Bài viết của phóng viên báo Minh Huệ

[MINH HUỆ 26-07-2023] Sau 24 năm, cuộc đàn áp Pháp Luân Công của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) vẫn không hề suy giảm. Theo thông tin Minghui.org thu thập, 120 trường hợp tử vong và 702 trường hợp học viên Pháp Luân Công bị kết án đã được báo cáo trong nửa đầu năm 2023.

Trong số 120 học viên tử vong được xác nhận mới này, 54 trường hợp xảy ra vào năm 2023, trong khi 66 trường hợp còn lại xảy ra trong những năm trước đó. Và trong số 54 học viên qua đời vào năm 2023, 27 (50%), trong đó có 17 nữ ở độ tuổi từ 70 đến 86 (tại thời điểm tử vong). Bốn trong số 27 học viên cao tuổi (ở tuổi 86, 82, 77 và 72) đã chết trong khi vẫn đang thụ án vì tu luyện Pháp Luân Công.

Trong số 702 trường hợp bị án, 350 vụ xảy ra vào năm 2023, trong đó có 61 học viên (ở độ tuổi từ 70 đến 88) bị kết án từ 6 tháng đến 5 năm tù.

Trong nửa đầu năm 2023 đã ghi nhận 21 học viên khác (ở độ tuổi từ 72 đến 84) hiện đang ở các giai đoạn truy tố khác nhau. 3 người trong số họ đã bị xét xử và hiện đang chờ phán quyết; 4 người đã bị truy tố và đang phải đối mặt với phiên tòa; 14 trường hợp đã được đệ trình lên viện kiểm sát và hiện họ phải đối mặt với cáo trạng.

27 trường hợp tử vong

Trong số 27 trường hợp tử vong của các học viên cao tuổi trong nửa đầu năm 2023, các tỉnh Hà Bắc và Hồ Bắc có 5 trường hợp; Hắc Long Giang, Hồ Nam và Cát Lâm mỗi nơi có 3 trường hợp; Tứ Xuyên và Vân Nam mỗi tỉnh có 2 trường hợp; Trùng Khánh, Hà Nam, Nội Mông Cổ và Sơn Đông mỗi nơi báo cáo 1 trường hợp.

Dưới đây là một số trường hợp tử vong chọn lọc. Danh sách 27 học viên đã qua đời có độ tuổi từ 70 tuổi trở lên có thể tải xuống tại đây (PDF) (tiếng Anh và tiếng Trung).

Tử vong trong khi bị giam giữ

Cụ ông 86 tuổi đã qua đời chỉ vài ngày trước thời điểm mãn hạn tù oan sai

Một cư dân 86 tuổi ở thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam đã qua đời vào ngày 4 tháng 1 năm 2023, chỉ vài ngày trước khi ông mãn hạn tù oan sai 4 năm vì kiên định tu luyện Pháp Luân Công.

91e15824b6c964ea79035a0cc6d42534.jpg

Ông Lý Bồi Cao

Cụ ông Lý Bồi Cao là kỹ sư cao cấp của Công ty Xây Lắp Vân Nam, đã nghỉ hưu vào năm 1994 và sống một mình. Sau khi ĐCSTQ bắt đầu bức hại Pháp Luân Công vào tháng 7 năm 1999, ông Lý bị giam giữ 3 lần trong một trung tâm tẩy não, bị bắt giữ hàng chục lần và nhà ông bị lục soát 7 lần. Khi ông không bị giam giữ, cảnh sát sẽ kiểm soát và theo dõi, nghe trộm điện thoại và thường xuyên triệu tập ông đến thẩm vấn.

Bản án oan sai mới nhất của ông Lý là sau khi ông bị bắt giữ vào ngày 26 tháng 11 năm 2015. Mặc dù ông đã sớm được tại ngoại do tuổi tác đã cao, tòa án địa phương vẫn kết án 4 năm tù vào ngày 8 tháng 10 năm 2016. Đến tháng 1 năm 2019, ông bị đưa đến Nhà tù tỉnh Vân Nam để thụ án. Nhà tù chưa từng cho phép người nhà ông vào thăm thân trong thời gian ông thụ án.

Theo các tù nhân được thả trước ông, sức khỏe ông Lý vẫn rất tốt khi ở trong tù và họ rất sốc khi ông đột ngột qua đời, chỉ vài ngày trước khi ông được thả. Nhà tù tuyên bố ông chết vì bị bệnh, nhưng không cung cấp thêm bất cứ thông tin gì cho gia đình ông.

Giáo sư về hưu qua đời ở tuổi 82 trong khi đang thụ án 3 năm tù

Bà An Phúc Tử, một cụ bà 82 tuổi ở thành phố Diên Cát, tỉnh Cát Lâm, đã qua đời vào ngày 22 tháng 5 năm 2023, trong khi đang thụ án 3 năm tù vì đức tin của bà vào Pháp Luân Công. Vụ bắt giữ cuối cùng của bà An xảy ra vào cuối tháng 8 năm 2021 và vài tuần sau đó bà bị đưa vào Nhà tù Nữ tỉnh Cát Lâm.

Vài tháng trước khi bà An qua đời, nhà tù thông báo cho gia đình bà rằng bà bị tràn dịch màng phổi và yêu cầu họ hợp tác để điều trị y tế cho bà. Thời điểm đó, con trai và con gái của bà đều đang làm việc ở Hàn Quốc và đã yêu cầu được gặp bà hoặc gọi điện thoại trực tuyến nhưng không được phía nhà tù chấp thuận. Nhà tù cũng viện cớ đại dịch để không cho các thành viên khác trong gia đình bà ở Trung Quốc đến thăm bà.

Sau khi bà qua đời, nhà tù yêu cầu gia đình ký tên vào giấy đồng ý hỏa táng cho bà, nhưng không rõ những người thân của bà có làm theo hay không. Nhà tù đã hỏa táng thi thể của bà mà không có sự hiện diện của bất kỳ thành viên nào trong gia đình bà.

Bà An là người dân tộc Triều Tiên và là giáo sư đã nghỉ hưu của Đại học Phát thanh Truyền hình Diên Biên. Bà không phải là người duy nhất trong gia đình mất đi sinh mạng vì cuộc bức hại Pháp Luân Công. Bà An Anh Cơ em gái bà cũng qua đời ở tuổi 64 vào ngày 26 tháng 12 năm 2022, sau nhiều năm bị giam giữ và sống lưu lạc để tránh bị bắt giữ.

Cụ bà 77 tuổi qua đời khi đang thụ án 13 năm tù

Bà Phí Thục Cần ở thành phố Cáp Nhĩ Tân, tỉnh Hắc Long Giang đã tử vong trong Nhà tù Nữ tỉnh Hắc Long Giang vào ngày 16 tháng 2 năm 2023, trong khi đang thụ án 13 năm tù, ở tuổi 77.

6ee96f9678ef74df1ef2159755f780d3.jpg

Bà Phí Thục Cần

Theo gia đình bà Phí, bà bị u xơ tử cung, huyết áp cao và bệnh tim mạch ngay sau khi bị cầm tù, nhưng nhà tù đã liên tục từ chối đơn xin tạm tha y tế cho bà. Gia đình đã không được phép gặp bà kể từ năm 2019.

Khi bà Phí chán ăn và liên tục buồn ngủ, bà bị đưa đến bệnh viện nhà tù vào ngày 13 tháng 1 năm 2023. Bác sỹ phát hiện bà bị nhồi máu nhiều lỗ khuyết, teo não và bệnh phổi nghiêm trọng. Bất chấp tình trạng của bà, nhà tù vẫn từ chối yêu cầu thăm thân của gia đình cũng như nhất quyết không thả bà.

Khoảng 13 giờ chiều ngày 16 tháng 2, nhà tù thông báo với gia đình bà Phí rằng họ sẽ chuyển bà tới một bệnh viện khác. Nhưng chỉ một tiếng sau, nhà tù gọi lại và thông báo bà ấy vừa qua đời. Gia đình bà nghi ngờ có thể trong lần nhà tù gọi điện lần trước, bà đã tử vong rồi.

Ban đầu nhà tù cấm gia đình bà Phí xem thi thể của bà, nhưng trước sự kiên quyết của gia đình, lính canh đã nhượng bộ sau khi cấp trên của họ chấp thuận. Gia đình bà Phí cho biết bà gầy hốc hác và đầu bà bị cạo trọc.

Bà Phí, một nhân viên về hưu từng công tác trong ngành lương thực, đã bị bắt vào ngày 29 tháng 3 năm 2013 vì treo các biểu ngữ có dòng chữ “Pháp Luân Đại Pháp hảo” dọc trên một tuyến đường cao tốc chính ở thành phố Cáp Nhĩ Tân. Tòa án huyện Y Lan đã kết án bà 13 năm tù.

Gia đình nghi ngờ có uẩn khúc phía sau cái chết đột ngột của người đàn ông 72 tuổi ở trong Nhà tù Kê ĐôngÔng Vương Kiến, một cư dân của thành phố Đường Sơn, tỉnh Hà Bắc, bi bắt tại nhà vào ngày 6 tháng 7 năm 2019 và sau đó bị kết án 7 năm tù và phạt tiền 5.000 nhân dân tệ. Sức khỏe của ông vẫn rất tốt khi ông phải khám sức khỏe bắt buộc vào ngày 2 tháng 3 năm 2023. Khi gia đình đến thăm ông vào ngày 19 tháng 3, sức khỏe và tinh thần của ông cũng vẫn còn tốt. Tuy nhiên, đến ngày 3 tháng 4, gia đình ông nhận được một cuộc điện thoại từ phía nhà tù, báo tin rằng ông đã qua đời. Ông Vương hưởng thọ 72 tuổi.

Ông Vương có nhiều bầm tím lớn và sâu xung quanh tai và trên vùng lưng, cũng như một số vết bầm tím trên mu bàn tay phải. Có một vết tròn trên ngực và một số vết xước trên lưng. Khi nhân viên điều tra lật xác ông lại thì có chất lỏng chảy ra từ tai trái của ông.

Nhà tù tuyên bố ông Vương đột tử vì bệnh, nhưng không nói rõ đó là bệnh gì. Họ yêu cầu gia đình cung cấp giấy chứng nhận hộ nghèo, vì họ muốn hỗ trợ một khoản tiền khoảng 8.000 đến 10.000 Nhân dân tệ.

Gia đình ông nhận định những vết bầm tím trên đầu và lưng của ông Vương trông rất bất thường, không phải do bệnh lý gây ra. Họ hỏi liệu chúng có phải chúng là do ông bị tra tấn hoặc ngược đãi – những điều mà nhà tù đang cố che giấu, gây ra hay không.

Tử vong vì bị tra tấn ở trong tù và sách nhiễu trường kỳ

Một cụ bà 80 tuổi trong tình trạng nguy kịch khi bị cầm tù, đã qua đời vài ngày sau khi được tạm tha y tế

Bà Lý Quế Bân, một cư dân thành phố Tần Hoàng Đảo, tỉnh Hà Bắc, đã bị kết án 4 năm tù ở tuổi 76 vì tu luyện Pháp Luân Công. Giữa tháng 4 năm 2023, 2 năm sau khi bà Lý Quý Bân bị đưa đến Nhà tù Nữ tỉnh Hà Bắc, con trai bà nhận được thông báo của nhà tù nói rằng bà đang hấp hối. Anh vội vã đến nhà tù và đưa bà đến một bệnh viện ở Thạch Gia Trang (nơi đặt nhà tù) sau khi nhà tù đồng ý cho bà được tại ngoại để điều trị y tế.

Sau hai ngày điều trị, bà Lý được đưa về nhà (cách Thạch Gia Trang khoảng 370 dặm) và nhập viện vào một bệnh viện địa phương. Bà sớm qua đời vào ngày 16 tháng 4, ở tuổi 80. Một người đã nhìn thấy thi thể của bà cho hay, bà chỉ còn da bọc xương sau 2 năm bị cầm tù. Không rõ bà đã phải chịu sự tra tấn nào trong tù.

Bà Lý bị bắt vào ngày 27 tháng 4 năm 2018 khi đang học các bài giảng Pháp Luân Công cùng với ba học viên Pháp Luân Công khác. Khi bà bị trại tạm giam từ chối tiếp nhận vì không đảm bảo sức khỏe đầu vào, cảnh sát đã thả bà và phạt bà quản thúc tại gia. Bà lại bị bắt thêm hai lần nữa, vào các ngày 20 tháng 8 và vào ngày 27 tháng 12 năm 2018 và mỗi lần, bà đều bị thẩm vấn và được thả ra. Vì bà từ chối ký vào biên bản thẩm vấn, cảnh sát đã ký giấy tờ thay bà trái với ý nguyện của bà.

Bởi liên tục bị sách nhiễu, bà Lý đã xuất hiện các triệu chứng đột quỵ. Bà không thể nói chuyện và đi lại khó khăn trong một khoảng thời gian.

Tòa án huyện Trường Lịch đã kết án bà Lý 4 năm tù và phạt tiền 10.000 Nhân dân tệ. Bà bị đưa trở lại trại tạm giam Tần Hoàng Đảo vào ngày 18 tháng 11 năm 2020 và sau đó bị chuyển đến Nhà tù Nữ Thạch Gia Trang vào tháng 5 năm 2021.

Cụ ông 78 tuổi bị mất trí nhớ qua đời sau 8 tháng được trả tự do khỏi nhà tù

Tại thời điểm ông Hàn Thuận Hưng ở thành phố Lạc Dương, tỉnh Hà Nam đã được trả tự do vào tháng 9 năm 2022 (sau khi mãn hạn án tù 2 năm), ông đã mất hoàn toàn trí nhớ, mất phương hướng và vô cùng yếu nhược. Ông đã được đưa vào nhiều bệnh viện địa phương để cứu chữa, nhưng không có phương pháp điều trị nào có tác dụng đối với ông. Ông đã qua đời vào ngày 13 tháng 5 năm 2023, ở tuổi 78.

Khổ nạn của ông Hàn bắt nguồn từ vụ bắt giữ vào ngày 15 tháng 12 năm 2017 sau khi bị trình báo vì phân phát lịch có thông tin Pháp Luân Công. Ông bị kết án 2 năm tù cùng 6.000 nhân dân tệ tiền phạt vào ngày 14 tháng 8 năm 2020. Ông Hàn đã kháng cáo nhưng tòa án cấp cao hơn đã ra phán quyết giữ nguyên bản án ban đầu của ông.

Sáng ngày 20 tháng 9 năm 2020, vài cảnh sát đã đột nhập vào nhà ông Hàn và bắt ông tới Nhà tù Tân Mật. Ông kiên trì tu luyện Pháp Luân Công và bị tra tấn tàn bạo và kết quả là, ông đã bị mất đi sinh mạng của mình.

Bị bức hại thành người thực vật ở trong tù, người phụ nữ Tứ Xuyên qua đời sau 8 tháng được trả tự do

Tại thời điểm bà Liêu Quang Huy được trả tự do vào ngày 20 tháng 7 năm 2022, bà đã bị bức hại trở thành người thực vật sau khi thụ án 3 năm tù vì tu luyện Pháp Luân Công. Tám tháng sau, cư dân thành phố Miên Dương, tỉnh Tứ Xuyên này đã qua đời vào ngày 23 tháng 3 năm 2023, hưởng thọ 70 tuổi.

Bà Liêu bị ngã vào ngày 10 tháng 3 năm 2021, khi đang thụ án oan sai ở trong Nhà tù Nữ tỉnh Tứ Xuyên. Nhà tù đã từ chối yêu cầu tạm tha y tế của gia đình bà và giam bà cho đến khi mãn hạn tù, bất chấp tình trạng hôn mê của bà sau cú ngã.

Do bệnh viện nhà tù đã không chữa trị đúng cách trong quá trình phẫu thuật cắt mở sọ, nên phần đầu bà xuất hiện một vùng lõm lớn ở phía bên phải. Bà còn được gắn một chiếc ống thông hút đờm qua cổ họng, một ống cho ăn qua đường mũi và một ống thông tiểu. Toàn bộ cơ thể bà cứng đờ.

Sau vài giờ bà được cho về nhà từ nhà tù, gia đình đã gấp rút đưa bà đến bệnh viện địa phương vì họ không biết cách chăm sóc và làm sạch đờm trong ống hút. Một tuần sau, vào lúc 8 giờ sáng ngày 27 tháng 7 năm 2021, toàn thân bà đột nhiên co giật, môi và phần trên cơ thể tím tái. Mặc dù bà đã sống sót sau khi hồi sức nhưng gia đình bà ấy không đủ khả năng duy trì cho bà ấy nằm viện để điều trị kéo dài. Sau đó người thân đưa bà về nhà để tự chăm sóc. Gia đình bà chịu sự đả kích nặng nề khi bà Liêu từ trần vào ngày 23 tháng 3 năm 2023.

50f2897a63fe8b6a4e0710f5f579e1a1.jpg

Bà Liêu Quang Huy trong tình trạng hôn mê

Bà Liêu bị bắt tại nhà vào ngày 20 tháng 7 năm 2019 và bị Tòa án quận Phù Thành kết án 3 năm tù.

Vào lúc 5 giờ sáng ngày 10 tháng 3 năm 2021, gia đình bà Liêu nhận được điện thoại của lính canh nhà tù, yêu cầu họ đến Bệnh viện Hoa Tây để ký giấy đồng ý phẫu thuật sọ não cho bà. Người lính canh này cho biết bà đã “bị ngã đập đầu khi đi vệ sinh”, nhưng bác sỹ tiết lộ rằng bà còn bị thương ở khí quản và một bên phổi.

Ngày 14 tháng 3 năm 2021, khi chồng của bà Liêu là ông Lý Song Toàn và con trai đến thăm bà trong bệnh viện, phần đầu bà đã được quấn băng gạc và bà đang thở oxy. Bà vẫn bị hôn mê và người nhà bà không được phép gặp bà cho đến khi bà mãn hạn án tù.

61 học viên cao tuổi bị kết án tù

Trong số 61 trường hợp học viên cao tuổi bị kết án trong nửa đầu năm 2023, tỉnh Hà Bắc báo cáo có 9 trường hợp, tiếp theo là Cát Lâm (8) và Tứ Xuyên (7); Bắc Kinh, Liêu Ninh và Sơn Đông mỗi nơi có 6 trường hợp; Quảng Đông và Thiên Tân mỗi nơi có 3 trường hợp; Hắc Long Giang, Hà Nam và Giang Tô được báo cáo với 2 trường hợp; 7 khu vực còn lại, bao gồm Trùng Khánh, Quý Châu, Hồ Nam, Giang Tây, Ninh Hạ, Vân Nam và Chiết Giang, mỗi khu vực có 1 trường hợp.

Dưới đây là một số trường hợp học viên trên 70 tuổi bị kết án. Danh sách 61 học viên có thể tải xuống tại đây (PDF) (tiếng Anh và tiếng Trung)

Nhà tù Hà Bắc tiếp tục tước bỏ quyền thăm thân và yêu cầu tạm tha y tế cho người phụ nữ bị ung thư

Bà Hàn Lập Bình (73 tuổi, ở thành phố Thừa Đức, tỉnh Hà Bắc) đã được chẩn đoán mắc bệnh ung thư phổi giai đoạn cuối ngay sau khi vừa bị chuyển tới nhà tù, nhưng lãnh đạo nhà tù vẫn từ chối để bà được tạm tha y tế cũng như từ chối để người nhà vào thăm bà.

Bà Hàn bị bắt tại nhà vào ngày 22 tháng 7 năm 2022 và bị kết án 5 năm tù và phạt tiền 5.000 nhân dân tệ vào ngày 19 tháng 1 năm 2023. Trước khi bà bị đưa vào Nhà tù Nữ tỉnh Hà Bắc vào ngày 18 tháng 4, bà bị ho và huyết áp tăng cao. Thậm chí có đêm bà còn bị bất tỉnh và phải nằm viện 1 tuần. Mặc dù biết rõ về tình trạng sức khỏe của bà Hàn, nhưng nhà tù vẫn tiếp nhận bà.

Ngày 11 tháng 5, một lính canh tù đã gọi điện cho gia đình, cho biết bà được chẩn đoán mắc ung thư phổi giai đoạn cuối. Người thân của bà đã gọi điện cho các cơ quan hữu quan để yêu cầu để bà được tạm tha y tế. Họ được phúc đáp rằng bà đã đủ yêu cầu được bảo lãnh, nhưng nhà tù từ chối thả bà và vẫn từ chối yêu cầu thăm thân của gia đình. Con gái của bà bị tổn thương tâm lý nặng nề khi mẹ cô vẫn bị giam cầm mặc dù bị chẩn đoán mắc bệnh ung thư.

Người mẹ 78 tuổi của một công dân Canada bị kết án 4 năm tù vì luyện các bài công pháp của Pháp Luân Công ở nơi công cộng

Bà Tùng Lan Anh (78 tuổi ở thành phố Uy Hải, tỉnh Sơn Đông, mẹ của một cư dân Canada) đã bị bắt vì luyện các bài công pháp của Pháp Luân Đại Pháp tại một quảng trường địa phương vào ngày 15 tháng 10 năm 2022. Cảnh sát còng tay bà và kéo còng tay để lôi bà đi khiến bà bị cao huyết áp dai dẳng (200/150 mmHg). Bà đã bảo lãnh tại ngoại vào ngày 18 tháng 11 sau khi phải nộp phí bảo lãnh 10.000 Nhân dân tệ.

Đến ngày 1 tháng 2 năm 2023, bà Tùng bị bắt trở lại trại tạm giam Văn Đăng. Ngày 16 tháng 2, bà bị Tòa án thành phố Vinh Thành đã xét xử và kết án tù. Công tố viên buộc tội bà “lợi dụng tổ chức tà giáo để phá hoại việc thực thi pháp luật“ (Một cáo buộc được chuẩn hóa hòng khép tội các học viên Pháp Luân Công) và liệt kê sự bức hại trong quá khứ mà bà đã trải qua vì tu luyện Pháp Luân Đại Pháp làm bằng chứng truy tố bà.

Ngày 1 tháng 3 năm 2023, con gái bà Tùng là cô Tùng Tân Diệu đã phát biểu trong một cuộc biểu tình trước Lãnh sự quán Trung Quốc ở Montreal, Canada rằng: “ĐCSTQ bức hại tàn bạo các học viên Pháp Luân Đại Pháp, những người tuân theo Chân-Thiện-Nhẫn. Việc tu luyện Pháp Luân Đại Pháp không vi phạm pháp luật ở Trung Quốc và việc tin vào Chân-Thiện-Nhẫn để trở thành người tốt hơn là không có tội. Tôi kêu gọi trả tự do cho mẹ tôi ngay lập tức“.

d79dbecc40b6d4316955a27c9757f8f6.jpg

Cô Tùng Tân Miêu phát biểu trong một cuộc mít-tinh ở Montreal, kêu gọi trả tự do cho người mẹ của mình.

Một bác sỹ về hưu 80 tuổi bị bỏ tù để chấp hành ản án oan sai 2 năm

Một người phụ nữ 80 tuổi bị kết án 2 năm tù và phạt tiền 3.000 Nhân dân tệ vào ngày 17 tháng 3 năm 2023. Bà Lưu Tuấn Hoa bị đưa đến Trại tạm giam thành phố Nam Sung ở tỉnh Tứ Xuyên ngay sau khi bị tuyên án.

Án tù của bà người cựu bác sỹ của bệnh viện trực thuộc Đại học Dầu khí Tây Nam (ở thành phố Nam Sung, tỉnh Tứ Xuyên) này là một phần của sự trả đũa của cảnh sát vì bà từ chối từ bỏ Pháp Luân Công.

Ngày 23 tháng 4 năm 2021, hai cảnh sát và trưởng phòng bảo vệ của trường đại học đã đến nhà bà Lưu và ra lệnh cho bà ký vào cam kết từ bỏ Pháp Luân Công. Bà từ chối tuân theo và họ đã rời đi.

Ngày 21 tháng 5 năm 2021, họ lại kéo đến sách nhiễu bà Lưu nhưng bà không có ở nhà. Ngay sau khi cảnh sát rời đi thì họ nhìn thấy bà Lưu đang đi ở trên đường. Họ lái xe cảnh sát tiến đến gần bà rồi chụp ảnh bà và tra hỏi bà ấy về nơi làm việc của con gái bà.

Ngày 23 tháng 7 năm 2021, cảnh sát đã lắp đặt một chiếc camera giám sát chiếu thẳng vào cửa trước căn hộ của bà Lưu. Chồng bà đã chụp ảnh chiếc camera và gỡ nó xuống ngay trong ngày hôm đó. Ông đã đệ đơn lên Tòa án Quận Thuận Khánh để khiếu nại cảnh sát vì hành vi xâm phạm quyền riêng tư của họ.

Để trả đũa, cảnh sát đã chuyển hồ sơ vụ án của bà Lưu lên Viện Kiểm sát quận Thuận Khánh, sau đó cơ quan này đã truy tố bà và chuyển vụ án của bà sang Tòa án quận Thuận Khánh.

Bà Lưu bị xét xử lần đầu tiên vào ngày 19 tháng 4 năm 2022 và đầu tiên và được tại ngoại sau phiên tòa. Chưa đầy 2 tháng sau, vào ngày 10 tháng 6, cảnh sát và nhân viên bảo vệ của trường đại học đã sách nhiễu và lừa chồng bà ra mở cửa bằng cách bảo rằng họ đến tiêm vắc xin COVID cho gia đình. Họ tịch thu cuốn sách Pháp Luân Công chép tay của bà Lưu và đưa bà đến đồn công an và thả bà sau vài giờ giam giữ.

Ngày 15 tháng 2 năm 2023, tòa án mở phiên tòa thứ hai và kết án bà 2 năm tù cùng khoản tiền phạt 3.000 Nhân dân tệ vào ngày 17 tháng 3.

Cụ bà 86 tuổi bị kết án 3 năm tù

Bà Lương Thục Trí (86 tuổi, ở thành phố Thẩm Dương, tỉnh Liêu Ninh) đã bị kết án 3 năm tù và phạt 20.000 Nhân dân tệ vào ngày 7 tháng 3 năm 2023.

Ngày 8 tháng 6 năm 2021, cảnh sát bắt giữ bà Lương Thục Trí tại nhà. Trước sự kiên quyết từ phía gia đình, cảnh sát đã phải nhượng bộ để bà về nhà trong ngày hôm đó. Cảnh sát nói rằng một camera giám sát đã ghi lại cảnh bà Lương đặt tài liệu Pháp Luân Công lên những chiếc ô tô đỗ ở gần Đồn Công an Hòa Bình vào tháng 3 năm 2021. Thông qua theo dõi các hoạt động hàng ngày của bà, họ cũng phát hiện các học viên Pháp Luân Công khác đang in tài liệu tại nhà bà. Họ cho rằng đây là một trọng tội và xem đây thành một vụ án hình sự và mưu tính bỏ tù bà.

Đội An ninh Nội địa quận Hòa Bình đã chuyển hồ sơ vụ án của bà Lương tới Viện Kiểm sát quận Liêu Trung. Thẩm phán Lâm Hiểu Kiều của Tòa án quận Liêu Trung đã gọi điện cho gia đình bà Lương vào ngày 31 tháng 1 năm 2023, đe dọa sẽ bắt giam bà Lương sau Tết Nguyên tiêu (Lễ hội Đèn lồng) ngày 5 tháng 2 nếu bà không từ bỏ Pháp Luân Công.

Vì bà Lương từ chối từ bỏ Pháp Luân Công nên bà đã bị đưa ra xét xử vào ngày 8 tháng 2 năm 2023. Luật sư của bà đã biện hộ vô tội cho bà. Thẩm phán tuyên án bà vào ngày 27 tháng 3 năm 2023.

Mặc dù trại tạm giam Số 1 thành phố Thẩm Dương đã từ chối tiếp nhận bà Lương do sức khỏe yếu thì thẩm phán Lâm vẫn đang cố gắng tống bà vào tù.

Một cụ bà 81 tuổi ở Bắc Kinh thua kháng cáo chống lại bản án oan sai

Bà Hồ Hành Tiển (81 tuổi, trú tại Bắc Kinh) đã bị kết án 3 năm tù với khoản tiền phạt 3.000 Nhân dân tệ. Bà đã kháng cáo lên Tòa án Trung cấp Số 2 thành phố Bắc Kinh.

Ngày 2 tháng 6 năm 2023, thẩm phán chủ tọa phiên tòa phúc thẩm Vương Hồng Ba, trợ lý thẩm phán Vương Mẫn và một người quay video đã xuất hiện tại cửa nhà của bà Hồ để đưa phán quyết cho bà, trong đó tuyên bố họ quyết định giữ nguyên phán quyết ban đầu của bà.

Bà Hồ từ chối ký tên vào giấy tờ làm việc và thề sẽ tiếp tục tìm kiếm công lý cho mình. Các thẩm phán yêu cầu bà nộp đơn kiến nghị xem xét lại vụ việc của mình qua Tòa án Quận Phong Đài nếu bà ấy quyết tâm tiếp tục tìm kiếm công lý. (Ở Trung Quốc, đơn kháng cáo cần phải được nộp tại các tòa án xét xử sở thẩm để họ chuyển lên các tòa phúc thẩm).

Bà Hồ đã chất vấn các nhân viên chính quyền đó rằng nếu những công dân tuân thủ luật pháp như bà, những người tuân theo tiêu chuẩn Chân-Thiện-Nhẫn của Pháp Luân Công để trở thành một người tốt lại bị kết án, thì ai sẽ được chính quyền coi là vô tội, nhưng họ giữ im lặng.

Người phụ nữ Cát Lâm đã bị kết án 6 tháng tù sau khi chồng bà chết do cuộc bức hại

Hai tháng sau khi bà Trần Khánh Lan bị bắt giữ vì đức tin của bà vào Pháp Luân Công, chồng bà đã qua đời sau hai thập kỷ chịu áp lực tinh thần to lớn trong cuộc đàn áp tín ngưỡng chung của họ. Bốn tháng sau, trong khi vẫn còn đang để tang cho người chồng vừa qua đời không lâu, bà Trần đã bị kết án ba 3 năm tù và phạt tiền 3.000 Nhân dân tệ vào đầu tháng 4 năm 2023.

Bà Trần (70 tuổi, trú tại thành phố Thư Lan, tỉnh Cát Lâm) đã bị bắt vào ngày 23 tháng 8 năm 2022, sau vài đợt sách nhiễu xảy ra trong nhiều tháng trước đó. Cảnh sát lục soát mọi ngõ ngách trong nhà bà, kể cả gầm giường. Họ đã lấy đi 2 cuốn sách Pháp Luân Công và một số tờ tiền giấy có in thông điệp ngắn về Pháp Luân Công của bà. (In thông điệp lên tiền giấy là một cách để nâng cao nhận thức về cuộc bức hại trước sự kiểm duyệt nghiêm ngặt ở Trung Quốc).

Vụ sách nhiễu và lục soát nhà càng khiến chồng bà là ông Mạnh Tường Phú thêm suy sụp, một người vốn đã gặp nhiều khó khăn trong việc đi lại và nói chuyện, cộng thêm áp lực vì lương hưu bị đình chỉ từ năm 2020. Sức khỏe của ông nhanh chóng giảm sút và ông đã từ trần vào ngày 24 tháng 10 năm 2022. Bà Trần được phép về tham dự lễ tang của ông.

Một người phụ nữ 75 tuổi đang bị quản chế vì đức tin của mình bị yêu cầu tham gia các khóa tẩy não

Một cựu giáo viên tiểu học 75 tuổi ở huyện Lai Thủy, tỉnh Hà Bắc đã liên tục bị chính quyền sách nhiễu kể từ khi bà được trả tự do vào ngày 9 tháng 5 năm 2023 sau khi bị kết án 3 năm tù với 4 năm quản chế.

Bà Lưu Ngọc Mẫn bị bắt tại nhà con trai bà vào ngày 18 tháng 3 năm 2022. Bà bị giam ở trong Trại tạm giam thành phố Bảo Định. Hồ sơ vụ án của bà sau đó đã được chuyển tới Viện Kiểm sát thành phố Trác Châu, cơ quan này đã truy tố bà và chuyển tiếp hồ sơ vụ án của bà tới Tòa án thành phố Trác Châu. Thẩm phán đã kết án bà Lưu vào ngày 9 tháng 5 và ra lệnh cho gia đình bà phải tới trại tạm giam đón bà trong ngày hôm đó.

Cục Tư pháp huyện Lai Thủy đã thành lập một đội đặc nhiệm cải huấn cộng đồng vào ngày 30 tháng 5 năm 2023 để đặc biệt “xử lý” bà Lưu. Lực lượng đặc nhiệm do Tá Thừa (Giám đốc Cục tư pháp) đứng đầu, với các thành viên bao gồm các quan chức Hồ Phượng Lan và Vương Bảo Quân của làng Đông Quan ở huyện Lai Thủy. Mục đích là để ép bà Lưu từ bỏ Pháp Luân Công.

Lực lượng đặc nhiệm đã ra lệnh cho bà Lưu trình diện với họ thường xuyên và tham gia “các buổi học tập” theo lịch trình. Nếu bà không thể trình diện trực tiếp với họ thì bà phải gửi ảnh của mình ở nhà.

Vì bà Lưu vẫn đang hồi phục sau khi bị ngược đãi trong thời gian bị giam giữ, bà đã từ chối tuân theo yêu cầu. Lực lượng đặc nhiệm sau đó đã đe dọa sẽ đưa bà trở lại trại giam.

Bà Lưu và những người thân của bà bị ra lệnh phải bật điện thoại 24/7 để sẵn sàng trả lời các cuộc gọi của lực lượng đặc nhiệm. Họ cũng bị chỉ đạo phải tải xuống một ứng dụng có chức năng theo dõi vị trí của bà và giám sát các hoạt động của bà. Bà Lưu cũng bị cấm ra khỏi thị trấn.

Ban đầu gia đình bà cảm thấy nhẹ nhõm khi bà được trả tự do, nhưng hiện họ lại đang cảm thấy áp lực rất lớn do bị sách nhiễu không ngừng.

21 học viên đang bị truy tố ở các giai đoạn khác nhau

Ngoài 61 học viên đã bị kết án, 21 học viên khác cũng phải đối mặt với án tù, khi vụ án của họ đang ở các giai đoạn truy tố khác nhau. Thông tin chi tiết về những trường hợp này có thể được tải xuống tại đây (PDF) (tiếng Anh và tiếng Trung).

Dưới đây là một số trường hợp chọn lọc.

Cụ bà 77 tuổi bị xét xử vì tu luyện Pháp Luân Công, người bào chữa bị cấm vào phòng xử án

Bà Trình Chí Quần (77 tuổi, trú tại thành phố Hợp Phì, tỉnh An Huy) đã bị đưa ra hầu tòa vào ngày 12 tháng 4 năm 2023. Trước khi Tòa án quận Thục Sơn xét xử bà Trình Chí Quần, thẩm phán đã nhiều lần cố ép bà phải bỏ ông Trình Hải, người bào chữa không phải là luật sư (không có quan hệ họ hàng) [Ghi chú: Ở Trung Quốc, bị cáo được phép ủy thác cho người thân hoặc bạn bè không hành nghề luật sư để bào chữa vô tội cho họ]. Ông Trình, một luật sư nhân quyền nổi tiếng ở Bắc Kinh, không được gia hạn giấy phép hành nghề luật sư vì làm đại diện pháp lý cho các học viên Pháp Luân Công và các luật sư nhân quyền khác. Khi bà Trình từ chối làm theo, thẩm phán cấm ông Trình vào phòng xử án trong ngày xét xử.

Bà Trình đã tự bào chữa cho mình. Bà lập luận rằng Tổng cục Báo chí và Xuất bản Trung Quốc đã dỡ bỏ lệnh cấm sách Pháp Luân Công vào năm 2011, do đó việc bà phân phát và sở hữu ấn phẩm của Pháp Luân Công ở nhà là hoàn toàn hợp pháp.

Trước khổ nạn gần đây nhất, bà Trình từng bị bắt giữ 3 lần vì phân phát tài liệu thông tin Pháp Luân Công. Hiện chưa có thông tin chi tiết về vụ bắt giữ gần nhất của bà.

Cụ bà 81 tuổi bị đối mặt với xét xử vì kiên định đức tin

Ngày 14 tháng 6 năm 2023, bà cụ Lưu Quế Bích (81 tuổi, trú tại thị trấn Thủy Thổ, quận Bắc Bội, Trùng Khánh) đã nhận được thông báo từ Tòa án quận Giang Bắc, rằng bà sẽ phải hầu tòa vào lúc 10 giờ sáng ngày 4 tháng 7.

Phiên xét xử sắp tới của bà Lưu bắt nguồn từ vụ bắt giữ bà tại thị trấn Tĩnh Quan, quận Bắc Bội vào ngày 16 tháng 2 năm 2023, khi bà bị trình báo vì nói với mọi người ở đó về cuộc bức hại Pháp Luân Công. Người của của Đồn Công an Thị trấn Tĩnh Quan cũng đột nhập vào bà Lưu và tịch thu nhiều sách Pháp Luân Công của bà. Bà được thả vào nửa đêm và bị đưa vào diện quản thúc tại gia. Viện Kiểm sát quận Bắc Bội đã truy tố bà Lưu vào ngày 18 tháng 4 và chuyển hồ sơ vụ án của bà tới Viện Kiểm sát Quận Giang Bắc vào ngày 26 tháng 4.

Người phụ nữ 84 tuổi bị cảnh sát truy lùng và đối mặt với truy tố vì viết một lá thư có nội dung về Pháp Luân Công

Bà Trương Hưng Siêu (84 tuổi ở quận Giang Bắc, Trùng Khánh) đã bị truy tố vào ngày 16 tháng 6 năm 2023 vì viết thư có nội dung về Pháp Luân Công.

Trước khi nghỉ hưu, bà Trương là phó chủ tịch của Uỷ ban Thường vụ Đại hội Đại biểu Nhân dân thị trấn Ngọa Phật, quận Đồng Nam, Trùng Khánh. Năm 2022, bà Trương đã viết một lá thư gửi cho bí thư của Uỷ ban Chính trị và Pháp luật quận Du Bắc ngay sau khi đọc tin tức về việc ông ta tham gia bức hại các học viên Pháp Luân Công địa phương. Vì sự an toàn của mình, bà đã bỏ lá thư [vào thùng thư] tại Bưu điện phố Đả Đồng ở quận Du Trung.

Bưu điện đã chặn lá thư của bà và giao nó cho Đồn Công an Đạo Mông Khẩu ở quận Du Trung. Cảnh sát kiểm tra các video giám sát và xác định bà Trương chính là người gửi lá thư này. Sau đó, họ chuyển vụ việc đến quận Du Bắc, vì người nhận lá thư theo dự kiến là ở quận đó.

Ngoài 8 giờ sáng ngày 8 tháng 7 năm 2022, hơn 20 người của Đội An ninh Nội địa quận Du Bắc và các đồn công an thuộc sự giám sát của họ đã kéo tới và đột nhập vào bà Trương. Họ hỏi có phải bà là người đã gửi lá thư và họ cũng đe doạ con trai bà, nói rằng con trai của anh ấy sẽ bị ảnh hưởng nếu bà Trương vẫn tu luyện Pháp Luân Công. Họ tịch thu các sách Pháp Luân Công và phân công người trực ở bên ngoài nhà để giám sát bà. Sau đó, cảnh sát cũng nhiều lần sách nhiễu bà và con trai bà qua điện thoại.

Ngày 10 tháng 9 năm 2022 (Tết Trung thu), cảnh sát đi trên 3 chiếc xe tới nhà bà Trương và đe doạ sẽ đẩy vụ án của bà thành một đại án.

Một giáo viên về hưu bị chính quyền bắt giữ vì treo biểu ngữ chào mừng Ngày Pháp Luân Đại Pháp Thế giới

Bà Tùy Lệ Tiên (72 tuổi, trú tại thị trấn Yến Giao, thành phố Tam Hà, tỉnh Hà Bắc) đã bị cảnh sát bắt tại nhà riêng vào ngày 14 tháng 5 năm 2023. Lệnh bắt giữ bà đã được phê chuẩn 10 ngày sau đó. Bà là một giáo viên đã nghỉ hưu và hiện đang phải đối mặt với cáo trạng.

Vụ bắt giữ bà Tùy bắt nguồn từ một lệnh bắt giữ do Hà Phan Kỷ Cường, trưởng Công an thành phố Tam Hà ban hành. Vào khoảng ngày 10 tháng 5 năm 2023, khi đang đi thị sát ở thị trấn Yến Giao vào kho ông ta nhìn thấy một biểu ngữ có nội dung “Chào mừng Ngày Pháp Luân Đại Pháp Thế giới 13 tháng 5”. Ông ta bèn ra lệnh cho Đồn Công an Đông Thành ở thị trấn Yến Giao bắt giữ bất cứ ai treo biểu ngữ và nhanh chóng truy tố “kẻ phạm tội”. Đồn công an này đã rà soát các video giám sát và xác định rằng bà Tùy là người đã treo tấm biểu ngữ đó.

Cảnh sát đã lập chốt bên ngoài tòa nhà chung cư của bà Tùy vào ngày 13 tháng 5 và ghi video bà ra vào tòa nhà, để xác nhận rằng bà chính là người mà video giám sát kia đã ghi lại được.

Vào khoảng 5 giờ chiều ngày hôm sau, cảnh sát đã kéo tới gõ cửa nhà bà Tùy và nói dối rằng họ tới để điều tra dân số. Bà Tùy tưởng thật và ra mở cửa. Ngay khi vừa xông vào, họ liền cho bà xem một bức ảnh trên điện thoại di động và hỏi bà có treo tấm biểu ngữ ở trong bức ảnh hay không. Họ cũng phát đoạn video quay cảnh bà ra vào tòa nhà chung cư và yêu cầu bà xác nhận đó là mình. Bà một mực im lặng.

Cảnh sát đã bắt bà và hai học viên Pháp Luân Công khác tình cờ ghé qua nhà bà vào lúc đó. Sau khi đưa cả ba đến Đồn Công an Đông Thành, cảnh sát quay lại nhà bà Tùy một lần nữa và tịch thu máy tính, máy in, sách Pháp Luân Công và các tài liệu thông tin của bà.

Sau ngày hôm đó cả ba học viên đã bị thẩm vấn nhiều lần, nhưng họ từ chối trả lời các câu hỏi của cảnh sát. Hai vị khách của bà Tùy đã được thả vào ngày hôm sau, còn bà Tùy bị chuyển đến Trại tạm giam thành phố Tam Hà.

Bản quyền © 2023 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2023/7/26/463340.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2023/7/31/210558.html

Đăng ngày 18-09-2023; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share