[MINH HUỆ 14-01-2014] Loạt bài 8 phần này khám phá vai trò của hệ thống tư pháp Trung Quốc trong cuộc đàn áp Pháp Luân Công.
Thực tế cho thấy hệ thống tư pháp đã mất đi sự độc lập, và từ năm 1999, theo sau Phòng 610, một cơ quan ngoài vòng pháp luật được tạo ra cho mục đích duy nhất là xóa sổ Pháp Luân Công.
Thay vì chỉnh lý những sai phạm chống lại các học viên vô tội, hệ thống tư pháp lại tích cực thi hành nhiều chính sách đàn áp của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) và cố gắng bỏ tù các học viên vì những tội danh không liên quan.
Chủ đề các phần
- Phần 1: Tổng quan
- Phần 2: Ai là kẻ giật dây? Phòng 610
- Phần 3: Nhiều thẩm phán bộc lộ bản chất khi truy tố các học viên tuân thủ pháp luật
- Phần 4: Các học viên bị buộc tội sai và không được xét xử công bằng
- Phần 5: Bản án căn cứ theo quyết định của các quan chức tham nhũng
- Phần 6: Nhiều luật sư bị ngược đãi vì đại diện cho thân chủ của họ
- Phần 7: Nhiều gia đình bị trừng phạt vì thuê luật sư
- Phần 8: Nhiều người ủng hộ bị bắt vì đứng lên đòi công lý
Phần I. Tổng quan
Ở bất cứ quốc gia nào mà tuân thủ quy định của luật pháp, hệ thống tư pháp là một kênh pháp lý để những người bị hại (nguyên đơn) tìm kiếm công lý chống lại những kẻ phạm tội (bị cáo).
Mặc dù chính quyền cộng sản Trung Quốc tuyên bố được quản lý bằng quy định pháp luật nhưng hoàn toàn không phải vậy. Sự đối xử với các học viên Pháp Luân Công trong suốt gần 15 năm qua đã bộc lộ ra một hệ thống tư pháp kỳ lạ, nơi mà các học viên là bị cáo và những kẻ phạm tội trở thành nguyên đơn khi đưa ra những cáo buộc bịa đặt chống lại họ.
Tại sao hệ thống tư pháp Trung Quốc không chỉnh lý lại những sai phạm đối với các học viên bị giam giữ và tra tấn chỉ đơn giản vì họ giữ vững niềm tin vào Chân-Thiện-Nhẫn?
Tất cả đã bắt đầu vào tháng 07 năm 1999 khi nhà cựu độc tài của Đảng – Giang Trạch Dân bí mật thiết lập Phòng 610 (bản thân nó đã vi phạm Hiến pháp) và trao cho nó quyền lực vượt trên toàn bộ hệ thống tư pháp (bao gồm các tòa án, viện kiểm sát và công an).
Trong nỗ lực tuyệt vọng nhằm dẹp tan Pháp Luân Công, Giang Trạch Dân đã đưa ra một loạt các mật lệnh, bao gồm “bôi nhọ thanh danh, vắt kiệt tài chính và hủy hoại thân thể”, “Đánh chết được tính là tự sát”, và “Đánh chết và không điều tra thân phận, trực tiếp hỏa thiêu.”
Không có gì là quá đáng [khi xảy ra vấn đề] đối với các học viên Pháp Luân Công. Dưới áp lực và chỉ thị từ Phòng 610, hệ thống tư pháp đã nỗ lực bỏ tù các học viên mặc dù không có cơ sở pháp lý nào cho những phán quyết.
Kết quả là cảnh sát bắt giữ các học viên mà không cần căn cứ, các viện kiểm sát không ngần ngại đệ trình những cáo buộc bịa đặt chống lại họ, và tòa án thực thi bằng cách đưa ra những bản án nặng đã định trước.
Vô luật lệ và tàn nhẫn như vốn có, nên chế độ cộng sản Trung Quốc phải cố hết sức để ca ngợi bản thân. Đối với Pháp Luân Công, nó thường xuyên tổ chức nhiều phiên xét xử công khai dành cho các học viên, hy vọng tạo nên ảo tưởng rằng nó tuân theo quy định pháp luật.
Tuy nhiên loạt bài này sẽ chỉ ra rằng bất cứ phiên xét xử nào cũng chỉ là thủ tục và hệ thống tư pháp chỉ thực thi một cách hời hợt. Bất chấp tất cả, việc kết án các học viên Pháp Luân Công đã được quyết định từ lâu trước khi xét xử.
Chế độ Trung Cộng không bao giờ tuân theo bất kỳ luật lệ nào trong cuộc đàn áp Pháp Luân Công của nó và hệ thống tư pháp không chỉ là bù nhìn mà còn là một phương tiện thuận lợi cho chính quyền thi hành các chính sách đàn áp của nó.
Dưới đây là tóm tắt về những gì sẽ trình bày trong bảy phần tiếp theo của loạt bài này.
Phần 2: Ai là kẻ giật dây? Phòng 610
Dù không có bất cứ quyền pháp lý thực sự nào, Phòng 610 có tiếng nói cuối cùng trong tất cả các trường hợp liên quan đến Pháp Luân Công. Phần này phơi bày cách mà nhân viên Phòng 610 trực tiếp hoặc gián tiếp can thiệp vào hệ thống tư pháp và gây áp lực ép các thẩm phán ra bản án nặng đối với những học viên bị cáo buộc oan.
Phần 3: Nhiều thẩm phán bộc lộ bản chất khi truy tố các học viên tuân thủ pháp luật
Cuộc đàn áp đã làm lộ ra những điều xấu xa nhất của nhiều thẩm phán, những người đã hoàn toàn đánh mất sự chuyên nghiệp và lương tâm của mình trong khi mưu cầu bảo đảm việc làm và lợi ích chính trị. Trong suốt cuộc bức hại các học viên tuân thủ pháp luật, họ cho thấy sự coi thường hoàn toàn đối với pháp luật và thường tuyên bố rằng chính trị cao hơn pháp luật. Thay vì chỉnh đốn lại những sai lầm, họ đã làm mọi cách để khiến các học viên bị giam giữ.
Phần này cung cấp nhiều dẫn chứng về hành vi phạm pháp và vô liêm sỉ của các thẩm phán trước, trong và sau những phiên xét xử các học viên.
Phần 4: Các học viên bị buộc tội sai và không được xét xử công bằng
Các học viên Pháp Luân Công đã trở thành bị cáo thậm chí dù họ không vi phạm bất cứ điều luật nào. Những phiên xét xử các học viên chỉ là hình thức và bản án thường được quyết định trước. Các học viên đã bị tước cơ hội để khiển trách những cáo buộc sai, triệu tập nhân chứng để làm chứng hoặc thuê luật sư để bảo vệ bản thân. Bằng chứng dựa trên thực tế mà có lợi cho họ thì không được thừa nhận, nhưng tòa án lại cho phép các bằng chứng giả được sử dụng để chống lại họ.
Phần 5: Bản án căn cứ theo quyết định của các quan chức tham nhũng
Bản án thường được quyết định trước và phiên xét xử học viên chỉ là thủ tục. Các thẩm phán đã tăng hoặc giảm những bản án theo ý thích. Họ hứa hẹn sẽ rút ngắn bản án nếu các học viên đồng ý từ bỏ niềm tin của bản thân vào Pháp Luân Công và đe dọa kéo dài chúng nếu họ giữ vững đức tin của mình.
Phần 6: Nhiều luật sư bị ngược đãi vì đại diện cho thân chủ của họ
Hệ thống tư pháp đã làm mọi cách có thể để ngăn cản các luật sư đại diện cho học viên. Các luật sư thường bị cấm gặp mặt thân chủ hoặc xem xét các hồ sơ kiện tụng. Thỉnh thoảng họ thậm chí còn không được thông báo thời gian xét xử. Nhiều người đã bị bắt và giam giữ vì đứng lên ủng hộ các học viên.
Phần 7: Nhiều gia đình bị trừng phạt vì thuê luật sư
Khi gia đình các học viên thuê luật sư để biện hộ cho người thân của mình, họ đã thường xuyên bị đe dọa hoặc thậm chí bị trừng phạt vì đã làm như vậy.
Phần 8: Nhiều người ủng hộ bị bắt vì đứng lên đòi công lý
Những người ủng hộ các nạn nhân thường bị liên quan. Ở một số nơi tại Trung Quốc, cảnh sát địa phương thông báo các phiên xét xử công khai chỉ để lợi dụng cơ hội nhằm bao vây các học viên địa phương – những người thể hiện sự ủng hộ đối với các bị cáo.
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2014/1/14/144342.html
Đăng ngày 08-03-2014; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.