[MINH HUỆ 22-10-2013] Loạt bài 8 phần này khám phá vai trò của hệ thống tư pháp Trung Quốc trong cuộc đàn áp Pháp Luân Công.
Thực tế cho thấy hệ thống tư pháp đã mất đi sự độc lập, và từ năm 1999, thì trở thành tay sai của “Phòng 610“, một cơ quan ngoài vòng pháp luật được tạo ra cho mục đích duy nhất là xóa sổ Pháp Luân Công.
Thay vì chỉnh lý những sai phạm chống lại các học viên vô tội, hệ thống tư pháp lại tích cực thi hành nhiều chính sách đàn áp của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) và cố gắng bỏ tù các học viên vì những tội danh mà họ không liên quan.
Mục lục
Phần 1: Tổng quan
Phần 2: Ai là kẻ giật dây? Phòng 610
Phần 3: Nhiều thẩm phán lộ ra bản chất khi truy tố các học viên tuân thủ pháp luật
Phần 4: Các học viên bị buộc tội sai và không được xét xử công bằng
Phần 5: Bản án căn cứ theo quyết định của các quan chức tham nhũng
Phần 6: Nhiều luật sư bị ngược đãi vì đại diện cho thân chủ của họ
Phần 7: Nhiều gia đình bị trừng phạt vì thuê luật sư
Phần 8: Nhiều người ủng hộ bị bắt vì đứng lên đòi công lý.
Phần 2: Ai là kẻ giật dây? Phòng 610
Nhà cựu độc tài của Đảng là Giang Trạch Dân đã thành lập Phòng 610 vào ngày 10 tháng 06 năm 1999, một tháng trước khi ông ta công khai đả kích Pháp Luân Công. Cơ quan này có nhiều chi nhánh tại tất cả các cấp chính quyền, từ chính quyền trung ương cho tới các thành phố địa phương. Dù phạm pháp, nhưng Phòng 610 có tiếng nói cuối cùng trong mọi trường hợp liên quan đến Pháp Luân Công. Phần này phơi bày cách mà nhân viên Phòng 610 trực tiếp hoặc gián tiếp can thiệp vào hệ thống tư pháp và gây áp lực ép các thẩm phán ra bản án nặng đối với những học viên bị cáo buộc oan.
Phòng 610 cấm “phán quyết vô tội” đối với các học viên Pháp Luân Công
Theo tin nội bộ, Phòng 610 trong một thành phố đã đưa ra một tài liệu mật trong tháng 06 năm 2009 chỉ để ngăn cấm hệ thống tư pháp địa phương đưa ra bất kỳ “phán quyết vô tội” nào đối với các học viên Pháp Luân Công. Tài liệu này tuyên bố rằng: “Vấn đề Pháp Luân Công không chỉ là một vấn đề pháp lý mà quan trọng hơn là một cuộc chiến chính trị.”
Phòng 610 ra lệnh bỏ tù bất cứ ai tiếp tục tu luyện Pháp Luân Công
Tòa án quận Bình Định thuộc thành phố Dương Tuyền tỉnh Sơn Tây đã mở phiên xét xử học viên Pháp Luân Công tên là Vương Xảo Lan vào 27 tháng 03 năm 2013. Các công tố viên đã buộc tội bà việc sở hữu bảy tờ tiền giấy mà trên mặt có những chữ “Chân-Thiện-Nhẫn hảo,” “Pháp Luân Đại Pháp hảo” và “Thế giới cần Chân-Thiện-Nhẫn”.
Luật sư của bà tranh luận: “Điều này có thể được tính là bằng chứng sao? Những tờ tiền giấy này là sở hữu cá nhân và bà ấy có quyền dùng chúng. Ngày nay rất nhiều người có tiền giấy. Các ông sẽ đi bắt từng người trong số họ chứ?”
Thẩm phán vẫn quyết định xử án tù đối với bà Vương Xảo Lan.
Phòng 610 phá vỡ trật tự của tòa án
1. Kẻ bất minh khống chế các ghi chép xét xử và đe dọa luật sư
Ngày 15 tháng 02 năm 2012, tòa án Kim Bình ở thành phố Sán Đầu, tỉnh Quảng Đông đã mở phiên xét xử đối với học viên Pháp Luân Công tên là Hứa Đạo Minh. Hai vị luật sư, Đổng Tiền Dũng đến từ Bắc Kinh và Trần Võ Quyền đến từ Quảng Châu đã biện hộ cho ông.
Trong suốt phiên tòa, một người không rõ danh tính đã liên tục đưa những mảnh giấy cho công tố viên thông qua các cảnh sát của tòa án.
Luật sư Đổng đã phản đối sự gián đoạn này và nói: “Theo Điều 5 của luật hình sự Trung Quốc, viện kiểm sát phải thực hiện thẩm quyền pháp lý của mình một cách độc lập mà không chịu bất cứ can thiệp hoặc ảnh hưởng nào từ các ban ngành hành chính, tổ chức xã hội hay cá nhân. Hơn nữa, hành vi này đã phá hoại nghiêm trọng trật tự của tòa án. Xin hãy điều tra danh tính của người kia và những ghi chép của ông ta.”
Sau khi phiên tòa kết thúc, người đó đã tìm luật sư Đổng và đe dọa ông ấy: “Tôi ở đây để nói cho ông biết rằng tôi sẽ không bao giờ tiết lộ cho ông biết tôi là ai.”
2. Nhân viên Phòng 610 yêu cầu thẩm phán ngăn các học viên lên tiếng
Ngày 18 tháng 05 năm 2009, tòa án quận Hoài Âm thuộc thành phố Hoài An, tỉnh Giang Tô đã mở một phiên xét xử đối với học viên tên Thẩm Dương. Viên thẩm phán tên Quách Chấn Tường đã cố gắng dụ ông ấy thừa nhận “tội trạng” của mình, nhưng ông đã không bị lừa và giải thích cho tất cả mọi người rằng tại sao mình lại giữ vững niềm tin vào Pháp Luân Công.
Một người đàn ông khoảng 50 tuổi chạy lên trước và hét vào mặt thẩm phán: “Hãy ngăn ông ta nói!”
Thẩm phán Quách đáp lại một cách lo lắng: “Chúng ta đã xác định sẽ đấu tranh vì Chủ nghĩa cộng sản suốt đời.” Rồi ông ta bắt đầu hô khẩu hiệu. Nó đã cho thấy rõ người vừa chất vấn kia đến từ Phòng 610 và Quách không muốn bị ông ta trừng phạt sau đó.
3. Phó Phòng 610 quát vào mặt luật sư “Cút xéo đi”
Ngày 13 tháng 05 năm 2010, tòa án thành phố Tây Xương tỉnh Tứ Xuyên đã mở phiên xét xử đối với bốn học viên. Ba luật sư đã biện hộ cho họ.
Trước khi phiên tòa bắt đầu, viên thẩm phán có tên Dương Ba đã cảnh cáo các luật sư: “Các ông không được phép tranh luận trong khi biện hộ cho Pháp Luân Công hoặc hỏi về những phán quyết của chính phủ về Pháp Luân Công.”
Trong phiên tòa, Trần Kỳ (phó Phòng 610) đã quát vào mặt một trong những luật sư: “Cút xéo đi” khi vị luật sư đang tranh biện về vụ kiện này.
Xem chi tiết về câu chuyện này tại đây: Phòng 610 thành phố Tây Xương, tỉnh Tứ Xuyên ngăn công chúng tham dự phiên tòa xét xử các học viên Pháp Luân Công
Phòng 610 ngăn trở và tước đoạt quyền độc lập pháp lý của thẩm phán
1. Thẩm phán giữ im lặng khi được hỏi tại sao ông ta từ chối cho luật sư truy cập hồ sơ xét xử
Tháng 05 năm 2012, ông Chu Ngọc Bảo – một công nhân về hưu ở thành phố Thập Phương, tỉnh Tứ Xuyên đã bị bắt tại một công viên vì niềm tin của mình vào Pháp Luân Công. Phòng 610 đã gây áp lực cho hệ thống tư pháp địa phương nhằm xét xử và kết án tù đối với ông.
Luật sư của ông Chu Ngọc Bảo đã đệ trình nhiều yêu cầu lên Lý Khai Tuyên (chánh án của tòa án hình sự thành phố Thập Phương) để hỏi xem các hồ sơ xét xử giúp cho việc bảo vệ thân chủ của mình. Tuy nhiên, Lý Khai Tuyên luôn tìm lý do để từ chối nguyện vọng này. Khi luật sư đưa ra câu hỏi, Lý Khai Tuyên thường giữ im lặng. Sau này được biết rằng Phòng 610 địa phương đã không cho phép ông ta thực thi thẩm quyền pháp lý của mình như là một thẩm phán.
Xem chi tiết về câu chuyện này tại đây: Chánh tòa hình sự cản trở luật sư đại diện cho học viên Pháp Luân Công
2. Viên chức tòa án nói: “Các vị nghĩ chúng tôi có bao nhiêu quyền hạn?”
Các viên chức tòa án Tân Hưng từ thành phố Thất Đài Hà, tỉnh Hắc Long Giang đã xét xử và tuyên án ba học viên Lý Tân Xuân, Khương Ba Đào, Quách Kỳ Trung vào tháng 04 năm 2010. Ba học viên đã kháng án nhưng tòa án trung cấp tại Thất Đài Hà đã giữ nguyên các bản án.
Một viên chức tòa án có liên quan đến vụ xét xử đã hỏi gia đình của các học viên: “Các vị nghĩ chúng tôi có bao nhiêu quyền hạn?”
Xem chi tiết về câu chuyện này tại đây: Viên chức tòa án Trung cấp Thất Đài Hà tiến hành phiên xét xử hình thức và giữ nguyên bản án với ba học viên
3. Bà Triệu Bảo Lị vô tội nhưng tòa án đã từ chối thả bà vì lo sợ Phòng 610 trả thù
Viện kiểm sát quận Song Kiều thuộc thành phố Thừa Đức, tỉnh Hà Bắc đã thúc ép buộc tội chống lại học viên Pháp Luân Công là bà Triệu Bảo Lị vì sản xuất các đĩa DVD và tài liệu liên quan đến Pháp Luân Công. Tòa án đã xét xử ba lần nhưng đều không buộc tội được bà. Tuy nhiên, do Phòng 610 thành phố Thừa Đức đe dọa nên tòa án đã không dám thả bà.
Xem chi tiết về câu chuyện này tại đây: Bà Triệu Bảo Lị vô tội nhưng tòa án từ chối thả tự do vì sợ Phòng 610 trả thù
4. Phòng 610 gây áp lực đối với tòa án Thẩm Dương nhằm kết án tù bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối
Tháng 08 năm 2011, tòa án Tân Khu thuộc quận Thẩm Bắc, thành phố Thẩm Dương, tỉnh Liêu Ninh đã nhượng bộ Phòng 610 và kết án bà Vương Mẫn, một bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối với mức án bốn năm rưỡi tù.
Xem chi tiết về câu chuyện này tại đây: Giáo viên tiểu học, bà Vương Mẫn lại bị tòa án ĐCSTQ kết án (Ảnh)
5. Viên chức tòa án lo sợ bị thế chỗ các học viên Pháp Luân Công trong tù nếu như ông ta để họ tự do
Ngày 19 tháng 10 năm 2012, tòa án quận Tuy Tân, thành phố Hạc Cương, tỉnh Hắc Long Giang đã xét xử năm học viên (Kim Anh, Dương Thục Trân, Cao Ngọc Mẫn, Viên Ngọc Long và Lưu Tư Viễn) và kết án tù đối với họ. Các học viên đã kháng cáo lên tòa án trung cấp Hạc Cương nhưng tòa án cao hơn đã giữ nguyên bản án và đóng vụ kiện mà không có bất kỳ xét xử hoặc tuyên bố lời giải thích nào cho hành động của họ.
Một trong các viên chức tòa án đã thừa nhận: “Chúng tôi biết các học viên Pháp Luân Công là những người tốt. Tuy nhiên, nếu thả họ thì chúng tôi sẽ phải vào tù.”
Xem chi tiết về câu chuyện này tại đây: Tòa án trung cấp Hạc Cương ép buộc đóng kháng cáo của năm học viên
6. Viên chức tòa án nguyện làm bất cứ điều gì mà Đảng Cộng sản bảo ông ta
Tháng 08 năm 2013, tòa án quận Ninh Giang, thành phố Tùng Nguyên, tỉnh Cát Lâm đã bí mật xét xử học viên Pháp Luân Công tên là Vương Kim Ba mà không thông báo cho gia đình ông ấy về ngày xét xử.
Khi họ được biết về vụ xét xử bí mật này, gia đình ông Vương đã tới tòa án và được một người đàn ông trung niên cho biết ông Vương sẽ bị từ 3 đến 7 năm tù. Người đàn ông nói rằng họ sẽ làm bất cứ điều gì mà Đảng Cộng sản bảo họ làm. Khi gia đình hỏi xem liệu họ có thể thuê một luật sư không, ông ta trả lời: “Nó là vô ích. Các vị nghĩ rằng chúng tôi sẽ cho phép bất cứ luật sư nào có mặt tại phiên tòa ư?”
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2013/10/22/中共法庭现形记之五-比流氓更流氓的“610”-281545.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2014/1/15/144404.html
Đăng ngày 24-03-2014; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.