Bài viết của Tích Duyên

[MINH HUỆ 05-02-2021] Một thập kỷ nay, Trung Quốc đã là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. Có người cho rằng Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã làm nên điều này. Như phân tích dưới đây, sự tăng trưởng của Trung Quốc là nhờ lợi dụng các nước phương Tây, gồm cả Mỹ, cũng như hy sinh chính người dân Trung Quốc.

Trung Cộng lợi dụng ảo mộng của phương Tây làm bàn đạp phát triển

Trong những năm đầu cầm quyền, ĐCSTQ đã thực hiện nền kinh tế kế hoạch, vì thế mà kiềm chế tiềm năng của Trung Quốc và đóng cửa nền kinh tế của Trung Quốc với thế giới. Tình hình đã thay đổi vào những năm 1970 khi các nước phương Tây, đặc biệt là Hoa Kỳ, bắt đầu giúp đỡ Trung Quốc.

Bắt đầu vào thời chiến tranh lạnh, khi các nước tư bản, mà đứng đầu là Hoa Kỳ, phải đối mặt với sức mạnh quân sự hùng cường của khối cộng sản do Liên Xô lãnh đạo. Vào thời điểm đó, Bắc Kinh, mặc dù vẫn trong chế độ cộng sản, đã ly khai khỏi Liên Xô. Các học giả Hoa Kỳ nảy ra ý tưởng ​​kéo Trung Quốc về phe tư bản để cô lập Liên Xô.

Kế hoạch của Hoa Kỳ được gọi là “Cách mạng Hòa bình”: làm ăn với Trung Quốc và dần dần khiến Trung Quốc hòa vào hệ thống kinh tế tư bản chủ nghĩa của thế giới; cuối cùng sẽ biến Trung Quốc thành chủ nghĩa tư bản về mặt kinh tế, đồng thời đưa Trung Quốc thành quốc gia tự do dân chủ về mặt chính trị.

Năm 1972, Tổng thống Hoa Kỳ Nixon đã đến thăm Bắc Kinh. Vào thời điểm đó, cuộc Cách mạng Văn hóa của ĐCSTQ (1966 – 1976) đã gần như đẩy nền kinh tế Trung Quốc đến bờ vực sụp đổ. Cách mạng Hòa bình của Hoa Kỳ đến vào đúng thời điểm cứu ĐCSTQ. ĐCSTQ sau đó tuyên bố bắt đầu cải cách kinh tế vào năm 1978.

Mỹ đã cung cấp cho Trung Quốc nhiều công nghệ miễn phí và rót vào hàng trăm tỷ đô la, mở cửa thị trường Hoa Kỳ và thế giới phương Tây cho Trung Quốc, đồng thời giúp Bắc Kinh gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) cho dù lúc đó Liên Xô sụp đổ và ĐCSTQ đã phát động vụ Thảm sát trên Quảng trường Thiên An Môn.

Tuy nhiên, kế hoạch “Cách mạng Hòa bình” này có một sơ hở: Nếu Bắc Kinh muốn trở thành một thành viên đủ tư cách trong hệ thống kinh tế tư bản thì nó phải từ bỏ ý thức hệ cộng sản, và quan trọng hơn, từ bỏ quyền thống trị kiểu nô dịch đối với hơn một tỷ người Trung Quốc.

ĐCSTQ tất nhiên sẽ không chấp nhận. Bởi vậy, nó đã giở mánh cũ, đó là gian lận. Nó hứa hẹn sẽ thay đổi các phương diện vào một thời điểm nào đó sau này, nhưng hầu hết chưa bao giờ xảy ra. Trong khi đó, ĐCSTQ đã thu được lợi ích ngay tức thì nhờ hợp tác với phương Tây.

ĐCSTQ đã vận dụng nền kinh tế tư bản bởi nó không còn cách nào khác để tồn tại. Nhưng trong tuyên truyền, nó nói với nhân dân Trung Quốc rằng nền kinh tế thị trường này là giai đoạn đầu của chủ nghĩa xã hội, hay “Nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa mang màu sắc Trung Quốc”.

Khi ĐCSTQ nới lỏng quyền thống trị nền kinh tế, và sẵn có di sản là các giá trị truyền thống của Trung Quốc như thông minh, cần cù, và tiết kiệm, người dân Trung Quốc siêng năng cần cù lao động đã tạo ra sự bùng nổ kinh tế.

Như vậy, thành tựu kinh tế của Trung Quốc là nhờ cơ hội và sự hỗ trợ mà Hoa Kỳ mang lại, cũng như người Trung Quốc cần cù lao động để tạo ra của cải. Trong khi đó, ảo mộng của các nước phương Tây hòng thúc đẩy cải cách chính trị của Trung Quốc thông qua phát triển kinh tế lại không xảy ra. Thay vì gia nhập thế giới tự do về ý thức hệ, Bắc Kinh đã lớn mạnh dần lên và có thêm nguồn lực để đàn áp nhân dân trong nước và thúc đẩy nghị trình cộng sản của nó trên toàn cầu.

Nhân danh chủ nghĩa cộng sản: Một giai cấp thượng tầng mới ra đời

Từ Tuyên ngôn Cộng sản (Communist Manifesto) của Karl Marx đến Liên Xô và Trung Quốc cộng sản, tuyên truyền của chủ nghĩa cộng sản luôn là phục vụ người nghèo để đạt đến chủ nghĩa quân bình. Tuy nhiên, lời nói bọc đường này luôn kết thúc bằng sự tàn bạo, chủ nghĩa toàn trị và một nhóm người ở thượng tầng xã hội đàn áp người dân về chính trị, trong khi vơ vét làm giàu cho bản thân.

Vậy tiền ở Trung Quốc đã đi đâu? Một số số liệu của các nhà nghiên cứu có thể phác họa sơ bộ bức tranh: Năm 2019, Ngân hàng Thương nhân Trung Quốc (China Merchants Bank) báo cáo 2% người dân ở Trung Quốc nắm đến 80% của cải; năm 2014, Đại học Bắc Kinh báo cáo Hệ số Gini của Trung Quốc là 0,73 (một quốc gia được coi là có khoảng cách thu nhập lớn nếu hệ số Gini lớn hơn 0,4 và khoảng thu nhập cực lớn nếu hệ số này lớn hơn 0,5).

Các quan chức ĐCSTQ dùng quyền lực để vơ vét của cải của nhân dân Trung Quốc. Lợi ích từ việc mở cửa nền kinh tế đã bị 500 quan chức hàng đầu và người nhà của họ cướp mất. Họ đã chuyển một lượng lớn tiền ra nước ngoài, trong đó có Hồng Kông, Hoa Kỳ và Thụy Sỹ. Theo báo cáo năm 2020, 100 người Trung Quốc đã gửi hơn 7,8 nghìn tỷ nhân dân tệ (1,2 nghìn tỷ USD) vào Ngân hàng Thụy Sỹ UBS.

Vợ chồng, con cái của các quan chức Trung Quốc cư trú ở nước ngoài. Theo thống kê của chính phủ Hoa Kỳ, đối với các quan chức ĐCSTQ cấp bộ trưởng trở lên, bao gồm cả những người đã bãi nhiệm, 74,5% con cái và 91% cháu chắt của họ có thẻ xanh hoặc quốc tịch Hoa Kỳ.

Chi tiêu của chính phủ cũng cho thấy mức phân bổ lợi ích kinh tế này. Chi tiêu của chính phủ ở Hoa Kỳ là 3,4% GDP quốc gia, Nhật Bản là 2,8%, còn ở Trung Quốc là 25,6%.

Thu nhập cá nhân bình quân ở Mỹ cao gấp 11 lần ở Trung Quốc, trong khi giá nhà ở Trung Quốc cao gấp 5 lần ở Mỹ. Năm 2020, Thủ tướng Lý Khắc Cường của Trung Quốc cho biết, 600 triệu người Trung Quốc có thu nhập hàng tháng dưới 1.000 nhân dân tệ (153 đô la Mỹ).

ĐCSTQ còn tước bỏ quyền tự do tôn giáo, tự do ngôn luận, tự do xuất bản, và các quyền khác của người dân, từ đó mà nó có thể tước đoạt của cải của nhân dân.

Chi phí giáo dục, cư trú, y tế đắt đỏ

Chi tiêu của chính phủ Trung Quốc cho giáo dục thấp hơn nhiều so với một quốc gia bình thường. Người thụ hưởng giáo dục miễn phí ở các nước dân chủ không phải trả học phí, không phải mua sách giáo khoa hay trả các khoản phí khác. Chính phủ thậm chí còn trợ cấp bữa trưa cho các gia đình nghèo.

Ngược lại, học sinh học trường công Trung Quốc, gọi là giáo dục miễn phí chín năm học, nhưng lại phải đóng đủ loại phí khác. Thế nhưng, chính phủ vẫn tuyên bố không có tiền để xây đủ trường học và không cho phép 60 triệu trẻ em của người lao động nhập cư (từ nông thôn lên thành phố) đến học ở thành phố mà cha mẹ chúng làm việc.

ĐCSTQ ràng buộc người dân với địa phương nơi họ sinh ra thông qua hệ thống Thẻ cư trú. Mặc dù chính phủ muốn người lao động nhập cư lên thành phố làm việc, nhưng họ chỉ muốn có lực lượng lao động chứ không muốn hỗ trợ gì khác. Người lao động nhập cư không có giấy phép cư trú ở thành phố và không được hưởng các quyền lợi như cư dân thành phố, kể cả quyền mua căn hộ, đóng bảo hiểm xã hội để lĩnh lương hưu sau này, và mua bảo hiểm y tế thông qua chủ lao động.

Con cái của họ cũng không được học các trường ở thành phố, mà phải ở lại quê nhà, sống xa cha mẹ. Có một câu chuyện về một cô bé nhịn ăn sáng bốn năm ròng chỉ để dành tiền mua vé tàu để có thể lên thành phố gặp mẹ.

Chi phí y tế là một hố thoát tiền khác ở Trung Quốc. Gia đình trung lưu mà có người mắc bệnh hiểm nghèo thì có thể mất tất cả và lâm vào cảnh nợ nần chồng chất, chứ chưa nói đến những người chỉ dựa vào đồng lương mà sống qua ngày và nông dân.

Trong khi đó, các quan chức Trung Quốc đã chuyển hơn 100.000 tỷ nhân dân tệ (15.100 tỷ USD) ra nước ngoài làm tài sản riêng. Chỉ riêng số tiền đó đã đủ để trả bảo hiểm y tế miễn phí cho toàn quốc trong 625 năm!

Trên thực tế, 80% các khoản chi cho y tế của chính phủ là dành cho việc điều trị và dưỡng bệnh cho các quan chức cấp cao – chỉ có 20% còn lại dành là cho công chúng. ĐCSTQ thậm chí còn giết những người khỏe mạnh để lấy nội tạng cho những cán bộ cấp cao này hoặc người nhà của họ. Giang Miên Hằng, con trai của cựu lãnh đạo ĐCSTQ Giang Trạch Dân, đã ghép thận ba lần và giết năm người sống để ghép thận.

Mối đe dọa đối với tất cả chúng ta

Nhiều người Trung Quốc có thể cảm thấy nếu họ chỉ sống một cuộc sống bình thường và không vi phạm bất kỳ luật nào thì họ sẽ ổn, cuộc sống cũng đủ tốt. Tuy nhiên, ở một đất nước mà nhân quyền bị làm ngơ, thậm chí bị chà đạp, thì không gì có thể đảm bảo mong muốn giản dị đó là vĩnh cửu – bất kỳ ai cũng có thể bị ĐCSTQ tước đoạt gì đó, nếu nó muốn.

Ngay cả nạn thu hoạch nội tạng sống cũng có thể xảy đến với bạn. ĐCSTQ đã phát minh ra một công nghệ độc đáo gọi là “máy gây chấn thương thân não”. Nó có chức năng kết nối với não người và khiến người đó lập tức bị chết não, nhưng máu vẫn lưu thông, vì thế nội tạng vẫn sống và tươi, để ĐCSTQ có thể lấy để cấy ghép bất cứ lúc nào mà thu về lợi nhuận.

Ngày 17 tháng 6 năm 2019, Tòa án Nhân dân tại London (còn gọi là Tòa án Luận tội Trung Quốc – China Tribunal) đã ra phán quyết rằng ĐCSTQ đã phạm tội ác chống lại nhân loại, tội diệt chủng, và giết người, vì hoạt động thu hoạch nội tạng sống của nó.

Nạn nhân chính của nạn thu hoạch nội tạng sống của ĐCSTQ hiện nay là các học viên Pháp Luân Công, người Duy Ngô Nhĩ, và các nhóm thiểu số khác. Song, bất kỳ người Trung Quốc nào cũng có thể trở thành nạn nhân của nó. Thẻ căn cước thế hệ thứ ba của Trung Quốc đã thu thập DNA của chủ thẻ, có nghĩa là ĐCSTQ có thể biến bất kỳ ai thành nạn nhân của nạn thu hoạch nội tạng sống.

Tháng 10 năm 2020, cựu Bộ trưởng Y tế Trung Quốc Hoàng Khiết Phu phát biểu, Trung Quốc sẽ là quốc gia số một về cấy ghép nội tạng. Những nội tạng đó đến từ đâu? Văn hóa truyền thống của Trung Quốc cho rằng người chết phải được toàn thây, vậy nên rất ít người Trung Quốc muốn hiến tặng nội tạng hay thi thể của mình.

Kể cả người người trên thế giới cũng không thoát khỏi ảnh hưởng độc hại của ĐCSTQ. ĐCSTQ đã làm ô nhiễm môi trường của Trung Quốc nghiêm trọng đến mức nó đang phá hủy nó một cách có hệ thống, và tác động của sự phá hủy này đang lan ra toàn thế giới; ĐCSTQ sản xuất các sản phẩm độc hại và bán ra thế giới; ĐCSTQ che giấu và dối trá về dịch COVID-19 ở Trung Quốc và phát tán virus ra toàn thế giới, gây ra 2,7 triệu ca tử vong trên toàn cầu cho đến nay; ĐCSTQ cũng đã phá hoại hệ thống giá trị của nhân loại và hủy hoại mối liên hệ tâm linh của con người với thiên thượng.

Nhà kinh tế học đoạt giải Nobel Friedrich Hayek, trong cuốn sách nổi tiếng “Con đường tới chế độ nông nô” (The Road to Serfdom), đã nhận định rằng chủ nghĩa cộng sản nhất định sẽ đàn áp nhân quyền và cuối cùng, con người sẽ không còn gì ngoài con đường trở thành nô lệ.

Trên thực tế, mục đích cuối cùng của chủ nghĩa cộng sản là tiêu diệt nhân loại.

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên Minghui.org đều thuộc bản quyền của trang Minh Huệ. Khi sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, vui lòng ghi lại tiêu đề gốc và đường link URL, cũng như dẫn nguồn Minghui.org.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2021/2/5/419404.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2021/3/29/191636.html

Đăng ngày 31-03-2021; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share