Bài viết của phóng viên báo Minh Huệ

[MINH HUỆ 06-08-2023] Tháng 7 năm 2023 ghi nhận tổng cộng 74 học viên Pháp Luân Công bị kết án vì kiên định đức tin.

Trong số các trường hợp được báo cáo, có 2 trường hợp xảy ra vào năm 2019, 3 trường hợp vào năm 2022, 56 trường hợp vào năm 2023 và thời gian kết án của 13 trường hợp còn lại vẫn chưa được xác định. Sự chậm trễ trong việc báo cáo là do sự kiểm duyệt thông tin của chế độ cộng sản nhằm cố gắng che đậy cuộc bức hại để tránh sự giám sát của cộng đồng quốc tế.

Các học viên bị kết án đến từ 17 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và khu tự trị ở Trung Quốc. Hắc Long Giang là tỉnh đứng đầu danh sách với 14 trường hợp, tiếp theo là Cát Lâm (9), Liêu Ninh (8) và Cam Túc (6); 13 khu vực còn lại báo cáo từ 1 đến 5 trường hợp.

6b8f7f52bb1c3ede8a87a799fe9cbffc.jpg

Trong số 39 học viên đã có thông tin về tuổi tác (tại thời điểm kết án), 9 người ở độ tuổi 50, 13 người ở độ tuổi 60, 16 người ở độ tuổi 70 và 1 người ở độ tuổi 80.

Ngoại trừ 6 học viên bị kết án treo, án tù của những học viên còn lại dao động từ 10 tháng đến 9 năm. 3 học viên bị kết án 9 năm tù, bao gồm 2 người đàn ông ở độ tuổi 70 và 1 phụ nữ đến từ Bắc Kinh có chồng đột ngột qua đời trong khi đang tìm kiếm công lý cho bà. Một phụ nữ 76 tuổi ở tỉnh Cát Lâm bị kết án 7 năm tù. Hiện bà đang phải nằm viện vì những vấn đề sức khỏe không rõ nguyên nhân.

fe1b1bd2d386e490f90686e49595101c.jpg

Một người đàn ông ở tỉnh Hồ Bắc cũng phải vật lộn với vấn đề sức khỏe sau khi bị kết án bí mật 4 năm tù và hiện đang bị mù cả hai mắt do bị tra tấn. Một người phụ nữ ở tỉnh Quý Châu bị tra tấn đến bị liệt khi đang thụ án (án tù của bà có thể là 6 năm).

Một số học viên đã nhiều lần bị tống giam trong 24 năm qua vì kiên định đức tin. Một cựu giám đốc công ty bất động sản ở Bắc Kinh đã bị kết án 15 tháng sau khi bị bỏ tù 12 năm. Một cựu giảng viên đại học bị bỏ tù 5 năm, sau khi thụ án 14 năm. Bà đã mất cả chồng lẫn con trai vì cuộc bức hại.

Bởi không ngừng tận dụng mọi cơ hội để giảng chân tướng cho người dân về cuộc bức hại, một số học viên đã bị kết án tù vì những nỗ lực dũng cảm của họ. Một nhân viên chính quyền ở tỉnh Hồ Bắc bị phạt 1 năm tù vì treo áp phích Pháp Luân Công. Một người phụ nữ 66 tuổi bị kết án 3 năm tù vì khuyên một quan chức chính phủ ngừng tham gia vào cuộc bức hại. Một bà mẹ trẻ có con gái 4 tuổi bị kết án 1 năm tù sau khi bị tố giác vì nâng cao nhận thức với người dân về Pháp Luân Công.

Dưới đây là tóm lược về các trường hợp học viên bị kết án. Danh sách đầy đủ các học viên bị kết án có thể tải xuống tại đây (PDF) (tiếng Anh và tiếng Trung).

Học viên cao tuổi bị kết án

Người đàn ông Quảng Đông kháng cáo bản án 9 năm tù vì gửi tin nhắn về Pháp Luân Công cho hàng loạt người

Tòa án quận Mậu Nam ở thành phố Mậu Danh, tỉnh Quảng Đông đã kết án ông Chu Hoa Kiến 9 năm tù với phạt tiền 20.000 nhân dân tệ vào ngày 10 tháng 7 năm 2023. Ông đã kháng cáo và hiện vẫn đang chờ kết quả.

Ngày 26 tháng 3 năm 2020, ông Chu Hoa Kiến (một nhân viên bảo vệ 72 tuổi) đã bị bắt vì sử dụng một thiết bị nhắn tin hàng loạt để gửi thông điệp Pháp Luân Công tại một khu chợ địa phương. Cảnh sát đã đưa ông tới trại tạm giam Số 1 thành phố Mậu Danh. Hiện ông vẫn đang bị giam giữ ở đó.

Sau hơn 3 năm bị giam giữ, sức khỏe của ông Chu suy giảm nhanh chóng. Ông bị mờ mắt, giảm thính lực và liên tục chóng mặt.

Tòa án quận Mậu Nam đã lên lịch xét xử trực tuyến vụ án của ông Chu vào ngày 6 tháng 4 năm 2021, dự kiến ông sẽ tham gia từ xa từ trại giam. Chủ tọa phiên tòa đã cho hủy phiên tòa vào phút chót sau khi hai luật sư của ông Chu từ chối giao nộp máy tính xách tay cá nhân của họ trước khi bước vào phòng xử án. Theo pháp luật quy định, luật sư bào chữa được phép sử dụng máy tính cá nhân của họ trong các phiên tòa.

Phiên xét xử thứ hai diễn ra theo lịch vào ngày 5 tháng 1 năm 2022, vẫn là xét xử trực tuyến từ trại tạm giam. Trong khi lần này các luật sư được phép sử dụng máy tính xách tay cá nhân của họ, một trong số họ đã bị đuổi khỏi phòng xử án khi anh từ chối tuân theo lệnh của thẩm phán yêu cầu nhân viên tòa án dùng băng dính che micro và webcam của máy tính xách tay của anh. Không có luật nào quy định rằng luật sư bào chữa phải tắt mic và webcam máy tính xách tay của họ trong phiên tòa.

Phiên xét xử thứ ba được mở trực tiếp tại trại tạm giam vào ngày 27 tháng 4 năm 2023. Chỉ có hai thành viên trong gia đình ông Chu được phép tham dự, các ghế còn lại dành cho nhân viên ủy ban dân phố và người từ Ủy ban Chính trị địa phương. Và Ủy ban Pháp luật, một cơ quan ngoài vòng pháp luật được giao nhiệm vụ giám sát cuộc đàn áp Pháp Luân Công.

Hai người đàn ông bị kết án nặng vì tu luyện Pháp Luân Công

Hai cư dân thành phố Mã Thành, tỉnh Hồ Bắc, đã bị kết án tù vào đầu năm sau 2023. Ông Dịch Gia Hải và Nghiêm Anh Trung, đều đã ngoài 70 tuổi, đã bị bắt giữ tại nhà riêng vào ngày 6 tháng 11 năm 2021, và đã bị đưa đến trại tạm giam Số 1 Thành phố Mã Thành. Ông Dịch sau đó bị kết án 9 năm tù, còn ông Nghiêm là 8 năm. Họ đều bị chuyển đến Hệ thống Nhà tù Sa Dương, tỉnh Hồ Bắc vào ngày 14 tháng 6 năm 2023.

Hệ thống Nhà tù Sa Dương gồm 10 nhà tù, và hai ông Dịch và Nghiêm không rõ bị giam giữ ở nhà tù nào. Chi tiết về cáo trạng, phiên xét xử, và kết án của họ đều vẫn đang được điều tra.

Đây không phải lần đầu hai người đàn ông này bị nhắm đến vì đức tin của mình. Ông Dịch (hiệu trưởng trường tiểu học đã nghỉ hưu) trước đó đã bị bắt vào ngày 15 tháng 10 năm 2013 và bị kết án 4 năm tù vào ngày 23 tháng 10 năm 2014. Ông Nghiêm đã bị bắt nhiều lần và bị lục soát nhà.

Người phụ nữ 76 tuổi bị kết án 7 năm hiện đang nhập viện vì những vấn đề sức khỏe không rõ nguyên nhân

Đầu năm 2023, bà Lỗ Chấn Nguyệt (76 tuổi) ở huyện Thông Hóa, tỉnh Cát Lâm đã bị kết án 7 năm tù vì đức tin của bà vào Pháp Luân Công. Thông tin chi tiết về phiên tòa xét xử vụ án của bà (nếu có) vẫn đang được điều tra. Hiện bà đang phải nằm viện vì những vấn đề sức khỏe không rõ nguyên nhân.

Khoảng 11 giờ sáng ngày 18 tháng 7 năm 2022, khi bà Lỗ đang trên đường về nhà thì nhìn thấy một chiếc xe cảnh sát phân khối lớn màu đen đang đậu ở bên ngoài tòa nhà chung cư của mình và 9 cảnh sát đang đứng cạnh nó. Bà cảm thấy có điều bất thường và đi vượt qua tòa nhà chung cư của mình thay vì bước vào trong. Tuy nhiên, cảnh sát đã nhìn thấy và bắt giữ bà trước khi bà đi quá xa.

Cảnh sát đã đột kích vào nhà bà Lỗ sau khi đưa ra lệnh khám xét. Họ lục soát mọi ngóc ngách trong căn hộ của bà ngoại trừ phòng tắm. Nhiều tài liệu thông tin Pháp Luân Công của bà đã bị tịch thu.

Cảnh sát đã giành hàng giờ thay phiên nhau thẩm vấn bà và hỏi bà hàng tá câu hỏi, chẳng hạn như ai là người nói với bà về Pháp Luân Công, bà đã tu luyện được bao lâu, lý do bà bắt đầu tu luyện là gì, ai đã đưa bà những tờ tạp chí và các tài liệu Pháp Luân Công khác và cách mà các học viên chuyển những tài liệu này cho nhau.

Bà Lỗ từ chối trả lời mọi câu hỏi. Sau đó, họ đã cho bà xem các bức ảnh chụp lấy từ băng hình camera giám sát vào khoảng cuối tháng 12 năm 2021 cho thấy bà đang sử dụng tiền mặt có in thông điệp của Pháp Luân Công để thực hiện giao dịch tại nhiều siêu thị khác nhau ở địa phương. Họ còn cho bà thấy rằng họ đã tịch thu 3.800 nhân dân tệ trong số tiền mặt đó từ những siêu thị đó và cáo buộc rằng những băng hình và số tiền đó là bằng chứng cho thấy bà đã vi phạm pháp luật.

Cuộc thẩm vấn kéo dài đến gần nửa đêm. Sau đó, cảnh sát đã cho bà tại ngoại và cảnh cáo bà không được đi đâu khi chưa có sự cho phép của họ.

Từng chịu 8 năm oan ngục, cụ bà 74 tuổi lại bị kết án 6 năm 10 tháng vì kiên định với đức tin

Bà Thạch Kiến Hoa (74 tuổi, ở thành phố Đại Khánh, tỉnh Hắc Long Giang) đã bị kết án 6 năm 10 tháng cùng khoản tiền phạt 30.000 nhân dân tệ vào ngày 31 tháng 5 năm 2023.

Bà Thạch (một cán bộ nghỉ hưu của Cục Quản lý dầu mỏ Đại Khánh) đã bị bắt cóc tại nhà vào đêm ngày 6 tháng 6 năm 2022, sau khi có người báo cáo về việc bà phân phát tài liệu thông tin Pháp Luân Công vài ngày trước đó.

Cảnh sát của Công an khu Phát triển Công nghệ Cao đã cho bà Thạch Kiến Hoa tại ngoại ngay sau đó, nhưng họ vẫn báo cáo vụ việc của bà lên Viện kiểm sát địa phương. Tòa án khu Phát triển Công nghệ cao đã tổ chức phiên xét xử vào ngày 24 tháng 5 năm 2023 và tuyên án phi pháp đối với bà vào ngày 31 tháng 5.

Đây không phải là lần đầu tiên bà Thạch bị chính quyền bức hại vì tu luyện Pháp Luân Công. Trước đây, bà đã bị bắt giữ vào tháng 12 năm 2000, sau khi bà giương biểu ngữ để phản đối cuộc bức hại ở Bắc Kinh. Vào ngày 18 tháng 1 năm 2001, công an Đại Khánh đã bắt cóc bà và đưa bà đến thẳng Trại Lao động Nữ Cáp Nhĩ Tân và cưỡng bức bà lao động 1 năm.

Ngay khi bà bị đưa vào trại lao động, lính canh đã lục soát và cắt tóc của bà. Trong thời gian bà bị giam giữ ở đó, họ buộc bà thường xuyên đọc, xem hoặc nghe các tài liệu phỉ báng Pháp Luân Công. Họ cũng ra lệnh cho bà ngồi bất động trên một chiếc ghế đẩu nhỏ trong thời gian dài, đặt hai tay lên đùi và giữ thẳng lưng. Bà cũng buộc phải lao động nặng nhọc không lương, bao gồm các việc dán hộp giấy và làm sách giả.

Ngày 13 tháng 9 năm 2011, bà Thạch đã bị bắt cóc tại nhà. Tòa án quận Nhượng Hồ Lộ đã tổ chức xét xử vụ án của bà Thạch vào ngày 10 tháng 1 năm 2012 và kết án bà 8 năm tù một cách phi pháp. Kháng cáo của bà đã bị tòa án trung cấp thành phố Đại Khánh bác bỏ.

Góa vợ trong cuộc đàn áp Pháp Luân Đại Pháp, một người đàn ông 70 tuổi bị kết án tù lần thứ hai vì kiên định đức tin (Ảnh minh họa)Ông Mã Trường Thanh (70 tuổi, ở thành phố Du Thụ, tỉnh Cát Lâm) đã bị kết án 4 năm tù vì treo một tấm áp phích Pháp Luân Công gần một bệnh viện.

Ông Mã bị bắt giữ vào khoảng ngày 10 tháng 8 năm 2022, sau khi cảnh sát phát hiện ông dán tấm áp phích qua camera giám sát của Bệnh viện Trung y thành phố Du Thụ. Ông bị đưa đến một trại tạm giam ở thành phố Trường Xuân vào cùng ngày. Con gái của ông bị chứng động kinh và không thể tự chăm sóc bản thân nên được đưa đến một viện dưỡng lão. Tòa án thành phố Đức Huệ đã kết án ông Mã 4 năm tù vào năm 2023. Ông bị đưa đến Nhà tù thành phố Cát Lâm.

Ông Mã đã nghỉ hưu ở bộ phận bảo trì đường bộ của thành phố Du Thụ. Trong 24 năm bị đàn áp, ông đã nhiều lần bị bắt và giam giữ. Vợ ông, bà Mục Xuân Ba, Trưởng ủy ban khu phố, đồng thời cũng là một học viên, đã bị bức hại và qua đời vào năm 2012. Con gái của họ mắc chứng động kinh từ khi còn nhỏ. Tình trạng của cô trở nên tồi tệ hơn theo thời gian khi cô bị tổn thương sâu sắc từ cuộc bức hại của cha mẹ mình.

Cảnh ngộ gia đình

Bắc Kinh: Sau 5 lần thụ án ở trong trại lao động, bà Lang Đông Nguyệt lại bị kết án 9 năm tù vì tu luyện Pháp Luân Công

Sau 5 án lao động cưỡng bức với tổng cộng 10 năm thụ án, bà Lang Đông Nguyệt (trú tại Bắc Kinh) gần đây lại bị kết án 9 năm tù và phạt tiền 15.000 nhân dân tệ đức tin của bà vào Pháp Luân Công.

Sau 2 năm sống lưu lạc để tránh bị bức hại, bà Lang Đông Nguyệt đã bị bắt tại thành phố Trương Gia Khẩu, tỉnh Hà Bắc vào ngày 14 tháng 12 năm 2021.

Chồng của bà Lang, ông Vương Liên Nghĩa, đã thuê luật sư bào chữa cho bà dù tài chính gia đình bà rất eo hẹp. Ngày 24 tháng 4 năm 2022, do tinh thần hoảng loạn, ông đã đổ gục xuống đường khi trông thấy hai chiếc xe cảnh sát đậu trước công ty luật mà ông đang tới. Sau một lúc lâu nghỉ ngơi, ông mới hồi sức và bước vào công ty luật cùng người bạn của mình. Ngày hôm sau, ông đột ngột lăn ra tử vong ngay trước sân nhà.

Thẩm phán Trương Dược Vũ của Tòa án quận Tuyên Hóa đã tổ chức xét xử vụ án của bà Lang vào ngày 8 tháng 3 năm 2023 và sau đó kết án bà 9 năm tù với số tiền phạt 15.000 nhân dân tệ.

Trong 24 năm bị bức hại vừa qua, bà Lang đã phải chịu 5 án trong trại lao động, trong đó có 4 án ở Trại lao động cưỡng bức nữ Bắc Kinh và 1 án ở Trại lao động cưỡng bức Mã Tam Gia ở tỉnh Liêu Ninh. Bà bị đánh đập dã man và bức thực bằng những loại thuốc không rõ nguồn gốc tại Trại lao động cưỡng bức nữ Bắc Kinh. Việc bức thực quá tàn bạo đến nỗi nhiều chiếc răng của bà đã bị gãy.

2cdd1b6ce57f1f18e08a779804fe1458.jpg

Bà Lang Đông Nguyệt

Một người phụ nữ bị kết án vì kiên định đức tin, người chồng bị cầm tù vì cố gắng tìm kiếm tự do cho vợ

Bà Vu Diễm Hoa (64 tuổi ở thành phố An Đạt, tỉnh Hắc Long Giang) đã bị kết án 5 năm tù vì đức tin của bà vào Pháp Luân Công, chồng bà cũng bị kết án 4,5 năm tù vì tìm kiếm tự do cho bà.

Ngày 30 tháng 7 năm 2022, bà Vu Diễm Hoa (còn được gọi là Vu Hiểu Hoa) bị bắt vì nâng cao nhận thức về cuộc bức hại Pháp Luân Công. Vài ngày sau, chồng bà cũng bị bắt khi đang đi thăm người cha 94 tuổi của mình ở huyện Tuy Lăng, vì nỗ lực tìm cách trả tự do cho bà. Không rõ ông ấy có tu luyện Pháp Luân Công hay không.

Khi bị giam giữ tại trại tạm giam thành phố An Đạt, chồng của bà Vu đã bị tra tấn và sức khỏe của ông nhanh chóng giảm sút. Sau 35 ngày kể từ vụ bắt giữ, ông được tại ngoại và bị quản thúc tại gia vì chân ông bị sưng phù.

Tình trạng của ông tiếp tục xấu đi và ông đã phải đến điều trị tại nhiều bệnh viện khác nhau ở thành phố Đại Khánh và thành phố Cáp Nhĩ Tân. Ông ấy bị chẩn đoán mắc nhiều căn bệnh, bao gồm bệnh thận mãn tính, tiểu đường loại II, các vấn đề về tim. Bất chấp tình trạng sức khỏe yếu của ông, chính quyền vẫn tống giam ông trở lại sau khi tuyên án. Đã có thời điểm vợ ông được bảo lãnh tại ngoại, nhưng cũng bị bắt giam trở lại.

Trước bản án gần nhất này bà Vu đã vô số lần bị bắt và từng 3 lần lãnh án lao động cưỡng bức (thời hạn mỗi bản án là 2 năm).

Sức khỏe giảm sút do bị tra tấn trong khi bị giam giữ

Người đàn ông Hồ Bắc bị kết án 4 năm tù lần 2 vì kiên định đức tin đã bị tra tấn đến mù lòa trong khi bị giam giữ

Ngày 5 tháng 1 năm 2021, ông Thiểm Phú Vinh (một cựu nhân viên của Xưởng Cơ giới Giang Sơn) ở thành phố Lão Hà Khẩu, tỉnh Hồ Bắc, đã bị bắt khi đang phân phát tài liệu thông tin về Pháp Luân Công ở huyện Cốc Thành lân cận. Gia đình ông chỉ biết rằng ông đã bị đưa đến trại tạm giam huyện Cốc Thành, nhưng chưa bao giờ nhận được bất kỳ thông tin cập nhật nào về vụ án của ông ấy từ phía chính quyền.

Một người trong cuộc gần đây đã nói với gia đình rằng sau khi bị kết án bí mật, ông Thiểm hiện đang thụ án tại Nhà tù Phạm Gia Đài (ở huyện Sa Dương, tỉnh Hồ Bắc), đồng thời nói thêm rằng ông Thiểm đã bị mù cả hai mắt do bị tra tấn.

Đây không phải là lần đầu tiên ông Thiểm bị nhắm đến vì kiên định đức tin của ông. Trước đó ông đã bị bắt nhiều lần và bị kết án 4 năm sau một vụ bắt giữ năm 2015. Lãnh đạo đơn vị công tác đã sa thải ông sau khi ông được trả tự do vào năm 2019. Vợ ông không thể chịu nổi áp lực và ly hôn với ông. Mẹ ông lại chịu một cú sốc nữa khi ông bị bắt lại vào năm 2021. Bà đã qua đời vào cuối năm 2022 ở tuổi 86 tuổi mà không được gặp con trai lần cuối.

Một phụ nữ Quý Châu bị tra tấn đến bại liệt trong thời gian bị giam vì đức tin

Bà Lưu Thục Linh (ở thành phố Tuân Nghĩa, tỉnh Quý Châu) đã bị tra tấn đến mức bại liệt trong thời gian thụ án vì tu luyện Pháp Luân Công.

Khổ nạn của bà Lưu Thục Linh bắt đầu từ vụ đột kích vào nhà bà vào ngày 30 tháng 10 năm 2019. Lúc 4 giờ chiều, bảy cảnh sát từ Đồn Công an Trường Chinh và một dân làng đột nhập vào nhà bà và tịch thu toàn bộ thiết bị và vật tư in ấn mà họ nghi là bà đã sử dụng để sản xuất tài liệu phơi bày cuộc bức hại Pháp Luân Công.

Mặc dù không bắt giữ bà sau cuộc đột kích, nhưng cảnh sát sau đó đã quay lại sách nhiễu bà nhiều lần, cuối cùng bắt giữ bà vào khoảng cuối tháng 4, đầu tháng 5 năm 2021.

Bà Lưu bị giam giữ tại trại tạm giam Số 2 thành phố Tuân Nghĩa trước khi bị chuyển đến Nhà tù Nữ Số 1 tỉnh Quý Châu (còn được gọi là Nhà tù Nữ Dương Ái, nằm ở thủ phủ Quý Dương) để thụ án với thời hạn có thể là 6 năm. Hiện tại chưa có thông tin chính xác về án tù của bà.

Người phụ nữ 68 tuổi bị kết án bí mật vì kiên định đức tin, sức khỏe bị suy giảm ở trong tù

Bà Trương Quế Bình (68 tuổi, ở huyện Thanh Nguyên, tỉnh Liêu Ninh) đã bị kết án 3,5 năm tù vì treo biểu ngữ có dòng chữ “Pháp Luân Đại Pháp hảo”. Sức khỏe của bà giảm sút trong khi bà đang thụ án tại Nhà tù Nữ tỉnh Liêu Ninh.

Đêm 30 tháng 7 năm 2022, bà Trương bị bắt khi đang treo biểu ngữ ở dọc đường. Tháng 8 năm 2022, Viện Kiểm sát quận Vọng Hoa ở thành phố Phủ Thuận, cơ quan quản lý quận Thanh Nguyên, đã ban hành lệnh bắt giữ chính thức đối với bà Trương. Tháng 4 năm 2023, Tòa án quận Vọng Hoa đã kết án bà 3,5 năm tù.

Mãi đến gần đây, gia đình bà Trương mới biết về bản án và việc chuyển tù của bà khi một lính canh tù gọi cho họ để thông báo rằng “bà không được khỏe”. Ông ta phàn nàn rằng bà rất ngoan cố và không chịu từ bỏ Pháp Luân Công.

Vì tòa án không hề liên lạc với gia đình bà Trương trong thời gian truy tố bà, nên họ thậm chí còn không chắc liệu tòa có mở phiên tòa xét xử bà trước khi tuyên án hay không.

Bức hại nhiều lần

Sau hai lần bị bỏ tù trong tổng thời gian 12 năm, người đàn ông tại Bắc Kinh lãnh án tù thứ ba (15 tháng) vì đức tin của mình

Sau khi bị bỏ tù 12 năm, ông Bàng Hữu ở Bắc Kinh tiếp tục bị kết án một năm ba tháng vì tin vào Pháp Luân Công,

2014-3-19-minghui-pohai-beijing-11.jpg

Ông Bàng Hữu cùng vợ và con trai

Ông Bàng, cựu giám đốc Phòng Quy hoạch Thành phố Bắc Kinh đồng thời là giám đốc một công ty bất động sản, đã bị bắt vào ngày 2 tháng 5 năm 2022, sau khi bị báo cáo là đã phát tài liệu thông tin về Pháp Luân Công hai ngày trước đó, tức ngày 30 tháng 4. Điện thoại di động, các sách Đại Pháp cùng máy nghe nhạc của ông đã bị tịch thu. Kết quả kiểm tra sức khỏe sau đó cho thấy ông không đủ điều kiện để giam giữ, nên ông được tại ngoại vào ngày 3 tháng 5.

Ông Bàng, trạc 60 tuổi, sau đó lại bị bắt tại nhà vào ngày 28 tháng 7 năm 2022 và bị đưa đến trại tạm giam quận Xương Bình. Đến đầu tháng 9, gia đình ông nhận được một cuộc gọi từ trại tạm giam thông báo rằng ông Bàng đã phải nhập viện sau khi bàn chân ông bị sưng tấy và mưng mủ do bệnh tiểu đường.

Ngày 7 tháng 11 năm 2022, luật sư của ông Bàng được thông báo rằng cảnh sát đã đệ trình vụ việc của ông lên Viện kiểm sát quận Xương Bình. Ông Bàng bị truy tố vào đầu tháng 1 năm 2023. Thẩm phán của Tòa án quận Xương Bình đã yêu cầu ông Bàng tham gia phiên xét xử trực tuyến vào ngày 3 tháng 7 từ phòng bệnh của ông. Luật sư của ông cũng tham gia phiên xét xử này từ tòa án. Luật sư nói với gia đình ông rằng trong cuộc họp giữa luật sư và bị cáo vài ngày trước phiên tòa, ông Bàng đã phải ngồi trên xe lăn để vào phòng họp vì ông không thể tự đi lại được nữa.

Được biết vào cuối tháng 7 năm 2023, ông Bàng đã bị kết án một năm ba tháng tù giam, và hiện ông đang trong quá trình nộp đơn kháng cáo.

Trước bản án gần đây nhất dành cho ông Bàng, ông đã chịu hai án án tù vì kiên định đức tin vào Pháp Luân Công. Sau khi bị bắt vào ngày 27 tháng 9 năm 2000, ông đã bị kết án tám năm. Chưa đầy một năm sau khi được trả tự do vào năm 2008, ông lại bị bắt vào ngày 3 tháng 8 năm đó và sau đó bị kết án bốn năm nữa.

Từng bị bỏ tù 14 năm, cựu giảng viên đại học nhận thêm 5 năm vì niềm tin vào Pháp Luân Công

Bà Khương Xuân Mai ở huyện Long Giang, tỉnh Hắc Long Giang, mới đây đã bị kết án 5 năm tù chỉ bởi bà tin vào Pháp Luân Công. Tòa án huyện Long Giang đã không đưa cho bà Khương Xuân Mai bản sao của phán quyết theo luật định và bà nghi ngờ tòa án có thể muốn ngăn bà nộp đơn kháng cáo.

Ngày 18 tháng 12 năm 2022, bà Khương bị bởi một toán cảnh sát bắt giữ. Cảnh sát buộc bà Khương đứng bên cạnh chiếc xe đạp của bà và cố gắng chụp ảnh để làm bằng chứng chống lại bà. Bà cũng từ chối tuân theo và bị bịt mắt và cưỡng ép đưa vào xe cảnh sát. Một cảnh sát đấm vào mũi và ngực bà.

Trong quá trình bắt giữ bà Khương, cảnh sát cho thấy việc họ đang tìm cách truy tố bà cho lần bắt giữ trước đó vào ngày 27 tháng 3 năm 2020 vì phát tài liệu thông tin về Pháp Luân Công. Sau đó, cảnh sát đã lấy chìa khóa nhà của bà và lục soát nhà bà. Để tránh bị bức hại, bà Khương đã sống xa nhà để tránh khỏi cảnh sát, và đã bị bắt sau đó hai năm.

Tòa án huyện Long Giang đã tổ chức xét xử vụ án của bà vào ngày 24 tháng 5 và kết án bà năm năm tù vào đầu tháng 7.

Bà Khương, cựu giảng viên khoa Ngoại ngữ trường Cao đẳng Sư phạm thành phố Mẫu Đơn Giang, tỉnh Hắc Long Giang, đã phải chịu đựng sự đàn áp không ngừng nghỉ trong 24 năm qua.

Bà Khương và chồng bà, ông Kim Hựu Phong (cũng là một học viên Pháp Luân Công), đều bắt vào ngày 22 tháng 10 năm 2003. Ông Kim bị kết án 13 năm ở Nhà tù Mẫu Đơn Giang. Bà Khương bị kết án 14 năm ở Nhà tù nữ Hắc Long Giang. Con trai thứ hai của họ, Kim Phán Phán, khi đó mới 15 tháng tuổi và vẫn đang bú mẹ.

Ông Kim đã bị tra tấn dã man trong tù. Ông bị đánh đập, bị treo lên, nhốt trong phòng biệt giam, đứng ngoài trời lạnh giá, bỏ đói, bức thực và sốc điện bằng dùi cui điện vào vùng kín. Sau đó, ông bị bệnh lao nặng nhưng chỉ được tạm tha vì lý do chữa bệnh mười tháng sau đó, vào tháng 6 năm 2008.

Con trai lớn của cặp đôi trạc 20 tuổi khi ông Kim được trả tự do. Dù biết bệnh lao rất dễ lây nhưng anh ngày đêm chăm sóc cho cha. Ngay sau khi ông Kim qua đời vào ngày 21 tháng 1 năm 2009, con trai ông cũng mất mạng vì nhiễm trùng. Lúc đó anh mới 23 tuổi.

Bà Khương bị cho nghỉ việc sau khi được thả. Năm 2018, bà chuyển đến huyện Long Giang ở thành phố Thất Đài Hà để chăm sóc cha mẹ và làm công việc bán thời gian để kiếm sống.

Sau khi bị bỏ tù 7 năm, người đàn ông Cam Túc bị kết án thêm 6 năm vì đức tin của mìnhÔng Tưởng Minh Huy (50 tuổi, ở thành phố Lan Châu, tỉnh Cam Túc) đã bị kết án 6 năm tù và phạt 20.000 nhân dân tệ vào ngày 10 tháng 7 năm 2023.

Bản án tù của ông Tưởng bắt nguồn từ việc ông bị bắt vào ngày 4 tháng 8 năm 2021 vì phát tài liệu thông tin về Pháp Luân Công. Sau khi Viện Kiểm sát quận Thành Quan phê chuẩn việc bắt giữ ông Tưởng vào ngày 20 tháng 8, bà Vương đã gửi một lá thư cho cảnh sát Lý, kêu gọi ông ta và những người liên quan đến vụ án thả chồng bà. Cảnh sát vẫn chuyển vụ án của ông đến Viện kiểm sát, dẫn đến bản cáo trạng của ông.

Thẩm phán Đằng Tiêu Quỳnh của Tòa án quận Thành Quan đã chỉ định một luật sư đại diện cho ông Tưởng để nhận tội cho ông. Ông ta còn lừa dối ông Tưởng ký vào bản thỏa thuận chấp nhận luật sư do tòa chỉ định. Thẩm phán Đằng đã tuyên án 6 năm tù đối với ông Tưởng vào ngày 10 tháng 7 năm 2023.

Ông Tưởng, cựu phó giám đốc Cục Máy móc thành phố Lan Châu, trước đó đã bị bắt vào tháng 12 năm 2004 vì phân phát tài liệu Pháp Luân Công và bị Tòa án quận Thành Quan kết án 7 năm tù vào tháng 7 năm 2005. Ông đã bị Cục Máy móc sa thải và vợ cũ của ông đã ly dị ông.

Trong thời gian thụ án tại Nhà tù Lan Châu, ông bị buộc phải lao động nặng nhọc không công, thường phải bóc tỏi hơn 10 giờ mỗi ngày. Tay ông bị nhiều vết cắt, cùng với mùi khó chịu và nước tỏi khiến tình trạng càng trở nên tồi tệ hơn. Sau một thời gian dài ngồi trong căn phòng ẩm thấp và bẩn thỉu, ông và nhiều tù nhân khác bị ghẻ lở khắp người.

Ông Tưởng bị biệt giam hơn 50 ngày vào đầu năm 2007 và bị bốn tù nhân theo dõi. Ông bị cấm ngủ và lính canh bật đèn suốt đêm.

Bị kết án vì lên tiếng cho Pháp Luân Công

Một công chức ở tỉnh Hồ Bắc bị kết án 1 năm tù vì treo biểu ngữ về Pháp Luân Công

Ngày 3 tháng 7 năm 2023, một công chức ở thành phố An Lục, tỉnh Hồ Bắc đã bị kết án 1 năm tù vì tu luyện Pháp Luân Công.

Ông Phạm Kim Hòa bị bắt vào ngày 26 tháng 1 năm 2023. Cảnh sát khăng khăng rằng qua camera giám sát, họ nhìn thấy ông Phạm dán các tấm áp phích có thông tin về Pháp Luân Công.

Ban đầu, ông Phạm bị tạm giữ hành chính 15 ngày. Sau đó, ông bị tạm giam hình sự thêm 15 ngày. Vụ bắt giữ ông được phê chuẩn vào ngày 24 tháng 2 năm 2023. Cảnh sát chuyển hồ sơ vụ án của ông đến Viện Kiểm sát thành phố An Lục, nơi khép ông vào tội danh “lợi dụng tổ chức tà giáo để phá hoại việc thực thi pháp luật”, một cái cớ được sử dụng để kết án các học viên Pháp Luân Công.

Tòa án thành phố An Lục mở phiên tòa xét xử vụ án của ông Phạm vào ngày 20 tháng 6. Sau đó ông bị kết án 1 năm tù vào ngày 3 tháng 7.

Ông Phạm tu luyện Pháp Luân Công vào năm 1996. Trước vụ bắt giữ gần đây nhất, ông từng bị bắt vì thỉnh nguyện ôn hòa cho quyền tu luyện Pháp Luân Công không lâu sau khi cuộc bức hại xảy ra. Ông còn từng bị kết án 2 năm trong Trại Lao động Cưỡng bức Sa Dương vào tháng 10 năm 2000.

Một phụ nữ Cát Lâm bị phạt ba năm tù vì đã viết thư cho một quan chức chính phủ và kêu gọi ông ngừng bức hại Pháp Luân Công

Bà Thôi Diễm Linh (66 tuổi, ở thành phố Trường Xuân, tỉnh Cát Lâm) đã bị kết án 3 năm tù vì khuyên một quan chức chính phủ ngừng theo ĐCSTQ bức hại các học viên Pháp Luân Công tuân thủ luật pháp như bà.

Sáng ngày 9 tháng 9 năm 2021, bà Thôi Diễm Linh đã bị các cảnh sát từ Đồn Công an đường Hồng Kỳ bắt tại nhà. Họ nhắm đến bà theo lệnh của một quan chức của Công an tỉnh Cát Lâm. Quan chức này đã nhận được một lá thư kêu gọi ông ta ngừng bức hại các học viên Pháp Luân Công. Sau khi xem xét các video giám sát, cảnh sát kết luận rằng bà Thôi chính là người đã gửi bức thư và sau đó tìm đến nhà của bà.

Bà Vương Dĩnh tình cờ đến thăm bà Thôi khi cảnh sát ở đó, nên cũng bị bắt giữ.

Tòa án quận Triều Dương đã kết án bà Thôi ba năm và bà Vương hai năm tám tháng vào ngày 13 tháng 6 năm 2022. Cả hai người phụ nữ đều bị đưa vào Nhà tù Nữ Tỉnh Cát Lâm vào ngày 14 tháng 7 năm 2023.

Người mẹ trẻ của bé gái 4 tuổi bị kết án 1 năm tù vì giảng chân tướng cho người dân về Pháp Luân Công

Gần đây, một người mẹ trẻ ở quận Mật Vân, Bắc Kinh đã bị kết án 1 năm tù vì nâng cao nhận thức về cuộc đàn áp Pháp Luân Công của Đảng Cộng sản Trung Quốc.

Cô Cao Vũ nói chuyện với một người đàn ông về cuộc đàn áp Pháp Luân Công tại một trạm xe buýt vào đầu năm 2023 thì một người phụ nữ tên Lưu Linh bắt gặp và quay video cuộc đối thoại của cô. Sau đó, Lưu đã báo cảnh sát.

Hai công an từ Đồn Công an Tây Tân Hà đã đột nhập vào nhà cô Cao sau 17 giờ chiều ngày 6 tháng 2 năm 2023. Họ đưa cô và bé gái 4 tuổi, Nhiễm Nhiễm về đồn. Tối hôm đó, cảnh sát đã gọi chồng của cô Cao đến đón cháu bé. Khi vợ bị giam giữ, người bố trẻ phải nhờ đến người mẹ già đã ngoài 60 tuổi để giúp chăm sóc đứa con. Người phụ nữ lớn tuổi là người chăm sóc chính cho chồng bà bị cận thị. Bà phải vất vả chăm sóc thêm cho cháu gái.

Cô Cao đã tuyệt thực ba ngày để phản đối việc giam giữ phi pháp. Cảnh sát hứa sẽ thả cô nếu cô ký tuyên bố từ bỏ Pháp Luân Công. Cô đã kiên định với đức tin của mình và cảnh sát đã chuyển vụ việc của cô đến Viện kiểm sát quận Mật Vân.

Tòa án quận Mật Vân đã tổ chức phiên tòa vào ngày 20 tháng 7 năm 2023 và kết án cô Cao 1 năm tù.

Vi phạm thủ tục pháp lý

Tòa án Vân Nam bí mật kết án hai người đàn ông vì đức tin của họ, không tính thời gian tạm giam vào thời hạn án tù

Tháng 5 năm 2023, hai cư dân của quận Tấn Ninh, thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam đã bị kết án mỗi người 3,5 năm tù giam vì tu luyện Pháp Luân Công.

Trong khi cả ông Cao Bồi Pháp (60 tuổi) và ông Cao Văn Long (59 tuổi) đều bị tạm giam kể từ khi bị bắt vào cuối năm ngoái, Tòa án Thành phố An Ninh tuyên bố thời hạn tù của họ được tính từ ngày kết án chứ không phải ngày bị bắt giữ.

Theo luật hình sự của Trung Quốc, mỗi ngày tạm giam trước khi tuyên án phải được trừ vào thời hạn tù. Tuy nhiên, Tòa án thành phố An Ninh không công nhận những ngày mà hai ông Cao bị giam giữ, với lý do những ngày đó rơi vào thời gian bùng phát đại dịch.

Tòa án cũng không thông báo cho gia đình của hai học viên về phiên tòa trực tuyến đó. Người thân của hai học viên không hay biết về bản án cho đến khi họ nhận được một bản sao phán quyết mà tòa án gửi tới qua đường bưu điện.

Ngày 10 tháng 10 năm 2022, ông Cao Bồi Pháp (công nhân của Nhà máy 450 thị trấn Nhị Nhai) đã bị bắt tại nơi làm việc, trong khi ông Cao Văn Long bị bắt tại nhà vào ngày 1 tháng 11 năm 2022. Cả hai người bị chuyển đến trại tạm giam Thành phố An Ninh vào ngày 5 tháng 12 năm 2022.

Tòa án thành phố An Ninh tổ chức một phiên xét xử trực tuyến đối với vụ án của hai học viên tại trại tạm giam thành phố An Ninh vào tháng 5 năm 2023 (không rõ ngày cụ thể) mà không thông báo cho gia đình họ. Hai học viên đều bị kết án vào cuối phiên tòa. Gia đình của họ rất sốc khi nhận được bản án qua thư và biết rằng thời hạn tù của họ được tính từ ngày tuyên án chứ không phải ngày của vụ bắt giữ.

Người phụ nữ bị kết án oan sai, người chồng cố gắng nộp đơn kháng cáo bị gây khó dễ

Sau khi bà Khương Quế Tú (65 tuổi, ở thành phố Chiêu Viễn, tỉnh Sơn Đông) không thể nộp đơn kháng cáo bản án tù oan sai của mình nên chồng bà đã đệ đơn kháng cáo thay cho bà nhưng bị cảnh sát gây khó dễ và sách nhiễu.

Bà Khương Quế Tú bị bắt tại nhà vào ngày 17 tháng 5 năm 2022. Chồng bà, vốn là người không tu luyện Pháp Luân Công, cũng bị đưa về đồn công an để thẩm vấn. Cảnh sát đã lừa chồng bà tiết lộ thông tin về việc tu luyện Pháp Luân Công của bà, sau đó họ dùng thông tin này làm bằng chứng truy tố bà.

Tòa án thành phố Chiêu Viễn tổ chức xét xử vụ án của bà Khương vào ngày 24 tháng 11 năm 2022. Chủ tọa phiên tòa lên kế hoạch xét xử lần thứ hai vào giữa tháng 12, nhưng sau đó đã hủy bỏ và kết án bà Khương ba năm tù cùng khoản tiền phạt 10.000 nhân dân tệ vào ngày 21 tháng 12. Sáu ngày sau, bà nộp đơn kháng cáo. Tòa án Trung cấp thành phố Yên Đài đã ra phán quyết giữ nguyên bản án ban đầu vào ngày 4 tháng 4 năm 2023 mà không tổ chức xét xử.

Vào giữa tháng 6 năm 2023, chồng bà Khương đã nộp đơn kháng cáo về trường hợp của bà lên Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao và một số cơ quan ở tỉnh Sơn Đông.

Ông nhận được một tin nhắn từ Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao vào cuối tháng 6, nói rằng: “Chúng tôi đã nhận được kháng nghị của ông. Sau khi xem xét, chúng tôi xác định rằng không thuộc thẩm quyền của chúng tôi. Chúng tôi đã chuyển kháng nghị của ông tới Viện Kiểm sát tỉnh Sơn Đông.”

Đến đầu tháng 7, chồng bà Khương nhận được một tin nhắn từ Viện Kiểm sát tỉnh Sơn Đông, nói rằng vụ việc không thuộc thẩm quyền của họ và họ đã chuyển đơn đến Viện Kiểm sát thành phố Yên Đài, vốn là nơi giám sát Viện Kiểm sát thành phố Chiêu Viễn (viện đã truy tố bà Khương sau khi bà bị bắt).

Cùng thời gian đó, ông cũng nhận được một thông báo từ Cục Tư pháp tỉnh Sơn Đông, trong đó cũng nói rằng họ không chịu trách nhiệm giải quyết kháng nghị của ông và ông nên nộp đơn kháng nghị đến các cơ quan thích hợp.

Vào giữa tháng 7, một người đàn ông từ Tòa án thành phố Chiêu Viễn đã gọi điện cho chồng bà Khương, yêu cầu ông không gửi bất kỳ kháng nghị nào về vụ việc của vợ mình bởi đơn kháng cáo của bà đã bị bác bỏ. Ông ta cũng nói không có cơ quan nào chấp nhận kháng nghị này vì bà đã từ chối ký vào phán quyết ban đầu và phán quyết kháng cáo. Ông ta từ chối tiết lộ nơi bà Khương đang bị giam giữ.

Chồng bà Khương thề sẽ tiếp tục đấu tranh đòi công lý cho bà. Sau đó, người gọi điện nói ông cần nộp ba bản sao của kháng nghị có dấu vân tay của mình cho Tòa án Trung cấp thành phố Yên Đài và Tòa án Cấp cao tỉnh Sơn Đông. Ông đã làm và vẫn đang chờ phản hồi từ hai tòa án tại thời điểm viết bài.

Trong toàn bộ quá trình, chồng bà Khương cũng liên tục bị Phòng An ninh Nội địa Thành phố Chiêu Viễn sách nhiễu.

Sau khi bà Khương bị bắt, ban đầu mọi người trong đại gia đình của bà không nói với người cha 94 tuổi của bà về điều đó, vì ông đã cao tuổi. Nhưng thời gian trôi qua, ông ngày càng nghi ngờ và cuối cùng được kể về mọi thứ. Người cha từng khỏe mạnh và minh mẫn bị suy sụp đến mức đột ngột đổ bệnh. Ông phải nhập viện và vẫn đang trong phòng chăm sóc đặc biệt tại thời điểm viết bài.

Bài liên quan:

Báo cáo tháng 5 năm 2023: 133 học viên Pháp Luân Công bị kết án vì kiên định đức tin

Báo cáo tháng 4 năm 2023: 128 học viên Pháp Luân Công bị kết án vì kiên định đức tin

Báo cáo tháng 3 năm 2023: 116 học viên Pháp Luân Công bị kết án vì kiên định đức tin

Báo cáo tháng 2 năm 2023: 110 học viên Pháp Luân Công bị kết án vì kiên định đức tin

Báo cáo tháng 1 năm 2023: 117 học viên Pháp Luân Công bị kết án vì kiên định đức tin

Bản quyền © 2023 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2023/8/6/463857.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2023/8/13/210793.html

Đăng ngày 13-09-2023; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share