Bài viết của học viên Pháp Luân Công ngoài Trung Quốc

[MINH HUỆ 28-07-2024] Nhân dịp ghi dấu 25 năm Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) bắt đầu đàn áp Pháp Luân Công vào tháng 7 năm 1999, các học viên từ 44 quốc gia gần đây đã nộp danh sách những thủ phạm mới cho các chính phủ của họ, và yêu cầu chính phủ cấm những thủ phạm này và gia đình họ nhập cảnh, cũng như đóng băng tài sản của họ ở nước ngoài theo luật pháp.

Danh sách 44 quốc gia này bao gồm:

  • Liên minh Ngũ Nhãn, cụ thể là Hoa Kỳ, Canada, Vương quốc Anh, Úc và New Zealand; và
  • Toàn bộ 27 quốc gia trong Liên minh châu Âu, bao gồm Đức, Pháp, Ý, Tây Ban Nha, Hà Lan, Ba Lan, Thụy Điển, Bỉ, Ireland, Áo, Đan Mạch, Romania, Séc (Cộng hòa Séc), Phần Lan, Bồ Đào Nha, Hy Lạp, Hungary, Slovakia, Bulgaria, Luxembourg, Croatia, Lithuania, Slovenia, Latvia, Estonia, Cyprus và Malta; và

* 12 quốc gia ở châu Á, châu Âu và châu Mỹ, bao gồm Nhật Bản, Hàn Quốc, Indonesia, Thụy Sĩ, Na Uy, Liechtenstein, Israel, Mexico, Argentina, Colombia, Chile và Cộng hòa Dominica. (Việc nộp đơn tại Pháp sẽ diễn ra sau khi chuyển giao giữa chính phủ cũ và mới. Danh sách tên ở Argentina sẽ được nộp sau khi xác định các thủ tục pháp lý nhất định.)

Danh sách tên sẽ được nộp sau khi chuyển giao giữa chính phủ cũ và mới của Bồ Đào Nha và Argentina.

Mỗi thủ phạm trong danh sách mới nhất đã tham gia vào cuộc đàn áp Pháp Luân Công ở Trung Quốc và tất cả thông tin về các hoạt động tội phạm của những thủ phạm này được tổng hợp dựa trên các báo cáo từ Minh Huệ Net. Các quan chức Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ nhận xét cách đây vài năm rằng thông tin do các học viên Pháp Luân Công cung cấp trong quá khứ là vững chắc và đáng tin cậy, việc trình bày này là một mô hình cho các tổ chức khác. Các báo cáo nhân quyền hàng năm và các báo cáo hàng năm về tự do tôn giáo quốc tế do chính phủ Hoa Kỳ công bố đã trích dẫn số liệu thống kê trực tiếp từ Minh Huệ Net (minghui.org) (chẳng hạn như số lượng người chết do đàn áp cũng như số lượng học viên bị kết án và giam cầm), cùng với thông tin về các trường hợp cá nhân khác.

Tương tự như các danh sách được nộp trước đó, danh sách mới những thủ phạm bao gồm các quan chức ĐCSTQ ở các cấp chính quyền khác nhau và từ nhiều ngành nghề trong các khu vực, những người đã đóng vai trò đa dạng trong việc đàn áp. Sau đây là một số ví dụ:

· Trần Văn Thanh (陈 文清): Bí thư Ủy ban Chính trị và Pháp luật Trung ương, cựu phó giám đốc Ủy ban An ninh Quốc gia Trung ương phụ trách công việc hàng ngày; cựu bí thư Đảng ủy và bộ trưởng Bộ An ninh Quốc gia, thành viên Ủy ban Chính trị và Pháp luật Trung ương.

· Vương Tiểu Hồng (王小洪): Bộ trưởng Bộ Công an; Bí thư Đảng ủy Bộ Công an; phó bí thư Ủy ban Chính trị và Pháp luật Trung ương và tổng thanh tra công an Trung Quốc; cựu phó bộ trưởng Bộ Công an phụ trách hoạt động hàng ngày, tổng thanh tra và thành viên Ủy ban Chính trị và Pháp luật Trung ương; phó thị trưởng và giám đốc Sở Công an Bắc Kinh; cựu phó tỉnh trưởng chính quyền tỉnh Hà Nam; giám đốc Sở Công an tỉnh Hà Nam và phó bí thư Ủy ban Chính trị và Pháp luật tỉnh Hà Nam; cựu giám đốc và Bí thư Đảng ủy Sở Công an thành phố Hạ Môn; phó giám đốc và thành viên Ủy ban Đảng ủy Sở Công an tỉnh Phúc Kiến.

· Trần Nhất Tân (陈 一新): Bộ trưởng Bộ An ninh Quốc gia ĐCSTQ; phó chủ tịch Ủy ban Trung ương về Quản lý Pháp luật toàn diện quốc gia; cựu thành viên và tổng thư ký Ủy ban Chính trị và Pháp luật Trung ương; cựu phó bí thư Ủy ban Đảng ủy tỉnh Hồ Bắc; bí thư Ủy ban thành ủy Vũ Hán; giám đốc Ủy ban thường vụ Đại hội Nhân dân thành phố; và bí thư đầu tiên của Đảng ủy Quân khu Vũ Hán.

· Hoàng Minh (黄明): cựu phó chủ tịch Ủy ban hiến pháp và luật pháp; cựu thành viên Ủy ban Chính trị và Pháp luật trung ương và trưởng phòng 610 trung ương; cựu phó bộ trưởng và thành viên Đảng ủy Bộ Công an.

· Ứng Dũng (应 勇): thành viên Ủy ban Trung ương ĐCSTQ khóa 20; viện trưởng và Bí thư Đảng ủy Viện kiểm sát nhân dân tối cao; thành viên Ủy ban Chính trị và Pháp luật Trung ương; viện trưởng viện kiểm sát; cựu phó bí thư Ủy ban Đảng ủy Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao Trung Quốc (cấp bộ trưởng); phó viện trưởng viện kiểm sát; thành viên Ủy ban Kiểm sát và công tố viên cấp độ 1; Bí thư Tỉnh ủy Hồ Bắc.

· Hạ Vinh (贺 荣, nữ): Bí thư Đảng ủy và bộ trưởng Bộ Tư pháp ĐCSTQ; thành viên Ủy ban Trung ương về Quản lý Pháp lý Toàn diện và phó giám đốc văn phòng; cựu phó bí thư Đảng ủy Tòa án Nhân dân Tối cao; phó chánh án phụ trách công việc hàng ngày (cấp bộ trưởng), và thành viên Ủy ban Tư pháp.

· Vương Văn Đào (王文涛): Bí thư Đảng ủy và Bộ trưởng Bộ Thương mại Trung Quốc; phó bí thư Ủy ban Đảng ủy tỉnh Hắc Long Giang; tỉnh trưởng và bí thư Đảng ủy chính quyền tỉnh; phó bí thư Ủy ban Đảng ủy tỉnh Sơn Đông và bí thư thành ủy Tế Nam.

· Trình Ninh Ninh (程宁宁, nữ): Phó tổng thư ký toàn thời gian của Hiệp hội chống dị giáo Trung Quốc.

· Từ Văn Hải (徐文海): phó tỉnh trưởng tỉnh Hồ Bắc; bí thư Đảng ủy và giám đốc Sở Công an tỉnh; tổng thanh tra và phó bí thư thứ nhất Ủy ban Chính trị và Pháp luật tỉnh.

· Trịnh Thanh (郑 青, nữ): chủ tịch Tòa án cấp cao tỉnh Liêu Ninh.

· Lưu Trường Căn (刘 长 根): thành viên Ban Thường vụ Ủy ban tỉnh Cam Túc và bí thư Ủy ban Chính trị và Pháp luật.

· Chung Nghệ Binh (钟艺 兵): thành viên Ban Lãnh đạo ĐCSTQ và phó giám đốc Sở Tư pháp tỉnh Hồ Nam, bí thư Ủy ban ĐCSTQ và giám đốc Cục Quản lý Nhà tù tỉnh Hồ Nam.

· Vương Lập Quốc (王立国): cựu lãnh đạo Nhà tù nữ tỉnh Hắc Long Giang, cựu bí thư và giám đốc Trung tâm cai nghiện ma tuý cách ly bắt buộc tỉnh Hắc Long Giang.

· Hàn Diên Vỹ (韩 延 伟): giám đốc Nhà tù Nữ tỉnh Hắc Long Giang, cựu giám đốc Nhà tù Hoa San tỉnh Hắc Long Giang.

· Lưu Trường Căn (卢 先 钰): phó tổng giám đốc Công ty TNHH Tập đoàn Wan’anda Hồ Nam (một doanh nghiệp thuộc quyền sở hữu của Cục Quản lý Nhà tù tỉnh Hồ Nam, tức là một doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm lao động cưỡng bức trong tù); nghiên cứu viên cấp hai của Cục Quản lý Nhà tù tỉnh Hồ Nam; cựu bí thư và giám đốc Nhà tù Võng Lĩnh (huyện Du, thành phố Chu Châu) ở tỉnh Hồ Nam.

· Ân Linh (殷灵): phó giám đốc phòng Kiểm sát số 11 của Viện Kiểm sát tỉnh Vân Nam; cựu quyền viện trưởng viện kiểm sát và viện trưởng Viện Kiểm sát quận Tây Sơn, thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam.

· Âu Linh Quân (欧灵 军): công tố viên và phó viện trưởng Viện Kiểm sát Côn Minh, tỉnh Vân Nam; cựu quyền viện trưởng và viện trưởng Viện Kiểm sát huyện Tây Sơn, thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam.

Đã 25 năm kể từ khi ĐCSTQ bắt đầu đàn áp Pháp Luân Công. Ngày càng nhiều chính phủ nhận thức được cuộc đàn áp, và họ cũng rõ ràng về thực tế rằng ĐCSTQ là một mối đe dọa đối với nhân loại trên toàn thế giới.

Một ngày sau khi Đối thoại Nhân quyền Châu Âu-Trung Quốc được tổ chức tại Trùng Khánh, Trung Quốc vào tháng 6, Châu Âu đã ra tuyên bố một lần nữa kêu gọi ĐCSTQ ngừng đàn áp nhân quyền và thả các học viên Pháp Luân Công bị cầm tù bất hợp pháp.

Vào tháng 7 năm nay, nhiều quan chức được bầu tại Hoa Kỳ, Canada, Đức, Thụy Điển và các quốc gia phương Tây khác đã đưa ra các tuyên bố riêng biệt hoặc chung để ủng hộ các học viên Pháp Luân Công trong cuộc chiến chống lại sự đàn áp và lên án các tội ác của ĐCSTQ trong cuộc đàn áp.

Đại sứ Hoa Kỳ về Tự do Tôn giáo Quốc tế Rashad Hussain cho biết vào tháng 6 rằng ĐCSTQ đã đàn áp nhiều nhóm trong nhiều thập kỷ, bao gồm Phật tử Tây Tạng, người theo Cơ đốc giáo và học viên Pháp Luân Công. “Năm nay đánh dấu kỷ niệm 25 năm Đảng Cộng sản Trung Quốc đàn áp các học viên Pháp Luân Công,” ông nói.

Đặc biệt, ông đã đề cập đến bà Trương Ngọc Hoa, một học viên Pháp Luân Công tham dự cuộc họp báo. Bà Trương đã thụ án nhiều lần tù và bị tra tấn vì tín ngưỡng của mình. Ông Hussain ca ngợi bà Trương vì những nỗ lực của bà để cố gắng cứu chồng mình vẫn đang bị giam giữ ở Trung Quốc. “Tất cả chúng ta đều có trách nhiệm, bắt đầu từ bản thân và gia đình của mình, để chống lại sự phi nhân tính và thúc đẩy sự tôn trọng,” ông nói. “Đó là một mục tiêu quan trọng sẽ dẫn dắt chúng ta đến tương lai mà chúng ta mong muốn trong dài hạn. Đó là tầm nhìn mang lại cho chúng ta hy vọng ngay cả khi chúng ta tiếp tục công việc không mệt mỏi để giúp đỡ những người đang đối mặt với áp bức trên khắp thế giới.”

Ngoại trưởng Antony Blinken cho biết cần có nhiều nỗ lực hơn để ngăn chặn các hành vi tàn bạo ở Trung Quốc. Ông nhấn mạnh rằng chính phủ Hoa Kỳ nhận thức rõ về sự đàn áp xuyên quốc gia của ĐCSTQ và đã nỗ lực giải quyết những vấn đề này. Ông bày tỏ sự cảm thông đối với những khó khăn của bà Trương và chồng bà và cảm ơn họ vì những nỗ lực để bảo vệ quyền tự do tín ngưỡng.

Theo một thông cáo báo chí do Bộ Tư pháp Hoa Kỳ (DOJ) công bố vào ngày 24 tháng 7, một công dân Hoa Kỳ ở Florida di cư từ Trung Quốc gần đây đã bị buộc tội hoạt động như một đặc vụ của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (PRC). Nếu bị kết tội, người đàn ông này phải đối mặt với mức án tối đa là 15 năm tù.

Một phần tư thế kỷ là một khoảng thời gian dài, nhưng thảm họa nhân quyền vẫn tiếp diễn. Theo thông tin nhận được từ Minh Huệ Net, mỗi tháng, các học viên bị quấy rối, giam giữ, tra tấn và kết án, có người mất mạng.

Bất kỳ vi phạm nhân quyền nào nhắm vào các học viên Pháp Luân Công vô tội đều là hành vi tội phạm. Những người đã tham gia vào việc này sẽ bị truy cứu và chịu trách nhiệm. Những kẻ đàn áp nên được cảnh báo không nên mạo hiểm, vì chỉ là vấn đề thời gian trước khi họ bị đưa vào danh sách những người bị trừng phạt ở các nước dân chủ.

Chúng tôi hy vọng các quan chức Trung Quốc ghi nhớ điều này và ngừng tuân theo chính sách đàn áp Pháp Luân Công của ĐCSTQ. Nếu không, họ có thể mất cơ hội cho bản thân và gia đình họ để du lịch, học tập, kinh doanh hoặc định cư ở những quốc gia đó. Những người chưa tham gia vào cuộc đàn áp nên tránh làm như vậy, trong khi những người đã tham gia nên bù đắp cho những tổn thất họ đã gây ra cho các học viên Pháp Luân Công.

Trong cuộc chiến giữa thiện và ác này, lương tâm của mỗi cá nhân sẽ bị thử thách, và lựa chọn của họ sẽ quyết định tương lai của họ. Những kẻ đàn áp, bao gồm các cá nhân trong cơ quan thực thi pháp luật, công tố viên, thẩm phán và lính canh trại giam, có trách nhiệm bảo vệ và duy trì công lý cho người vô tội. Tuy nhiên, dưới sự chỉ đạo của Phòng 610, họ đã tuân theo chính sách đàn áp để gây hại cho những công dân Trung Quốc vô tội. Khi đến ngày ĐCSTQ bị truy cứu trách nhiệm về tội ác của mình đối với các học viên Pháp Luân Công, họ sẽ bị đưa ra công lý.

Bản quyền © 2025 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2024/7/28/480216.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2024/7/31/219313.html

Đăng ngày 17-08-2024; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share