Theo phóng viên báo Minh Huệ ở tỉnh Liêu Ninh

[MINH HUỆ 26-04-2015] Ngay sau khi một luật sư biện hộ yêu cầu viên chức ở tòa ngừng ngay việc ngược đãi thân chủ của ông, bốn cảnh sát đã kéo ông ra khỏi phòng, ném ông xuống sàn nhà rồi bóp cổ ông đến mức ngất xỉu.

Khi ông bước vào, một cảnh sát đã hét lên: “Những gì chúng tôi làm với ông được gọi là thực thi pháp luật!”.

Vị luật sư, ông Đổng, không phải là người duy nhất bị gạt bỏ ra khỏi phiên điều trần lần thứ tư về việc xét xử ba học viên Pháp Luân Công vì niềm tin của họ. Bà Vương, một luật sư biện hộ khác, cũng bị đẩy ra ngoài phòng xử sau khi phản đối việc ông Đổng bị tấn công. Vị luật sư thứ ba, ông Chu Vạn Khánh, đã ngừng việc đại diện cho thân chủ của mình nhằm phản đối việc quan tòa từ chối loại bỏ những chứng cứ thu thập được trong lúc tra tấn.

Ba vị luật sư biện hộ khác đã cùng ông Đổng và bà Vương nộp đơn khiếu nại lên Viện kiểm soát. Tuy nhiên, người ta lại đưa họ đến Phòng 610, một cơ quan nằm ngoài vòng pháp luật và được chính quyền cộng sản thành lập với mục đích đàn áp các học viên Pháp Luân Công ở Trung Quốc. Để thực thi nhiệm vụ này, Phòng 610 có quyền lực điều khiển các cơ quan công an và hành pháp.

Nhân viên tòa án bạo hành phụ nữ

Tình huống này đã xảy ra tại Tòa án Thẩm Hưu ở tỉnh Liêu Ninh vào ngày 22 tháng 04 năm 2015. Cả ba học viên Pháp Luân Công bị đưa ra xét xử gồm bà Lý Đông Húc, bà Cao Kính Quần và ông Vu Minh.

Khi cả sáu luật sư biện hộ bước vào chỗ ghế ngồi ở phòng xử, họ được thông báo về việc thân chủ của họ không xuất hiện cùng nhau ở trước chủ tọa vì họ đã có mặt ở cả ba phiên xử trước. Ba học viên được gọi đến phòng xử từng người một để nghe những cáo buộc đối với họ. Tuy nhiên, theo luật thì tất cả bị cáo phải cùng có mặt ở tòa tại cùng thời điểm.

Bà Lý là một chuyên gia phân tích tài chính thuộc Tập đoàn dầu khí quốc gia Trung Quốc, đã hỏi thẩm phán tại sao cả ba người bị xét xử riêng biệt trong thời điểm này. Thẩm phán đã phớt lờ bà. Khi bà Lý lặp lại câu hỏi với giọng điệu lớn hơn và cố gắng đứng dậy thì có bốn công an nam chạy đến và liên tục ấn bà xuống sàn, khiến bà phải khóc vì đau đớn.

Bị sốc trước cảnh tượng này, sáu bị luật sư biện hộ đã tạm rời đi một lúc.

Bị ngược đãi trong lúc công an thẩm vấn

Luật sư của bà Lý, ông Đổng Tiền Dũng, đã đứng dậy và hỏi thẩm phán: “Tại sao công an lại lột bỏ quần áo của thân chủ tôi trong lúc phỏng vấn, thêm nữa, họ còn tát vào mặt, đe dọa chích điện vào những phần nhạy cảm?”

“Và bây giờ, công an đang ngược đãi thân chủ của tôi như thế này, ngay cả trước mặt công tố viên và luật sư,” ông Đổng nói thêm: “Việc này có chấp nhận được không?”

Thẩm phán Tiêu Ngọc Linh đã dùng búa đập mạnh xuống bàn và ra lệnh: “Luật sư Đổng ngồi xuống!” Ông Đổng tiếp tục: “Thân chủ của tôi hiện tâm lý chưa ổn định. Phiên xử không thể tiếp tục diễn ra thế này…”

“Ra ngoài!” Thẩm phán Tiêu ngắt lời ông Đổng. Bốn công an đã xông đến kéo ông Đổng ra ngoài phòng xử.

Khi luật sư Vương Vũ khẳng định những hành động như vậy là phạm pháp, thẩm phán Tiêu cũng ra lệnh cho công an đưa bà ra khỏi phòng xử.

Ba học viên bị đánh đập, tra tấn

Học viên Vu Minh, là chủ một xưởng may quần áo, đã nói về việc bị tra tấn thể xác và tinh thần trong lúc bị giam cầm, nơi các viên chức đã đánh ông, dùng các đinh ghim an toàn để châm vào các ngón tay của ông.

Khi luật sư biện hộ yêu cầu loại bỏ những chứng cứ phi pháp được thu thập trong lúc tra tấn, thẩm phán đã phớt lờ yêu cầu này.

Lịch sử bạo lực

Việc ngược đãi các học viên của Tòa án Thẩm Hưu đã được đề cập đến trong nhiều báo cáo trước đây. Với ba học viên trong phiên xử thứ ba ngày 20 tháng 01 năm 2015, hai người mẹ của học viên Vu và học viên Lý cũng tham dự phiên xử; một người đã bị công an đánh ngất xỉu, và một người khác bị giật tóc kéo ra ngoài


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2015/4/26/308027.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2015/5/8/150065.html

Đăng ngày 29-05-2015; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share