[MINH HUỆ 16-1-2016] Năm 2015 kết thúc với 501 vụ án mới được báo cáo có liên quan đến các học viên Pháp Luân Công bị xét xử vì không chịu từ bỏ đức tin của họ.

Như những năm trước, việc xét xử các học viên được báo cáo trong năm 2015 một lần nữa thể hiện rằng chính quyền Trung Quốc sử dụng hệ thống tư pháp như một thứ công cụ trong cuộc bức hại Pháp Luân Công.

Năm 1999, Giang Trạch Dân, cựu lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), đã thành lập “Phòng 610” (là điều vi phạm Hiến pháp) để tiến hành chiến dịch tiêu diệt Pháp Luân Công, và trao cho tổ chức này quyền lực vượt trên toàn bộ hệ thống hành pháp và hệ thống tư pháp.

Dưới áp lực và theo mệnh lệnh từ Phòng 610, nhiều cơ quan trong hệ thống tư pháp đã câu kết với nhau đẩy các học viên vào tù, nghĩa là cảnh sát bắt giữ các học viên mà không có lý do chính đáng, viện kiểm sát gán cho họ những tội danh bịa đặt, còn tòa án áp cho họ những bản án nặng đã được định sẵn sau phiên xét xử mang tính hình thức.

Mặc dù hệ thống tư pháp không ngừng vi phạm pháp luật trong khi truy tố các học viên nhưng cũng có những dấu hiệu đáng khích lệ. Với làn sóng đệ đơn kiện Giang Trạch Dân mới đây, nhiều viên chức cảnh sát, công tố viên và thẩm phán đã bắt đầu ngừng lại và suy nghĩ về vài trò của họ trong cuộc đàn áp.

Trong một số trường hợp được báo cáo, thẩm phán thể hiện thái độ cởi mở hơn với những biện hộ rằng các học viên không hề vi phạm pháp luật khi thực hiện quyền được tự do tín ngưỡng theo hiến pháp. Thậm chí còn có một thẩm phán đã tuyên bố vô tội cho một học viên trong một phiên xử.

Trong bản báo cáo thường niên này, chúng tôi trình bày tổng quan về các phiên xét xử học viên đã được báo cáo trong năm 2015. Để tiện theo dõi, dưới dây là các nội dung chính:

  • Tổng quan về các phiên xét xử được báo cáo trong năm 2015
  • Phân bố theo tỉnh thành
  • Sự tham gia của các luật sư bào chữa
  • Các phiên xử bí mật
  • Tòa án phúc thẩm giữ nguyên bản án phi pháp mà không điều trần
  • Giới hạn tối đa số người nhà dự các phiên xét xử học viên
  • “Phiên xử công khai” nhưng phòng xử án lại được canh gác nghiêm ngặt
  • Luật sư bào chữa bị hành hung tàn bạo ngay tại phòng xử án
  • “Anh càng bào chữa cho cô ta, bản án của cô ta sẽ càng nặng hơn”
  • Hệ thống tư pháp của Trung Quốc chỉ là một thứ công cụ
  • Những dấu hiệu đáng khích lệ từ các thẩm phán
  • Kết luận

Tổng quan về các phiên xét xử được báo cáo trong năm 2015

Trong năm 2015, trang web Minh Huệ Net đã báo cáo thêm 501 trường hợp mới về các học viên Pháp Luân Công bị đưa ra xét xử. Trong số đó, 403 trường hợp xét xử trong năm 2015, các phiên còn lại đã qua điều trần từ trước năm 2015.

ab20162311dec88b6c7b6962d8f5eda1.jpg

Phân bố theo tỉnh thành

Các trường hợp xét xử được báo cáo trong năm 2015 gồm các học viên từ 22 tỉnh, 4 thành phố (Bắc Kinh, Thiên Tân, Thượng Hải, Trùng Khánh), và 3 khu tự trị (Nội Mông, Ninh Hạ, Tân Cương).

Tỉnh Liêu Ninh dẫn đầu với 83 vụ xét xử Pháp Luân Công được báo cáo trong năm 2015, tiếp đó là hai tỉnh Hắc Long Giang và Hà Bắc (mỗi tỉnh có 54 vụ).

1b1e16256396c08a3f139ca94daf75c7.jpg

Sự tham gia của các luật sư bào chữa

Trong số 501 trường hợp được báo cáo, có 95 vụ (19%) không có thông tin về luật sư bào chữa. 406 vụ còn lại có thông tin về việc bị cáo là học viên Pháp Luân có thuê luật sư để bảo vệ quyền hiến pháp được tự do tín ngưỡng của họ hay không.

Trong số 406 vụ được báo cáo, có 103 vụ là không có luật sư bào chữa vì các học viên đã lựa chọn không dùng đại diện pháp lý hoặc không kịp thuê luật sư cho phiên xét xử của họ.

Trong số 303 vụ có yêu cầu luật sư thì có 51 vụ học viên bị xét xử mà không hề có đại diện pháp lý khi phiên tòa diễn ra. Những học viên này đã thuê luật sư nhưng luật sư của họ hoặc là bị ngăn cản không cho vào phòng xử án hoặc đã bỏ cuộc do bị chính quyền đe dọa hay lừa dối.

Các luật sư trong 252 vụ còn lại được phép biện hộ cho thân chủ trước tòa nhưng có thể thấy rằng họ đã dùng chiến thuật khác nhau. Có đến 242 vụ, chiếm 48% tổng số vụ xét xử, trong đó luật sư biện hộ vô tội cho thân chủ. 10 vụ còn lại (chiếm 2%) có luật sư bào chữa lại thừa nhận có tội vì nhiều lý do.

Dưới đây là tóm tắt về 303 vụ có luật sư:

1. Các học viên có luật sư, nhưng bị đưa ra xét xử mà không có đại diện pháp lý (51 vụ)

Tổng số 51 vụ án liên quan đến các học viên có luật sư nhưng vẫn bị xét xử mà không có đại diện pháp lý. Trong một số trường hợp, điều này xảy ra là do các viên chức tòa án sử dụng các thủ đoạn khác nhau để ngăn không cho các luật sư vào phòng xử án.

Phiên xử bốn học viên Pháp Luân Công ở tỉnh Hắc Long Giang là một trường hợp điển hình. Tòa án Tiên Cận đã kết án các học viên vào ngày 21 tháng 5 năm 2015 sau ba phiên xử. Bà Thích Mộng Văn bị kết án ba năm tù, còn bà Vương Diễm Tân, bà Lý Quế Phương và bà Mạnh Phiên Lý mỗi người bị kết án hai năm tù.

Theo một báo cáo được đăng trên trang web Minh Huệ, “Trong hai phiên tòa trước đó được mở vào tháng 12 và tháng 1, cảnh sát đã tìm cách ngăn cản các luật sư bằng cách thiết lập một số chốt kiểm tra trên đường họ tới tòa án và đe dọa vũ lực.”

Trước phiên xử gần đây nhất, khi phán quyết được tuyên bố, mãi đến phút chót, tòa án mới thông báo cho luật sư và người nhà của các học viên nên chỉ có hai trong số bốn luật sư bào chữa có thể tới Kiến Tam Giang.

Hơn nữa, cảnh sát còn thiết lập năm chốt kiểm tra, mỗi chốt đều có cảnh sát vũ trang đứng trực có trang bị súng máy loại nhỏ. Họ lục soát xe hơi của các luật sư và người nhà, quay phim họ và liên tục yêu cầu xem và ghi lại giấy tờ tùy thân của họ.

Khi mà hai luật sư đến được tòa án vào phút chót, người phụ trách không cho họ vào, nói rằng họ không có thông báo về phiên xử từ tòa án.

Trong một số trường hợp, các học viên và người nhà bị lừa dối nên đã không thuê luật sư. Tuy nhiên, thay vì nhận bản án nhẹ hơn như đã được hứa hẹn, các học viên này lại phải nhận bản án nặng. Trường hợp được đăng sau đây là một ví dụ như vậy:

Người nhà bị chính quyền lừa dối, thân nhân bị kết án bảy năm tù (Báo cáo tiếng Anh)

Gia đình ông Hứa Ủng Phàn đã thuyết phục ông không thuê luật sư nữa vì tin lời hứa của chính quyền địa phương rằng sẽ thả ông trong vòng ba ngày sau khi kết thúc phiên xử. Tuy nhiên, vào tháng 8 năm 2015, ông đã bị kết án bảy năm tù vì đã sản xuất các tài liệu phơi bày cuộc bức hại Pháp Luân Công.

2. Luật sư bào chữa vô tội cho các học viên (242 vụ)

Có tổng cộng 242 vụ mà các luật sư bào chữa vô tội cho học viên tại phòng xử án. Nhiều luật sư đã đã sốc khi phát hiện những vi phạm thủ tục pháp lý của Viện kiểm sát, tòa án và cơ quan hành pháp.

Ông Lý Xuân Phú và ông Trần Kiến Cương biện hộ vô tội cho bốn thân chủ của họ. Trong phiên xử ngày 17 tháng 3 năm 2015, hai vị luật sư này đã phát hiện rằng công tố viên Uông Loan Phương đã tự ký tên mình vào bản lời khai nhân chứng. Bà đã nhanh chóng rời phòng xử án khi các luật sư đặt câu hỏi về tính hợp lệ của các nhân chứng tham gia khởi tố. Thẩm phán khi đó đã hoãn phiên xử mà không đề cập tới quyền lợi pháp lý trong tương lai của các học viên.

3. Các luật sư thừa nhận có tội (10 vụ)

Trong số 501 vụ, có 10 vụ các luật sư là người cùng địa phương thừa nhận các học viên có tội. Một số luật sư cảm thấy rằng nếu biện hộ có tội sẽ có cơ hội giảm nhẹ hình phạt hơn nhiều, còn một số khác là do đã có mối quan hệ thân thiết từ lâu với các tòa án địa phương.

Bà Tông Diễm Xuân từ Thẩm Dương, tỉnh Liêu Ninh đã thuê hai luật sư địa phương để biện hộ cho bà. Trong phiên xét xử ngày 19 tháng 3 năm 2015, các luật sư của bà đã thừa nhận bà có tội, việc này đã dẫn tới hậu quả là bà bị kết án 2,5 năm tù.

Khi bà Lý Quế Vinh từ Thẩm Dương, tỉnh Liêu Ninh thuê hai luật sư địa phương bào chữa cho bà, bà đã không ngờ rằng họ thông đồng với các cán bộ chức trách của tòa án để đưa bà vào tù. Hai luật sư này thậm chí còn nói với gia đình bà trước phiên xét xử rằng bà Lý có thể phải lĩnh án 5 năm tù. Trong phiên xử ngày 23 tháng 6 năm 2015, hai luật sư đã thay mặt bà nhận tội và bà thực sự đã bị tuyên án 5 năm tù.

Các phiên xử bí mật

Trong số 501 vụ,có 275 vụ không có thông tin về việc gia đình có được thông báo trước về phiên xử hay không. 92 vụ trong số các vụ án còn lại được thực hiện mà luật sư hay gia đình của bị cáo không hề hay biết.

9e9162a75b20c92c1c7f6197560e2fef.jpg

Dưới đây là một trường hợp điển hình về việc các học viên bị kết án mà người thân của họ không hề hay biết:

Tòa án Vinh Thành đã xét xử ông Trương Bảo Kim vào ngày 11 tháng 5 năm 2015 mà không thông báo gì cho gia đình ông.

Gia đình ông Trương không hay biết gì về phiên xét xử cho đến khi họ xem tin tức trực tuyến. Họ đã hỏi thẩm phán Vương Lợi tại sao gia đình không được thông báo về phiên xét xử thì được trả lời rằng: “không cần thiết phải thông báo cho người nhà.” Thẩm phán cũng nói với gia đình rằng ông Trương đã bị kết án bốn năm tù giam, đó là bản án mà các công tố viên đã quyết định từ trước phiên xử.”

Tòa án phúc thẩm giữ nguyên bản án mà không tổ chức điều trần

Có 10 vụ khác cũng tương tự như 92 vụ đề cập trên đây. Các vụ án này đều là do tòa án phúc thẩm ra quyết định giữ nguyên bản án ban đầu của tòa án sơ thẩm mà không tổ chức điều trần công khai. Dưới đây là ba trường hợp như vậy:

Trường hợp 1: Tòa án sơ thẩm ép tái xử đối với một người đang trong tình trạng nguy kịch (Báo cáo tiếng Anh)

Ông Tống Chân Hải từ quận Lâm Chương, tỉnh Hà Bắc đã bị xét xử lần thứ hai sau khi Tòa án trung thẩm Hàm Đan hủy bỏ bản án ba năm tù ban đầu của ông. Tuy nhiên Tòa án quận Lâm Chương đã phán quyết cùng hình phạt sau một phiên xử lại. Ông đã kháng nghị, nhưng lần này, tòa án phúc thẩm đã giữ nguyên bản án mà không mở phiên điều trần, dưới áp lực từ Phòng 610.

Trường hợp 2: Phán quyết phi pháp đối với bốn học viên Pháp Luân Công bị giữ nguyên

Tòa án Nhân dân trung thẩm thành phố Hán Trung đã xét xử bốn học viên vào ngày 17 tháng 3 năm 2015 và đã giữ nguyên bản án được đưa tới vào ngày 26 tháng 12 năm 2014. Khi đó, bà Đô Thư Hồi bị kết án tám năm tù, bà Đỗ Thư Minh bảy năm rưỡi, bà Vương Tân Liên ba năm rưỡi và bà Trương Tân Dược ba năm.”

Trường hợp 3: Giữ nguyên án tù của một giáo viên tiểu học ở Thành Đô trong một phiên xử bí mật (báo cáo tiếng Anh)

Bà Nhan Oanh Mai một giáo viên nghệ thuật tại Trường Tiểu học Thực nghiệm Số 2 Thiên Huệ đã bị giam giữ và bị kết án bốn năm tù giam. Sau khi bà kháng nghị, Tòa án Trung thẩm Thành Đô đã giữ nguyên bản án bốn năm tù trong một phiên điều trần được tổ chức bí mật. Luật sư của bà không được cho truy cập bất kỳ thông tin nào về phiên xử phúc thẩm và bị từ chối quyền xem lại vụ án của bà.

Chỉ một số ít người nhà của các học viên được dự các phiên xử

Trong nhiều phiên xử mà gia đình bị cáo nhận được thông báo từ trước, thì chỉ một số ít người nhà (nếu có) là thực sự được phép dự phiên xử.

Một trường hợp cá biệt là thẩm phán ở tỉnh Tứ Xuyên đã báo sai địa điểm tiến hành phiên xử cho gia đình bị cáo để tránh sự có mặt của họ.

“Khi gia đình bà La Linh Dung tới tòa án khu Giang Dương vào ngày 6 tháng 1 năm 2015 để dự phiên xét xử, họ nhận ra rằng không có phiên xử nào ở đó cả và họ đã bị lừai. Bà La thực ra đã bị xét xử tại một phòng xử án tạm bợ ở trung tâm giam giữ An Phúc ở Nạp Khê cách đó nhiều dặm, là nơi bà bị cầm tù kể từ khi bà bị bắt vào tháng 5 năm 2014.”

“Vì gia đình bà La bị lừa, họ đã tới dự phiên tòa muộn. Bảo vệ không cho họ vào trong phòng xử án. Khi hai người khác ở địa phương được [gia đình bà La] nhờ đến dự phiên xử để ủng hộ bà La, có mấy người đã đẩy họ vào trong hai chiếc xe hơi riêng và đưa họ đi.”

Trong một trường hợp khác, ông Triệu Thành Hiếu và vợ mình, bà Cao Tu Lan từ thành phố Đại Khánh, tỉnh Hắc Long Giang bị xét xử vào ngày 15 tháng 1 năm 2015. Ngày hôm đó, chỉ có bốn thành viên gia đình được phép vào trong phòng xử áncòn những chỗ ngồi còn lại bị chiếm dụng bởi những người tự cho là người thân của vợ chồng ông Triệu. Tuy nhiên, các thành viên gia đình thực sự của cặp vợ chồng đã không thể nhận ra bất kỳ ai trong số những người này.

Ít ngày sau đó, vào ngày 29 tháng 1 năm 2015, bà Lưu Thường Nga từ thành phố Ưng Đàm, tỉnh Giang Tây cũng bị đưa ra xét xử mà không có luật sư, người thân hay người ủng hộ nào được phép dự phiên xử.

“Các phiên xử công khai” nhưng tòa án lại được bảo vệ nghiêm ngặt

Chính quyền tuyên bố sẽ mở các phiên xử công khai đối với các học viên Pháp Luân Công, tuy nhiên trên thực tế tòa án thường xuyên lại được bảo vệ nghiêm ngặt và những người ủng hộ bị ngăn không cho tham dự các phiên xử. Dưới đây là ba trường hợp như vậy:

Trường hợp 1: Sáu cư dân Lan Châu bị xét xử cùng một ngày vì truyền rộng thông tin về Pháp Luân Công

“Có nhiều cảnh sát tập trung ở sân của tòa án. Bên ngoài tòa nhà có ba xe tải nhỏ chở đầy cảnh sát vũ trang. Còn có cảnh sát mặc thường phục tuần tra ở khu vực gần tòa án.

Hai người dạo bộ gần đó đã bị lục soát túi đồ. Người thứ ba bị yêu cầu trình chứng minh thư nhân dân khi đi ngang qua tòa án.”

Trường hợp 2: Tám học viên bị xét xử phi pháp tại Tòa án quận Trường Thanh, tỉnh Sơn Đông

“Ông Đô Tắc Chúc, bà Trình Thư Hương, ông Lý Vệ Quốc, bà Vương Hồng Phong, bà Tôn Vũ Chi, bà Diêu Lý Truyện Vinh, bà Nghiêu Thuyên Phân và bà Tôn Mặc Thanh bị xét xử phi pháp vào ngày 13 tháng 1 năm 2015 tại Tòa án quận Trường Thanh.

Hơn 100 cảnh sát đứng trực ở phía trước tòa án vào sáng sớm. Họ phong tỏa khu vực đó và đặt một máy ghi hình để ghi hình bất kỳ ai đi ngang qua. Hai nhóm cảnh sát thay phiên nhau tuần tra khu vực trong vòng hơn 20 phút.

Hơn 10 xe cảnh sát và mấy chiếc xe buýt đậu ở hai bên đường phía trước tòa án. Còn có những xe cảnh sát đậu ở sân vận động gần đó.

Cứ mỗi một đoạn 10 đến 20m lại có cảnh sát đứng canh gác, kể cả tại những cửa hàng gần đó, bệnh viện, bưu điện và sân vận động. Trước phiên xử, một số cảnh sát đã tới cửa hàng gần đó để mua dùi cui điện và tấm chắn.”

Trường hợp 3: Tòa án được canh gác nghiêm ngặt, công chúng bị chặn khỏi “phiên xử công khai (báo cáo tiếng Anh)

“Cảnh sát phong tỏa một khu vực có phạm vi 200m (khoảng 650 bộ) phía trước lối vào tòa án. Hàng trăm cảnh sát cả vũ trang lẫn thường phục từ Tam Hà và các thành phố gần đó đã thiết lập một phạm vi cẩn mật, với hàng trục xe cảnh sát đậu bên ngoài tòa án.”

Cho dù phiên xử được chính thức mở công khai cho công chúng, nhiều người dân địa phương tới dự phiên xử đã bị cảnh sát đuổi ra.

Một người đàn ông trung niên tới phiên xử ngày 19 tháng 6 đã bị bắt và giam giữ trong vòng bảy giờ sau khi hỏi công an tại tòa lý do không cho phép dự phiên xử như đã cam kết.”

Luật sư bào chữa bị hành hung trong phòng xử án

Mặc dù có một số luật sư được phép vào phòng xử án để biện hộ cho thân chủ nhưng họ đã bị công an của tòa hành hung tàn bạo khi họ phản đối những vi phạm thủ tục pháp lý của tòa án.

Trong trường hợp dưới dây, hai luật sư đã bị hành hung khi họ chất vấn những ngược đãi của tòa án đối với các bị cáo và luật sư.

Tòa án Liêu Ninh bóp cổ luật sư vì đã phản đối những ngược đãi đối với thân chủ

“Sau khi một luật sư bào chữa yêu cầu các quan chức tòa án dừng hành vi bạo lực bất công đối với thân chủ của ông, bốn nhân viên đã tới kéo ông ra khỏi phòng, đè ông xuống sàn và ghè cổ ông cho tới khi ông bất tỉnh.

Khi ông ấy tỉnh lại, một nhân viên hét lên, “Những gì chúng tôi làm với anh gọi là hành pháp!”

Vị luật sư này, ông Đổng, không phải là người duy nhất bị đuổi ra trong phiên điều trần thứ tư của phiên tòa xử chung ba học viên Pháp Luân Công vì đức tin của họ. Bà Vương là một luật sư bào chữa khác cũng bị đuổi ra sau khi phản đối việc hành hung ông Đổng.”

“Anh càng bào chữa cho cô ta, bản án của cô ta sẽ càng nặng hơn”

Nhiều thẩm phán đã đe dọa các học viên phải từ bỏ luật sư của mình hoặc là phải đối mặt với hậu quả nặng nề. Với những học viên kiên quyết sử dụng đại diện pháp lý, luật sư của họ đã gặp phải nhiều trở ngại. Một số luật sư bị từ chối truy cập tài liệu vụ án và/hoặc bị đe dọa bởi các quan chức tòa án, cả trước và trong phiên xử.

Hai trường hợp sau đây xảy ra ở thành phố Đan Đông, tỉnh Liêu Ninh cho thấy thẩm phán đã ngang nhiên lạm dụng quyền lực của mình.

Trong trường hợp của học viên Vương Hương Cúc, thẩm phán Mã Thuật Hà đã nói với luật sư của bà rằng, “Anh càng bào chữa cho bà ta, bản án của bà ta sẽ càng nặng hơn. Anh không có lựa chọn nào khác ngoài việc bảo bà ta nhận tội.”

Thẩm phán này cũng đe dọa luật sư của một học viên khác, bà Vương Tuyết Mai, “Bà không thể nói rằng Pháp Luân Công không phải là một tà giáo trong phiên xử. Tôi sẽ cảnh báo bà một lần và sau đó tôi sẽ đuổi bà ra khỏi tòa đấy.”

Thẩm phán Mã không phải là thẩm phán phi pháp duy nhất đã tống giam các học viên. Chuỗi ba bài viết sau đây chỉ ra thêm các trường hợp mà thẩm phán đẩy các học viên vào sau song sắt, bất chấp việc thiếu cơ sở pháp lý.

“Đừng nói luật với tôi” – Các thẩm phán như những con rối dưới chế độ ĐCSTQ (Phần 1/3)

“Đừng nói luật với tôi” – Các thẩm phán như những con rối dưới chế độ ĐCSTQ (Phần 2/3)

“Đừng nói luật với tôi” – Các thẩm phán như những con rối dưới chế độ ĐCSTQ (Phần 3/3)

Hệ thống tư pháp Trung Quốc chỉ là một thứ công cụ

501 trường hợp nêu trên cho thấy những vi phạm ngang nhiên về thủ tục pháp lý của cơ quan hành pháp, viện kiểm sát và tòa án các cấp. Ai đứng đằng sau hệ thống tư pháp bất chấp pháp luật này?

Một báo cáo có tiêu đề: “Phòng 610 vi phạm thủ tục pháp lý trong phiên xử tại Trùng Khánh” mô tả những gì đã xảy ra với một cặp vợ chồng như sau:

Sau khi phiên xét xử của anh Đỗ Dương Tây, anh Tần Ái Dân và cô Tần Hoa Tiên bắt đầu, các luật sư biện hộ phát hiện ra tính bất hợp pháp của phiên tòa và kiên quyết bác bỏ cáo buộc ngay lập tức. Đây là một quyết định dễ thấy đối với thẩm phán, nhưng ông đã trì hoãn việc ra quyết định vào hôm đó.

Vào ngày xét xử thứ hai, công tố viên đã đưa ra một “văn bản bổ sung” do Phòng 610 địa phương cung cấp vào tối trước đó và thẩm phán đã cho phép phiên xét xử tiếp tục dựa trên tài liệu không chính thức này.

Các luật sư đã chất vấn công tố viên: “Phòng 610 chính xác là gì? Phải chăng nó có mọi quyền pháp lý để thụ án, kết án bất cứ ai và vượt trên cả thủ tục pháp lý đã được thiết lập từ trước không?”

Phòng 610, một tổ chức ngoài pháp luật được thành lập để đàn áp Pháp Luân Công dưới sự chỉ đạo trực tiếp từ trung tâm quyền lực của ĐCSTQ, nó nắm giữ quyền lực vượt trên cả hệ thống tư pháp trong khi thực hiện nhiệm vụ này. Chuỗi tám bài viết sau đây phơi bày vai trò của hệ thống tư pháp Trung Quốc trong cuộc bức hại Pháp Luân Công và đưa ra một cái nhìn sâu sắc hơn.

Bất công đã trở nên phổ biến: Hệ thống tòa án tại Trung Quốc ngày nay

Những dấu hiệu tích cực từ các thẩm phán

Mặc dù nhiều thẩm phán tuân theo mệnh lệnh của chế độ Trung Cộng một cách chủ động hay mù quáng trong việc kết án các học viên Pháp Luân Công, chúng tôi cũng thấy được một số tín hiệu tích cực.

Ví dụ, ông Bàng Hữu, một học viên Bắc Kinh bị bắt tại tỉnh Thiểm Tây khi đang đi công tác, bất ngờ khi được tuyên bố trắng án vào tháng 6 năm 2015. Báo cáo thuật lại như sau:

Thẩm phán Thiểm Tây tuyên bố trắng án cho một người Bắc Kinh bị bắt lần thứ ba vì phơi bày cuộc bức hại Pháp Luân Công (Báo cáo tiếng Anh)

“Ông Bằng Hữu bị bắt vì nói cho mọi người về Pháp Luân Công trong chuyến thăm đối tác tại Nghi Xuyên vào tháng 12 năm 2014…. Trước lần bị bắt cuối cùng, ông Bằng đã bị kết án hai lần, tổng cộng là 12 năm tù với cùng một tội danh, đó là việc ông tu luyện Pháp Luân Công đã phá hoại việc thi hành pháp luật.”

Tuyên bố trắng án của thẩm phán Nghi Xuyên được công bố vào ngày 11 tháng 6 là một bất ngờ đối với ông Bằng và gia đình. Sau đó, họ được biết không có học viên Pháp Luân Công nào khác được trắng án sau khi bị tố cáo là phạm cái gọi là “tội” tương tự đó [tu luyện Pháp Luân Công].

“Ông Bằng và những người ủng hộ ông cho rằng làn sóng mới khởi kiện hình sự cựu độc tài Trung Quốc Giang Trạch Dân đã có ảnh hưởng phần nào tới quyết định của thẩm phán.”

Trong một trường hợp khác, một thẩm phán chủ tọa hai phiên điều trần đầu tiên trong phiên xử phúc thẩm hai học viên ở Hắc Long Giang đã thay đổi thái độ trong phiên điều trần thứ ba.

“Thẩm phán có thái độ tiếp thu những luận điểm bào chữa và lời khai cá nhân của các học viên. Không giống như ở hai phiên điều trần trước đó, ông ghi lại chính xác lời bào chữa của các luật sư và không ngắt lời họ. Trước khi kết thúc, ông đọc to những ghi chép của mình theo đúng thủ tục pháp lý và cho phép các luật sư cùng hai học viên kiểm tra chúng trước khi họ ký vào văn bản. Ông thậm chí còn hỏi ý kiến các luật sư xem ông đã tiến hành phiên điều trần như thế nào.”

Kết luận

Các phiên xét xử và việc kết án phi pháp các học viên Pháp Luân Công được thực hiện tùy tiện với vô số vi phạm pháp lý của hệ thống tư pháp. Từ bắt giữ trái phép tới thẩm vấn bằng tra tấn, từ ép buộc các học viên từ bỏ luật sư của họ tới ngang nhiên hành hung các luật sư ngay tại tòa, rồi từ việc hạn chế tiếp cận tòa án tới bắt giữ những người ủng hộ các học viên, chúng tôi thấy rằng quyền được thực hiện theo đúng thủ tục và được xét xử công bằng của các học viên đã bị vi phạm hết lần này tới lần khác.

Chúng tôi hy vọng báo cáo này sẽ giúp công chúng nhận định rõ hơn về tội ác mà Giang Trạch Dân đã gây ra. Khi bản thân Giang đang phải đối mặt với làn sóng khởi kiện chưa từng có tiề lệ, chúng tôi kêu gọi những người theo ông ta hãy ngừng tham gia vào cuộc bức hại này.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2016/1/16/322325.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2016/1/20/154880.html

Đăng ngày 03-02-2016; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share