Bài viết của phóng viên báo Minh Huệ ở tỉnh Hắc Long Giang, Trung Quốc
[MINH HUỆ 17-03-2022]
Tên: Quản Phượng Hà (管凤霞)
Giới tính: Nữ
Tuổi: 60
Thành phố: Đại Khánh
Tỉnh: Hắc Long Giang
Nghề nghiệp: Không có thông tin
Ngày mất: 5 tháng 3 năm 2021
Ngày xảy ra vụ bắt giữ cuối cùng: 28 tháng 12 năm 2000
Nơi giam giữ cuối cùng: Trại Lao động Cưỡng bức Nữ Song Hợp
Tên: Đại Chí Đông (代志东)
Giới tính: Nam
Tuổi: 60
Thành phố: Đại Khánh
Tỉnh: Hắc Long Giang
Nghề nghiệp: Không có thông tin
Ngày mất: 11 tháng 2 năm 2022
Ngày xảy ra vụ bắt giữ cuối cùng: 8 tháng 1 năm 2022
Nơi giam giữ cuối cùng: Công an huyện Lâm Điền
Bà Quản Phượng Hà qua đời sau nhiều năm bị sách nhiễu vì tu luyện Pháp Luân Công. Chưa đầy một năm sau, chồng bà là ông Đại Chí Đông cũng qua đời sau một tháng bị bắt vì kiên định đức tin.
Pháp Luân Công, còn được gọi là Pháp Luân Đại Pháp, là một pháp môn tu luyện cả thân lẫn tâm đã bị chính quyền cộng sản Trung Quốc bức hại từ năm 1999.
Bà Quản (ở thành phố Đại Khánh, tỉnh Hắc Long Giang) bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công vào năm 1995. Sau khi chứng kiến quá trình vợ mình thay đổi và trở thành một người tốt hơn như thế nào, ông Đại cũng bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công (vào năm 1996) và vô cùng vui sướng khi thấy nhiều bệnh tật của mình biến mất mà không cần điều trị y tế.
Ông Đại nói: “Tu luyện Pháp Luân Công không chỉ giúp tôi giải thoát khỏi sự thống khổ của bệnh tật, mà còn cứu rỗi linh hồn tôi. Giờ đây tôi đã biết làm thế nào để trở thành một người tốt chân chính”.
Thế nhưng cuộc sống hạnh phúc của họ không kéo dài được bao lâu, khi mà vào tháng 7 năm 1999, Giang Trạch Dân (lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc lúc đó) đã ra lệnh tiêu diệt Pháp Luân Công tại Trung Quốc, chỉ bởi sự phổ biến của pháp môn tu luyện. Kể từ đó, hai vợ chồng ông Đại đã liên tục bị bắt bớ, sách nhiễu và giam giữ, cuối cùng cuộc bức hại đã khiến họ tan cửa nát nhà và mất đi sinh mạng.
Sự bức hại mà bà Quản đã chịu đựng
Bà Quản từng làm nhân viên bán vé của Ga tàu hỏa Tát Nhĩ Đồ. Vì từ chối từ bỏ Pháp Luân Công, bà đã bị bắt hai lần và cưỡng chế tham gia hai phiên tẩy não (từ tháng 9 năm 1999 đến năm 2000). Bà bị giám sát 24/24 và buộc phải xem các video tuyên truyền phỉ báng Pháp Luân Công.
Sau khi được trả tự do, bà bị điều chuyển sang làm nhân viên dọn dẹp vệ sinh. Bà không được phép về nhà trong năm tháng và phải ở tại ga tàu. Thời gian đó ông Đại cũng bị bắt giam, khiến cậu con trai 12 tuổi của họ bị bỏ lại ở nhà một mình và phải tự lo liệu cho bản thân.
Sau khi hai vợ chồng được trả tự do, vào ngày 18 tháng 6 năm 2000, họ đã cùng con trai đến Bắc Kinh để thỉnh nguyện cho quyền tu luyện Pháp Luân Công, nhưng lại bị bắt ở trên tàu khi gần đến Bắc Kinh. Ngày 21 tháng 6, họ bị đưa trở lại Đại Khánh và bà Quản bị giam 45 ngày.
Từ tháng 8 đến tháng 12 năm 2000, bà Quản không được về nhà và bị buộc phải sinh hoạt tại ga tàu. Bà chỉ được về nhà sau khi các nhà chức trách vơ vét của gia đình bà 2.000 nhân dân tệ.
Vài ngày sau, vào ngày 28 tháng 12, bà tiếp tục lên đường tới Bắc Kinh và lại bị bắt giữ. Lần này, bà bị lãnh án hai năm ở trong Trại Lao động Cưỡng bức Nữ Song Hợp (Tề Tề Cáp Nhĩ).
Lính canh của trại thường xuyên đánh đập, sỉ nhục bà và ra lệnh cho bà từ bỏ Pháp Luân Công. Bà thường bị cấm ngủ và buộc phải xem những video phỉ báng Pháp Luân Công. Bà cũng hay bị biệt giam, và đôi khi lính canh còn cho những loại thuốc không rõ nguồn gốc vào thức ăn và nước uống của bà.
Ngoài tra tấn về thể xác, bà còn bị buộc phải đóng gói thuốc trừ sâu mà không được trả công. Không có đồ bảo hộ thích hợp nên bà thường xuyên hít phải chất bột này, và nó khiến bà bị ho dữ dội.
Hai năm sau, lúc trở về nhà bà đã vô cùng tuyệt vọng khi biết rằng ông Đại đã bị kết án 7 năm trong Nhà tù Đại Khánh. Bà đã rất chật vật khi phải một mình chăm lo cho con trai của họ.
Mặc dù bà Quản không bị bắt giữ thêm nữa, nhưng người của chính quyền liên tục kéo đến sách nhiễu bà và ra lệnh cho bà từ bỏ Pháp Luân Công. Sự bức hại triền miên đã ảnh hưởng to lớn đến sức khỏe của bà. Bà đã bị u xơ tử cung và ra máu bất thường. Bà không thể ăn uống và trở nên gầy gò. Bà qua đời vào ngày 5 tháng 3 năm 2021, ở tuổi 60.
Sự bức hại mà ông Đại đã chịu đựng
Tháng 12 năm 1999, ông Đại (một cựu nhân viên của công ty bơm điện thả chìm thuộc Cục Quản lý Dầu khí Đại Khánh) đã bị tống tiền 3.000 nhân dân tệ và bị giám sát chặt chẽ, khi lãnh đạo đơn vị côn tác của ông phát hiện ông có ý định đến Bắc Kinh để thỉnh nguyện cho Pháp Luân Công.
Tháng 4 năm 2000, ông Đại bị bắt sau khi bị lừa đến đồn công an và bị giam 30 ngày. Ông cũng bị giám sát chặt chẽ khi trở lại làm việc.
Ngày 12 tháng 5, cảnh sát lại bắt và giam ông 15 ngày.
Ngày 18 tháng 6, ông Đại và vợ đã đi tới Bắc Kinh để thỉnh nguyện cho Pháp Luân Công và bị nhân viên an ninh trên tàu hỏa bắt giữ khi tàu chuẩn bị vào Bắc Kinh. Sau khi bị đưa về Đại Khánh, ông bị giam 75 ngày và buộc phải trả 500 nhân dân tệ tiền đồ ăn và 4.000 nhân dân tệ khác cho Phòng 610 (một cơ quan ngoài vòng pháp luật được thành lập đặc biệt để bức hại Pháp Luân Công).
Công ty đã đình chỉ công tác của ông Đại trong một năm và chỉ đưa cho ông 100 nhân dân tệ mỗi tháng. Năm tháng sau (tháng 11) ông bị công ty sa thải.
Tháng 12 năm 2000, ông Đại lại bị bắt giữ. Ông đã trốn thoát khỏi đồn công an và buộc phải sống xa nhà. Nhiều tuần sau, nơi làm việc thông báo ông đến nhận khoản tiền chi trả một lần là 70.000 nhân dân tệ. Lãnh đạo công ty từ chối để gia đình được nhận thay cho ông, kiên quyết bắt ông phải tự mình đến lấy. Lo rằng sẽ bị bắt giữ khi đến đó, ông Đại đã từ bỏ khoản tiền này.
Ngày 2 tháng 1 năm 2001, ông Đại bị bắt khi đang tìm việc ở thành phố Cáp Nhĩ Tân gần đó và bị giam tại Trại tạm giam Thái Bình trong 18 ngày. Cảnh sát đã tống tiền ông 2.000 nhân dân tệ và trại tạm giam yêu cầu ông phải trả 300 nhân dân tệ tiền ăn uống.
Sau khi ông bị đưa trở lại Đại Khánh, cảnh sát đã còng tay ông ra sau lưng và thẩm vấn ông trong 7 tiếng đồng hồ. Ông từ chối trả lời mọi câu hỏi của họ và lại một lần nữa trốn thoát.
Ngày 22 tháng 4 năm 2002, sau hơn một năm liên tục chuyển chỗ ở, ông Đại bị bắt tại nhà của một học viên. Cảnh sát đã bức thực ông bằng nước ớt cay và giam ông ở trong trại tạm giam thành phố Đại Khánh. Ông đã tuyệt thực để phản đối bức hại trong 64 ngày và bị bức thực.
Y tá chọc ống truyền thức ăn vào cổ họng gây thủng thực quản của ông, khiến ông bị nôn ra máu. Khi gia đình đến thăm ông tại bệnh viện, ông đang bị còng tay vào ghế. Miệng ông bê bết máu, mặt ông vàng bủng và mũi bầm tím. Vì gia đình không đủ khả năng trả chi phí y tế, cảnh sát đã đưa ông trở lại trại tạm giam.
Ngày 4 tháng 7 năm 2002, Viện Kiểm sát Nhượng Hồ Lộ đã truy tố ông Đại.
Ngày 15 tháng 8 năm 2002, Tòa án quận Nhượng Hồ Lộ đã xét xử ông Đại và sau đó kết án ông 7 năm tù trong Nhà tù Đại Khánh vào ngày 6 tháng 9.
Bởi ông từ chối từ bỏ Pháp Luân Công, không mặc đồng phục tù nhân hay lao động khổ sai, nên lính canh và tù nhân đã liên tục đánh đập, dội nước lạnh vào người và để ông chịu lạnh. Tù nhân Dương Hữu Long đã tống tiền ông bằng cách ép ông mua các nhu yếu phẩm hàng ngày cho mình (mỗi lần tiêu tốn của ông Đại từ 100 đến 200 nhân dân tệ).
Mười hai tù nhân thay phiên nhau theo dõi ông Đại cả ngày lẫn đêm. Ông chỉ được phép ngủ trong khoảng thời gian từ 2 giờ sáng đến 4 giờ sáng và bị bắt ngồi trên một chiếc ghế đẩu nhỏ mà không được cử động trong nhiều giờ.
Tháng 1 năm 2003, ông bị cấm ngủ trong ba ngày. Lính canh đã lột quần áo của ông, ghì ông xuống sàn và dội nước lạnh lên người ông. Họ cũng mở cửa sổ để không khí lạnh giá của mùa đông thổi vào người ông. Ông đã không thể đứng dậy sau cuộc tra tấn này.
Trong năm 2005, lính canh lại có lần cấm ông ngủ.
Tháng 3 năm 2006, tù nhân đã đánh ông cho đến khi ông bất tỉnh. Vào ngày 19 tháng 5, họ lại đánh ông và cưỡng chế ông phải mặc đồng phục tù nhân. Lính canh đọa sẽ đánh ông Đại khi ông cởi đồng phục ra và ném xuống đất.
Giữa tháng 8, ông Đại bị đau bụng dữ dội và không thể rời khỏi giường. Thấy ông không mặc đồng phục tù nhân, lính canh đã đánh đạp, lột quần áo và cưỡng chế ông mặc đồng phục.
Từ tháng 3 đến tháng 5 năm 2007, do thường xuyên bị đánh đập và tát vào mặt, ông Đại bị đau tai trong suốt nửa năm. Ông cũng bị mất thính giác nghiêm trọng. Ông đã không thể đi lại trong hai tuần vì bị đánh đập.
Ngày 4 tháng 8 năm 2007, ông lại bị đánh vì từ chối mặc đồng phục tù nhân. Lính canh ra lệnh cho hai tù nhân quật ông xuống đất và túm chân kéo lê ông hơn 100 mét. Áo len của ông bị rách và phần da ở lưng của ông bị thương tổn.
Sự việc tương tự cũng xảy ra vào ngày 24 tháng 8. Lính canh đã lột quần áo của ông và cưỡng chế ông mặc đồng phục tù nhân. Hai mắt của ông thâm tím vì bị đánh và ông đã sau đó ông đã gặp khó khăn khi đi lại.
Ngày 20 tháng 5 năm 2008, ông Đại bị đánh đến bất tỉnh chỉ vì luyện các bài công pháp của Pháp Luân Công mà ông. Đầu ông sưng tấy và mắt ông bầm tím.
Mặc dù sống sót sau bảy năm bị tra tấn và ngược đãi ở trong địa ngục trần gian và đã được trả tự do vào ngày 21 tháng 4 năm 2009, nhưng ông Đại vẫn thường xuyên bị sách nhiễu. Ông không có việc làm và đã liên lạc với công ty cũ để xin làm việc trở lại. Tuy nhiên lãnh đạo công ty nói rằng ông cần phải ký vào bản tuyên bố từ bỏ việc tu luyện Pháp Luân Công. Ông Đại không thỏa hiệp, và làm những công việc lặt vặt để kiếm sống.
Trong hai năm qua, những vụ sách nhiễu lại càng gia tăng trong chiến dịch “Xóa sổ” (một chiến dịch phối hợp nhằm cưỡng chế các học viên có tên trong danh sách của chính quyền từ bỏ Pháp Luân Công).
Lần bắt giữ cuối cùng của ông Đại xảy ra vào ngày 8 tháng 1 năm 2022, sau khi ông và một học viên khác bị báo cáo vì phát tặng một cuốn sách mỏng có thông tin về Pháp Luân Công tại một trạm xăng. Cảnh sát lục soát nhà ông và tống tiền ông 10.000 nhân dân tệ trước khi để ông về nhà.
Lần bức hại tài chính gần nhất này đã khiến ông Đại vô cùng áp lực vì ông vẫn đang phải lo tiền để trả nợ cho khoản vay chữa bệnh cho bà Quản trước đó. Việc cảnh sát tịch thu khoản tiền tiết kiệm duy nhất 5.000 nhân dân tệ của ông, và con trai phải nộp 10.000 nhân dân tệ để bảo lãnh cho ông, ông lo lắng không biết đến khi nào mình mới có thể trả hết các khoản nợ. Trong khi đó, cảnh sát đe dọa ông không được gửi thông tin về cuộc bức hại cho trang Minghui.org. Áp lực tinh thần to lớn đã ảnh hưởng đến sức khỏe của ông Đại và ông đã qua đời vào ngày 11 tháng 2 năm 2022, ở tuổi 60.
Bài liên quan:
Một nhân viên giao hàng qua đời sau 35 ngày bị bắt giữ vì phát tài liệu Pháp Luân Công
Bài viết chỉ thể hiện quan điểm hoặc nhận thức của tác giả. Mọi nội dung đăng trên trang web này thuộc bản quyền của Minghui.org. Minh Huệ sẽ biên soạn các nội dung trên trang web và xuất bản theo định kỳ hoặc vào những dịp đặc biệt.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2022/3/17/440152.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2022/3/19/199592.html
Đăng ngày 18-05-2022; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.