Bài viết của phóng viên báo Minh Huệ

[MINH HUỆ 04-11-2022] Tháng 10 năm 2022 đã ghi nhận 28 học viên Pháp Luân Công bị kết án vì kiên định đức tin của họ. Ngoại trừ 2 học viên bị kết án trong năm 2014 và 2021; 26 trường hợp còn lại bị kết án trong năm 2022. Trong đó 1 người bị kết án trong tháng 5; 1 người trong tháng 6; 6 người trong tháng 7; 2 người trong tháng 8; 8 người trong tháng 9, và 8 người trong tháng 10.

Pháp Luân Công, còn gọi là Pháp Luân Đại Pháp, là một pháp môn tu luyện cả tâm lẫn thân đã bị chính quyền cộng sản Trung Quốc bức hại từ năm 1999. Kể từ đó, vô số học viên đã bị bắt, giam giữ, kết án và tra tấn vì kiên định đức tin của họ. Bởi sự phong tỏa thông tin nghiêm ngặt tại Trung Quốc, các trường hợp không thể luôn được báo cáo kịp thời hoặc mọi thông tin không thể luôn có sẵn.

Các học viên bị kết án phân bố ở 9 tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương. Liêu Ninh là tỉnh dẫn đầu danh sách với 8 trường hợp, tiếp theo là Quảng Đông với 7 trường hợp và Sơn Đông với 4 trường hợp. Hà Nam và Tứ Xuyên lần lượt là 3 và 2 trường hợp; 4 tỉnh khác có mỗi tỉnh có 1 trường hợp.

85441882e8254d946fbde31d2da289c3.jpg

Thời hạn bản án của các học viên kéo dài từ 1,5 đến 10 năm, với thời hạn trung bình 3,5 năm. Một người bị phạt 50.000 nhân dân tệ, 3 người bị phạt 10.000 nhân dân tệ. Trong số 12 học viên đã có thông tin về tuổi tác tại thời điểm kết án, họ có độ tuổi từ 38 đến 86, trong đó 7 người từ 65 tuổi trở lên.

20221107-451478-oct_sentencing_term_distribution.jpg

Một số học viên bị kết án đã phải trải qua hai thập kỷ bị bức hại và cầm tù. Một số đã mất đi mạng sống trong cuộc bức hại. Cha mẹ của một học sinh 16 tuổi đã bị bắt ngay sau khi cô vừa rời Trung Quốc đến New York để học nhạc và cả hai đều bị kết án tù (không rõ thời hạn).

Dưới đây là tóm tắt một số trường hợp bị kết án. Danh sách đầy đủ của các học viên bị kết án có thể được tải tại đây(tiếng Anh).

Người cao tuổi bị nhắm mục tiêu

Cụ bà 86 tuổi bị kết án vì tổ chức đọc sách của Pháp Luân Công tại nhà riêng

Cụ bà Chu Thục Trinh, một công nhân nhà máy dệt đã nghỉ hưu, 86 tuổi, ở thành phố Tự Cống, tỉnh Tứ Xuyên, đã bị bắt vào ngày 10 tháng 11 năm 2021, trong khi đang đọc sách của Pháp Luân Công cùng với 5 học viên khác tại nhà riêng của bà. Cảnh sát tịch thu các sách Pháp Luân Công, ảnh của Nhà sáng lập pháp môn, máy tính, máy in và các đồ dùng văn phòng khác của bà.

Ba trong số những người khách của bà Chu đã được thả vào buổi tối hôm đó. Một cặp vợ chồng (đều ngoài 60 tuổi) đã bị giam giữ 7 ngày.

Bà Chu bị tạm giam 3 ngày, sau đó được tại ngoại nhưng bị quản thúc tại gia. Kể từ đó, cảnh sát địa phương và nhân viên của ủy ban dân cư liên tục đến sách nhiễu bà. Bà cố gắng thiện ý giải thích cho họ Pháp Luân Công là gì, và pháp môn này đã giúp bà hồi phục sức khỏe như thế nào, cũng như chính quyền không hề có cơ sở pháp lý nào cho cuộc bức hại này. Cảnh sát từ chối lắng nghe và vẫn theo đuổi truy tố bà.

Tòa án quận Đại An đã mở phiên tòa xét xử vụ án của bà Chu vào ngày 15 tháng 9 năm 2022 và kết án bà 3 năm tù giam với 5 năm thử thách cùng khoản tiền phạt 5.000 nhân dân tệ. Với đồng lương hưu hạn hẹp của mình, bà không thể nộp đủ số tiền phạt (phi pháp) này, do đó, con trai bà đã phải nộp giúp bà 3.000 nhân dân tệ.

Bà cụ 75 tuổi bị kết án 2 năm tù vì phân phát tài liệu thông tin Pháp Luân Công

Bà Vương Tuấn Kiều, một cư dân 75 tuổi ở thành phố Định Châu, tỉnh Hà Bắc, đã bị bắt vào ngày 7 tháng 7 năm 2021 sau khi bị trình báo phân phát tài liệu thông tin Pháp Luân Công. Bà đã bị kết án 2 năm tù vào ngày 17 tháng 8 năm 2022.

Trước khổ nạn gần nhất này, bà Vương từng bị bắt vào ngày 13 tháng 3 năm 2018, cũng vì phân phát tài liệu Pháp Luân Công. Một cảnh sát đã tát vào mặt bà khi bà từ chối tiết lộ nơi lấy tài liệu. Với sự giúp đỡ của bí thư thôn, bà đã nhanh chóng được thả.

Hai thập kỷ bị bức hại

Sau 13 năm bị giam cầm, người phụ nữ 65 tuổi lại bị kết án tù oan sai lần thứ tư vì kiên định đức tin

Bà Lưu Tố Chi, một cư dân 65 tuổi ở thành phố An Sơn, tỉnh Liêu Ninh, đã bị kết án 3,5 năm tù vào tháng 9 năm 2022 vì nâng cao nhận thức về cuộc bức hại Pháp Luân Công. Đây là lần thứ tư bà bị kết án vì kiên định đức tin của mình. Bà đã kháng cáo lên toà án cấp cao hơn.

Sáng ngày 4 tháng 1 năm 2022, vì nói với mọi người về Pháp Luân Công tại một khu chợ nông sản. Toà án quận Lập Sơn đã xét xử bà vào ngày 10 tháng 8, và đến ngày ngày 29 tháng 9, gia đình bà Lưu mới hay tin về bản án của bà.

Không lâu sau khi chính quyền cộng sản Trung Quốc ra lệnh đàn áp Pháp Luân Công vào năm 1999, bà Lưu đã đi tới Bắc Kinh để thỉnh nguyện cho quyền thực hành đức tin của mình. Bà đã bị bắt và kết án 5 năm trong Nhà tù Nữ tỉnh Liêu Ninh vào ngày 1 tháng 10 năm 2001.

Lính canh tù đã lệnh cho tù nhân đánh đập và cấm bà ngủ trong 2 tuần. Khi bà buồn ngủ đến mức không thể mở nổi mắt, họ dùng kim và dùi đâm vào người bà, và dùng chổi đánh vào đầu bà. Bởi bà vẫn từ chối từ bỏ Pháp Luân Công, lính canh đã sốc điện bà bằng dùi cui, khiến bà bị chóng mặt và không ngừng ói mửa. Sau đó lính canh đã bắt bà ngồi trên một cái ghế đẩu nhỏ (chỉ cao 5 cm dài 13,2 cm) suốt từ 7 giờ sáng đến 9 giờ tối.

Chỉ 1 năm sau khi được thả, bà lại bị bắt vào năm 2007, sau 15 tháng bị giam trong trại tạm giam An Sơn, bà bị kết án 6 năm trong Nhà tù Nữ tỉnh Liêu Ninh. Lính canh cưỡng chế bà xem các video lăng mạ Pháp Luân Công và trong mùa đông lạnh giá, nhà tù không cung cấp cho bà chăn và giường để nằm ngủ.

Khi bà xin về hưu sau khi được thả, bà tuyệt vọng khi biết rằng mình đã bị sa thải và không được hưởng bất kỳ phúc lợi hưu trí nào.

Năm 2018, Toà án quận Lập Sơn đã kết án bà 2 năm tù.

Mất mẹ và anh trai vì cuộc bức hại, cựu kỹ thuật viên cảnh sát lại bị kết án 3 năm tù, đều vì kiên định đức tin vào Pháp Luân Công

Ông Đổng Di Nhiên, một cựu thuật viên cảnh sát 61 tuổi ở thành phố Thẩm Dương, tỉnh Liêu Ninh đã bị bắt vào ngày 24 tháng 2 năm 2022 trong khi đang phân phát tài liệu thông tin Pháp Luân Công.

Tòa án quận Vu Hồng đã xét xử ông Đổng từ xa qua video vào ngày 4 tháng 8. Một luật sư do tòa chỉ định là người đại diện cho ông. Thẩm phán đã kết án ông 3 năm tù vào ngày 7 tháng 8. Sau khi ông bị đưa đến Nhà tù Số 2 thành phố Thẩm Dương, lãnh đạo nhà tù đã cấm gia đình ông vào thăm, gửi nhu yếu phẩm hàng ngày hoặc gửi tiền vào thẻ cho ông.

Chị gái của ông Đổng, bà Đổng Tân Hoa, hiện đang định cư tại Los Angeles, đã kêu gọi chính quyền Trung Quốc trả tự do cho em trai trong một cuộc biểu tình trước Lãnh sự quán Trung Quốc vào ngày 18 tháng 7 năm 2022.

Bà Đổng nói: “Anh trai cả Đổng Hân Nhiên của tôi đã mất mạng vì bị tra tấn trong lúc bị chính quyền giam giữ phi pháp. Sống trong nỗi sợ hãi thường trực và áp lực tinh thần khủng khiếp từ việc các anh chị em chúng tôi bị bức hại mà mẹ tôi cũng đã qua đời. Một người em trai khác của tôi là Đổng Di Nhiên đã từng hai lần bị lĩnh án lao động cưỡng bức và một lần bị cầm tù với tổng cộng 7,5 năm. Khi cậu ấy được thả, một người đàn ông trung niên vốn cường tráng khỏe mạnh giờ đã già đi đáng kể. Cậu ấy trở thành một ông lão gầy trơ xương với đầu tóc bạc trắng”.

67b5802b29f79f97ddf466e6d108cbdc.jpg

Bà Đổng Tân Hoa cầm một tấm bảng có ghi “Hãy thả em trai tôi Đổng Di Nhiên ngay lập tức“

Bị bức hại từ năm 16 tuổi, người đàn ông Quảng Đông đã bị kết án 4 năm tù vì tu luyện Pháp Luân Công

Ông Đồng Tuyết Thăng ở thành phố Quảng Châu, tỉnh Quảng Đông đã bị chính quyền cộng sản Trung Quốc bức hại vì kiên định đức tin kể từ khi ông 16 tuổi. Sau khi bị đuổi học năm 16 tuổi, ông bị cưỡng bức lao động một năm khi 17 tuổi và ngồi tù 4 năm khi mới ngoài 20 tuổi. Sau lần bắt giữ gần nhất cách đây 2 năm, ông lại bị kết án tù một lần nữa.

Ông Đồng (38 tuổi) bị bắt cùng với ba học viên khác là bà Tôn Tú Lệ, bà Trương Vĩnh Mai và ông Mạch Khang Lâm vào ngày 3 tháng 7 năm 2020. Bất chấp việc công tố viên đã 2 lần trả lại hồ sơ vụ án của các học viên vì không đủ bằng chứng, nhưng cảnh sát vẫn từ chối thả người và tiếp tục nộp hồ sơ lần 3 vào ngày 8 tháng 2 năm 2021. Sau đó, công tố viên đã truy tố các học viên.

Tòa án quận Hải Châu đã tổ chức phiên tòa xét xử bốn vụ án của các học viên vào ngày 2 tháng 11 năm 2021. Thẩm phán tuyên phán quyết vào tháng 7 năm 2022. Ông Đồng bị kết án 4 năm, 3 học viên còn lại bị kết án từ 2-4 năm tù.

Ông Đồng bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công vào tháng 9 năm 1997 khi mới 13 tuổi. Không lâu sau đó, cậu thiếu niên nóng tính, ăn nói thô tục và có nhiều thói hư tật xấu đã trở thành một người có tấm lòng thoáng đãng và nhân hậu.

Sau khi cuộc bức hại bắt đầu vào năm 1999, cậu thiếu niên 16 tuổi đã đến Bắc Kinh để kháng nghị cho quyền thực hành Pháp Luân Công vào tháng 3 năm 2000. Anh đã bị bắt và bị Trường Cao đẳng Công nghiệp nhẹ Thiên Tân đuổi học.

Bởi từ chối từ bỏ Pháp Luân Công, ông Đồng thường bị lính canh còng tay và đánh đập. Ông đã từng bị bắt phải ở trên sân tập thể thao cả ngày, đứng hoặc ngồi, nhưng không được nhúc nhích. Lính canh sẽ đánh đập ông nếu ông di chuyển. Ông chỉ được uống rất ít nước dù trời đang phải ở dưới cái nắng như thiêu như đốt. Ông đã không thể ngủ vào ban đêm vì có quá nhiều muỗi.

Cha mẹ của một cư dân Hoa Kỳ bị kết án tù vì kiên định đức tin

Ông Trần Dương và vợ là bà Tào Chí Mẫn ở thành phố Trường Sa, tỉnh Hồ Nam đã bị nhắm đến trong một cuộc truy quét của cảnh sát vào ngày 27 tháng 10 năm 2020, trong lúc đang đọc sách của Pháp Luân Công tại nhà một học viên khác. Tòa án thành phố Lưu Dương đã xét xử họ vào ngày 21 tháng 12 năm 2021. Gần đây Minghui.org đã xác nhận được rằng ông Trần đã bị đưa tới Nhà tù Võng Lĩnh và bà Tào tới Nhà tù Nữ tỉnh Hồ Nam (Thời hạn của các bản án hiện vẫn đang đợi điều tra).

Vụ bắt giữ của hai vợ chồng xảy ra không lâu sau khi con gái 16 tuổi Grace Fayuan Chen (Trần Pháp Duyên) của họ chuyển tới New York để theo học âm nhạc. Hiện co đang mất đi sự chu cấp tài chính từ gia đình và phải vật lộn để tự mình kiếm sống. Cô vẫn đang nỗ lực giải cứu cha mẹ mình.

a379b6394aa778650a4256094c4bd780.jpg

Bà Tào và con gái (ảnh chụp vào khoảng năm 2010)

Ông Trần, một kỹ sư ngoài 50 tuổi, bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công vào năm 1995 và tin rằng pháp môn này đã cải thiện sức khỏe của ông, đặc biệt là bệnh hen suyễn nặng, cũng như tịnh hóa tâm ông. Ông đã gặp bà Tào tại một điểm luyện công của Pháp Luân Công vào năm 1996 và sau đó họ kết hôn. Bà Tào từng làm việc tại bộ phận nhân sự của một công ty ô tô quốc doanh, và bà cũng tin rằng Pháp Luân Đại Pháp đã chữa khỏi bệnh mắt nghiêm trọng của bà.

Kể từ khi cuộc bức hại bắt đầu, ông Trần và bà Tào từng bị kết án lần lượt 4 năm và 3 năm tù vào năm 1999 vì kháng nghị cho quyền tu luyện Pháp Luân Công. Ông Trần đã phải chịu đựng sự tra tấn khủng khiếp ở trong tù. Bà Tào bị mất việc làm sau khi được trả tự do.

Bà Tào bị bắt một lần nữa vào ngày 5 tháng 7 năm 2010. Bà và con gái bị giam trong một trại tẩy não.

Từng bị bỏ tù 9 năm, người đàn ông ở tỉnh Liêu Ninh lại bị kết án vì tu luyện Pháp Luân Công

Ba cảnh sát từ đồn cảnh sát Tử Kinh đã đến gõ cửa nhà ông Miêu Kiên Quốc vào đầu buổi chiều ngày 21 tháng 2 năm 2022. Vợ ông đã mở cửa và nói với cảnh sát rằng ông Miêu không có nhà. Sau khi ở đó một lúc, cảnh sát đã rời đi. Họ quay lại vào khoảng 4 giờ chiều, không lâu sau khi ông Miêu trở về nhà.

Tưởng rằng đó là bạn bè của mình, ông Miêu, 51 tuổi, đã ra mở cửa và cảnh sát đã xô cửa xông vào. Họ lục soát nhà ông và tịch thu các tư liệu liên quan đến Pháp Luân Công. Ông Miêu đã cố gắng gọi điện để nhờ giúp đỡ nhưng cảnh sát đã lấy điện thoại của ông.

Mặc dù cảnh sát nói với vợ ông Miêu rằng họ chỉ đưa ông đến đồn cảnh sát để hỏi ông một số câu hỏi nhưng họ đã bắt và đưa ông đến trại tạm giam thành phố Cẩm Châu, nơi ông đã bị các tù nhân ở đó đánh đập. Cảnh sát hứa rằng họ sẽ phóng thích ông Miêu trong vòng 7 ngày. Nhưng khi anh trai ông đến trại tạm giam đó để đón ông vào ngày 27 tháng 2, chính quyền đã từ chối thả ông.

Ông Miêu sau đó đã bị Viện kiểm sát thành phố Lăng Hải truy tố. Tòa án thành phố Lăng Hải mới đây đã kết án ông 1,5 năm tù. Hiện chưa thu thập được những thông tin chi tiết về trường hợp của ông.

Ông Miêu đã từng là một kỹ sư điện ở Cục Đường sắt thành phố Cẩm Châu. Vì kiên định đức tin vào Pháp Luân Công, ông đã bị bắt vào tháng 10 năm 2001. Vợ ông lúc đó đang mang thai 8 tháng và đã kinh hãi khiến bị bong nhau non, và đứa bé trong bụng đã chết. Kể từ đó, bà không thể mang thai được nữa.

Ông Miêu đã bị phạt 3 năm lao động cưỡng bức sau khi ông bị bắt ngày 23 tháng 7 năm 2002. Mặc dù ông đã được bảo lãnh tại ngoại trong một thời gian ngắn, sau đó ông đã bị bắt giam trở lại và bị gia tăng bản án. Ông không được phóng thích cho đến ngày 15 tháng 2 năm 2007. Ông lại bị bắt vào ngày 25 tháng 2 năm 2008 và sau đó bị kết án 4 năm tù. Trong khi ông đang phải thi hành án, mẹ ông đã qua đời mà không được gặp mặt ông một lần cuối. Bố ông bị bất ổn tâm thần và đã bị chết trong một tai nạn xe hơi ba năm sau đó.

Vi phạm thủ tục pháp lý ở mọi bước của quá trình truy tố

Thành phố An Sơn, tỉnh Liêu Ninh: Hai học viên Pháp Luân Công bị kết án oan sai vì kiên định đức tin

Hai cư dân thành phố An Sơn, tỉnh Liêu Ninh đã bị kết án tù vì tu luyện Pháp Luân Công vào tháng 9 năm 2022, và cả hai đều đã kháng cáo.

Bà Sử Nhan Ảnh bị bắt vào ngày 19 tháng 1 năm 2021 khi đang làm việc tại một viện dưỡng lão. Sau đó cảnh sát đã tịch thu 1 chiếc máy tính và 1 chiếc máy in của bà và giam bà trong trại tạm giam Tụ Nham. Sau cuộc đổ bộ đó, cảnh sát vẫn tiếp tục giám sát nhà của bà Sử và bắt giữ thêm hai học viên khác là ông Bạch Tuyết Tùng và bà Lâu Diễm khi họ ghé nhà bà Sử vào ngày hôm sau.

Sau đó bà Lâu đã được thả, ông Bạch bị thẩm vấn và đánh đập tại Đồn Công an Phồn Vinh. Phó cảnh sát trưởng Ngô Thuần Tùng đã khống chế ông trên một chiếc ghế kim loại và tát liên tục vào mặt ông. Khi Ngô thấm mệt, ông ta ra lệnh cho một cảnh sát khác tiếp tục đánh đập ông Bạch.

Ngày 21 tháng 1, một cảnh sát họ Trương đã kéo ông Bạch vào nhà vệ sinh và đánh vào đầu ông. Sau đó ông Bạch bị đưa đến trại tạm giam Số 2 thành phố An Sơn.

Viện Kiểm sát quận Lập Sơn sau đó đã phê chuẩn việc bắt giữ bà Sử và ông Bạch. Cả hai đã bị đưa ra xét xử tại Tòa án quận Lập Sơn 4 lần trước khi bị kết án.

Trong phiên tòa đầu tiên vào ngày 27 tháng 12 năm 2021, bà Sử đã từ chối nhận tội khi bị công tố viên Trương Nghị gây sức ép. Bà Sử cũng nói rằng không một cảnh sát nào mặc cảnh phục trong khi bắt giữ bà, cũng như không xuất trình giấy tờ chứng minh thân phận hay lệnh bắt giữ. Một cảnh sát đã dụ dỗ bà nhận tội bằng cách hứa sẽ thả bà nếu bà thừa nhận rằng một số tài liệu Pháp Luân Công nào đó là của mình. Bà từ chối thỏa hiệp.

Luật sư của bà Sử yêu cầu công tố viên đưa các bằng chứng truy tố ra trước tòa, nhưng công tố viên khẳng định rằng chỉ cần các bức ảnh chụp bằng chứng theo như trong bản cáo trạng là đủ. Khi luật sư yêu cầu thẩm phán xem xét chứng cứ trước tòa, thẩm phán đã đồng ý.

Sau khi phiên tòa tạm nghị một thời gian ngắn, công tố viên đã đưa ra các bằng chứng. Luật sư lập luận rằng số lượng tài liệu được trình trước tòa ít hơn đáng kể so với số lượng được nêu trong bản cáo trạng. Ông nói thêm rằng Tổng cục Báo chí và Xuất bản Trung Quốc đã dỡ bỏ lệnh cấm đối với các ấn phẩm của Pháp Luân Công vào năm 2011, và do đó, thân chủ của ông không vi phạm bất kỳ luật nào trong việc sở hữu hoặc phân phối chúng. Thẩm phán không trả lời luật sư và cho dừng phiên tòa.

Trong ba phiên tòa tiếp theo vào ngày 7 tháng 1, ngày 19 tháng 8 và ngày 16 tháng 9, luật sư của ba học viên tập trung tranh luận về việc cảnh sát ngụy tạo chữ ký và lời khai của các học viên trong tài liệu vụ án, cũng như chỉnh sửa video thẩm vấn.

Thẩm phán kết án bà Sử 3 năm tù và ông Bạch 3,5 năm tù vào ngày 29 tháng 9.

Một người đàn ông Sơn Đông bị kết án oan sai 7 năm tù, kháng cáo của ông bị bác bỏ

Ông Mạc Tân Trung, một cư dân 55 tuổi ở thành phố Đức Châu, tỉnh Sơn Đông đã bị kết án 7 năm tù vì tu luyện Pháp Luân Công. Tòa án cấp cao hơn ở địa phương đã ra lệnh tái xét xử vụ án của ông sau khi ông kháng cáo lần đầu, nhưng tòa sơ thẩm vẫn đưa ra phán quyết tương tự sau khi tái xét xử. Ông đã kháng cáo lần nữa, nhưng lại bị bác bỏ lần hai.

2d306eb43469f5a8f3658e9fdfc6ec4f.jpg

Ông Mạc Tân Trung

Ông Mạc và vợ đã bị bắt tại tiệm bánh của con gái họ vào buổi tối ngày 9 tháng 2 năm 2020, sau khi cảnh sát tìm thấy thông tin của ông trong khi khám xét nhà của một học viên khác. Cảnh sát tịch thu hai máy tính, ba máy in và hơn 20.000 nhân dân tệ tiền mặt của ông.

Cảnh sát nghi ngờ ông Mạc đã phối hợp với các học viên khác để đi từ nơi cư trú của ông ở huyện Hạ Tân (thuộc thẩm quyền quản lý của thành phố Đức Châu) đến huyện Cao Đường cách đó khoảng 40 km (thuộc thẩm quyền quản lý của thành phố Liêu Thành) để dán tài liệu thông tin về Pháp Luân Công.

Sau hai ngày bị nhốt trong Đồn Công an Khương Điếm, ông Mạc bị đưa tới Công an huyện Cao Đường để thẩm vấn. Ông được bảo lãnh tại ngoại vào ngày 12 tháng 2.

Cuộc đổ bộ và bắt giữ này vô cùng khủng bố, khiến mẹ ông Mạc đổ bệnh và phải nhập viện vì quá khiếp sợ.

Ngày 2 tháng 2 năm 2021, chỉ 10 ngày trước khi thời gian tại ngoại 1 năm của ông Mạc kết thúc, một nhân viên của Đội An ninh Nội địa huyện Cao Đường đã gọi điện cho ông và triệu tập ông đến trụ sở công an vào ngày hôm sau.

Khi ông Mạc từ chối, cảnh sát từ Cao Đường đã đến nhà ông lúc 7 giờ sáng ngày 30 tháng 5. Họ ngắt nguồn điện nhà ông từ bên ngoài và bắt ông khi ông đi ra ngoài để kiểm tra tình hình. Ông đã bị giam tại Nhà tù huyện Cao Đường kể từ đó.

Luật sư của ông Mạc đã đến gặp ông nhiều lần và tất cả các cuộc nói chuyện của họ đều bị một lính canh ngồi cạnh ông Mạc giám sát chặt chẽ. Mỗi khi luật sư nhắc đến từ “vô tội”, lính canh sẽ đứng dậy và cảnh cáo luật sư không được đề cập đến lập luận bào chữa này.

Kết án 7 năm tù

Sau đó, Đội An ninh Nội địa huyện Cao Đường đã chuyển hồ sơ vụ án của ông Mạc tới Viện Kiểm sát huyện Đông A. Cơ quan này đã cùng với Tòa án huyện Đông A được chỉ định để xử lý các vụ án Pháp Luân Công tại các huyện của Thành phố Liêu Thành.

Một công tố viên đã đến gặp ông Mạc trong trại tạm giam và hứa sẽ tuyên ông mức án nhẹ hơn với mức án 4 năm nếu ông nhận tội, hoặc ông sẽ bị kết án từ 7 năm trở lên. Ông Mạc khẳng định rằng ông sẽ không nhận tội.

Tiếp đó, luật sư của ông đã đưa ra ý kiến pháp lý yêu cầu không truy tố ông, nhưng công tố viên Trương Mẫn vẫn tiến hành và chuyển vụ án của ông đến Tòa án huyện Đông A.

Thẩm phán Vinh Thùy Cung đã liên lạc với luật sư của ông Mạc và nói đã nhận được một lá thư từ gia đình ông Mạc, người này đã thúc giục ông ta không kết án ông Mạc. Luật sư nói thêm rằng cuộc bức hại này vốn không có bất kỳ cơ sở pháp lý nào. Thẩm phán khẳng định rằng chức vụ của ông ta là tuân theo chính sách đàn áp và nói rằng ông Mạc đã vi phạm pháp luật nếu chính phủ nói như vậy.

Tòa án huyện Đông A đã mở phiên tòa đầu tiên xét xử vụ án của ông Mạc vào ngày 23 tháng 11 năm 2021. Ngoại trừ ông Mạc được kết nối với phiên tòa qua video từ trong trại tạm giam, thẩm phán, công tố viên, luật sư đều tham dự phiên tòa tại phòng xử án.

Luật sư đã biện hộ vô tội cho ông Mạc. Ông lập luận rằng cảnh sát đã vi phạm một số thủ tục pháp lý trong khi xử lý vụ việc của ông Mạc, điều này sẽ khiến bằng chứng do họ đưa ra không thể được chấp nhận.

Thứ nhất, cảnh sát đã không xuất trình lệnh khám xét trước khi tiến hành lục soát nhà ông Mạc vào tối ngày 9 tháng 2. Chỉ sau khi giam ông tại đồn công an qua đêm, họ mới ra quyết định tạm giam, nhưng không ghi ngày bắt giữ cụ thể là ngày nào.

Điều không thể chấp nhận được hơn nữa là cảnh sát đã ngụy tạo lời khai của ông Mạc và ép ông phải ký vào đó mà không cho phép ông đọc trước nội dung.

Ngoài ra, cảnh sát liệt kê số tiền giấy bị tịch thu từ nhà ông Mạc là tờ rơi Pháp Luân Công, vì nó có in thông tin về Pháp Luân Công trên đó. Hơn 20.000 nhân dân tệ tiền mặt bị tịch thu từ ông Mạc, trong đó có những tờ 1 nhân dân tệ và 10 nhân dân tệ, được tính là 2.700 tờ tài liệu Pháp Luân Công.

Công tố viên Trương Mẫn liên tục yêu cầu ông Mạc nhận tội và thừa nhận rằng ông đã tự in số tiền giấy đó. Trương nói rằng nếu ông có “thái độ tốt”, họ sẽ kết án ông 5 năm, bằng không thì 7 năm.

Khi ông Mạc phản bác rằng ông không vi phạm bất kỳ luật nào khi tu luyện Pháp Luân Công, thẩm phán Vinh ngắt lời ông, cáo buộc ông có thái độ không tốt và ám chỉ rằng ông ta sẽ kết án ông Mạc 7 năm tù. Vinh cũng ra lệnh cho ông Mạc phải nhận tội, khiến ông Mạc gần như không có cơ hội tự bào chữa trong phiên xét xử.

Vào cuối phiên tòa, thẩm phán đã cho phép gia đình ông Mạc (những người trực tiếp tham dự phiên tòa) được nhìn thấy ông qua video. Ông ta cảnh cáo gia đình hãy chuẩn bị tâm lý đón nhận một bản án nặng.

Bốn ngày sau phiên tòa thứ hai của ông Mạc ngày 9 tháng 12, luật sư nhận được bản án của ông, đề ngày 10 tháng 12, rằng ông Mạc bị kết án 7 năm và phạt 20.000 nhân dân tệ. Ông Mạc đã kháng cáo lên Tòa án Trung cấp thành phố Liêu Thành.

Kháng cáo bị bác bỏ sau phiên xét xử lại

Cuối tháng 2 năm 2022, gia đình ông Mạc nhận được công văn của tòa trung cấp quyết định hủy bản án của tòa cấp dưới và yêu cầu xét xử lại.

Sau khi nhận được phán quyết của tòa án trung cấp, thẩm phán Vinh đã đệ đơn khiếu nại luật sư của ông Mạc lên cục tư pháp địa phương, dẫn đến việc luật sư này bị điều tra. Cục tư pháp đã hỏi luật sư rằng liệu ông có đưa số điện thoại của họ cho các học viên Pháp Luân Công ở nước ngoài hay không, vì họ liên tục nhận được cuộc gọi từ các học viên nước ngoài thúc giục họ thả ông Mạc.

Trương Vĩ, phó chánh án Tòa án huyện Đông A cũng nói với luật sư của ông Mạc rằng: “Lý do tòa cấp trên ra lệnh xét xử lại là vì họ có một số vấn đề với các thành viên của tòa sơ thẩm. Ông không nên nghĩ rằng kết quả sẽ có chút gì thay đổi.”

Trong phiên tòa xét xử lại ông Mạc vào ngày 17 tháng 6, ban đầu các chấp hành viên của tòa án đã ngăn không cho gia đình ông vào trong tòa án, nhưng sau đó đã nhượng bộ trước sự phản đối mạnh mẽ của luật sư. Ngay khi người nhà ông Mạc ngồi xuống trong phòng xử án, một số chấp hành viên có vũ trang đã đến và đứng cạnh họ.

Lần này, chủ tọa phiên tòa được đổi thành Triệu Lệ Diễm và Trương Mẫn vẫn là công tố viên. Ông Mạc vẫn được kết nối tới phiên tòa từ xa thông qua video.

Tương tự như thẩm phán Vinh, câu hỏi đầu tiên thẩm phán Triệu hỏi ông Mạc là ông có nhận tội hay không. Sau khi ông Mạc trả lời rằng ông không vi phạm bất kỳ luật nào, Triệu nói với ông: “Tôi hỏi lại lần nữa. Tôi hy vọng ông có thể nắm bắt cơ hội này“. Ông Mạc vẫn tuyên bố: “Tôi không nhận tội. Tôi không vi phạm luật nào cả.”

Sau vài phút im lặng, Triệu tuyên bố hoãn phiên tòa trong 10 phút. Sau đó, bà ta bước ra khỏi phòng xử án cùng với công tố viên Trương và trợ lý Thẩm Kiến.

Khi họ quay lại, Triệu nói với ông Mạc rằng thái độ của ông không tốt và bà đã quyết định kết án ông 7 năm tù. Sau khi công bố phán quyết, bà ta hỏi ông Mạc rằng ông lấy sách Pháp Luân Công và tiền giấy có in thông tin về Pháp Luân Công ở đâu.

Ông Mạc từ chối trả lời câu hỏi của bà ta, đồng thời phủ nhận cáo buộc “lợi dụng tổ chức tà giáo để phá hoại việc thực thi pháp luật” mà họ đã gán cho ông. Cả thẩm phán và công tố viên thường xuyên ngắt lời ông Mạc.

Thẩm phán đã đưa ra phán quyết chính thức 7 năm tù đối với ông Mạc vào ngày 2 tháng 8. Ông đã kháng cáo lên Tòa án Trung cấp tành phố Liêu Thành và cơ quan này đã ra phán quyết giữ nguyên bản án lần này.

Cảnh ngộ gia đình

Ông Mạc có một con gái và một con trai. Ngày 29 tháng 7 năm 1996, con trai ông (khi đó 7 tuổi) không may bị chết đuối trên sông. Vì nước rất sâu nên người dân địa phương phải mất vài giờ mới tìm thấy thi thể của cậu bé.

Sự ra đi của con trai là một đòn nặng giáng xuống vợ chồng ông Mạc. Không thể chịu đựng được nỗi thống khổ mất con, họ thường than khóc và mất hy vọng vào cuộc sống. Sau đó, được sự động viên của gia đình, họ quyết định sinh thêm em bé. Nhưng vì vợ ông đã trải qua phẫu thuật triệt sản nên bà ấy đã cố gắng thực hiện phẫu thuật đảo ngược thắt ống dẫn trứng để thụ thai lần nữa, nhưng thất bại sau nhiều lần.

Cuộc phẫu thuật đã gây ra nhiều tổn thương cho sức khỏe của vợ ông và cũng để lại cho vợ chồng ông một khoản nợ khổng lồ. Dưới áp lực khủng khiếp, vợ của ông Mạc suy sụp tinh thần và thường có ý định tự tử.

Ông Mạc phải đưa vợ vào Bệnh viện Tâm thần thành phố Liêu Thành, nhưng không lâu sau đó lại đưa bà về nhà vì bác sĩ thường sốc điện bà bằng dùi cui điện.

Năm 1997, khi biết về những lợi ích sức khỏe của Pháp Luân Công, vợ của ông Mạc đã bắt đầu tu luyện. Bà ngừng thuốc và hồi phục trong 1 tháng. Một năm sau, ông Mạc cũng tu luyện cùng bà bà và hạnh phúc đã trở lại với gia đình này.

Mối quan hệ mẹ chồng nàng dâu của vợ ông Mạc và mẹ ông từng rất căng thẳng. Nhưng tu luyện Pháp Luân Công đã thay đổi bà thành một người tốt hơn và bà bắt đầu đối đãi với mẹ chồng tốt hơn.

Con gái của ông Mạc kể lại: “Trước khi cha mẹ tôi bước vào tu luyện Pháp Luân Công, gia đình chúng tôi đã sống một cuộc sống khốn khổ. Nếu không có Pháp Luân Công, mẹ tôi đã chết từ lâu rồi và tôi sẽ không có một gia đình trọn vẹn. Đây là lý do tại sao tôi ủng hộ họ tu luyện Pháp Luân Công bất chấp cuộc bức hại”.

“Chỉ bởi cha tôi sống chiểu theo Chân-Thiện-Nhẫn và cố gắng làm một người tốt, mà hiện ông bị kết án 7 năm tù. Ông đã không làm gì sai, và quyền thực hành đức tin của ông lẽ ra phải được pháp luật bảo hộ”.

Bài liên quan:

Báo cáo tháng 9 năm 2022: 47 học viên Pháp Luân Công bị kết án vì kiên định đức tin

Báo cáo tháng 8 năm 2022: 57 học viên Pháp Luân Công bị kết án vì kiên định đức tin

Báo cáo tháng 7 năm 2022: 55 học viên Pháp Luân Công bị kết án vì kiên định đức tin

Báo cáo nửa đầu năm 2022: 366 học viên Pháp Luân Công bị kết án vì kiên định đức tin

Báo cáo tháng 5 năm 2022: 42 học viên Pháp Luân Công bị kết án vì kiên định đức tin

Báo cáo tháng 4 năm 2022: 57 học viên Pháp Luân Công bị kết án vì kiên định đức tin

Báo cáo tháng 3 năm 2022: 74 học viên Pháp Luân Công bị kết án vì kiên định đức tin

Báo cáo tháng 2 năm 2022: 33 học viên Pháp Luân Công bị kết án vì đức tin

Báo cáo tháng 1 năm 2022: 132 học viên Pháp Luân Công bị kết án vì đức tin

Báo cáo năm 2021: 1187 học viên Pháp Luân Công bị kết án vì kiên định đức tin

Mọi nội dung đăng trên trang web này thuộc bản quyền của Minghui.org. Minh Huệ sẽ biên soạn các nội dung trên trang web và xuất bản theo định kỳ hoặc vào những dịp đặc biệt.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2022/11/4/451478.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2022/11/7/204633.html

Đăng ngày 10-12-2022; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share