Bài viết của Âu Dương Phi
[MINH HUỆ 08-01-2015] “Hệ thống tư pháp là tuyến phòng ngự cuối cùng cho công bằng xã hội,” Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình phát biểu vào năm 2014, lặp lại Những nguyên tắc cơ bản về sự độc lập của pháp luật do Liên Hợp Quốc thông qua vào năm 1985 nhằm công nhận một hệ thống luật pháp độc lập là một điều cần thiết cơ bản.
Tuy nhiên, tại Trung Quốc, hoạt động của cơ quan tư pháp nằm dưới sự chỉ đạo của Ủy ban Chính trị và Pháp luật, một tổ chức của Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản (Bộ Chính trị). Điều này phản ánh đặc biệt rõ ràng trong 15 năm đàn áp Pháp Luân Công của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), vì nó dùng các tòa án quốc gia như một công cụ khác để tiến hành chiến dịch bức hại của nó.
Bên dưới là một số trích dẫn của các thẩm phán Trung Quốc khi họ kết án bất lợi cho các học viên Pháp Luân Công:
“Cứ nói thêm một câu thì sẽ tăng thêm một năm tù.”
“Đảng ngăn cấm điều này [thuê những luật sư không phải của chính phủ]!”
“Đừng nói luật với tôi!”
“Đúng, chúng tôi chính là cường đạo đấy. Thì sao nào?”
“Chúng tôi muốn đấu với các người đấy, chúng tôi đã quyết phấn đấu suốt đời vì chủ nghĩa Cộng sản!”
Dù Hiến pháp Trung Quốc quy định tất cả công dân có quyền tự do tín ngưỡng và tự do ngôn luận, hàng chục nghìn trường hợp đã được báo cáo trên Minh Huệ Net về việc các học viên Pháp Luân Công bị ĐCSTQ bỏ tù và tra tấn vì tín ngưỡng của họ, hoặc nói với người khác về cuộc bức hại.
“Ba câu nói nghĩa là thêm ba năm tù.” Bản án này là dành cho bà Hàn Dược Quyên, cựu viên chức của Ban Tuyên giáo ở tỉnh Quảng Đông. Khi bà ba lần dõng dạc hô “Pháp Luân Đại Pháp hảo” tại tòa, đã chọc giận các thẩm phán, những người này sau đó đã thay đổi bản án của bà từ bốn năm thành bảy năm tù.
“Ông cứ nói thêm một từ thì tăng thêm một năm tù.” Ông Trương Kim Sinh, một học viên ở huyện Thanh Nguyên, tỉnh Liêu Ninh, đã bị bắt giữ vì nói cho người khác cách đột phá sự phong tỏa Internet của ĐCSTQ (còn được gọi là Vạn lý tường lửa của Trung Quốc) để truy cập Minh Huệ Net. Trong một phiên xử vào tháng 09 năm 2004, khi ông kháng án và nói mình vô tội đã hô lớn “Pháp Luân Đại Pháp hảo”, thẩm phán đe dọa: “Ông cứ nói thêm một từ thì tăng thêm một năm tù.” Thời hạn tù 8 năm của ông đã thay đổi thành 13 năm.”
“Ông ấy không còn là vị thành niên nữa, và ông ấy không cần người giám hộ … không có nghĩa vụ thông báo cho gia đình của ông ấy về phiên xử.”Sau khi Tòa án Giá Thị, tỉnh Tứ Xuyên xét xử ông Uông Đại Quý và hai học viên khác vào tháng 01 năm 2014, gia đình ông đã hỏi tại sao họ không được thông báo về phiên xét xử. Một quan chức tòa án họ Trịnh trả lời: “Họ đều đã trưởng thành, không cần người giám hộ. Vì thế không cần phải thông báo cho gia đình ông ấy về phiên xét xử.”
“Miễn là các vị không thuê luật sư [từ Bắc Kinh] nữa, tòa án sẽ trả tiền và thuê những luật sư giỏi nhất cho các vị.”12 học viên Pháp Luân Công bị bắt giữ ở thành phố Bản Khê, tỉnh Liêu Ninh và bị xét xử vào tháng 06 năm 2014. Lưu Vệ Đông, Viện trưởng Tòa án khu Minh Sơn, đã yêu cầu gia đình của các học viên thay thế những luật sự biện hộ từ Bắc Kinh bằng những luật sư địa phương.
Lưu nói: “Chỉ cần các vị không thuê những luật sư hiện tại [từ Bắc Kinh] nữa, tòa án sẽ trả tiền và thuê những luật sư giỏi nhất cho các vị.”
Tương tự như vậy, các quan chức của Tòa án Vĩnh Thái, tỉnh Phúc Kiến, và Tòa án Thư Lan, tỉnh Cát Lâm cũng đề nghị gia đình của các học viên ngừng thuê các luật sư từ Bắc Kinh.
“Tôi không cần nói cho các vị, đây là quy định nội bộ.” Cô Trương Hiểu Lệ, 38 tuổi, đã bị xét xử ở thành phố Đại Liên, tỉnh Liêu Ninh vào ngày 31 tháng 12 năm 2014. Khi luật sư yêu cầu tháo bỏ còng tay của cô Trương theo như luật định, thẩm phán Lý Tăng Lan trả lời: “Theo quy định, còng tay không cần phải bỏ ra.”
Khi được hỏi dựa theo quy định nào, Lý trả lời: “Tôi không cần nói cho các vị, đây là quy định nội bộ.”
“Đảng cấm điều này [thuê những luật sư không phải của chính phủ]!”Khi bà Vương Á Quyên, 51 tuổi, một học viên ở Cát Lâm, bị xét xử vào tháng 09 năm 2013, luật sư đến từ Bắc Kinh của bà bị thẩm phán Quách Khánh Tỷ từ chối. Luật sư đã chỉ ra rằng điều này vi phạm luật pháp, nhưng Quách đáp lại: “Đảng cấm điều này [thuê những luật sư không phải của chính phủ]!”
“Chúng tôi đã quyết phấn đấu suốt đời vì chủ nghĩa Cộng sản.” Ngày 18 tháng 05 năm 2009, Tòa án khu Hoài Âm, thành phố Hoài An, tỉnh Giang Tô, đã xét xử học viên Thẩm Dương. Thẩm phán trưởng Quách Chấn Tường đã cố lừa anh thú nhận “tội ác,” nhưng anh Thẩm không bị mắc bẫy và đã giải thích với mọi người tại sao anh kiên định niềm tin vào Pháp Luân Công.
Một nhân viên Phòng 610 ở độ tuổi ngũ tuần đã xông về phía trước và hét vào thẩm phán: “Hãy ngăn đừng cho anh ta nói nữa!”
Sau đó Quách lo lắng nói với mọi người trong phòng xử án: “Chúng tôi đã quyết định phấn đấu suốt đời vì chủ nghĩa Cộng sản.”
“Đừng nói luật với tôi!” Khi bà Trương Đức Diễm và ba các học viên khác ở tỉnh Liêu Ninh bị xét xử tại Tòa án khu Vọng Hoa vào tháng 07 năm 2013, thẩm phán và luật sư của bà Trương đã có một cuộc nói chuyện ngắn.
Thẩm phán nói: “Đừng nói luật với tôi!”
Luật sư bị sốc và hỏi bà ta: “Nếu chúng ta không nói luật, vậy chúng ta kể chuyện cười sao?”
Đây không phải là trường hợp duy nhất. Các thẩm phán ở Thượng Hải, tỉnh Quảng Đông và tỉnh Hắc Long Giang cũng tương tự như vậy.
“Các vị nói luật với tôi làm gì? Ở đây tôi đang nói về chính trị.” Ông Lộ Thông, một học viên ở thôn Thái Hương Tân, thành phố Tô Châu, đã bị Tòa án khu Kim Xương kết án phi pháp bốn năm tù vào ngày 17 tháng 12 năm 2008. Con gái ông, cô Lộ Yến đã kháng cáo và yêu cầu tiến hành một phiên xét xử khác cho cha cô. Các quan chức tòa án đã trốn tránh trách nhiệm hết lần này đến lần khác.
Cố Nghênh Khánh, Thẩm phán Tòa án Trung thẩm Tô Châu, nói với gia đình: “Các vị nói luật với tôi làm gì? Ở đây tôi đang nói về chính trị.”
“Nó là vi phạm pháp luật… Đây là lệnh từ cấp trên.”Ngày 06 tháng 01 năm 2004, Tòa án thành phố Thư Lan, tỉnh Cát Lâm đã xét xử bốn học viên Đại Pháp, nhưng các quan chức đã vi phạm quy trình pháp lý và không thông báo công khai – thậm chí họ còn không thông báo cho gia đình các học viên. Một người nhà của học viên đã nghe được tin về phiên xử và chất vấn về việc không thông báo.
Thẩm phán Lưu Dũng trả lời: “Đây là quy định nội bộ. Chúng tôi không cần công bố gì cả và gia đình không cần được thông báo.”
Khi hỏi về tính hợp pháp, Lưu nói: “Nó là vi phạm pháp luật, nhưng chúng tôi sẽ không công bố gì cả. Đây là lệnh từ cấp trên.”
“Đúng, chúng tôi là cường đạo đấy. Thì sao nào?”Học viên Trương Cảnh Đông ở huyện Tuy Tân, tỉnh Hắc Long Giang, đã bị xét xử vào ngày 17 tháng 08 năm 2004. Thẩm phán Ngô Quân đã từ chối không cho hai người chị của ông Trương làm chứng cho ông vào nói: “Đây là lệnh từ cấp trên.”
Sau khi yêu cầu lệnh và bị từ chối, hai người chị đã hỏi tại sao không theo trình tự pháp luật.
Ngô chỉ trả lời: “Đúng, chúng tôi là cường đạo đấy. Thì sao nào?”
(Còn tiếp)
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2015/1/8/302850.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2015/1/20/148042.html
Đăng ngày 18-05-2015; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.