Bài viết của phóng viên Minh Huệ tại tỉnh Hắc Long Giang, Trung Quốc

[MINH HUỆ 07-12-2022] (Tiếp theo Phần 3)

Tổng quan về cuộc bức hại ở Kê Tây

Trong suốt 24 năm bức hại, một số học viên ở Kê Tây đã bị tàn tật do bị tra tấn hoặc bị thu hoạch nội tạng. Rất nhiều người bị tịch thu đồ đạc cá nhân, một số buộc phải sống xa nhà để tránh bị bức hại thêm, một số buộc phải ly hôn và có những người bị cảnh sát bắn chết. Một số mất tích và không ai biết tung tích của họ.

Thống kê số học viên bị giam giữ từ năm 1999 đến 2022

Thành phố Kê Tây: 98 người (129 lượt bắt giữ)

Bao Vạn Minh, Thường Quảng Quân, Trần Lệ Xuân, Trần Duy Quyền, Trình Bội Minh, Trình Bội Anh, Trình Văn Đình, Phòng Khởi Tài, Phùng Quốc Quân, Cát Lệ Quyên, Củng Chí Quân, Cố Thục Vinh, Cố Ái Dân, Quách Mỹ Tùng, Quách Nhân Tú, Hoàng Tân Mai, Khương Phượng Vinh, Khương Á Tân, Lý Bảo Thần, Lý Thành Nghĩa, Lý Hải Nham, Lý Huy Dược, Lý Tú Cầm, Lý Dũng Thắng, Lý Nguyên Lâm, Lý Nguyệt Cầm, Lý Chấn Anh, Lý Hướng Nga, một người tên Liên, Lương Sỹ Thanh, Lưu Đan, Lưu Vũ, Lưu Thục Lan, Lưu Thục Vân, Lưu Tân Thành, Lưu Học Cương, Mã Thúy Chi, Mã Quế Trân, Mã Lệ Xuân, Mao Thục Phân, Môn Tú Mỹ, Phan Tây Hoa, Khâu Học Trì, Tùy Quế Lan, Tôn Điện Bân, Tôn Kim Khuê, Thang Hằng Phân, Đường Quế Vinh, Đằng Thục Lệ, Vương Mật, Vương Thanh, Vương Truyện Vân, Vương Phượng Chi, Vương Lan Sinh, Vương Liên Cầm, Vương Thục Quế, Vương Thục Chi, Vương Tân Xuân, Vương Á Lợi, Vương Ngọc Mai, Vương Khắc Quân, Vương Ngọc Hoa, Vương Phượng Hà, Ngô Bảo Khố, Hạng Bân, Hạng Hồng Phúc, Từ Thụ Quân, Tiết Phúc Xuân, Dương Lệ Quân, Dương Hải Linh, Trương Truyện Thắng, Trương Trí Lợi, Trương Hải Đào, Trương Huệ Linh, Trương Bồi Tăng, Trương Thế Lực, Trương Tác Quân, Trương Thúy Thanh, Trương Diễm Quân, Triệu Bân, Triệu Bảo Sơn, Triệu Xuân Diễm, Triệu Quế Cầm, Triệu Thụ Phượng, Triệu Thụ Đan, Triệu Tích Khuê, một người họ Triệu, Ttrịnh Kim Bình, Trịnh Thục Mai, Chung Lệ, Chu Khắc Minh, Phó Mỹ Lâm, Hoàng Tú Bân, Hoàng Oánh Kiệt, Đàm Chí Phương, Thôi Triệu Đào, Hà Mỹ Phương, Vu Thục Cần.

Huyện Kê Đông: 53 người (66 lượt bắt giữ)

Thái Quế Vinh, Quản Phượng Anh, Quách Kế Thư, Quách Trường Ngọc, Hoắc Phượng Kỳ, Quý Hồng Ba, một người họ Cổ, Giải Vận Hoan, Khổng Lệnh Chi, Khổng Tường Bình, Lý Sùng Tuấn, Lý Kim Bằng, Lý Thục Phân, Lý Ngọc Lan, Lý Ngọc Trân, một người họ Lý, Lương Ngọc Quế, Lưu Quế Hoa, Lưu Lệ Hương, Lưu Khải Lương, Lưu Thục Vân, Lô Chính Nghĩa, La Vỹ , Mạnh Đức Huy, Mạnh Khánh Vinh, Củng Chí Quân, Mưu Đức Phú, Khúc Đức Hồng, Nhâm Thủ Chí, Sử Hiểu Xuân, Vương Trí, Vương Ái Phương, Vương Liên Cầm, Vương Thục Hiền, Vương Văn Thành, Vương Tú Trân, Vương Học Sỹ, Vương Ngọc Lan, Hứa Vân Linh, Vu Xuân Hữu, Vu Xuân Trân, Vu Quốc Vinh, Vu Cửu Hiển, Vu Xuân Trân, Uyển Lệ Cần, Trương Minh Huy, Trương Tú Anh, Trương Nguyệt Tăng, Trương Vân Long, Trương Chí Kiệt, Trịnh Thục Mai, Dương Phượng Liên, Hứa Vân Linh.

Thành phố Mật Sơn: 58 người (102 lượt bắt giữ)

Ba Phượng Liên, Ba Lệ Giang, Trần Quốc Thanh, Đái Quân, Phiền Minh Thắng, Cao Vân Tường, Cố Xảo Linh, Hạ Giang, Quý Hồng Ba, Khương Hồng Lộc, Khương Ngọc Huy, Khương Ngọc Anh, Lôi Xuyên Thanh, Lý Vinh Cầm, Lưu Huy, Lưu Đức Toàn, Lưu Quế Hoa, Lưu Quế Hương, Lưu Hồng Mai, Lưu Cảnh Lục, Lưu Khải Lương, Lưu Quế Hoa, Lưu Quế Anh, La Lập Bân, Toàn Hồng Lệ, Thiệu Ảnh, Thân Quế Trân, Tống Văn Đào, Tùy Ngọc Hoa, Tôn Lệ Hương, Tôn Nghĩa Sơn, Tôn Ngọc Sơn, Vương Nhạn, Vương Ngọc Phượng, Vương Ái Phương, Ngụy Hiểu Đông, Tân Lệ Liên, Hình Đức Phúc, Từ Bội Ngạn, Tiết Nham Vinh, Dương Điện Quân, Dương Hiểu Quang, Dương Hiểu Lâm, Vu Phượng Anh, Vu Thiên Dũng, Vu Vĩnh Trân, Vu Tú Hương, Trương Kiến, Trương Thành Hoa, Trương Thành Ngọc, Trương Truyện Phú, Trương Truyện Tỷ, Trương Tú Anh, Trương Ngọc Đường, Trương Tác Bân, Trương Ngọc Lan, Triệu Ba, Chung Quốc Quyền.

Thành phố Hổ Lâm: 36 người (39 lượt bắt giữ)

Tằng Kiến Giang, Đại Á Quân, Phùng Thục Kiệt, Củng Hồng Yến, Quan Duyên Phượng, Hầu Cảnh Đào, Hồ Lan Hương, Lý Mẫn Chi, Lý Vinh Cầm, Lưu Quế Hương, Lưu Hồng Mai, Lưu Giang Lệ, Lưu Khâm Cử, Lưu Hương Lệ, La Tỉnh Sơn, Mã Thúy Chi, Mã Quế Trân, Mao Đức Hưng, Mao Thục Phân, Âu Duy Chi, Âu Dương Huệ Chi, Đàm Xuân Di, Đàm Thục Viện, Đằng Kính Quý, Vương Cường, Vương Tố Anh, Vương Trung Hân, Diệp Chính Huy, Triệu Bích Húc, Chu Tú Quỳnh, Trâu Kế Tú, Trâu Ngọc Tài, Vu Hiếu Thành, Hạ Đức Bảo, Hứa Điền Hương, con trai của Vương Tố Anh.

Tổng số: 244 người

Các trường hợp tuyên án

Ông Phòng Khởi Tài

Ông Phòng Khởi Tài, 50 tuổi, đến nhà của một học viên khác ở quận Hằng Sơn vào ngày 7 tháng 2 năm 2002. Khi ông gõ cửa, ông nghi ngờ có người trốn trong nhà và nhanh chóng chạy xuống cầu thang. Cảnh sát đã nổ súng bắn ông từ phía sau và sau đó đưa ông đến Đồn cảnh sát Vĩnh Xương Lộ. Ông đã bị tra tấn và đánh đập.

Ông bị giam trong trại tạm giam một năm tám tháng, và bị đưa ra xét xử ba lần trước khi bị kết án 15 năm. Sau đó ông bị giam trong Nhà tù Mẫu Đơn Giang.

Ông Khương Hồng Lộc

Ông Khương Hồng Lộc, 65 tuổi, nguyên là nhân viên của Trạm Quản lý Đường bộ Thành phố Mật Sơn. Vào ngày mùng Một Tết 2002, ngày 12 tháng 2 dương lịch, ông ra ngoài để dán tài liệu Pháp Luân Công và bị cảnh sát trưởng Mạnh Khánh Khải phát hiện. Mạnh đã bắn vào chân trái của ông khiến ông bị gãy xương cẳng chân.

2e7d9b571f284dbd4116f162651094e8.jpg

Ông Khương Hồng Lộc

Khi ông ngã xuống sau khi bị bắn, hai cảnh sát Mạnh Khánh Khải và Đỗ Vĩnh Sơn liền chạy đến và đá mạnh vào đầu và mặt ông khiến ông Khương ngất xỉu. Do bị đánh đập dã man, trên đầu ông có một vết thương dài khoảng hai tấc, khuôn mặt ông biến dạng, mắt trái sưng húp và đỏ ngầu. Ông bị giam trong chín tháng và sau đó bị kết án 14 năm. Khi gia đình ông chất vấn chính quyền về thương tích của ông nhưng họ trả lời rằng đó là do cấp trên ra lệnh.

Ông Trình Bội Minh Ông Trình Bội Minh, sống ở thành phố Kê Tây, đã bị Tòa án Kê Tây kết án tám năm tù vào ngày 18 tháng 2 năm 2002, và bị giam trong Nhà tù Thành phố Cáp Nhĩ Tân. Ngày 1 tháng 7 năm 2004, ông bị chuyển đến Nhà tù Đại Khánh.

Ông Trình đã trốn thoát khỏi Bệnh viện Long Nam vào ngày 3 tháng 3 năm 2006. Vì muốn bắt giữ ông, các quan chức Sở Cảnh sát Đại Khánh đã phát lệnh truy nã ông trên Baidu, một trang web của Trung Quốc, tuyên bố rằng bất cứ ai nhìn thấy ông Trình đều có thể ‘bắn chết’ ông.

Bà Triệu Xuân Nghinh

Bà Triệu Xuân Nghinh ở quận Hằng Sơn, thành phố Kê Tây, đã bị bức hại đến chết khi bị giam giữ trong trại tạm giam ở tuổi 54.

fda857458b13feee4482c3280e7ffd0b.jpg

Bà Triệu Xuân Nghinh

Bà Triệu bị cảnh sát từ Đồn Cảnh sát Địa Hằng Sơn bắt vào ngày 17 tháng 4 năm 2003. Bà đã tuyệt thực để phản đối việc bị giam giữ và bị bức thực vào ngày 7 tháng 5. Lúc 4 giờ sáng ngày 10 tháng 5, hơn chục cảnh sát đã trói bà Triệu vào cáng và đưa bà đi.

Hai giờ sau, chồng bà Triệu được thông báo về cái chết của bà. Ông yêu cầu khám nghiệm tử thi để xác định nguyên nhân cái chết của bà và phát hiện ra rằng ba cơ quan nội tạng của bà đã bị cắt bỏ. Sau hai lần khám nghiệm tử thi, kết quả xác nhận rằng bà Triệu bị gãy bốn xương sườn, khắp người bà có những vết bầm tím và có một vết thương đẫm máu trên đầu.

Thống kê các trường hợp tử vong

0d6b2b3d72c64469d3e0bdbe58639042.jpg

Hình ảnh một số học viên ở thành phố Kê Tây bị bức hại đến chết

Ít nhất 43 học viên ở khu vực Kê Tây đã bị bức hại đến chết

Thành phố Kê Tây: 17 người

Triệu Đông, Triệu Xuân Nghênh, Triệu Quế Cầm, Triệu Xuân Diễm, Diêu Quốc Tú, Khương Vinh Trân, Quách Mỹ Tùng, Bạch Lệ Hà, Vương Liên Khánh, Vương Tập Cát, Vương Lập Chương, Thi Quế Anh, Dương Ngọc Mẫn, Lưu Tỉ Tuyển, Tôn Tú Chi, Lý Tú Cầm, Dương Hải Linh.

Huyện Kê Đông: 6 người

Lưu Quế Hoa, Lưu Yến Thần, Lâm Bảo Tài, Trương Thế Thanh, Dương Phượng Liên, Từ Thải Điền.

Thành phố Mật Sơn: 11 người

Trương Hồng, Trương Kiến, Trương Ngọc Lan, Trương Thành Hoa, Chung Quốc Toàn, Diêu Thành Đạt, Lưu Mai Chương, Lưu Quế Anh, Vu Thiên Dũng, Ngụy Hiểu Đông, Đới Quân.

Thành phố Hổ Lâm: 9 người

Mã Vinh Khánh, Vương Trung Hân, Hạ Đức Bảo, Lưu Quế Hương, Triệu Bích Húc, Cao Hỷ Trân, Lâm Thế Anh, Quách Hải Đường, La Cảnh Sơn.

Khiếu nại hình sự đối với Giang Trạch Dân

Hơn 3.000 người ở Kê Tây đã nộp đơn khiếu nại hình sự đối với Giang Trạch Dân, cựu lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), vì đã phát động cuộc bức hại tàn bạo đối với Pháp Luân Công. Trong số họ có các cán bộ, giáo viên, công nhân, nông dân và lao động tự do. Nhiều người hảo tâm cũng đã ký tên thỉnh nguyện để bày tỏ sự ủng hộ.

67508e625608964fafce498303bae548.jpg

38b05616569db28cf657d2148a8817c0.jpg

46523354bf1fd49acaf4b1e664f9802a.jpg

1958a9f86a85e53b7f3316c236071b02.jpg

Hơn 3.000 người đã nộp đơn tố cáo hình sự Giang Trạch Dân.

Một người ủng hộ nói: “Giang Trạch Dân là một người rất xấu. Ông ta đáng bị kiện.”

Những người khác bị bức hại nói: “Tôi muốn kiện ông ta từ lâu rồi!”

Một nông dân nói: “Người dân đã phải chịu đựng quá nhiều dưới thời Giang Trạch Dân. Lẽ ra ông ta phải bị kiện từ lâu rồi.”

Một người lớn tuổi đã ký tên thật của mình, sau đó ông nói với con trai sống ở một thành phố khác về điều đó. Người con đã nhờ ông thay mặt ký tên.

Người thân của các học viên Pháp Luân Công cũng chia sẻ trải nghiệm bị bức hại của họ.

“Khi cuộc bức hại bắt đầu, tôi chỉ mới 8 tuổi.”

Tôi và gia đình nghe nói về Pháp Luân Công vào tháng 5 năm 1998. Sau khi tu luyện Pháp Luân Công, tôi không bao giờ bị cảm lạnh kể cả trong mùa cúm. Tôi mới 8 tuổi khi cuộc bức hại bắt đầu. Người thân của tôi đã nhiều lần bị đưa đến trại lao động cưỡng bức và nhà tù. Mẹ tôi bị đưa đến một trại lao động cưỡng bức. Tôi ở nhà chăm sóc bà nhưng cảnh sát đã theo dõi tôi và gọi cho trường học của tôi. Tôi buộc phải nghỉ học và phải rời khỏi nhà để tránh bị bức hại thêm.

Chú tôi đổ bệnh khi đang trên đường đến thăm cha tôi trong trại lao động. Ông đã qua đời ngay sau đó. Bà tôi cũng mất vào năm 2012. Dù còn trẻ nhưng tôi đã trải qua nhiều nỗi đau. Không gì có thể diễn tả nỗi đau của gia đình chúng tôi.

Người vợ bị chết trong tù

Bà Triệu Bích Húc đã bị bức hại đến chết trong tù sau khi bị cho uống những loại thuốc không rõ nguồn gốc. Chồng bà đã làm đơn tố cáo hình sự yêu cầu câu trả lời từ viện kiểm sát.

Người phụ nữ nộp đơn tố cáo hình sự sau cái chết của chồng

Anh Hạ Đức Bảo bị đưa đến một trại lao động cưỡng bức trong một năm vào tháng 12 năm 2002. Khi được thả, anh bị phù thũng khắp người và nổi nhọt khắp tứ chi. Sức khỏe của anh Hạ tiếp tục xấu đi trong vài năm sau đó, và anh qua đời vào ngày 23 tháng 12 năm 2008. Vợ anh đã đệ đơn tố cáo hình sự Giang Trạch Dân.

Người mẹ nộp đơn tố cáo hình sự sau cái chết của con gái

Sau khi cô Dương Hải Linh bị bức hại đến chết, mẹ của cô, bà Đậu Duyên Phân, đã đệ đơn kiện hình sự Giang Trạch Dân, yêu cầu khôi phục danh tiếng cho con gái và rút lại bản án 12 năm tù cho cô. Bà Đậu cũng yêu cầu được bồi thường cho cái chết của con gái bà.

Người chồng khởi kiện cho vợ

Ông Tiết Thành Ngọc cùng vợ bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công từ năm 1998. Ông không chịu nổi những đe dọa và uy hiếp nên đã ngừng tu luyện sau khi môn tu luyện bị cấm vào năm 1999. Khi vợ chồng ông bị bắt vào năm 2000, ông Tiết bị tra tấn và đe dọa. Ông đã bị đau tim và huyết áp cao. Công an tống tiền ông hơn 2.000 nhân dân tệ, và chiếc xe hơi của họ trị giá hơn 25.000 nhân dân tệ bị tịch thu. Vợ ông bị lao động cưỡng bức hai năm, và ông buộc phải rời khỏi nhà tới làm việc ở một thành phố khác.

(Hết)

Mọi nội dung đăng trên trang web này thuộc bản quyền của trang web Minh Huệ (Minghui.org). Khi sử dụng lại vì mục đích phi lợi nhuận, vui lòng ghi rõ nguồn ở đầu bài đăng hoặc tác phẩm (Theo bài viết của trang Minh Huệ…), sau đó dẫn đường link bài gốc của Minh Huệ. Trường hợp sử dụng với mục đích thương mại, vui lòng liên hệ với Ban Biên tập về thủ tục ủy quyền.


Bản tiếng Hán: https://big5.minghui.org/mh/articles/2022/12/7/452573.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2023/7/11/210264.html

Đăng ngày 03-08-2023; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share