[MINH HUỆ 18-7-2015] Theo báo cáo tổng hợp gửi đến Minh Huệ Net, có tất cả 163 học viên Pháp Luân Công tại thành phố Hàm Ninh, tỉnh Hồ Bắc đã gửi đơn khởi kiện Giang Trạch Dân từ ngày 24 tháng 5 đến ngày 9 tháng 7 năm 2015.

Các học viên buộc tội cựu độc tài Trung Quốc vì phát động cuộc đàn áp tàn khốc Pháp Luân Công và cáo buộc ông ta phải chịu trách nhiệm cho những đau khổ to lớn mà chiến dịch của ông ta đã gây ra cho họ. Khiếu nại hình sự đã được gửi tới Tòa án Nhân dân Tối cao và Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao.

Nhiều học viên trong số những người này kể lại việc Pháp Luân Công đã đem lại sức khỏe và cho họ một cuộc sống mới như thế nào. Thế nhưng, giấc mơ về một cuộc sống vui vẻ, khỏe mạnh của họ đã bị dập tắt khi Giang Trạch Dân phát động phong tròng toàn quốc nhằm tiêu diệt môn tu luyện này vào năm 1999.

Chỉ đơn giản là từ chối từ bỏ niềm tin của mình, họ đã bị bắt, giam giữ, tra tấn và nhà cửa bị lục soát, đồ đạc các nhân bị tịch thu. Nhiều người có gia đình cũng bị liên lụy bởi niềm tin của họ, trong khi một số khác bị ép phải trả khoản tiền phạt lớn.

Các học viên Hàm Ninh đã gửi đơn kiện đến từ khắp các giai tầng, gồm có nhân viên ngân hàng, nhân viên chính phủ, cảnh sát, chủ doanh nghiệp, bác sỹ, nông dân và công nhân.

Dưới đây chúng tôi nêu ra một vài học viên trong số đó:

Bà Kha Cúc Tú, 73 tuổi, từng làm việc tại ngân hàng. Bà bị bắt giữ tất cả năm lần và con gái bà đã bị đuổi khỏi trường đại học vì cô cũng tu luyện Pháp Luân Công.

Bà Ngụy Nguyệt Tú, 66 tuổi, bị đưa vào trại lao động cưỡng bức một năm và kết án ba năm tù giam. Nhà bà bị cảnh sát lục soát ít nhất bảy lần. Trong tù, bà bị treo lên trần liên tục trong 28 ngày không được thả xuống. Bà còn bị lột trần đứng ngoài thời tiết giá lạnh. Có lúc bà còn không được phép ngủ hay sử dụng nhà vệ sinh.

Bà Lý Huệ Bình, 43 tuổi, đã buộc phải sống xa gia đình trong 14 năm để tránh bị tiếp tục bắt giữ.

Bà Trương Bình Anh là một chủ doanh nghiệp nhỏ, 49 tuổi. Bà từng một lần bị tiêm loại thuốc không rõ nguồn gốc và chúng đã hủy hoại hệ thần kinh trung ương của bà.

Bà La Anh là một cảnh sát 63 tuổi. Bà bị đưa vào trại lao động cưỡng bức bốn năm và nhà bà bị lục soát bốn lần. Lương của bà bị đình chỉ trong một thời gian dài.

Ngoài những học viên trên, những đơn nguyên dưới đây cũng nộp đơn kiện:

Bà Hoàng Phân Phương, 56 tuổi
Bà Lý Kiêm Kiều, 80 tuổi, nhân viên chính phủ
Bà Lưu Quế Anh, 64 tuổi, công nhân
Bà Lưu Vân Hà, 58 tuổi, nhân viên chính phủ
Bà Mã Xảo Anh, 64 tuổi, điều hành kinh doanh
Bà Hoàng Xuân Hoa, 76 tuổi
Bà La Đào Anh, 71 tuổi, giám đốc nhân sự
Ông Lục Long Uy, 61 tuổi, chủ doanh nghiệp nhỏ
Ông Lâu Chấn Lâm, 61 tuổi, công nhân
Bà Mã Tưởng Cúc, 53 tuổi
Bà Khâu Tiểu Xuân, 69 tuổi, công nhân về hưu
Bà Thương Vân Tiên, 70 tuổi, nhân viên chính phủ về hưu
Bà Trấn Hội Tiên, 77 tuổi, nông dân
Bà Tư Tứ Lan, 55 tuổi, công nhân
Bà Ngải Khải Nguyên, 71 tuổi, công nhân
Bà Trần Xảo Vân, 61 tuổi, công nhân về hưu
Bà Trần Tân Xuân, 47 tuổi, công nhân
Bà Đinh Hiểu Lan, 50 tuổi, bác sỹ
Bà Dương Thái Vân, 58 tuổi, nhân viên chính phủ về hưu
Bà Lý Đại Lan, 49 tuổi, công nhân
Bà Xà Khánh Hoa, 53 tuổi, bác sỹ
Bà Đồng Như Ý, 60 tuổi, nhân viên chính phủ
Bà Vạn Tư Tú, 67 tuổi, nhân viên chính phủ về hưu
Bà Vạn Quế Chi, 63 tuổi, nhân viên chính phủ về hưu
Ông Uông Tín Tàn, 63 tuổi, nhân viên chính phủ về hưu
Bà Vương Lập Tân, 70 tuổi, nông dân
Bà Vương Tố Quyên, 66 tuổi, công nhân
Bà Vương Đào Vinh, 54 tuổi, công nhân
Bà Ngô Hàm ý, 56 tuổi, nhân viên chính phủ về hưu
Bà Dương Tường Tiên, 65 tuổi, công nhân về hưu
Bà Dương Ngọc Nga, 61 tuổi
Bà Trương Hội Lan, 60 tuổi
Bà Trương Cúc Hoàn, 63 tuổi, y tá trưởng
Bà Chu Hán Minh, 56 tuổi
Bà Nghê Lệ Hoa, 65 tuổi, nhân viên chính phủ về hưu
Bà Ngụy Ngọc Tiên, 71 tuổi, công nhân về hưu
Bà Nghê Tế Tâm, 67 tuổi, nông dân
Bà Phương Cẩm Hồng, 41 tuổi, công nhân

Bối cảnh

Năm 1999, Giang Trạch Dân, khi đó là Tổng Bí thư ĐCSTQ, đã bỏ ngoài tai ý kiến của các ủy viên thường vụ Bộ Chính trị khác và thi hành cuộc đàn áp tàn bạo đối với Pháp Luân Công.

Cuộc đàn áp đã dẫn đến cái chết của nhiều học viên Pháp Luân Công trong 16 năm qua. Nhiều người bị tra tấn bởi niềm tin của họ và thậm chí bị giết để cướp nội tạng. Giang Trạch Dân và đồng phạm phải chịu trách nhiệm trực tiếp đối với việc phát động và duy trì cuộc đàn áp tàn bạo này.

Dưới sự chỉ đạo cá nhân của Giang, ĐCSTQ đã thành lập một cơ quan an ninh ngoài vòng pháp luật, “Phòng 610,” vào ngày 10 tháng 6 năm 1999. Tổ chức này vượt trên các lực lượng công an và tòa án trong việc thi hành chỉ đạo của Giang đối với Pháp Luân Công theo chính sách bôi nhọ thanh danh, vắt kiệt tài chính và hủy hoại thân thể.

Luật pháp Trung Quốc cho phép công dân là nguyên đơn trong các vụ kiện hình sự, và hiện tại nhiều học viên đang thực hiện quyền đệ đơn kiện hình sự truy tố kẻ cựu độc tài họ Giang.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2015/7/18/312564.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2015/8/4/151893.html

Đăng ngày 17-08-2015; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share