Bài viết của Vũ Minh

[MINH HUỆ 04-03-2021] Đại dịch viêm phổi Trung Cộng đã hoành hành trên toàn cầu hơn một năm nay, với hơn 100 triệu người mắc bệnh và hơn 2,5 triệu người chết, giờ lại xuất hiện nhiều chủng biến thể khó xử lý. Trên mặt trận đại ôn dịch này, chính phủ các nước cũng chỉ có mấy biện pháp như phong tỏa và đeo khẩu trang, còn các nhà khoa học đang chạy đua chế tạo vắc-xin phòng bệnh, tìm phương thuốc đặc hiệu để đối phó. Tuy nhiên, ở một góc độ khác, đại dịch cũng cho thấy con người khi đối mặt với thiên tai thì yếu nhược đến thế nào.

1. Nhân loại thật nhỏ bé

Cùng với sự phát triển khoa học công nghệ hiện đại, mức sống của con người ngày càng được nâng cao, con người cũng ngày càng ngông cuồng, tự cao tự đại. Nhiều người không tin vào Thần Phật hay quy luật “Thiện hữu thiện báo, ác hữu ác báo”. Đạo đức ngày trượt dốc càng nhanh.

Nếu con người không tin thì Thần Phật không tồn tại nữa sao? Chính sự phóng túng của con người khiến họ không tránh khỏi bị trời cao trừng phạt. Bão lớn, sóng thần, động đất và bệnh dịch xảy ra liên tục, rồi lại bệnh dịch… khiến người ta nhận ra con người trên thế giới này thật quá nhỏ bé.

2. Người hiện đại rất mê tín

Con người cũng đã sinh ra nhiều quan niệm, quá tin tưởng vào nhiều điều không nhất định là đúng. Đặc biệt là với sự tiến bộ nhanh chóng của khoa học máy tính, kỹ thuật gen, và công nghệ hàng không vũ trụ, cuộc sống của con người đã dần phụ thuộc sâu sắc vào khoa học hiện đại, nhân loại càng ngày càng mê tín khoa học mà không biết khoa học hiện đại có rất nhiều hạn chế, bởi khoa học hiện đại chỉ dựa trên quan sát thực nghiệm. Còn những gì vô hình nhìn không thấy, sờ không được, chẳng hạn như đức tin, Thần, Phật, thiện và ác hữu báo, v.v. Thì khoa học không dám, cũng không muốn động đến để bảo toàn quyền lực và lợi ích của nó.

Về phương diện này, cổ nhân, trái lại, lại có tư tưởng rộng rãi, sáng suốt. Họ đã trực tiếp nghiên cứu vũ trụ, sinh mệnh và thân thể con người. Tư tưởng của họ so với nhân loại ngày nay khoáng đạt hơn nhiều. Chẳng hạn, họ tin rằng Thiên Nhân hợp nhất. Họ có thể dự đoán được những biến cố trong xã hội loài người dựa vào các hiện tượng tự nhiên, thông hiểu đạo lý tương sinh tương khắc, quy luật thiện ác hữu báo… mà người đời trăm nghìn năm sau chiêm nghiệm vẫn thấy đúng.

Con người ngày nay, sau khi tiếp thu khoa học, lại bác bỏ những vấn đề mà khoa học không giải quyết được mà không cần suy nghĩ. Tư tưởng con người vì thế mà hẹp lại. Lại nói như kinh lạc và huyệt vị, người Trung Quốc cổ đại sớm đã biết được nhờ tu luyện, nhưng người hiện đại chỉ mới bắt đầu tin sau khi công nghệ hiện đại 100 năm trở lại đây chứng minh được sự tồn tại của chúng. Vậy có thể thấy trình độ nhận thức của cổ nhân và con người ngày nay cách biệt thật quá xa.

Người Trung Quốc cổ đại cho rằng “khoa kỹ dã thuộc vu kỹ”, “Đạo thị bản”, tức là khoa học kỹ thuật cũng chỉ là kỹ năng, tiểu thuật, rất nhỏ bé; còn Đạo mới là gốc căn bản. Người hiện đại lại hoàn toàn ngược lại, trọng “kỹ” khinh “đạo”. Ví như đối mặt với ôn dịch, người hiện đại chỉ chú trọng nghiên cứu chế tạo vắc-xin, thuốc đặc trị, và những biện pháp như phong tỏa, cách ly. Cổ nhân chú trọng đề cao chuẩn mực đạo đức và chính khí của con người. Như cuốn “Hoàng đế nội kinh” nói “Người có chính khí bên trong thì tà khí không thể xâm nhập”.

3. Chút suy ngẫm về ôn dịch

Ôn dịch thường xuất hiện khi nào?

Từ những ghi chép trong sử sách, có thể thấy:

Đại dịch thường xuất hiện vào thời mạt của các triều đại, báo hiệu sự kết thúc của một triều đại thối nát và / hoặc bắt đầu sự phục hồi của đạo đức con người. Như thời Đông Hán, những năm cuối triều Nguyên, Minh, Thanh, khi đế vương vô đức, quan lại hủ bại, người tốt bị bức hại, con người không còn ranh giới đạo đức nữa thì đều xuất hiện đại ôn dịch.

Bệnh dịch cũng xảy ra khi chính tín bị bức hại. Nổi cộm nhất phải nói đến La Mã cổ đại vì bức hại các tín đồ Cơ Đốc giáo mà khiến dân chúng bốn lần trải qua bệnh dịch, mất đi vô số sinh mạng, cuối cùng đế chế La Mã hùng mạnh cũng bị diệt vong.

Khi đạo đức con người đã hết sức băng hoại, bệnh dịch cũng sẽ ập đến. Khi “Cái chết Đen” tràn qua châu Âu trong những năm 1300, nhiều giáo sỹ đã tha hóa và lợi dụng tôn giáo làm cớ để tích lũy của cải. Năm 1665, một trận dịch hạch bùng phát ở London, cướp đi sinh mạng của 100.000 người. Vào thời điểm đó, thành phố London đang ở giai đoạn đầu của cuộc Cách mạng Công nghiệp, con người sát sinh, nghiện rượu, đánh bạc, loạn luân, các loại đồi phong bại tục lại trở thành văn hóa thời thượng được lưu hành. Lúc đó, tôn giáo ở châu Âu đã đi vào thời mạt, rất nhiều chức sắc trong tôn giáo vì tiền vì quyền làm việc hủ bại, sa đọa; giữa người với người thờ ơ, lạnh nhạt, lại phóng túng dục vọng, tiêu xài lãng phí, v.v.

Ôn dịch tới để làm gì?

Nhiều người có thể cảm thấy câu hỏi này thật buồn cười, ôn dịch chẳng phải tới để lấy đi tính mạng người ta sao? Kỳ thực, không phải vậy. Cổ nhân có câu: “Trời cao có đức hiếu sinh” —— ông Trời cũng không phải muốn khiến con người chết, mà là muốn cho người tốt sống. Chỉ vì con người đang trong mê, không tuân theo ý chỉ của Trời cao mà làm điều xằng bậy, vượt quá giới hạn, nên Trời cao mới giáng xuống tai họa cảnh báo con người. Đương nhiên, ôn dịch chỉ là một cách Trời cao cảnh tỉnh con người.

Ôn dịch thoắt đến thoắt đi. Không nói đâu xa, như dịch SARS năm 2003, sau khi cảnh tỉnh người Trung Quốc liền biến mất không dấu vết. Nói cách khác, ôn dịch đến đều có mục đích, đó là để tiêu hủy triều đại cũ hủ bại, quy chính đạo đức nhân loại, tinh hoa nhân loại.

Ôn dịch có mắt, có tính lựa chọn rất mạnh

Theo sử sách, vào những năm cuối triều Minh đã xuất hiện trận dịch hạch, nhưng dường như chỉ ảnh hưởng đến quân Minh, còn quân Thanh lại không bị ảnh hưởng. Tương tự, thời La Mã cổ đại đã bốn lần xuất hiện đại dịch, nhưng người ta phát hiện ra rằng các tín đồ Cơ Đốc giáo, cho dù tiếp xúc với tử thi, nhưng vẫn bình an vô sự. Điều này cũng là để thức tỉnh người La Mã cổ đại hãy chấm dứt cuộc bức hại các tín đồ Cơ Đốc giáo và tôn kính Cơ Đốc giáo.

Bệnh viêm phổi Trung Cộng lần này tấn công con người cũng theo quy luật này. Người hữu tâm có thể thử theo hướng này mà thu thập số liệu, dữ liệu để nghiên cứu.

Nếu bệnh dịch là do Trời định thì cưỡng chế phong tỏa và đeo khẩu trang chỉ là những tiểu thuật, chứ không có tác dụng. Con người chỉ có xem trọng đạo đức, khôi phục chính tín đối với Thần Phật mới không trở thành mục tiêu tấn công của ôn dịch.

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên Minghui.org đều thuộc bản quyền của trang Minh Huệ. Khi sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, vui lòng ghi lại tiêu đề gốc và đường link URL, cũng như dẫn nguồn Minghui.org.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2021/3/4/421594.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2021/3/23/191539.html

Đăng ngày 25-03-2021; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share