Bài viết của phóng viên báo Minh Huệ

[MINH HUỆ 05-02-2021] Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã chính thức bức hại Pháp Luân Công từ tháng 7 năm 1999. Vô số học viên Pháp Luân Công đã bị bắt giữ, bỏ tù và tra tấn.

Bài viết này đề cập đến các đơn vị và cá nhân đã được khen thưởng vì tích cực tham gia vào cuộc bức hại. Điều đó cho thấy việc các học viên Pháp Luân Công bị đối xử tàn bạo không phải là đơn lẻ hay ngẫu nhiên, mà là được sự ủng hộ từ lãnh đạo cấp cao nhất. Đó là sự vi phạm nhân quyền có hệ thống của ĐCSTQ thông qua chính sách bức hại trên toàn quốc.

Trại lao động cưỡng bức Mã Tam Gia

Trại lao động cưỡng bức Mã Tam Gia, hiện không còn tồn tại, từng là một cơ sở khét tiếng ở tỉnh Liêu Ninh, nơi các học viên Pháp Luân Công bị lạm dụng và tra tấn vì đức tin của họ. Ban Tổ chức Trung ương cùng sáu cơ quan trung ương khác đã công nhận trại này là “nhóm đi đầu trong cuộc chiến toàn quốc chống Pháp Luân Công”. Nó cũng đã nhận được giải thưởng “Tập thể Hạng Nhất” do Bộ Tư pháp trao tặng.

Đặc biệt, khu trại Nữ của cơ sở này còn được công nhận là “Đơn vị phụ nữ văn minh kiểu mẫu” của thành phố Thẩm Dương, “Nhóm đi đầu cấp quốc gia và cấp tỉnh trong cuộc chiến toàn quốc chống Pháp Luân Công”, “Đơn vị phụ nữ cờ đầu” và “Nhóm đi đầu” trong hệ thống tư pháp quốc gia. Phòng Tư pháp tỉnh đã trao cho đơn vị này “Giải Tập thể Hạng Nhì”. Tô Cảnh, giám đốc khu trại nữ, đã nhận được những giải thưởng sau: “Nhà giáo dục xuất sắc” của Bộ Tư pháp, “Phụ nữ cầm cờ” của tỉnh, “Cảnh sát hoàn thành nhiệm vụ trong hệ thống tư pháp tỉnh” và “Cán bộ xuất sắc của tỉnh Liêu Ninh”.

Trại lao động cưỡng bức Mã Tam Gia đã phát triển và áp dụng khoảng 100 biện pháp tra tấn, cướp đi sinh mạng của gần 40 học viên. Các quan chức tuyên bố rằng nhiệm vụ của trại là buộc các học viên từ bỏ đức tin của họ vào nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn. Mọi hoạt động đều được triển khai cho mục đích này. Các nhân viên ở đó thường nói: “Ai cũng phải ‘chuyển hóa’ – cho dù có đồng ý hay không“.

290c1b1f420f64c6de3c955d2bf8f194.jpg

Các biện pháp tra tấn áp dụng đối với các học viên Pháp Luân Công trong các trại lao động cưỡng bức

Các học viên bị buộc phải đứng hoặc ngồi xổm trong thời gian dài, kéo căng người trong tư thế đại bàng sải cánh, sốc điện, bức thực, tát vào mặt, đá, đập vào tường, đánh đập, trùm đầu bằng bao ni lông, cấm ngủ, cấm vào nhà vệ sinh, không cho người nhà thăm, tẩy não và bức thực với các loại thuốc không rõ nguồn gốc. Các học viên nữ bị đẩy vào phòng giam nam để hãm hiếp tập thể.

Nhiều học viên đã thuật lại việc bị tra tấn trong trại lao động này. Một số thậm chí đã bị chết vì tra tấn.

Cô Cao Dung Dung bị biến dạng và sau đó qua đời. Bà Vương Vân Khiết bị sốc bằng dùi cui điện, khiến ngực bà bị mưng mủ và sau đó đã tử vong. Cô Lý Bảo Kiệt bị bức thực dã man, và sau đó đã chết. Bà Tần Thanh Phương bị đánh đến chết. Ông Triệu Phi bị tra tấn nghiêm trọng và sau đó chết vì bệnh ung thư máu. Bà Trương Quế Chi chết vì bị tra tấn. Bà Khương Phượng Anh bị tra tấn đến mức suy giảm thị lực, gãy bảy chiếc răng, cân nặng chỉ còn khoảng 40kg, không thể đi lại và sau đó đã chết. Bà Điền Thiệu Diễm bị bắt nằm trong tư thế đại bàng sải cánh trong một thời gian dài và đã tử vong.

Do bị tẩy não và tra tấn về tinh thần, 60 học viên đã bị rối loạn tâm thần. Chín học viên nữ bị đưa vào phòng giam nam và bị lạm dụng. Một cô gái chưa chồng bị cưỡng hiếp đến mang thai và mắc chứng rối loạn tâm thần. Bà Trâu Quế Vinh bị chuyển đến nhiều nơi trong trại lao động, bao gồm cả việc bị tống vào phòng giam nam để cưỡng hiếp tập thể.

Trại lao động cưỡng bức Cao Dương

Nhờ có tỷ lệ học viên “chuyển hóa” (buộc phải từ bỏ đức tin) cao, Trại lao động cưỡng bức Cao Dương, tỉnh Hà Bắc đã nhận được “Giải Tập thể Hạng Nhất” của Bộ Tư pháp. Người dân địa phương thường gọi trại lao động này là “địa ngục”.

Đặc biệt là khi cựu giám đốc Vương Bồi Nghị và phó giám đốc Võ Sỹ Vượng còn đương chức, việc tra tấn các học viên là điều thường gặp. Cơ sở này tự hào có hơn 100 dùi cui điện và hơn 50 phương thức tra tấn. Có một phòng tra tấn bí mật trên tầng hai được gọi là “Phòng ma quỷ” với những bức tường cách âm. Nhưng các học viên cũng có thể bị tra tấn ở bất kỳ đâu, như văn phòng, phòng trực, nhà kho, vườn rau hoặc ngoài đồng.

Việc tra tấn cũng xảy ra vào ban đêm, đặc biệt đối với các nữ học viên. Các lính canh lôi họ vào một “nhà tù trong nhà tù”, đẩy họ vào một “hố chôn” hoặc kết nối họ với một bảng điện. Bị điện giật có thể còn tệ hơn cái chết. Ít nhất bảy học viên đã chết trong trại lao động này, và bốn người bị rối loạn tâm thần. Vô số học viên đã bị thương và tàn tật trong Trại lao động cưỡng bức Cao Dương.

23f0930f6ecd3c7c0ed83db211567d76.jpg

Tái hiện tra tấn: Sốc bằng dùi cui điện

Vương cũng nhận được nhiều giải thưởng vì tích cực bức hại các học viên. Dương Trạch Dân, trưởng phân khu nữ, thường chỉ đạo các sỹ quan hoặc lính canh đánh các học viên. Nhưng đôi khi ông ta đích thân thực hiện việc tra tấn, và thường rất tàn nhẫn. Dương thường nói: “Bất kể điều gì đã xảy ra trước đây, bất kể các trại lao động khác đối xử như thế nào, và bất kể luật pháp có nói gì, kể từ khi ở đây các người phải nghe lời tôi. Tôi ở đây đã nhiều năm rồi, tôi biết cách tra tấn các người cho đến chết!”

Trại lao động này có nhiều quan chức như Vương và Dương. Nhưng một số người đã phải chịu quả báo cho những hành động xấu xa của họ. Cả Vương và Võ đều bị bắt vào tháng 2 năm 2005, vì “lạm dụng quyền lực và giam giữ bất hợp pháp”.

Nhà tù Cẩm Châu

Nhà tù Cẩm Châu hoạt động dưới sự quản lý của Cục Quản lý Nhà tù thuộc Sở Tư pháp tỉnh Liêu Ninh. Nơi đây thường giam giữ các học viên Pháp Luân Công bị kết án trên 10 năm. Nhà tù này đã được công nhận ở cấp tỉnh và cấp quốc gia vì các quan chức ở đây theo sát chính sách bức hại. Năm 2008, cơ sở giam giữ này đã được Bộ Tư pháp tuyên dương là nhà tù kiểu mẫu toàn quốc. Ngày 22 tháng 7 năm 2013, đơn vị này lại nhận được giải Tập thể Hạng Nhất do Bộ Tư pháp trao tặng.

Theo thông tin từ Minh Huệ, một số học viên đã thiệt mạng do bị tra tấn trong nhà tù này, bao gồm ông Trương Lập Điền, ông Thôi Chí Lâm, ông Tân Mẫn Đạt, và một số người khác. Hàng chục học viên đã bị thương hoặc tàn tật trong nhà tù. Gần 100 sỹ quan và lính canh đã tham gia vào việc tra tấn, và thảm kịch này vẫn tiếp diễn bởi còn nhiều học viên vẫn bị giam giữ ở đó.

Các học viên bị cấm ngủ, bị bắt đứng trong thời gian dài, bị bắt ngồi trên một chiếc ghế đẩu nhỏ (chỉ đủ chỗ cho một bên mông) trong thời gian dài, bị trói chặt vào một cọc gỗ, bị đánh đập và theo dõi mọi lúc bởi bốn tù nhân.

Một số sỹ quan chịu trách nhiệm đã gặp báo ứng. Vương Hồng Bác, phó giám đốc Nhà tù Cẩm Châu, đã bị tra khảo nhiều lần vì tội tham nhũng. Cuối cùng, ông ta đã tự sát trong tầng hầm nhà mình. Một số cư dân địa phương coi đó là quả báo của Vương vì bức hại Pháp Luân Công.

Không chỉ có Vương, nhiều quan chức khác bức hại các học viên cũng phải nhận quả báo. Tháng 11 năm 1999, Trần Viên Trào, chủ tọa phiên tòa của Tòa án Trung cấp Hải Khẩu ở tỉnh Hải Nam, đã kết án bốn học viên với mức án lên đến 12 năm tù. Là một trong những vụ án đầu tiên trên toàn quốc liên quan đến các học viên Pháp Luân Công, Trần đã được Tòa án Tối cao và La Cán, lúc đó là thư ký của Ủy ban Chính trị và Pháp luật Trung ương ghi nhận. Sau khi được chẩn đoán mắc bệnh ung thư phổi ở tuổi 51 vào tháng 3 năm 2002, Trần qua đời vào tháng 9 năm sau.

Ở tỉnh Hà Bắc, sau khi một bài báo trên Minh Huệ đưa tin vào đầu năm 2010 rằng Phòng 610 bức hại các học viên Pháp Luân Công nhân sự kiện Hội chợ Triển lãm Quốc tế ở Thượng Hải, một số học viên thuộc huyện Thiên Tây đã bị bắt. Một số học viên đã bị kết án tù và một số bị tạm giam trong một thời gian dài. Mặc dù Đổng Quân Bưu, phó trưởng công an huyện Thiên Tây, được chính quyền Hà Bắc khen thưởng, nhưng sau đó ông ta đã bị đột quỵ.

Đằng sau những giải thưởng của Bộ Công an

Như đã đề cập ở trên, hầu hết những giải thưởng đã được trao cho các sỹ quan lạm dụng quyền lực và ngược đãi người dân vô tội. Dưới đây là vài ví dụ về đơn vị và cá nhân đã nhận được “Giải Tập thể Hạng Nhất” của Bộ Công an.

Hà Diễm là Giám đốc Trại tạm giam Số 1 Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc từ tháng 6 năm 2010. Trong vòng năm tháng, trại này đã nhận và giam giữ ít nhất 10 học viên Pháp Luân Công. Vì tích cực bức hại Pháp Luân Công, Hà đã được Bộ Công an trao tặng “Giải Tập thể Hạng Nhất”. Sau đó, vào năm 2011, cô ta được chẩn đoán mắc bệnh ung thư buồng trứng. Người dân địa phương tin rằng việc này liên quan đến việc cô ta bức hại Pháp Luân Công. Năm 2004, người tiền nhiệm của cô ta, Tiếu Lâm, đã đột ngột qua đời ở tuổi 32 sau khi đàn áp Pháp Luân Công một cách tàn bạo.

Một đơn vị khác được nhận “Giải Tập thể Hạng Nhất” của Bộ Công an là trại tạm giam Số 1 Thẩm Dương, nơi đã bức hại tàn nhẫn các học viên Pháp Luân Công. Bà Vương Hồng đã bị sốc bằng dùi cui điện, gây bỏng bằng nước sôi và bị nhét chai nước vào âm đạo. Cô Tống Thái Hồng đã bị tra tấn trên ghế hổ, bị đánh đập khi quấn chăn và bị ép tiêm các loại thuốc không rõ nguồn gốc. Cô Mã Liêm Hiểu bị còng tay sau lưng trong một thời gian dài, bị bức thực bằng nước muối đậm đặc và tiêm các loại thuốc không rõ nguồn gốc. Cô Hồ Anh bị bức thực, bị đánh đập và bị nhổ tóc. Cô Ôn Anh Hân bị chết chín ngày sau khi bị bắt vì bị tra tấn.

Nhiều học viên khác cũng bị tra tấn trong trại giam này. Cô Lưu Chí bị đánh đập, bị giật bằng dùi cui điện, bị khóa vào vòng kim loại trên sàn, bị tù nhân véo vào chân và bị bức thực bằng các loại thuốc không rõ nguồn gốc. Cô Đỗ Ngọc Hồng bị lột quần áo, bị đánh đập và bức thực. Bà Ngưu Quế Phương bị còng tay ra sau lưng và bị bức thực. Cô Triệu Thục Vân bị đánh đập, bị giật bằng dùi cui điện, còng tay vào giường kim loại, bị cưỡng bức tiêm các loại thuốc không rõ nguồn gốc và bị bức thực. Cô Hình An Mai bị đánh đập, còng tay vào vòng kim loại trên sàn nhà và bị bức thực bằng thuốc cho đến khi cô mắc chứng rối loạn tâm thần. Thay vì bị trừng phạt vì hành vi tra tấn bất hợp pháp, những quan chức này đã được khen thưởng.

Tháng 11 năm 2000, sau khi bắt giữ ông Dương Quang, cảnh sát ở Trường Xuân, tỉnh Cát Lâm đã giam giữ ông cùng hơn 10 học viên khác. Cảnh sát lần lượt thẩm vấn và tra tấn ông Dương, gồm các phương thức sốc ông bằng dùi cui điện trong một thời gian dài, trói ông trên ghế hổ, đánh ông bằng thanh kim loại, còng tay ông ra sau lưng và treo ông lên trong khi đánh đập. Việc tra tấn này có thể kéo dài đến hơn 30-40 giờ không ngủ. Họ còn trùm đầu ông Dương bằng một túi nilon và bức thực ông bằng rượu.

Để làm hài lòng cấp trên, cảnh sát đã tra tấn ông Dương và gây áp lực buộc ông phải “thừa nhận” rằng ông đã được các học viên ở Bắc Kinh và Hoa Kỳ hướng dẫn tổ chức các hoạt động. Sau khi lời thú tội này được đệ trình cho La và Bộ Công an, Sở Cảnh sát Trường Xuân đã nhận được “Giải Tập thể Hạng Nhất”.

Ông Dương bị kết án 15 năm và bị đưa đến Nhà tù Cát Lâm vào tháng 5 năm 2002. Sau đó, ông bị liệt và không thể tự chăm sóc bản thân. Nhưng ông vẫn bị tra tấn cho đến khi ông qua đời vào tháng 8 năm 2008. Để che đậy tội ác của mình, các quan chức đã hỏa táng thi thể của ông Dương mà không có sự đồng ý của gia đình ông.

Lý Thọ Đống, một sỹ quan của Đồn Cảnh sát Thị trấn Cảnh Chi, thành phố Duy Phường, tỉnh Sơn Đông, đã rất tích cực trong việc bức hại các học viên. Đặc biệt là trong thời gian diễn ra Thế vận hội Bắc Kinh năm 2008, nhiều học viên trong khu vực đã bị nhắm tới. Sau khi Lý qua đời sau khi uống rượu ở tuổi 39 vào tháng 9 năm 2008, Bộ Công an đã truy tặng hắn “Giải Hạng Nhì”.

Nhà tù Số 1 Sơn Đông

Trương Lỗi Quang, giám đốc Nhà tù Số 1 tỉnh Sơn Đông, thường xúi giục những tù nhân là kẻ giết người và côn đồ tra tấn các học viên. Chỉ riêng trong năm 2002, khoảng 12 học viên đã bị tra tấn đến chết. Những kẻ côn đồ đó bao gồm Trương Vĩnh Sinh, Trương Điện Long, Hứa Hổ và Hồ Thiết Chí.

Sau khi ông Thiệu Thừa Lạc, một bác sỹ và học viên Pháp Luân Công bị giam giữ, nói với các quan chức về sự tra tấn mà ông phải chịu đựng, các sỹ quan và lính canh đã tra tấn ông dã man hơn. Trương Lỗi Quang đã giam ông với Kỳ Đông Hưng, một tử tù vì tội giết người, và hướng dẫn Kỳ tra tấn ông Thiệu.

Theo một bài báo năm 2011 trên Minh Huệ, ông Thiệu đã phải “chịu đủ phương thức tra tấn khác nhau ở tỉnh Sơn Đông, như “tam quang” – nhổ hết sạch râu, tóc và lông mày, vặn các đốt ngón tay, đánh vào ngực, mông đến khi da bị tróc rồi sát muối vào các vết thương. Chưa đầy ba năm, ông đã trở nên tàn phế.”

Thế nhưng, giám đốc Trương Lỗi Quang, giảng viên chính trị Lý Vỹ, và các cảnh sát khác đã giúp đỡ Kỳ và các tù nhân khác, những kẻ đã giết hại các học viên bằng lời khai giả, cho rằng những học viên đó chết vì “đau tim”. Mặc dù các học viên đã chết, các cảnh sát đã quay video những người giả vờ hồi sức cho các học viên này để đánh lừa công chúng.

Tất cả bằng chứng này cho thấy ĐCSTQ tàn ác và nguy hại như thế nào. Nó khuyến khích và khen thưởng những tên tội phạm tra tấn các học viên vô tội chỉ vì đức tin của họ vào Chân-Thiện-Nhẫn.

Các bài viết liên quan bằng tiếng Hán:

中共司法“先进单位”真相(2)

中共司法“先进单位”真相(3)

中共司法“先进单位”真相(4)

中共司法“先进单位”真相(5)

Các bài viết liên quan:

Bị tra tấn đến chết: Em gái chúng tôi Cao Dung Dung (Phần 1/4)

Tội ác tại các trại lao động Trung Quốc phải được phơi bày và thanh lý một cách đầy đủ (Phần 1)

Chứng kiến cái chết của cô Lý Bảo Kiệt tại Trại Cưỡng bức Lao động Mã Tam Gia

Tôi vẫn còn run lên khi nghĩ về việc bị nhốt trong phòng giam nam ở trại lao động cưỡng bức Mã Tam Gia (Phần 2)

Tôi vẫn run lên khi nghĩ về việc bị nhốt trong phòng giam nam tại trại lao động cưỡng bức Mã Tam Gia (Phần 3)

Một học viên ở Đại Liên, ông Triệu Phi đã qua đời sau mười năm bị bức hại; vợ và con ông tinh thần bất ổn (Ảnh)

Anh Trương Lập Điền chết tại nhà tù thành phố Cẩm Châu, tỉnh Liêu Ninh (Ảnh)

Báo cáo điều tra tình hình Đảng Cộng sản Trung Quốc bức hại tàn sát các học viên Pháp Luân Công (Phần 4)

Chính sách khủng bố bức hại triền miên gây ra vô số thảm trạng trên toàn Trung Quốc

Trại tạm giam Thẩm Dương sử dụng các thủ đoạn tàn bạo bức hại học viên Pháp Luân Công

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên Minghui.org đều thuộc bản quyền của trang Minh Huệ. Khi sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, vui lòng ghi lại tiêu đề gốc và đường link URL, cũng như dẫn nguồn Minghui.org


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2021/2/5/419449.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2021/3/22/191516.html

Đăng ngày 01-04-2021; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share