng. Họ thường ném bà xuống đất và gần như đã giết chết bà. Chân bà sưng phù nghiêm trọng và bà vô cùng tiều tụy. Đến năm 2015, bà được thả khi đang ở bên bờ vực của cái chết.

Đầu năm 2022, bà Lý tái phát bệnh và qua đời vào ngày 23 tháng 2 năm 2022.

2022-5-7-193205-3.jpg

2022-5-7-193205-2.jpg

Ảnh chụp bà Lý sau khi được thả khỏi nhà tù vào năm 2015.

Một cặp vợ chồng qua đời cách nhau một năm

Sau khi chịu đựng hai thập kỷ sự bắt giữ, sách nhiễu và giam giữ vì kiên định vì tu luyện Pháp Luân Công, một cặp vợ chồng (ở thành phố Đại Khánh, tỉnh Hắc Long Giang) đã qua đời tiếp nối nhau (cách nhau một năm).

Bà Cao Tú Lan

Ông Triệu Thành Hiếu là một tài xế xe tải của Công ty Sản xuất Dầu Số 3 thuộc Mỏ dầu Đại Khánh. Vợ ông là bà Cao Tú Lan làm việc cùng công ty với vị trí giám đốc tài chính.

Bởi thỉnh nguyện cho quyền tu luyện Pháp Luân Công và nâng cao nhận thức về cuộc bức hại, hai vợ chồng ông Triệu bị bắt giữ nhiều lần trong những năm qua. Vụ bắt giữ mới nhất của bà Cao diễn ra vào ngày 5 tháng 8 năm 2014, khi cảnh sát phát hiện bà nói chuyện với mọi người về Pháp Luân Công. Cảnh sát tìm thấy tên, địa chỉ và số căn cước công dân của bà trên thẻ xe buýt. Họ lấy chìa khóa nhà của bà và kéo tới lục soát. Khi cảnh sát tới, ông Triệu đang in tài liệu Pháp Luân Công và ông cũng bị bắt.

Sau đó, hai vợ chồng bà Cao bị đưa tới trại tạm giam. Tại đây, bà Cao bị huyết áp cao tới mức nguy hiểm, loét ngoài da, chóng mặt, đau đầu và đôi khi còn khó thở. Luật sư của bà đã nộp đơn bảo lãnh tại ngoại để điều trị y tế cho bà, nhưng bị từ chối. Tòa án quận Nhượng Hồ Lô đã kết án hai vợ chồng bà mỗi người 3,5 năm tù giam.

Ngày 21 tháng 5 năm 2016 (ngày hôm sau), bà Cao bị đưa tới Nhà tù Nữ tỉnh Hắc Long Giang. Bà được chẩn đoán mắc bệnh ung thư vú trong tù. Bà bị lừa viết tuyên bố từ bỏ Pháp Luân Công và được tạm tha y tế.

Bất chấp tình trạng sức khỏe của bà, nhân viên ủy ban khu dân cư vẫn liên tục tới sách nhiễu bà. Sức khỏe của bà tiếp tục suy giảm và chứng đau nửa đầu của bà (đã được chữa khỏi nhờ tu luyện Pháp Luân Công) cũng tái phát trở lại. Vào tháng 11 năm 2020, bà Cao lâm vào tình trạng hôn mê, bà phải nằm liệt giường và không thể ăn uống. Bà rất tiều tụy trong những ngày cuối đời. Ngày 27 tháng 4 năm 2021, bà đã qua đời ở tuổi 75.

Cái chết của bà Cao khiến chồng bà suy sụp. Ông bắt đầu đau nhói ở đầu gối chân trái. Ông đã không thể tự đứng dậy được và phải dùng nạng, nhưng cảnh sát vẫn tới nhà để kiểm tra xem các học viên khác có tới thăm ông hay không.

Ngày 15 tháng 2 năm 2022, con trai của ông Triệu đã mời ông tới ăn tối vào dịp Lễ hội Đèn lồng và sau đó đưa ông về nhà. Hai ngày sau, khi anh gọi điện cho ông Triệu thì không thấy ai trả lời. Anh tới nơi ở của ông để kiểm tra, nhưng lại phát hiện ông đã qua đời, hương thọ 76 tuổi.

Một cặp vợ chồng qua đời cách nhau 5 năm vì cuộc bức hại Pháp Luân Công

Sau khi một cặp vợ chồng ở thành phố Đại Liên, tỉnh Liêu Ninh tu luyện Pháp Luân Công vào năm 1996, họ đã ngừng cãi vã và trở nên thấu hiểu nhau hơn, tận hưởng một cuộc hôn nhân hạnh phúc. Cả hai người cũng thấy sức khỏe của mình được cải thiện. Thế nhưng, sau khi chế độ cộng sản ra lệnh đàn áp Pháp Luân Công vào năm 1999, họ đã bị sách nhiễu và bắt bớ liên tục chỉ vì giữ vững đức tin của mình. Năm năm sau cái chết của người vợ (vào năm 2016), người chồng cũng qua đời, đều vì hậu quả cuộc bức hại.

Bà Vương Diễm Kiệt đã đi đến Bắc Kinh vào ngày 20 tháng 7 năm 1999 và ngày 27 tháng 10 năm 2000 để kêu gọi quyền thực hành Pháp Luân Công. Bà bị bắt lần thứ hai và bị giam ở trong trại tạm giam Quận Mưu Bình thuộc địa phận thành phố Yên Đài, tỉnh Sơn Đông gần đó.

Ngày 1 tháng 3 năm 2001, bà Vương lại bị bắt và bị giam trong trại tạm giam Quận Mưu Bình cho đến ngày 1 tháng 4 năm 2001.

Trong khi bà Vương thoát được vụ bắt giữ vào ngày 3 tháng 9 năm 2003, thì chồng bà là ông Lưu Hạ Tiên đã bị bắt. Ông bị giam ở trong trại tạm giam Quận Mưu Bình và được tại ngoại vào ngày 29 tháng 9.

Bà Vương buộc phải sống xa nhà trong 3 năm kế tiếp để thoát khỏi bàn tay cảnh sát. Vì không thể tìm ra bà, cảnh sát đã bắt ông Lưu tại nơi làm việc của ông một lần nữa và lục soát nhà của họ.

Ở trong trại tạm giam, lính canh buộc những chiếc bàn chải đánh răng vào các ngón chân của ông. Họ cũng ghì ông xuống đất và dùng thắt lưng da quất vào người ông. Mông của ông sưng lên nghiêm trọng và ông không thể ngồi được. Khi gia đình đến thăm ông, ít nhất mười lính canh đã đứng canh chừng và không cho ông nói chuyện.

Cảnh sát đã lấy đi hầu hết các món đồ có giá trị từ nhà của cặp vợ chồng này. Vài cảnh sát đã ở lại nhà của họ để chờ bắt bà Vương nếu bà quay lại. Điện thoại cố định của nhà họ cũng bị theo dõi.

Khi ông Lưu được thả, người của Phòng 610 đã tống tiền ông 2.000 Nhân dân tệ. Sự tàn phá thể chất mà ông phải chịu đựng khi ở trong trại tạm giam đã khiến ông không thể tiếp tục làm việc được nữa. Do đó, ông đã bị nơi làm việc sa thải vào năm 2005.

Ngày 29 tháng 9 năm 2006, hai vợ chồng ông Lưu lại bị bắt và giam trong trại tạm giam Quận Mưu Bình cho đến ngày 28 tháng 10 năm 2006. Ngay sau đó, chính quyền đã đình chỉ lương hưu của bà Vương. Khi hai vợ chồng đi đến Phòng An sinh Xã hội địa phương để yêu cầu khôi phục lại lương hưu, họ lại bị bắt và giam trong trại tạm giam Quận Mưu Bình.

Bà Vương bị bắt một lần nữa vào mùa hè năm 2009 vì nói với mọi người về Pháp Luân Công. Bà đã bị giữ ở trong Đồn Công an Quảng trường Dân Chủ hai ngày và sau đó được thả.

Cảnh sát lục soát nhà bà khi không có ai ở nhà. Họ lấy đi máy tính và dao cắt giấy của bà. Sau khi thả bà, cảnh sát còn lục soát nhà bà thêm vài lần nữa. Họ cũng đưa bà tới bệnh viện để kiểm tra sức khỏe để chuẩn bị tống giam bà, nhưng đã phải nhượng bộ khi kết quả kiểm tra cho thấy sức khỏe của bà không đảm bảo để giam giữ.

Sau khi trải qua gần hai thập kỷ bị bức hại, bà Vương đã qua đời vào ngày 16 tháng 3 năm 2016 ở tuổi 64.

Cái chết của bà đã giáng một đòn nặng nề lên ông Lưu. Sức khỏe của ông giảm sút theo năm tháng và ông đã mất vào ngày 9 tháng 9 năm 2021, ở tuổi 69.

Người phụ nữ Hà Bắc qua đời sau khi bị sách nhiễu không ngừng

Sau khi chính quyền cộng sản phát động cuộc bức hại Phá Luân Công vào năm 1999, bà Khương Quế Linh (ở thành phố Lang Phường, tỉnh Hà Bắc) đã liên tục bị bắt giữ vì không từ bỏ Pháp Luân Công. Cảnh sát sách nhiễu bà nhiều lần mỗi năm. Bà đã qua đời vào ngày 10 tháng 3 năm 2022 khi mới 60 tuổi.

2022-5-7-193205-1.jpg

Bà Khương Quế Linh

Bà Khương bị bắt giữ vào ngày 9 tháng 2 năm 2008. Sau 60 ngày giam giữ tại Trung tâm Tẩy não Lang Phường, bà đã bị kết án 1 năm tại Trại Lao động Cưỡng bức Nữ Thạch Gia Trang. Bà phải chịu đựng sự tẩy não và lao động tăng cường mà không được trả công.

Sau khi được trả tự do, cảnh sát vẫn tiếp tục sách nhiễu bà và gây áp lực để bà từ bỏ Pháp Luân Công. Áp lực tinh thần đã ảnh hưởng tới sức khỏe của bà và cuối dùng dẫn đến cái chết sớm thương tâm của bà.

Ngươi phụ nữ Liêu Ninh qua đời khi đang đi phiêu bạt

Sau ba tháng bà Trương Lệ Diễm (ở thành phố Đan Đông, tỉnh Liêu Ninh) tu luyện Pháp Luân Công vào năm 1998, nhiều bệnh của bà đã biến mất. Sau khi cuộc bức hại bắt đầu vào năm 1999, bà chưa từng dao động niêm tin của mình. Bởi nâng cao nhận thức về cuộc bức hại, nên bà đã bị bắt giữ vào năm 2005 và bị kết án hai năm tại Trại Lao động Cưỡng bức Mã Tam Gia khét tiếng. Lính canh trại lao động đã bức thực bà, treo bà lên, cấm bà ngủ và trộn thuốc độc vào thức ăn của bà.

Sau khi được trả tự do vào năm 2007, bà chuyển tới thành phố Doanh Khẩu trong cùng tỉnh để tránh việc tiếp tục bị bức hại. Năm 2016, bà bị tiểu đường và tình trạng bệnh của bà nặng hơn theo thời gian. Do bị cô lập với gia đình trong thời gian dịch bệnh, nên tình trạng bệnh của bà càng tồi tệ hơn vào năm 2022. Ngày 22 tháng 3 năm 2022, bà đã qua đời ở tuổi 64 .

2022-5-7-193205-4.jpg

Bà Trương Lệ Diễm

Bài liên quan:

Ghi nhận từ tháng 1 đến tháng 3 năm 2022: 44 học viên Pháp Luân Công bị bức hại đến chết

Báo cáo tháng 1 năm 2022: 20 học viên Pháp Luân Công bị bức hại đến chết

Báo cáo năm 2021: 132 học viên Pháp Luân Công qua đời trong cuộc bức hại đức tin của họ

Mọi nội dung đăng trên trang web này thuộc bản quyền của Minghui.org. Minh Huệ sẽ biên soạn các nội dung trên trang web và xuất bản theo định kỳ hoặc vào những dịp đặc biệt.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2022/5/8/442239.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2022/5/12/200516.html

Đăng ngày 10-06-2022; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share