Bài viết này trình bày một số thống kê kinh hoàng tổng hợp từ các nguồn trên trang web Minghui về số lượng các học viên tử vong do kết quả trực tiếp của tra tấn và ngược đãi mà họ phải chịu trong hệ thống trại lao động cưỡng bức của Trung Quốc trong gần 15 năm qua của cuộc đàn áp Pháp Luân Công, cùng với những hình ảnh và chi tiết của vô số trường hợp cụ thể đã được ghi chép lại. Cảnh báo: Hình ảnh minh họa [có thể gây sốc].

[MINH HUỆ 15-01-2014] Vào ngày 28 tháng 12 năm 2013, Đại hội Đại biểu nhân dân toàn quốc (hay Quốc hội – cơ quan lập pháp do Đảng Cộng sản Trung Quốc kiểm soát) đã thông qua quyết định bãi bỏ các điều luật đã cho phép các hệ thống trại lao động cưỡng bức của Trung Quốc tồn tại. Hệ thống trại lao động cưỡng bức được chính thức gọi là “cải tạo thông qua lao động”, hoặc “lao động cải tạo”, nhằm nỗ lực che giấu các tội ác được thực hiện ở đó. Thông báo viết: “[Trong khi] các quyết định lao động cải tạo trước khi xóa bỏ hệ thống lao động cải tạo [là] có hiệu lực; sau khi xóa bỏ hệ thống lao động cải tạo, các thời hạn [cải tạo] còn lại sẽ không còn giá trị.”

Có phải Đảng đang trông đợi rằng những tội ác vô nhân đạo đã gây ra trong nhiều năm qua tại các trại lao động cải tạo sẽ đột ngột được xóa bỏ bằng một thông báo ngắn gọn như vậy?

Những học viên Pháp Luân Công ở Trung Quốc đang mạo hiểm mạng sống của mình để phơi bày sự tra tấn, giết hại và những tội ác khác chống lại loài người trong các trại lao động. Phần lớn việc [phơi bày] này được thực hiện ngay ở đây trên các trang viết của trang web Minh Huệ. Theo thống kê của Minh Huệ, số lượng các học viên bị giam trong các trại lao động lên đến đỉnh điểm trong những năm 2000 – 2006.

Ngày 16 tháng 11 năm 2013, tờ Tấm gương (Mirror) hay Tin chiều Pháp luật (Fazhi Wanbao) ở Trung Quốc đã đăng một bài báo có tiêu đề “Các trại lao động cải tạo đã giam giữ 300.000 người tại thời điểm đỉnh điểm”. Bài báo nói rằng số người bị giam giữ tại các trại lao động tăng lên mỗi năm kể từ năm 1990. Cao điểm là 300.000 người mỗi năm. Số lượng đã giảm bắt đầu vào năm 2006. Vẫn còn 90.000 trường hợp bị giam giữ trong các trại lao động vào năm 2012.

Các mốc thời gian cao điểm của các trại lao động như đã nêu trong bài viết này trùng với đỉnh điểm của cuộc đàn áp Pháp Luân Công: 2000 – 2006. Nếu có khoảng 300.000 người bị giam giữ trong các trại lao động mỗi năm vào những năm 2000 – 2006, tổng số lượng người giam giữ trong những năm này là khoảng 2,1 triệu người.

“Báo cáo về Tự do Tôn giáo Quốc tế năm 2008” gửi tới Quốc hội Mỹ nói rằng ít nhất một nửa số tù nhân trong các trại lao động của Trung Quốc là các học viên Pháp Luân Công. Điều này có nghĩa đã có ít nhất 1,05 triệu học viên bị giam giữ trong những năm 2000 – 2006. Hàng triệu học viên Pháp Luân Công đã bị giam giữ và tra tấn trong các trại lao động hơn 14 năm qua.

Làm thế nào một cuộc đàn áp có quy mô lớn như vậy liên quan đến việc tra tấn khủng khiếp đối với những người vô tội có thể ngẫu nhiên được gạt bỏ sang một bên bằng một thông báo ngắn gọn rằng “các quyết định lao động cải tạo là có hiệu lực.”

Hơn 14 năm qua, số lượng các bài báo cáo được đăng trên website Minh Huệ mô tả sự tra tấn xảy ra trong các trại lao động Mã Tam Gia khét tiếng đã đạt đến con số 8.472. Tổng số các bài báo cáo về trại lao động Vạn Gia tại Cáp Nhĩ Tân, tỉnh Hắc Long Giang là 2.324.

Tổ chức WOIPFG (Tổ chức Thế giới điều tra cuộc bức hại Pháp Luân Công) đã phát hành một báo cáo vào ngày 12 tháng 02 năm 2013. Báo cáo chỉ ra rằng có ít nhất 100.000 học viên Pháp Luân Công đã bị giam giữ trong các trại lao động trong khoảng thời gian từ tháng 07 năm 1999, điểm khởi đầu của cuộc đàn áp, đến tháng 02 năm 2003. Nó cũng đưa ra 136 trường hợp tử vong trực tiếp bởi 69 trại lao động.

Minh Huệ đã công bố một báo cáo về sự tra tấn và giết hại các học viên Pháp Luân Công của ĐCSTQ vào tháng 12 năm 2013. Báo cáo xác nhận có 546 trường hợp tử vong là kết quả trực tiếp do sự tra tấn và giết hại trong các trại lao động cải tạo, trong tổng số 2.383 trường hợp tử vong do kết quả từ việc bắt/giam giữ.

Bảng 1: Những cái chết của các học viên Pháp Luân Công do bị bắt giam
Nguồn: Minghui.org
Loại hình Số trường hợp Tổng (%)
Bắt giữ hoặc thẩm vấn 499 21%
Trung tâm giam giữ 609 26%
Trại lao động 546 23%
Nhà tù 366 15%
Trung tâm tẩy não/ Bệnh viện tâm thần 365 15%
Tổng 2.384 100%

 

Báo cáo cũng lấy ví dụ 346 trường hợp và kết luận rằng khoảng 34% các trường hợp tử vong là do chịu nhiều loại tra tấn. Khoảng 16% của những trường hợp tử vong là do bị bức thực hoặc đánh đập tàn bạo. 12% là kết quả do sự tra tấn bằng các loại thuốc độc hại.

Bảng 2: Các phương thức tra tấn tại trại lao động cải tạo
đối với các học viên Pháp Luân Công

Nguồn: Minghui.org
Thống kê: 346 trường hợp  
Phương thức tra tấn Tổng (%)
Nhiều loại tra tấn 34%
Bức thực 16%
Đánh đập tàn bạo 16%
Tra tấn bằng thuốc độc hại 12%
Lao động cưỡng bức 8%
Biệt giam 3%
Lạm dụng tình dục 3%
Sử dụng dụng cụ tra tấn 3%
Sốc điện 2%
Gây áp lực tinh thần 2%
Loại khác 4%

Chúng tôi liệt kê một số trường hợp tử vong dưới đây để đưa ra một phần bức tranh của sự tàn bạo trong các trại lao động. Người xem xin thận trọng với một vài hình ảnh.

Phần 1 – Bao gồm các trường hợp sau:

Lưu Tự Quốc (刘绪国): trường hợp tử vong đầu tiên được xác nhận trong một trại lao động

Cao Dung Dung (高蓉蓉): bị biến dạng trước khi bị sát hại

Vương Vân Khiết (王云洁): chết vì bị mưng mủ ngực trầm trọng do kết quả của những cú sốc điện

Lý Tái Cức (李再亟): bị mổ cướp nội tạng

Vương Bân (王斌): bị đánh đập đến chết, các cơ quan nội tạng bị mổ cướp

Tô Cúc Trân (苏菊珍): chết vì bị tra tấn thuốc

Dương Tô Hồng (杨苏红): một người tàn tật bị tra tấn đến chết trong một trại lao động

Trương Trường Minh (张长明): chết vì bị đánh đập tàn nhẫn và bị thương ở chân

Diêu Tam Trung (姚三忠),  Lý Trạch Đào (李泽涛): bị giết bằng dao trong hậu môn

Lý Đức Thiện (李德善): chết vì bị tra tấn tinh thần

Phần 2 – Bao gồm các trường hợp:

Tiết Hà (薛霞)

Trương Toàn Phúc (张全福), Trương Ý Phát (张启发): bố và con cùng bị giết tại một trại lao động

Chu Cảnh Sâm (周景森)

Na Chấn Hiền (那振贤)

Quách Sĩ Quân (郭士军)

Giang Tích Thanh (江锡清): luật sư bào chữa cho ông cũng đã bị tra tấn

Tôn Thục Hương (孙淑香): bị giết chết sau khi cô được phỏng vấn bởi luật sư Cao Trí Thịnh

Lưu Tự Quốc (刘绪国)

Minh Huệ đã báo cáo trường hợp cái chết của anh Lưu Tự Quốc vào ngày 21 tháng 01 năm 2000. Anh là một phụ đạo viên tại thành phố Trâu Thành, tỉnh Sơn Đông. Anh qua đời ở tuổi 29, do kết quả của việc bức thực. Đây là trường hợp tử vong đầu tiên được xác nhận tại các trại lao động trong cuộc đàn áp Pháp Luân Công.

Anh Lưu bị tra tấn đến chết chỉ đơn giản vì anh đã đến Bắc Kinh thỉnh nguyện ôn hòa cho Pháp Luân Công vào tháng 10 năm 1999. Để che đậy cái chết, chính quyền Trung Quốc đã đưa vợ anh Lưu, Mãn Lệ, cũng là một học viên Pháp Luân Công đến trại lao động Tế Ninh trong hai năm.

Bố mẹ anh Lưu đã qua đời vì đau buồn. Cuộc đàn áp đã gây ra ba cái chết chỉ trong một gia đình.

Anh Lưu Tự Quốc Tái hiện tra tấn: Bức thực Trại lao động Tế Ninh, tỉnh Sơn Đông

Trường hợp của anh Lưu và nguyên nhân tử vong là do bị bức thực đã được đưa tin bởi Hãng Thông tấn Pháp (AFP), Liên đoàn Báo chí (AP) và Tạp chí Thế giới (World Journal). Báo cáo điều tra hàng năm của Cao ủy Nhân quyền Liên Hợp Quốc đã bao gồm trường hợp của anh Lưu.

Làm thế nào bi kịch này có thể bị lãng quên chỉ vì việc đóng cửa trại lao động Tế Ninh? Phòng 610 tại thành phố Tế Ninh và tỉnh Sơn Đông, trại lao động Tế Ninh, và Ngô Quan Chính, bí thư Đảng của tỉnh Sơn Đông tất cả phải chịu trách nhiệm về những cái chết này và thiệt hại đối với gia đình anh Lưu.

Cao Dung Dung (高蓉蓉)

Cô Cao Dung Dung bị biến dạng do các cú sốc điện tại trại lao động Long Sơn, thành phố Thẩm Dương, tỉnh Liêu Ninh

 

Cô Cao Dung Dung trước khi bị tra tấn

Cô Cao Dung Dung, một kế toán tại Học viện Mỹ thuật Lỗ Tấn ở thành phố Thẩm Dương, tỉnh Liêu Ninh, đã bị bắt giữ và bị đưa đến trại lao động Long Sơn vào tháng 07 năm 2003 vì niềm tin của mình vào Pháp Luân Công.

Khuôn mặt xinh đẹp của cô Cao đã bị biến dạng vào ngày 07 tháng 05 năm 2004 do liên tiếp bị sốc điện tại trại lao động Long Sơn ở thành phố Thẩm Dương, tỉnh Liêu Ninh. Cô mới chỉ 36 tuổi và ở trong tình trạng nguy kịch. Cô đã cố gắng trốn thoát khỏi bệnh viên sau đó.

Ông Theo van Boven, báo cáo viên đặc biệt của Liên Hợp Quốc về tra tấn, đã đưa ra một thỉnh cầu khẩn cấp đến các cơ quan và nhân viên liên quan tại Liên Hợp Quốc vào ngày 30 tháng 08 năm 2004.

Sau đó, La Cán, một Ủy viên Bộ Chính trị ĐCSTQ, đã ra lệnh bắt giữ cô Cao để che đậy vụ bê bối. Cục Công an xác định trường hợp tẩu thoát của cô Cao là một đại án số 26. Tất cả các học viên Pháp Luân Công những người đã giúp đỡ cô Cao trốn thoát đã bị truy nã và bức hại tàn bạo.

Cô Cao bị bắt lại vào năm 2005 và bị đưa đến trại lao động Mã Tam Gia ở tỉnh Liêu Ninh. Cô đã qua đời vào ngày 16 tháng 06 năm 2005. Bà Trương Tố Công, mẹ của cô Cao, hơn 75 tuổi, đã kháng nghị đòi công lý cho cái chết của cô Cao và gặp phải rất nhiều khó khăn và sự đe dọa. Bà đã qua đời năm năm sau đó.

Vương Vân Khiết (王云洁)

Năm 2002, tại trại lao động Mã Tam Gia, cô Vương Vân Khiết đã bị phơi nắng trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời thiêu đốt trong sân phơi quần áo bên ngoài gần 20 ngày, tiếp sau hơn 30 ngày bị giam giữ trong nhà vệ sinh tối tăm và ẩm ướt, từ 4 giờ 30 phút sáng cho tới nửa đêm mỗi ngày. Cô cũng bị buộc đứng và ngồi xổm. Sau đó, cô bị nhốt trong phòng lò hơi, một nhà kho hình tam giác, và một tầng hầm trong gần bốn tháng.

Những lính canh đã tra tấn cô một cách tàn bạo, dẫn đến cô bị loét ngực. Cô đã qua đời vào tháng 07 năm 2006.

  

Ảnh cô Vương Vân Khiết

Lý Tái Cức (李再亟)

Anh Lý Tái Cức, 44 tuổi, đã phải chịu đựng kinh khủng dưới bàn tay của các lính canh và tù nhân tại trại lao động Hoan Hỉ Lĩnh trong năm 1999 và 2000. Anh từng nói với vợ rằng trại lao động không phải là nơi dành cho con người.

Anh qua đời ngày 08 tháng 07 năm 2000. Vợ của anh Lý đã thấy thi thể chồng vào đêm 09 tháng 07 năm 2000. Mặc dù các lính canh nhanh chóng kéo chị đi trước khi có thể nhìn kỹ, nhưng chị vẫn thấy lưng anh bị bầm tím, và thái dương bên trái của anh bị lõm xuống. Một trong hai nhãn cầu dường như đã bị đẩy trở lại hốc mắt. Để giữ nhãn cầu, gạc đã được đặt vào trong hốc mắt của anh, mặc dù vậy một mảnh gạc có thể nhìn thấy được ở bên ngoài mắt.

Sau đó, khám nghiệm tử thi được tiến hành mà không có sự đồng ý của gia đình, những nhân viên pháp y đã cắt bỏ hết các cơ quan nội tạng của anh Lý Tái Cức. Lính canh họ Triệu đã mua nhiều giấy vệ sinh. Khi bị gia đình tra hỏi, anh ta nói chúng dùng để nhồi vào bụng của anh Lý. Gia đình thực sự đã thấy khoang bụng anh chứa đầy giấy vệ sinh. Khi các lính canh đưa cơ thể anh ra ngoài, máu nhỏ xuống thành giọt.

Gia đình đã yêu cầu giữ lại những nội tạng, nhưng lính canh họ Triệu đã nói họ cần sử dụng chúng làm mẫu xét nghiệm, trong khi, trên thực tế, họ sau đó đã bán các cơ quan nội tạng vì lợi nhuận riêng. Gia đình đã không thể can thiệp. Các lính canh thậm chí đã không cho họ mặc quần áo cho thi thể trước khi hỏa táng một cách vội vàng.

Anh Lý Tái Cức Tái hiện tra tấn: Cưỡng bức mổ cướp nội tạng

Vương Bân (王斌)

Anh Vương Bân, khoảng 47 tuổi, là một kỹ sư máy tính làm việc tại Học viện Thiết kế, Cục Khai thác Dầu mỏ, thành phố Đại Khánh, và là người giành một giải nhì về khoa học và công nghệ.

Anh bị gửi đến trại lao động Đại Khánh và0 tháng 05 năm 2000 sau khi đến Bắc Kinh để thỉnh nguyện ôn hòa cho Pháp Luân Công. Trong trại lao động, anh đã bị đánh đập nhiều lần vì từ chối viết “bảo đảm thư” từ bỏ tu luyện Pháp Luân Đại Pháp.

Vào ngày 27 tháng 09 năm 2000, dưới sự giám sát của Phùng Hỉ, giám đốc đại đội 2 trong trại lao động Đại Khánh, bốn tên tội phạm đã đánh đập anh Vương Bân một cách tàn bạo trong gần một tiếng đồng hồ trước mặt hơn 40 người trong nhà tù. Nhà trí thức khỏe mạnh này đã bị đánh đập một cách điên cuồng cho đến chết.

Mạch máu chính ở cổ anh đã bị vỡ, và kết quả là cổ anh bị sưng to do chảy máu quá mức. Anh bị gãy khá nhiều xương. Lưng bàn tay có dấu hiệu bị cháy bởi thuốc lá và bị nhiễm trùng. Lỗ mũi cho thấy dấu vết bỏng có thể gây ra bởi thuốc lá. Cơ thể anh bị bầm tím ở nhiều nơi.

Thi thể anh Vương Bân Tái hiện tra tấn: Cưỡng bức mổ cướp nội tạng

Nội tạng của anh Vương Bân đã bị lấy đi sau khi anh bị đánh tới chết. Làm thế nào mà tội ác này lại không bị trừng phạt.

Tô Cúc Trân (苏菊珍)

Vào lúc 08 giờ 30 phút sáng ngày 08 tháng 04 năm 2006, học viên Pháp Luân Đại Pháp cô Tô Cúc Trân đã qua đời sau khi bị suy sụp tinh thần do tra tấn tàn bạo tại trại lao động Mã Tam Gia.

Vào sáng ngày 09 tháng 04, khi thi thể cô được hỏa táng tại nhà tang lễ Tiền Sở, huyện Tuy Trung, người ta thấy rằng hộp sọ, xương chân và xương sườn của cô có màu đen và không thể bị thiêu hết. Theo một chuyên gia, đây là kết quả của việc bị đầu độc bằng thuốc.

Cô Tô Cúc Trân trước khi bị bức hại Cô Tô Cúc Trân cận kề cái chết

Nhiều nhân chứng xác nhận rằng cô Tô đã phải chịu sự tra tấn bằng thuốc độc tại trại lao động Mã Tam Gia. Nhiều đồng nghiệp, người nhà, và bạn bè cô đều thấy xương đen tại nơi hỏa táng.

Dương Tô Hồng (杨苏红)

Cảnh sát từ huyện Tây Sơn, thành phố Côn Minh đã bắt cô Dương Tô Hồng ở tỉnh Vân Nam, và đưa cô tới trại lao động cưỡng bức nữ tỉnh Vân Nam vào tháng 11 năm 2004. Sau khi trải qua những tra tấn tàn ác cả về thể chất và tinh thần, người phụ nữ vô tội 24 tuổi này đã qua đời vào ngày 11 tháng 06 năm 2005.

Cô Dương vốn là một người tàn tật. Cô chỉ nặng có 23 kg. Tuy nhiên, cô đã bị ép phải làm việc như những người khác chỉ đơn giản vì cô từ chối từ bỏ niềm tin vào Pháp Luân Công. Cô đã được trả tự do vào tháng 05 năm 2005 sau khi bị tra tấn tàn bạo tại trại lao động. Cô qua đời chỉ hơn một tháng sau đó.

Cô Dương Tô Hồng bên bờ vực cái chết

Trương Trường Minh (张长明)

Ông Trương Trường Minh, khoảng 50 tuổi, làm việc tại một mỏ than thành phố Thất Đài Hà, tỉnh Hắc Long Giang. Ông đã đến Bắc Kinh để thỉnh nguyện cho Pháp Luân Công vào tháng 07 năm 1999. Ông bị bắt giữ và bị kết án ba năm tù giam tại trại lao động Giai Mộc Tư, tỉnh Hắc Long Giang.

Trại lao động đã thông báo cho các thành viên gia đình ông để nộp 1.000 nhân dân tệ, (500 nhân dân tệ là thu nhập bình quân hàng tháng của một công nhân thành thị ở Trung Quốc) để đổi lấy một chuyến thăm vào ngày 15 tháng 02 năm 2003. Tuy nhiên, chuyến thăm của họ đã bị từ chối sau khi các thành viên trong gia đình ông chỉ có thể thu thập được 200 nhân dân tệ.

Vào ngày 01 tháng 03 năm 2003, những thành viên trong gia đình ông nhận được thông báo từ trung tâm giam giữ nói với họ rằng ông Trương Trường Minh bị ốm và họ nên đến và đón ông ấy về. Điều thực sự diễn ra là giám sát Dương Xuân Minh, và Dương Văn Binh, một nhân viên cảnh sát, đã nhắm đánh liên tiếp vào đầu và cơ thể ông một cách tàn bạo bằng tua vít. Khi họ dừng lại, đầu của ông Trương Trường Minh đã bị thương nặng, với những vết bầm tím lớn và chảy máu trong, và ông thường xuyên bị nôn ra máu. Thấy rằng ông có nguy cơ tử vong, ngay cả bệnh viện cũng từ chối tiếp nhận, không muốn chịu trách nhiệm về cái chết của ông.

Vào lúc 3 giờ 30 phút chiều ngày 02 tháng 03 năm 2003, trung tâm giam giữ đã đưa ông Trương Trường Minh về nhà và cố gắng tống tiền 500 nhân dân tệ từ gia đình ông, tuy nhiên gia đình ông không có tiền để nộp. Trương Trường Minh tiếp tục nôn ra máu và vẫn tiếp tục chảy máu từ những vết thương của mình sau khi về đến nhà. Thấy ông Trương gần như đã chết, bệnh viện đã từ chối tiếp nhận ông. Vì không thể ăn hoặc nói chuyện, ông đã qua đời vào lúc 7 giờ 30 phút tối cùng ngày.

Ông Trương Trường Minh

 

Thi thể ông Trương trước khi hỏa thiêu. Các bức ảnh do người nhà ông chụp

Diêu Tam Trung (姚三忠)

Diêu Tam Trung, nam, 34 tuổi, là một giáo viên tại trường Nghệ Thuật tại thành phố Tháp Hà, tỉnh Hà Nam. Anh đã bị kết án ba năm lao động cưỡng bức bởi Phòng 610 thành phố Hà Tháp và bị đưa đến trại lao động cưỡng bức Hứa Xương. Anh đã hô “Pháp Luân Công là tốt” ở trại lao động trong một cuộc họp được tổ chức bởi các nhà chức trách để vu khống Pháp Luân Công. Hạn tù của anh đã bị kéo dài thêm 10 tháng.

Vì anh kiên quyết từ chối từ bỏ niềm tin của mình vào Pháp Luân Công, anh đã bị cảnh sát tra tấn một cách tàn bạo cho đến khi bên bờ vực tử vong. Để trốn tránh trách nhiệm, vào tháng 12 năm 2002, trại lao động đã cử một vài người đưa anh đi và bỏ anh ở bên vệ đường của một thành phố khác.

Sau đó, gia đình anh nghe nói về điều này và đưa anh đến bệnh viện để cấp cứu điều trị trong khoảng một tháng, với chi phí vài nghìn nhân dân tệ. Tuy nhiên, anh Diêu vẫn qua đời vào giữa tháng 05 năm 2003 bất chấp những nỗ lực cứu chữa.

Anh Diêu Tam Trung

Lý Trạch Đào (李泽涛)

Anh Lý Trạch Đào khoảng 24 tuổi. Anh là một nhân viên Nhà máy Phụ tùng Xe máy Tôn Thân ở thành phố Trùng Khánh. Anh đã bị cảnh sát quận Cửu Long Pha, thành phố Trùng Khánh bắt giữ vào năm 2000.

Sau đó, anh bị đưa đến trại lao động cải tạo Tây Sơn Bình ở thành phố Trùng Khánh. Bắt đầu từ ngày 29 tháng 05 năm 2001, anh Lý bị buộc phải lao động nặng ban ngày và bị tra tấn vào ban đêm.

Các lính canh đã trói hai cánh tay anh vào một cây gậy và treo hai xô phân trên mỗi cánh tay. Họ đặt một cây chổi trong quần áo của anh phía sau gáy và viết những lời vu khống lên ngực anh. Sau đó, các lính canh ép buộc anh nói xấu Pháp Luân Công và người sáng lập là Sư phụ Lý. Họ cố gắng ép anh hút thuốc lá, là điều trái ngược với các bài giảng của Pháp Luân Công, và họ cố gắng ép buộc anh từ bỏ niềm tin của mình vào Pháp Luân Công.

Anh Lý đã không làm theo. Sau đó, cảnh sát đã ra lệnh cho các tù nhân xoay một con dao trong hậu môn của anh. Vào ngày 02 tháng 06 năm 2001, anh Lý đã bị tra tấn đến chết.

Anh Lý Trạch Đào

Ông Lý Đức Thiện

Lý Đức Thiện (李德善)

Ông Lý Đức Thiện, một giáo viên ở Đức Châu, tỉnh Sơn Đông, đã bị tra tấn một cách tàn bạo trong trại lao động Vương Thôn. Những tra tấn mà ông phải chịu bao gồm cấm ngủ, đánh đập, treo lên, bức thực bằng nước và rượu, và ngược đãi tinh thần.

Những lính canh đã ép ông phải đọc các văn bản vu khống sau khi ông không được ngủ trong một thời gian dài và tâm trí không còn tỉnh táo. Sau đó, các lính canh thu âm lời của ông và mở các bản ghi âm của ông trước những người khác. Khi ông Lý nói ông đã không chủ ý nói những lời đó, họ đã lặp đi lặp lại việc tra tấn và sỉ nhục ông.

Ông Lý đã bị suy nhược thần kinh vì tra tấn và tẩy não, điều đã dẫn đến cái chết của ông vào tháng 08 năm 2002.

(Còn tiếp…)


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2014/1/15/必须清算中共劳教所的罪行(上)-285767.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2014/1/18/144489.html
Đăng ngày 04-05-2014; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share