Bài viết của phóng viên Minh Huệ ở tỉnh Liêu Ninh, Trung Quốc
[MINH HUỆ 30-8-2017] trại tạm giam Thẩm Dương ở Liêu Ninh, hay còn gọi là trại tạm giam Số 1 Thẩm Dương, là một nơi giam giữ và bức hại các nữ học viên Pháp Luân Công trước khi họ bị đưa tới trại lao động cưỡng bức hoặc đưa ra xét xử.
Nhiều thủ đoạn khác nhau được sử dụng để gây thương tổn cả về thể chất lẫn tinh thần các học viên Pháp Luân Công, điển hình như một số trường hợp được liệt kê như dưới đây:
Trường hợp 1: Bà Vương Hồng
Bà Vương Hồng, học viên Pháp Luân Công ở huyện Liêu Trung đã bị bắt giữ ở Bắc Kinh vào ngày 1 tháng 12 năm 2000 và bị đưa tới trại tạm giam Thẩm Dương.
Di ảnh của bà Vương
Lính canh trại giam đã xúi giục Mạnh Lệ cầm đầu các tội phạm hình sự khác nhiều lần nhét chai nhựa vào âm đạo của bà Vương, đổ nước đá vào người bà Vương (trong tháng 4), làm bỏng lưng và bụng bà bằng những chai nước sôi. Bà Vương cũng bị sốc bằng dùi cui điện, chân và tay bị treo lên. Cuối đợt tra tấn, bà Vương không thể tự vệ sinh cá nhân.
Ảnh chụp bà Vương hồi tháng 8 năm 2001 sau khi bị bức hại
Trong khi ở trong trại lao động, sau khi bị tra tấn tàn bạo trong Trại Lao động Cưỡng bức Trương Sĩ và Trại Lao động Cưỡng bức Long Sơn, bà Vương bị suy thận cấp. Ngày 22 tháng 8 năm 2001, bà Vương được đưa về nhà khi đang trên bờ vực của cái chết. Ngày 31 tháng 8, bà qua đời ở tuổi 39.
Trường hợp 2: Bà Tống Thái Hồng
Ngày 31 tháng 10 năm 1999, bà Tống Thái Hồng ở thành phố Hưng Thịnh bị đưa tới giam giữ trong trại lao động cưỡng bức ba năm và sau đó bị giam giữ ở Viện Giáo dưỡng Mã Tam Gia.
Di ảnh của bà Tống Thái Hồng
Ngày 22 tháng 8 năm 2002, phiên xét xử tại Tòa án Trung cấp Thẩm Dương và Viện kiểm sát đã được chuyển tới Trại Lao động Cưỡng bức Mã Tam Gia. Khi bà Tống và hai học viên khác hô lớn “Pháp Luân Đại Pháp hảo” lính canh đã lao tới và đánh đập họ.
Khi sắp mãn hạn tù, bà Tống lại tiếp tục bị kết án năm năm tù giam. Trước đó bà Tống đã bị giam giữ ở trong trại giam hơn một tháng.
Trong suốt khoàng thời gian bị giam giữ, lính canh đã đưa bà Tống vào nhà tắm và trói bà vào một chiếc ghế cọp, mặc cho chân bà tống đã bị sưng phù. Khi các lính canh nhét vải vào miệng của bà và đánh bà, bà Tống vẫn tiếp tục hô “Pháp Luân Đại Pháp hảo”. Bà Tống còn bị tiêm vào người những chất không rõ nguồn gốc. Một tháng sau, bà bị chuyển tới Nhà tù nữ Liêu Ninh một lần nữa.
Ngày 30 tháng 12 năm 2011, cảnh sát của Đồn Công an Điếu Ngư Đài đã bắt giữ và tống bà vào trại tạm giam Hồ Lô Đảo. Ở đó, phó đồn trưởng và một vài lính canh đã đánh bà Tống trong thời gian dài, khiến bà bị suy thận cấp.
Ngày 15 tháng 1 năm 2012, bà Tống bị bức hại trí tử ở độ tuổi 41.
Trường hợp 3: Bà Mã Liêm Hiểu
Ngày 11 tháng 7 năm 2003, bà Mã Liêm Hiểu, 57 tuổi – một nhân viên tại Viện Nghiên cứu Khoa học Xây dựng Liêu Ninh, đã bị một người không hiểu chân tướng báo cảnh sat và bị bắt khi bà Mã đang giảng chân tướng Pháp Luân Công tại nơi làm việc của mình.
Bà Mã Liêm Hiểu
Trong khi bị giam giữ trong trại tạm giam, bà Mã bị còng tay ra sau lưng hai ngày liên tiếp. Bà Mã đã tuyệt thực để phản đối bức hại, bà bị bức thực với nước muối nồng độ cao mỗi ngày. Bà Mã cũng bị tiêm những chất không rõ nguồn gốc.
Một quản lý của trung tâm đã ra lệnh: “Bức thực bà ta hàng ngày! Sau khi bị bức thực vào buổi sáng, tiếp tục bức thực vào buổi chiều và nhớ là luôn trói bà ta vào ghế nhỏ!”
Khi bà Tống đứng bên bờ vực của cái chết, bà đã bị đưa tới bệnh viện nhà tù để tiếp tục bức hại. Ngày 9 tháng 5 năm 2003, nhân viên tòa án của khu Hòa Bình đã tới bệnh viên và tuyên bố rằng bà Mã sẽ bị kết án tám tháng tù giam. Ngày 13 tháng 10, bà Mã được thả ra khi đang thập tử nhất sinh.
Tại thời điểm viết bài, bà Mã vẫn không thể đi bộ hay chăm sóc bản thân.
Trường hợp 4: Cô Hồ Anh
Ngày 28 tháng 6 năm 2004, cô Hồ Anh ở thành phố Điều Binh Sơn, Thiết Lĩnh bị giam giữ trong trại tạm giam Thẩm Dương.
Bà Hồ Anh
Cô Hồ nói, “Phó đội trưởng Từ Diểm là người hung ác, bà ta đã ra lệnh bức thực tất cả các học viên tuyệt thực bằng muối trộn bột ngô. Một viên công an tên Đoạn Quốc Vân đã hướng dẫn tù nhân đánh tôi và túm tóc của tôi.”
Trường hợp 5: Cô Ôn Anh Hân
Ngày 7 tháng 8 năm 2006, cô Ôn Anh Hân, nguyên là kế toán của Công ty Hàng không Tập đoàn Tân Quang đã bị một người không hiểu chân tướng tố cáo với cảnh sát và cô đã bị bắt giữ khi đang dán tài liệu Pháp Luân Công tại khu Đại Đông ở thành phố Thẩm Dương. Ngày hôm sau cô bị đưa tới một trại tạm giam.
Di ảnh của cô Ôn Anh Hân
Lúc 10 giờ tối ngày 16 tháng 8, cô Ôn đã qua đời tại bệnh viện ở tuổi 34 cùng với nhiều vết thương trên cơ thể. Cảnh sát cho biết họ đã cố gắng “cấp cứu” cho cô trong hơn 5 giờ đồng hồ. Tuy nhiên, những nhân viên khác liên quan lại nói với gia đình cô Ôn rằng cô bị chết vì suy thận.
Về mặt y học, có hai loại suy thận: suy thận cấp tính và suy thận mãn tính. Loại thứ nhất (suy thận cấp tính) xảy ra khi máu không đủ cung cấp cho thận hoặc khi một số yếu tố nhất định khiến tắc nghẽn hay tổn thương thận. Loại thứ hai (suy thận mãn tính) là do bệnh thận kéo dài gây ra.
Trước khi bị giam cô Ôn là một người hoàn toàn khỏe mạnh ở độ tuổi 34, điều gì có thể khiến cô bị suy thận cấp?
Một viên cảnh sát cũng nói: “Cô Ôn đã cố gắng chạy trốn một vài lần nhưng không thành công.”
Chuyện gì xảy ra với bà mỗi lần cô “chạy trốn không thành công”? Làm sao mà cô Ôn lại có những thương tích trên cơ thể?
Trường hợp 6: Bà Lưu Chí
Bà Lưu Chí ở khu Hòa Bình đã bị bức hại đến chết khi bà bị giam giữ tại trại giam trong khoảng thời gian từ ngày 22 tháng 10 năm 2009 đến tháng 6 năm 2011.
Tù nhân thường xuyên túm tóc, bạt tai, đạp chân vào mặt, và đánh đập bà Lưu đến hôn mê bất tỉnh.
Một bức ảnh thời trẻ của bà Lưu Chí
Cảnh sát đã sử dụng dùi cui điện thế cao để sốc điện bà Lưu cho tới khi bà bị co giật, lắc động và mất ý thức.
Những hình thức tra tấn khác mà bà Lưu phải chịu đựng bao gồm: bị còng chân bằng dây xích nặng; các tù nhân sử dụng kìm ra sức kẹp chặt chân bà; trói cố định tại một vị trí trong 26 ngày liên tiếp; bị cảnh sát cho chất độc vào thức ăn khiến hai chân bà không thể đứng thẳng, việc mở mắt và phát âm khó khăn, tay chân run rẩy co quắp.
Tháng 7 năm 2011, bà Lưu bị đưa tới Nhà tù nữ Liêu Ninh. Trong thời gian gần sáu tháng, bà Lưu đã bị liệt và không thể tự chăm sóc bản thân.
Trường hợp 7: Bà Đỗ Ngọc Hồng
Sáng ngày 3 tháng 1 năm 2010, bà Đỗ Ngọc Hồng đã bị bắt và bị đưa tới Đồn Cảnh sát Hưng Thuận, khi đó bà 31 tuổi. Từ khi ở sở cảnh sát cho tới đồn cảnh sát, bà Đỗ đã bị năm người đánh đập, bạt tai và túm tóc.
Lúc 9 giờ tối, bà bị đưa tới trại tạm giam Thẩm Dương. Ở đó, lính canh đã đấm, đá và thậm chí họ còn nhét dép vào miệng và lột hết quần áo của bà.
Từ ngày 5 tháng 1, bà Đỗ từ chối mặc quần áo phạm nhân và tuyệt thực để phản bức hại. Sau đó lính canh và bác sỹ đã dùng bạo lực bức thực bà. Bà Đỗ đã vô cùng đau đớn trong suốt lần bức thực gần đây nhất khi họ ba lần liên tiếp nhồi ống dẫn thức ăn vào dạ dày bà chỉ trong một thời gian ngắn.
Trường hợp 8: Bà Ngưu Quế Phương
Ngày 19 tháng 7 năm 2012, bà Ngưu Quế Phương 51 tuổi, người khu Thẩm Bắc Tân đã bị bắt giữ. Bà bị còng tay và cùm chân vào một ghế sắt. Khi họ tháo còng tay, bà Ngưu không thể đi lại vì bàn chân của bà sưng phồng rất to.
Bà Ngưu Quế Phương
Trong khi bị giam giữ tại trại tạm giam, bà đã tuyệt thực và bị trưởng đội lính canh túm tóc, và một cảnh sát nữ, một bác sỹ và hai tù nhân khác trói bà trên giường. Một ống màu vàng được thọc vào lỗ mũi đưa thẳng vào dạ dày của bà Ngưu, và bà bị bức thực với chất dính nhớp nhúa màu vàng không rõ nguồn gốc.
Buổi chiều ngày 5 tháng 9 năm 2012, hai nhân viên Phòng 610 và hai cảnh sát của sở cảnh sát đưa bà Ngưu tới Đồn Cảnh sát đường Tân Thành Tử. Trong phòng, họ đóng kín cửa sổ, khóa cửa ra vào và cưỡng ép lấy dấu vân tay của bà Ngưu. Bà Ngưu từ chối hợp tác. Sau đó, họ còng hai tay bà ra sau lưng khiến các ngón tay và cánh tay của bà sưng tấy.
Ngày 17 tháng 1 năm 2013, bà Ngưu bị kết án ba năm tù giam và bị đưa tới Nhà tù nữ Liêu Ninh.
Trường hợp 9: Bà Triệu Thục Vân
Chiều ngày 21 tháng 3 năm 2013, bà Triệu Thục Vân ở thành phố Thông Liêu tỉnh Cát Lâm đã bị bắt giữu tại nahf và bị đưa đến trại tạm giam Thẩm Dương.
Trong thời gian bị giam giữ, bà Triệu bị bức hại tàn bạo với đủ loại thủ đoạn: Bà bị chùm chăn và bị đánh đập tàn nhẫn đến nỗi bà không thể giơ nổi cánh tay trong vài ngày sau đó; bà bị trói vào ghế sắt và bị bức thực với nước muối mặn trộn với bột ngô; hai chân bà bị xích vào giường một tuần và bà không được phép ngồi; trong khi bà đang bị còng tay thì ba nam cảnh sát đánh đập bà và dùng dùi cui sốc điện bà.
Vài ngày sau khi bị tiêm chất độc, bà bắt đầu xuất hiện hiện tượng chảy nước miếng, cả ngày không ngủ, toàn thân vô lực, sưng phồng và buồn nôn, trí nhớ giảm sút, thị lực suy giảm.
Ngày 15 tháng 3 năm 2014, khi bà Triệu được trả tự do, đôi mắt của bà đờ đẫn, hai tay run rẩy, và bà không thể tự chăm sóc bản thân.
Trường hợp 10: Bà Hình An Mai
Một năm sau khi bị bức hại, bà Hình An Mai ở khu Hoàng Cô có biểu hiện vô cùng hoảng loạn khi thấy ba nhân viên cảnh sát đẩy bà vào chiếc taxi đến đón bà vào ngày bà được trả tự do, ngày 14 tháng 4 năm 2017.
Bà Hình An Mai
Khi bà Hình trở về nhà, bà giống như bị say thuốc và bước đi không vững, bà cũng không nhận ra bạn bè và người thân.
Bà la hét cả ngày và không chịu ngủ, thậm chí bà con đi ra ngoài lúc 1 giờ sáng. Bà cũng đánh và chửi mắng mọi người, bà còn muốn dùng dao để đâm mọi người.
Đôi khi bà thốt lên một câu: “Học viên Pháp Luân Công bị cưỡng bức uống thuốc mỗi ngày.”
Từ những câu nói đứt quãng của bà Hình, chúng ta hiểu rằng trong thời gian bị giam giữ, bà thường xuyên bị đánh đập, bức thực bằng thuốc, bị nhốt trong phòng nhỏ, bị còng tay, và xiềng xích.
Lính canh còn sai khiến bốn tù nhân đánh đập bà Hình, hai người trong số họ ngồi lên chân của bà, hai người còn lại kéo tay bà ra sau lưng và vặn tay chặt. Một mẩu xương bị nhô ra từ bả vai trái của bà Hình, bà không cho phép ai chạm vào chỗ xương đó hoặc bà sẽ khóc không ngừng.
Thông tin liên lạc chi tiết của trại tạm giam Liêu Ninh
Địa chỉ trại tạm giam: Thôn Cao Lực, thị trấn Tạo Hóa, khu Vu Hồng, thành phố Thẩm Dương, mã bưu chính 110148
Điện Thoại: +86-24-89241894, máy lẻ 8084; +86-24-89248084
Hiện Trịnh Cương: Giám đốc trại giam
Lý Thiệu Đức: nguyên giám đốc trại giam
Quách Bảo An: Phó Giám đốc trại giam
Hà Đông Ninh, Chính Ủy
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2017/8/30/353137.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2017/9/14/165414.html
Đăng ngày 28-9-2017; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.