[MINH HUỆ 08-10-2014] Tiếp theo phần 2:
Loạt bài 8 phần này khám phá vai trò của hệ thống tư pháp Trung Quốc trong cuộc đàn áp Pháp Luân Công.
Thực tế cho thấy hệ thống tư pháp đã mất đi sự độc lập, và từ năm 1999, theo sau Phòng 610, một cơ quan ngoài vòng pháp luật được tạo ra cho mục đích duy nhất là xóa sổ Pháp Luân Công.
Thay vì chỉnh lý những sai phạm chống lại các học viên vô tội, hệ thống tư pháp lại tích cực thi hành nhiều chính sách đàn áp của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) và cố gắng bỏ tù các học viên vì những tội danh không liên quan.
Mục lục
Phần 1: Tổng quan
Phần 2: Ai là kẻ giật dây? Phòng 610
Phần 3: Nhiều thẩm phán bộc lộ bản chất khi truy tố các học viên tuân thủ pháp luật
Phần 4: Các học viên bị buộc tội sai và không được xét xử công bằng
Phần 5: Bản án căn cứ theo quyết định của các quan chức tham nhũng
Phần 6: Nhiều luật sư bị ngược đãi vì đại diện cho thân chủ của họ
Phần 7: Nhiều gia đình bị trừng phạt vì thuê luật sư
Phần 8: Nhiều người ủng hộ bị bắt vì đứng lên đòi công lý
Phần 3: Nhiều thẩm phán bộc lộ bản chất khi truy tố các học viên tuân thủ pháp luật
Cuộc đàn áp đã làm lộ ra những điều xấu xa nhất của nhiều thẩm phán, những người đã hoàn toàn đánh mất sự chuyên nghiệp và lương tâm của mình trong khi mưu cầu bảo đảm việc làm và lợi ích chính trị. Trong suốt cuộc bức hại các học viên tuân thủ pháp luật, họ cho thấy sự coi thường hoàn toàn đối với pháp luật và thường tuyên bố rằng chính trị cao hơn pháp luật. Thay vì chỉnh đốn lại những sai lầm, họ đã làm mọi cách để khiến các học viên bị giam giữ.
Phần này cung cấp vài dẫn chứng về hành vi vô liêm sỉ tại phòng xử án của các thẩm phán trong khi xét xử các học viên.
Thẩm phán Vương Truyền Phát xé rách đơn kháng cáo và tát vào mặt luật sư của bị cáo
Khi biện hộ cho học viên là bà Miêu Phúc từ hạt Đông Ninh, tỉnh Hắc Long Giang vào tháng 06 năm 2012, luật sư Vương Toàn Chương đã yêu cầu bác bỏ lời “thú tội” của bà đưa ra khi bị tra tấn trong lúc thẩm vấn. Thẩm phán Vương Truyền Phát đã vô cùng tức giận và từ chối.
Khi luật sư tới thăm bà Miêu trong trung tâm giam giữ vào ngày 31 tháng 08, ông đã ghé thăm Vương Truyền Phát. Ông đã bị sốc khi bị vị thẩm phán này tát vào mặt và chửi rủa. Ông cũng không thể ngờ rằng vị thẩm phán đã xé rách đơn kháng cáo của bà Miêu Phúc.
Thẩm phán Ngô Quân thừa nhận mình là một “kẻ cướp”
Học viên Trương Cảnh Đông đến từ làng Tân Phú, hạt Tuy Tân, tỉnh Hắc Long Giang đã bị xét xử vào ngày 17 tháng 08 năm 2004.
Tòa án đã không cho phép hai người chị gái của ông làm chứng thay ông. Khi được nhắc rằng luật pháp cho phép điều này, thẩm phán Ngô Quân đã đáp lại: “Đó là lệnh từ cấp trên.”
Khi các chị gái của ông Trương yêu cầu được xem điều lệnh đó, Ngô Quân nói rằng không có gì để xem. Họ đã không thể tin điều này: “Sao một cơ quan hành pháp lại hành xử kiểu này? Ông đang không tuân theo bất kỳ một thủ tục pháp lý nào. Ông vẫn là một nhân viên tòa án đấy chứ? Chúng tôi muốn nói rằng ông là một kẻ cướp!”
Ngô Quân đã không ngần ngại đáp lại: “Phải, chúng tôi là những kẻ cướp. Vậy thì sao?”
Thẩm phán Vương Tử Lương thừa nhận mình là kẻ “xấu tệ”
Vào ngày 10 tháng 08 năm 2010, tòa án thành phố Thiên An tỉnh Hà Bắc đã xét xử bốn học viên Lý Diễm Khuê, Triệu Minh Hoa, Lý Thanh Tùng, Trương Hạ Văn.
Bốn học viên đã bị xét xử bốn lần kể từ khi bị bắt vào tháng 10 năm 2007. Mặc dù tòa án trung cấp thành phố Đường Sơn đã bác bỏ trường hợp của họ với lý do không đủ bằng chứng, tòa án thành phố Thiên An vẫn từ chối thả người và đưa họ ra xét xử lần thứ 5 vào ngày 10 tháng 08.
Khi phiên tòa bắt đầu, thẩm phán Vương Tử Lương, công tố viên Chu Văn Khánh và một thư ký xuất hiện mà không mang đồng phục. Vương thậm chí còn ngậm một điếu xì gà.
Suốt phiên tòa, Vương đã trả lời bốn cuộc điện thoại và rời khỏi phòng xử án hai lần. Khi trở lại, thay vì ngồi xuống ghế của mình, ông ta đã tới ngồi ở chỗ thư ký.
Trái ngược với sự đứng đắn và chuyên nghiệp, thẩm phán Vương đã pha trò. Ông ta nói: “Tôi không bao giờ can thiệp vào việc tập luyện Pháp Luân Công của các vị, nhưng các vị lại gửi cho tôi các tờ rơi Pháp Luân Công. Người hàng xóm 84 tuổi đã nói với tôi rằng ‘Anh thật sự xấu xa!'”
Ông ta không bận tâm đến lời nhận xét của hàng xóm mà thực tế dường như còn thích thú với cái nhãn “xấu xa” của mình.
Bà Lý Diễm Khuê đã bị sốc điện với dùi cui điện trong 12 giờ tại Phòng An ninh Nội địa địa phương. Trong khi thẩm vấn bà, các nhân viên Phổ Vĩnh Lai, Cáp Phúc Long, Đường Học Bình và hai người nữa đã sốc điện bà liên tục, kết quả đã tạo ra nhiều vết phồng rộp trên đùi và ngực bà. Bà vẫn còn những vết sẹo cho đến tận ngày xét xử.
Công tố viên Chu Văn Khánh đã bày tỏ sự hoài nghi của mình với lập luận rằng bất cứ ai bị tra tấn như vậy lẽ ra phải mất mạng rồi.
Luật sư của bà Lý đề nghị bà cho mọi người xem các vết bỏng nhưng Vương Tử Lương đã ngăn lại và nói: “Không cần thiết. Tòa án không chất vấn bà. Luật sư của bà có thể chụp ảnh các vết thương và sau đó nói chuyện với Viện kiểm sát.”
Chu Văn Khánh đã buộc tội bà Lý về việc cài đặt chảo vệ tinh để thu các chương trình từ đài truyền hình Tân Đường Nhân nhưng khi luật sư Lý Tô Tân hỏi thì ông ta không thể chỉ ra những điều luật nào cấm việc cài đặt này.
Luật sư Toàn Vân Cách chỉ ra: “Theo luật, tòa án không thể kết tội bị cáo khi không có nhân chứng có mặt để làm chứng.”
Vương Tử Lương đã hỏi: “Luật gì? Tại sao tôi không biết về nó?”
Luật sư Toàn đã đọc to quy chế và Vương lẩm bẩm: “Tôi biết.”
Chu Văn Khánh đã xoa bụng và kéo áo để lộ bụng của mình nhiều lần trong suốt phiên tòa. Khoảng 11 giờ sáng, ông ta nói với Vương Tử Lương: “Giờ đã gần trưa. Hãy tạm hoãn phiên tòa.”
Thẩm phán Lưu Lương Khải: “Không ai quan tâm nếu bà chết”
Tòa án Thái Thương ở tỉnh Giang Tô đã xét xử bà Tần Diễm Thu vào ngày 07 tháng 11 năm 2005. Thẩm phán Lưu Lương Khải đã kết án tù đối với bà vì việc sở hữu các bản tuần báo Minh Huệ và các tấm thiệp có chữ “Pháp Luân Đại Pháp hảo.”
Lưu đã bắt chồng và con trai bà Tần Diễm Thu rời phòng xử án và từ chối để bà thuê luật sư.
Khi Lưu hỏi bà Tần rằng bà có điều gì khác để nói không, bà đã trả lời: “Tu luyện Pháp Luân Công không phạm pháp.” Lưu đã quát bà hãy im lặng.
Bà Tần tiếp tục: “Tôi không phạm tội và phiên tòa này là phạm pháp. Tôi sẽ tiếp tục tuyệt thực và nếu tôi chết thì ông sẽ chịu tất cả trách nhiệm.”
Lưu đáp lại: “Không ai quan tâm nếu bà chết.”
Thẩm phán Từ Thiên Bằng quận Phong Nhuận thuộc thành phố Đường Sơn đã bất chấp luật pháp
Thẩm phán Từ Thiên Bằng là người đứng đầu tòa án quận Phong Nhuận thuộc thành phố Đường Sơn, tỉnh Hà Bắc. Mẹ của ông từng nói với một người bạn: “Nếu bà muốn con trai tôi giúp đỡ thì phải trả tiền cho nó; nếu không thì chẳng đời nào nó làm gì giúp bà.”
Trong nhiệm kỳ của mình, ông ta đã lạm dụng quyền lực và kết án tù trái phép các học viên: Lệ Ngọc Thư (10 năm), Cốc Hữu Văn (7 năm), Dương Quốc Quang (4 năm rưỡi), Vương Hi Văn (4 năm), Cổ Nguyên Phong (3 năm), Trương Duy Trọng (2 năm), Lăng Vân (3 năm), Từ Kiệt (7 năm), Trương Minh Phượng (3 năm), Trương Quế Chi (4 năm) và Đặng Tú Diễm (4 năm rưỡi).
Ông ta không bao giờ trả lời các đối chất của luật sư bào chữa và thông báo các bản án bên ngoài phòng xử án. Ngoài ra, ông ta đã từ chối đưa bản án cho gia đình nạn nhân xem.
Để biết thêm chi tiết về sai phạm của Từ Thiên Bằng, xin xem bài: Thẩm phán Từ Thiên Bằng ở quận Phong Nhuận, thành phố Đường Sơn bất chấp luật pháp
Thẩm phán Dương Chấn Khánh yêu cầu nhân chứng rời khỏi phòng xử án
Vào ngày 28 tháng 02 năm 2005, tòa án quận Hương Châu thuộc thành phố Châu Hải, tỉnh Quảng Đông đã xét xử ba học viên, trong đó có Lâm Võ Dũng và ông Trương Văn Học.
Hai học viên địa phương, bà Lưu Xuân Hồng và bà A Quyên là nhân chứng cho trường hợp xét xử còn lại.
Khi bà A Quyên đang làm chứng, bà Lưu đã nhìn vào mắt của thẩm phán Dương Chấn Khánh. Trước khi bà A Quyên kịp kết thúc, Dương Chấn Khánh đã ngăn bà ấy lại và hỏi bà Lưu: “Sao bà cứ nhìn chằm chằm tôi thế?”
Bà Lưu đáp lại: “Làm một nhân chứng, tất nhiên là tôi cần phải nhìn các thẩm phán.”
Thẩm phán đã yêu cầu bốn nhân viên chấp hành đưa bà Lưu Xuân Hồng rời phòng xử án và từ chối cho phép bà làm chứng cho các bị cáo.
Khi học viên Trương Văn Học trình bày với Dương Chấn Khánh rằng ông đã bị đánh đập trong trung tâm giam giữ, Dương đã ngăn ông lại ngay lập tức: “Đừng nói chuyện vô lý mà không có bằng chứng.”
Sau khi phiên tòa kết thúc, Dương Chấn Khánh đã tự hào rằng ông ta đã tống bà Lưu Xuân Hồng ra khỏi phòng xử án.
Thẩm phán Điền Điện Anh cho rằng: “Tôi được trả tiền để làm công việc này. Tôi phải kết án tù cô ta.”
Vào ngày 16 tháng 04 năm 2013, tòa án quận Trường An tại thành phố Thạch Gia Trang, tỉnh Hà Bắc đã xét xử học viên Khâu Lập Anh và kết án cô vì tội “sở hữu bí mật quốc gia.” Để biết thêm chi tiết, xin xem bài: Cô Khâu Lập Anh bị kết án oan về tội “Sở hữu bí mật quốc gia”
Tòa án đã không thông báo ngày xét xử khi luật sư yêu cầu và cũng không thông báo điều này cho gia đình cô Khâu Lập Anh.
Hai luật sư của cô Khâu Lập Anh đã kêu gọi tòa án tuân thủ luật pháp và tìm lại công lý cho cô. Sau cùng, cái gọi là “bí mật quốc gia” là các tài liệu đã được công khai trên mạng.
Nhưng thẩm phán Điền Điện Anh từ chối lập luận của các luật sư và kết án cô Khâu Lập Anh 30 tháng tù. Ông ta nói trước mặt mọi người: “Tôi được trả tiền để làm công việc này. Tôi phải kết án tù cô ta.”
Thẩm phán Vương Huệ nói rằng ông ta không e ngại việc phạm luật
Tòa án quận Dụ Hoa thuộc thành phố Thạch Gia Trang, tỉnh Hà Bắc đã xét xử cô Tôn Đào vào ngày 07 tháng 12 năm 2012. (Để biết thêm chi tiết, xem bài: Cô Tôn Đào phản đối xét xử phi pháp, kiểm soát viên rút khỏi phiên xét xử)
Khi hai luật sư của cô đến tòa án, các chấp hành viên đã ra lệnh cho họ đi qua một chốt kiểm tra an ninh.
Các luật sư đã chỉ ra rằng mình được miễn kiểm tra an ninh nhưng những chấp hành viên khẳng định rằng họ tuân thủ theo đúng quy định được tòa án quận Dụ Hoa thiết lập.
Dù các chấp hành viên không đưa ra được bất cứ giấy tờ nào cho thấy tòa án quận Dụ Hoa yêu cầu kiểm tra an ninh các luật sư nhưng họ vẫn không tránh đường. Các luật sư đã khẳng định rằng họ được miễn.
Tranh chấp đã kéo dài trong khoảng 10 phút trước khi thẩm phán Vương Huệ tới và nói: “Tôi không sợ vi phạm luật pháp. Hãy để tôi kiểm tra họ.” Ông ta đã dùng vũ lực khám xét hai luật sư và không tìm thấy đồ vật bị cấm nào.
Bài viết liên quan (bản tiếng Trung): https://www.minghui.org/mh/articles/2013/9/26/中共法庭现形记 (一)-280327.html
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2013/10/8/殴打律师、自称强盗的“法官”-280922.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2014/1/16/144428.html
Đăng ngày 27-03-2014; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.