Bài viết của phóng viên Minh Huệ tại tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc
[MINH HUỆ 26-06-2023] Pháp Luân Đại Pháp (còn gọi là Pháp Luân Công) là một pháp môn tu luyện dựa trên tiêu chuẩn Chân-Thiện-Nhẫn. Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã bức hại các học viên của pháp môn tu luyện này kể từ tháng 7 năm 1999. Trịnh Vạn Tân, cựu đại đội trưởng của Trại Lao động Cưỡng bức Vương Thôn ở tỉnh Sơn Đông (còn được gọi là Trại Lao động Cưỡng bức Số 2) và hiện đang giữ chức phó chính ủy của Trung tâm Phục hồi Chức năng Nữ tỉnh Sơn Đông (trước đây được gọi là Trại Lao động Cưỡng bức Nữ Số 1 tỉnh Sơn Đông), đã rất tích cực tham gia vào cuộc bức hại và phải chịu trách nhiệm cho cái chết của nhiều học viên Pháp Luân Đại Pháp.
Thông tin của Trịnh:
Họ và tên: Trịnh Vạn Tân (郑万新)
Giới tính: Nam
Địa chỉ: Huyện Lai Vu, tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc
Tuổi: 60
Những tội ác chính của Trịnh
Trong nhiệm kỳ của Trịnh ở Trại Lao động Cưỡng bức Vương Thôn, ít nhất 4 học viên Pháp Luân Đại Pháp đã tử vong ở đó, gồm ông Trâu Tùng Đào ở thành phố Thanh Đảo, ông Tiền Chí Quân ở huyện Cử Nam, ông Thiệu Minh Trụ ở quận Vi Sơn và ông Sơ Quế Lâm ở thành phố Xương Ấp. Hai học viên khác là ông Trương Quảng Biểu ở huyện Quan và ông Triệu Lập Minh ở thành phố Thọ Quang rơi vào trạng thái thập tử nhất sinh sau những tra tấn mà họ phải chịu đựng dưới nhiệm kỳ của Trịnh.
Do sự kiểm duyệt thông tin nghiêm ngặt ở Trung Quốc, chúng tôi tin rằng còn nhiều trường hợp học viên bị tra tấn chưa được báo cáo.
Trại Lao động Cưỡng bức Vương Thôn có 4 đội tham gia vào việc bức hại các học viên. Trịnh là kẻ hăng hái nhất trong cuộc bức hại, ông ta đã quản lý một đội đến năm 2009, sau đó được thăng chức và chuyển đến Trung tâm Phục hồi Chức năng Nữ tỉnh Sơn Đông. Các đội trưởng mới của 3 đội khác, bao gồm Lý Công Minh, Tôn Phong Tuấn và La Quang Vinh, được thăng chức từ đội của Trịnh. Tay sai của ông ta sau này bao gồm gần một nửa đội ngũ lãnh đạo trong trại lao động.
Những trường hợp tử vong
Dưới đây là một số trường hợp bức hại mà Trịnh phải chịu trách nhiệm.
Cái chết của một học viên 28 tuổi
Tháng 7 năm 2000, không qua xét xử hay thủ tục pháp lý nào, anh Trâu Hồng Đào bị đưa đến Trại Lao động Cưỡng bức Đại Sơn ở thành phố Thanh Đảo, sau khi anh bị lừa đến đồn công an địa phương. Anh bị chuyển đến Trại Lao động Cưỡng bức Vương Thôn vào tháng 9 mà gia đình anh không hề được thông báo.
Sáng ngày 3 tháng 11 năm 2000, Trịnh, Thiệu Chính Hoa và một số lính canh đã đưa anh Trâu đến một phòng thẩm vấn. Sau hơn 2 giờ bị tra tấn cả về tinh thần lẫn thể xác, anh tử vong lúc 11 giờ 30 phút sáng, khi mới 28 tuổi. Để che đậy tội ác này, trại lao động tuyên bố rằng anh Trâu đã nhảy lầu tự tử.
Tiêm thuốc không rõ chủng loại
Kể từ khi chính quyền cộng sản bắt đầu bức hại Pháp Luân Công vào năm 1999, ông Tiền Pháp Quân đã nhiều lần bị bắt, tra tấn và bỏ tù vào các năm 2003, 2004 và 2011 chỉ vì đức tin của mình. Trong khi bị giam giữ, ông bị Trịnh và lính canh ở trại lao động tra tấn.
Ông Tiền bị bắt vào ngày 16 tháng 2 năm 2003, và bị kết án 2 năm tại Trại Lao động Cưỡng bức Vương Thôn. Khi Trịnh nhốt ông Tiền trong phòng biệt giam vào tháng 6 năm 2003, hắn bắt ông ngồi trên một chiếc ghế gỗ, quay lưng về phía cửa, còng hai tay ra sau lưng và kích điện ông bằng dùi cui điện. Căn phòng tràn ngập mùi thịt khét.
Trong thời gian cuối đời của ông tại Trại Lao động Cưỡng bức Vương Thôn, ông Tiền đã bị tiêm một loại thuốc không rõ chủng loại. Ông đã qua đời ngay sau khi trở về nhà vào ngày 17 tháng 4 năm 2013. Ông hưởng dương 44 tuổi.
Ông Tiền Pháp Quân
Các vụ tra tấn
Treo người lên trong 12 ngày
Cuối tháng 9 năm 2000, một lượng lớn các học viên Pháp Luân Đại Pháp từ huyện Quan đã đến Bắc Kinh để thỉnh nguyện cho quyền thực hành đức tin của mình. Ông Trương Quảng Bảo đã bị cảnh sát Lý Hán Thanh từ Công an huyện Quan chặn đường và bắt giam. Trong khi bị giam giữ, cảnh sát Mã Quốc Cường đã đánh đập và sốc điện ông bằng súng điện.
Ngày 29 tháng 10 năm 2000, ông Trương lại bị bắt và bị đưa đến Trại Lao động Cưỡng bức Vương Thôn.
Ở trong trại, nhiều học viên bị cưỡng chế ngồi trên ghế đẩu nhỏ trong thời gian dài và không được cử động. Họ bị cấm ngủ trong thời gian dài và bị ngược đãi bằng nhiều hình thức khác nhau. Trịnh cấm ông Trương ngủ và ra lệnh cho các tù nhân dùng mọi thủ đoán có thể để “chuyển hóa” ông. Lính canh Lý Cần Phúc đã đe dọa ông Trương rằng: “Tôi sẽ tra tấn ông cho đến chết và ném xác ông trên núi cho sói ăn”.
Ngày 25 tháng 12 năm 2000, Trịnh bảo ông Trương chép tay những lá thư phỉ báng Pháp Luân Đại Pháp do các tù nhân viết. Ông Trương từ chối và thay vào đó đã viết những lá thư giảng chân tướng Pháp Luân Đại Pháp. Trịnh tức giận và liên tục dùng khăn quất vào mặt ông Trương. Lính canh còng tay ông và treo ông lên khung cửa với hai chân chỉ đủ chạm đất.
Trịnh đã đấm đá ông Trương suốt 1 ngày trước khi treo ông qua đêm. Ông bị treo người bằng cổ tay trong 12 ngày.
Sử dụng bạo lực
Trịnh đã sử dụng nhiều thủ đoạn tra tấn khác nhau, bao gồm đánh đập, lăng mạ và sỉ nhục… để buộc các học viên từ bỏ đức tin vào Pháp Luân Công. Ông ta nói với họ: “Tôi sẽ bỏ đói các người và đồng thời bức thực các người“ và “tôi sẽ đẩy các người xuống đồi và đào một cái hố để chôn sống các người”.
Theo một báo cáo của Minh Huệ ngày 4 tháng 6 năm 2009, ông Chu Hiểu Đông đã tuyệt thực trong khi bị giam giữ tại Trại Lao động Cưỡng bức Vương Thôn. Trịnh giẫm lên người ông, sốc điện ông bằng dùi cui điện và đe dọa chôn sống ông.
Đánh đập
Ông Trần Phi Quý (ngoài 60 tuổi) bị đưa đến Trại Lao động Cưỡng bức Vương Thôn. Một lần, khi lính canh Lưu Lâm nói chuyện với ông ở Trần ở trong xưởng, ông đã hô to “Pháp Luân Đại Pháp hảo” để tất cả những người trong phòng nghe thấy. Các giáo đạo viên lao tới và đè ông xuống đất. Ông Trần bị bịt miệng lại và bị đưa trở lại buồng giam. Sau khi Trịnh biết chuyện, ông ta đã đánh đập ông Trần.
Sốc điện bằng dùi cui điện
Khi ông Đông Hoán Tường ở trong Trại Lao động Cưỡng bức Vương Thôn năm 2009, ông bị bắt đứng quay mặt vào tường cho đến 11 giờ đêm mỗi ngày vì từ chối viết báo cáo tư tưởng hàng tháng. Vài ngày sau khi ông tuyệt thực vào đầu tháng 4 năm 2009, Trịnh đã đá vào người ông Đông trong khi một lính canh khác ghì chặt cổ ông xuống đất. Sáu đó Trịnh giẫm lên đầu ông Đông và nhét dùi cui vào miệng ông. Trịnh cũng sốc điện vào chân của ông Đông. Khi dùi cui hết điện, lính canh đã ghì chặt ông xuống và dùng giày tát vào mặt ông.
Cưỡng bức lao động
Để thu lợi nhiều hơn bằng cách tăng cường cưỡng bức các học viên Pháp Luân Công làm việc cật lực, lính canh do Trịnh cầm đầu đã tìm mọi cách để buộc học viên phải lao động nhiều hơn. Ông Vương Kiến Trung và các học viên khác đã viết thư và thu thập chữ ký để phản đối sự đối xử tàn bạo mà họ phải chịu đựng. Vì thế, họ bị biệt giam trong hơn 1 tháng. Lính canh sau đó đã lập ra một bộ phận nghiêm quản (quản lý nghiêm ngặt) và ông Vương là người học viên đầu tiên bị bức hại ở đó. Trại lao động sau đó đã áp dụng một loạt biện pháp để bức hại các học viên thông qua hình thức lao động khổ sai.
Để sách nhiễu các học viên trong khu nghiêm quản, Trịnh đã chỉ đạo lính canh ép các học viên làm thêm giờ, trong khi các tù nhân khác đang nghỉ ngơi hoặc không phải làm gì cả.
Trịnh Vạn Tân
Bản quyền © 2023 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2023/6/26/462350.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2023/7/11/210267.html
Đăng ngày 10-08-2023; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.