[MINH HUỆ 04-03-2022] Trong tháng 2 năm 2022 đã ghi nhận 33 học viên Pháp Luân Công bị kết án vì đức tin của mình, trong đó có 16 trường hợp trong năm 2021, 2 trường hợp vào tháng 2 năm 2022 và 15 trường hợp vào tháng 2 năm 2022.

Pháp Luân Công, còn gọi là Pháp Luân Đại Pháp, là một pháp môn tu luyện cả tâm lẫn thân đã bị chính quyền Cộng sản Trung Quốc bức hại từ năm 1999. Kể từ đó, vô số học viên đã bị bắt, giam giữ, kết án và tra tấn vì kiên định đức tin của họ. Tuy nhiên, do sự kiểm duyệt thông tin nghiêm ngặt ở Trung Quốc, các trường hợp bức hại vẫn luôn không thể được báo cáo kịp thời hoặc có đầy đủ thông tin.

Các bản án dành cho 33 học viên từ 6 tháng tới 7 năm. 12 học viên là từ 60 tuổi trở lên, gồm có một nữ học viên ngoài 80 tuổi. 10 học viên bị tòa án phạt tổng số tiền 134.000 nhân dân tệ.

451286203e10141a2b3b1b4abd8638d3.jpg

Các học viên từ 14 tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương. Các tỉnh có số học viên bị kết án nhiều nhất gồm Liêu Ninh (6), Sơn Đông (4), Hà Bắc (3) và Hồ Bắc (3). Chín khu vực còn lại có 1 hoặc 2 trường hợp.

Dưới đây là thông tin chi tiết hơn về các trường hợp kết án. Danh sách đầy đủ các học viên bị kết án (gồm các trường hợp ghi nhận vào tháng 1 và tháng 2 năm 2022) có thể được tải xuống tại đây.

Kết án học viên cao niên

Người phụ nữ 73 tuổi bị kết án phi pháp 6 năm tù

Bà Chu Tú Hoa, 73 tuổi, ở thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc đã đệ đơn kháng cáo ngay trong ngày bà bị kết án sáu năm tù vì tu luyện Pháp Luân Công. Ngày hôm sau, gia đình bà Chu đã đệ đơn kiện chủ toạ phiên toà vì kết án bà một cách phi pháp.

Ngày 15 tháng 7 năm 2020, bà Chu bị bắt giữ tại nhà riêng. Sau khi bà cùng chồng bị đưa tới Đồn Công an Ngô Gia Sơn để thẩm vấn, cảnh sát đã lục soát nhà của bà trong nhiều tiếng đồng hồ mà không có sự hiện diện của bất kỳ ai trong gia đình bà. Ngày hôm sau, khi hai vợ chồng bà Chu được trả tự do, họ phát hiện các sách Pháp Luân Công và hai bộ sưu tập tem có giá trị của họ đã biến mất. Trước sự kiên quyết của bà Chu, cảnh sát đã đồng ý cung cấp danh sách tài sản bị tịch thu, nhưng trong đó không liệt kê hai bộ tem của họ. Danh sách tài sản tịch thu cũng không có tên hay chữ ký của các cảnh sát tiến hành lục soát, không có con dấu của cảnh sát và thậm chí không đề ngày tháng.

Ngày 28 tháng 1 năm 2021, bà Chu bị triệu tập đến đồn công an. Khi bà tới nơi, cảnh sát liền đưa bà tới bệnh viện để khám sức khỏe. Mặc dù bà không vượt qua đợt khám sức khoẻ bốn lần liên tiếp, nhưng cảnh sát vẫn ép Trại tạm giữ Số 1 Thành phố Vũ Hán tiếp nhận bà. Sau khi Viện Kiểm sát Quận Đông Tây Hồ chuyển hồ sơ vụ án của bà tới Viện Kiểm sát Quận Hán Dương vào tháng 2 năm 2021, bà đã bị đưa tới trại tạm giam Số 1 Thành phố Vũ Hán.

Bà Chu đã bị truy tố và hồ sơ vụ án của bà được chuyển tới Toà án Quận Hán Dương Nửa vào ngày tháng 6 năm 2021. Khoảng nửa năm sau, vào ngày 22 tháng 12 năm 2021, bà bị xét xử trong một phiên toà trực tuyến kéo dài chỉ vỏn vẹn 20 phút. Gia đình bà đã nộp đơn yêu cầu làm người đại diện cho bà với tư cách là người biện hộ không phải luật sư trước toà, nhưng chủ toạ Đặng Vĩ vẫn nhất quyết chỉ định một luật sư cho bà, và người luật sư này được chỉ đạo phải nhận tội thay cho bà Chu.

Ngày 26 tháng 1 năm 2022, Dương Khoát, thư ký Toà án Trung cấp Thành phố Vũ Hán, đã thông báo cho gia đình bà Chu rằng bà đã bị kết án sáu năm tù. Dương còn đích thân tới Trại tạm giam để đưa bản án cho bà Chu. Hiện chưa rõ tại sao Dương, người của toà án phúc thẩm, lại tới thông báo cho bà Dương mà không phải là người của toà án sơ thẩm. Bà Chu đã đệ đơn kháng cáo ngay ngày hôm đó.

Ngày hôm sau (ngày 27 tháng 1), gia đình bà Chu đã đệ đơn kiện thẩm phán Đặng Vĩ của Toà án Quận Hán Dương, Viện Kiểm sát Quận Hán Dương, Viện Kiểm sát Thành phố Vũ Hán, Viện Kiểm sát Tỉnh Hồ Bắc, Toà án Quận Hán Dương và Toà án Trung cấp Thành phố Vũ Hán.

Gia đình bà nói trong đơn khiếu nại của mình rằng theo luật pháp Trung Quốc, nếu đương sự đã có người đại diện pháp lý, toà sẽ không cần phải chỉ định thêm người đại diện pháp lý cho đương sự. Vậy mà, mặc dù thẩm phán Đặng biết rõ rằng bà Chu đã uỷ thác người thân biện hộ cho bà, ông ta vẫn chỉ định một luật sư mà không hỏi gia đình bà có đồng ý hay không, và cũng không thông báo cho gia đình bà Chu về việc này. Ngoài ra, thẩm phán còn phớt lờ việc cảnh sát tịch thu phi pháp tài sản cá nhân của bà, lục soát nhà bà mà không có sự hiện diện của gia đình và giữ bí mật với gia đình thông tin về phiên toà.

Ngày 28 tháng 1, gia đình bà Chu đã nộp đơn lên toà án cấp cao hơn để yêu cầu được đại diện cho bà trong phiên tòa kháng cáo. Hiện chưa rõ liệu kháng cáo của bà hay đơn yêu cầu đại diện của gia đình có được chấp nhận hay không.

Người phụ nữ 74 tuổi bị kết án vì nói chuyện với mọi người về Pháp Luân Công

Bà Thái Tú Hoa, 74 tuổi, ở thành phố Sán Đầu, tỉnh Quảng Đông đã bị kết án sáu tháng tù vào ngày 29 tháng 1 năm 2022.

Bà Thái bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công từ năm 1996, lúc bà ngoài 40 tuổi. Bà tin rằng pháp môn này đã chữa khỏi bệnh dạ dày nghiêm trọng và chứng loét tá tràng đã khiến bà thể ăn nhiều đồ ăn. Bác sỹ tiên liệu bà chỉ có thể không sống qua 50 tuổi, nhưng bà vẫn luôn sống khỏe mạnh kể từ đó.

Tối ngày 13 tháng 8 năm 2021, bà Thái bị một người dân địa phương tố giác vì đã tặng cho anh ta tài liệu thông tin về Pháp Luân Công. Vào ngày 16 tháng 8, cảnh sát đã ập vào nhà bà và tịch thu hàng chục cuốn sách của Pháp Luân Công, các tài liệu liên quan và tài sản cá nhân khác của bà. Con trai bà là anh Vương Kiếm Thư đã cố gắng nói lý với cảnh sát và ngăn cản họ khám xét nơi này, nhưng lại bị cảnh sát bắt và nhốt trong đồn công an một ngày.

Sau khi bị bắt, bà Thái bị đưa đến trại tạm giam Trừng Hoa. Cảnh sát đã chuyển hồ sơ của bà tới Viện Kiểm sát Quận Trừng Hải vào ngày 24 tháng 9. Công tố viên đã nhiều lần trả lại hồ sơ của bà cho cảnh sát vì không đủ bằng chứng, trước khi chuyển nó tới Viện Kiểm sát Quận Kim Bình vào ngày 13 tháng 11.

Viện Kiểm sát Quận Kim Bình đã truy tố bà Thái vào tháng 12 năm 2021. Sau đó bà đã bị Tòa án Quận Kim Bình xét xử vào ngày 7 tháng 1 năm 2022 thông qua video. Hai luật sư đã biện hộ vô tội cho bà. Thẩm phán đã kết án bà 6 tháng tù vào ngày 29 tháng 1 năm 2022.

Người phụ nữ 77 tuổi bị kết án bốn năm tù

Bà Lưu Nhân Bình, 77 tuổi, ở thành phố Đại Liên, tỉnh Liêu Ninh đã bị kết án bốn năm tù vào đầu tháng 12 năm 2021 vì tu luyện Pháp Luân Công.

Ngày 3 tháng 6 năm 2021, bà Lưu Nhân Bình đã bị bắt trong khi đang chăm sóc cho người chồng cũ của mình, người đã bị bệnh nặng trong vài năm qua và phải vật lộn để tự lo bản thân. Ngày hôm sau, chồng cũ của bà đã gọi cho cảnh sát và đề nghị thả bà.

Ngày 4 tháng 6 họ đã thả bà, nhưng ngày hôm sau lại bắt giữ bà khi bà đến đồn công an để yêu cầu họ trả lại các sách Pháp Luân Công mà họ đã tịch thu của bà. Nhà riêng của bà cũng bị lục soát.

Hay tin mẹ bị bắt, người con gái đang làm việc xa nhà của bà đã xin nghỉ phép để đến Đại Liên tìm cách giải cứu bà, nhưng cảnh sát cho biết đã chuyển hồ sơ của mẹ cô lên viện kiểm sát.

Sau đó Tòa án quận Cam Tỉnh Tử đã bí mật tổ chức một phiên tòa trực tuyến để xét xử bà Lưu mà không thông báo cho gia đình bà. Bà đã bị kết án 4 năm tù và phạt 30.000 nhân dân tệ vào đầu tháng 12 năm 2021.

Bà Lưu khẳng định rằng bà không vi phạm bất kỳ luật gì khi tu luyện Pháp Luân Công hay có sách Pháp Luân Công ở trong nhà của mình. Bà đã kháng cáo lên Tòa án Trung cấp Thành phố Đại Liên vào ngày 16 tháng 12. Không rõ liệu tòa án cấp cao hơn này đã ra phán quyết về vụ việc của bà hay chưa.

Chồng cũ của bà Lưu đã vô cùng sợ hãi khi chứng kiến cảnh sát lục soát nơi ở của mình. Ông ăn không ngon miệng, ngủ không yên giấc và đã qua đời không lâu sau đó.

Hai vợ chồng ngoài 70 tuổi đều bị kết án ba năm tù và một năm lao động cưỡng bức

Tháng 1 năm 2022, một cặp vợ chồng ở thành phố Ngô Trung, tỉnh Ninh Hạ đã bị chuyển đến nhà tù để thụ án tù vì kiên định đức tin của họ vào Pháp Luân Công.

Ông Mã Hùng Đức, 73 tuổi, là kỹ sư về hưu của nhà máy đồng hồ, và vợ ông là bà Trịnh Phượng Anh, 70 tuổi, cũng là nhân viên về hưu của nhà máy đó, bị bắt giữ vào ngày 22 tháng 2 năm 2021. Ngày 5 tháng 8, Tòa án Quận Lợi Thông đã đưa hai ông bà ra xét xử. Ngày 14 tháng 9, cả hai đều bị kết án 1,5 năm tù giam và phạt 5.000 nhân dân tệ. Đến đầu tháng 1 năm 2022, họ bị đưa đến Trung tâm Giam giữ Giáo dục trực thuộc Nhà tù Ninh Hạ.

Trước bản án gần nhất này, cả hai vợ chồng ông Mã đã liên tục là mục tiêu bức hại trong suốt hơn hai thập kỷ qua vì kiên định với đức tin của mình. Họ bị bắt giữ và giam giữ lần đầu vào năm 2000 vì viết thư thỉnh nguyện và phân phát tài liệu Pháp Luân Công.

Khi bà Trịnh từ chối làm việc với đài truyền hình địa phương để sản xuất nhưng video phỉ báng Pháp Luân Công vào tháng 2 năm 2001, bà đã bị bắt giữ lần nữa và bị kết án hai năm lao động cưỡng bức. Trong khi bà vẫn đang thụ án, ông Mã cũng bị bắt giữ và kết án hai năm lao động cưỡng bức sau khi lính canh trại lao dộng tìm thấy bài giảng Pháp Luân Công trong quần áo mà bà Trịnh chuyển cho ông khi bà tới thăm ông.

Sau khi ông Mã được trả tự do một tháng, ông và bà Trịnh lại bị bắt giữ lần nữa. Ông bị kết án năm năm tù và bà Trịnh bị kết ba năm tù cùng với ba năm quản chế vào ngày 28 tháng 12 năm 2004.

Hai vợ chồng ông Mã bị bắt giữ cùng nhau lần nữa vào tháng 9 năm 2012. Bà Trịnh bị kết án 7 năm và ông Mã bị kết án bảy năm rưỡi vào tháng 1 năm 2013. Đơn kháng án của họ bị tòa án cấp cao hơn từ chối.

Người phụ nữ ngoài 80 tuổi bị kết án

Bà Thái Trạch Phương, ngoài 80 tuổi, ở thành phố Nam Sung, tỉnh Tứ Xuyên đã bị sách nhiễu tại nhà riêng vào tối ngày 29 tháng 10 năm 2021. Bà kiên quyết rằng bà không thể ký vào tuyên bố từ bỏ Pháp Luân Công mà cảnh sát đã chuẩn bị và cảnh sát rời đi sau một giờ bế tắc. Ngay sau đó, họ trình hồ sơ vụ án của bà lên viện kiểm sát.

Sau đó, Tòa án huyện Doanh Sơn đã kết án bà Thái một năm rưỡi tù giam cùng 3.000 nhân dân tệ tiền phạt. Chưa rõ liệu có phiên tòa xét xử hay không.

Ngày 16 tháng 2 năm 2022, bà Thái bị đưa tới trại tạm giam thành phô Nam Sung. Lính canh từ chối tiếp nhận bà do huyết áp của bà cao tới mức nguy hiểm. Bà đã được trả tự do cùng ngày.

Gia đình chia cắt bởi cuộc bức hại

Người cha đơn thân bị kết án bốn năm tù, vợ đã qua đời bảy năm trước, cả hai bị bức hại vì tu luyện Pháp Luân Công.

Ông Trần Minh Hi, 52 tuổi, ở Trùng Khánh gần đây bị kết án bốn năm tù vì tu luyện Pháp Luân Công. Ông Trần đã từng hai lần lãnh án lao động cưỡng bức, một lần vào tháng 9 năm 2000 và một lần khác vào tháng 4 năm 2011 với tổng thời gian ba năm. Sự tra tấn mà ông phải chịu đựng trong lần đầu thụ án đã khiến ông bị tàn tật.

Vợ ông Trần là bà Vương Hiểu Hà, cũng là học viên Pháp Luân Công đã qua đời vào ngày 22 tháng 10 năm 2015. Bà đã bất tỉnh ba ngày trước đó và không thể tham dự phiên tòa xét xử được lên kế hoạch trước đó vì phân phát tài liệu thông tin Pháp Luân Công. Với việc mẹ qua đời và cha bị cầm tù, con gái tuổi vị thành niên của họ giờ phải tự thân gánh vác.

2016-8-25-wangxiaoxia-2--ss.jpg

Ông Trần Minh Hi, người vợ quá cố là bà Vương Hiểu Hà cùng con gái của họ

Vào khoảng 8 giờ sáng ngày 8 tháng 6 năm 2021, khi ông Trần chuẩn bị ra khỏi nhà, thì hàng chục cảnh sát xông vào và bao vây ông. Họ tịch thu các sách Pháp Luân Công, một máy in, một máy tính và hơn 10.000 nhân dân tệ tiền mặt của ông, chất đầy trong bốn túi lớn và một chiếc vali.

Ông Trần bị đưa tới Đồn Công an Song Long và bị thẩm vấn. Cảnh sát đã đưa ông tới ba cơ sở khác nhau để khám sức khỏe, mỗi cơ sở đều thông báo rằng ông bị huyết áp cao tới mức nguy hiểm. Cảnh sát đã cho ông bảo lãnh tại ngoại vào tối cùng ngày. Sáng hôm sau, họ ra lệnh cho ông tới đồn cảnh sát để ký lệnh quản thúc tại gia sáu tháng.

Đồng thời, cảnh sát đã trình hồ sơ vụ án của ông tới Viện kiểm sát quận Giang Bắc, viện kiểm sát này đã truy tố ông và chuyển hồ sơ vụ án của ông tới Tòa án quận Giang Bắc.

Ông Trần đã kháng án trước tòa vào ngày 23 tháng 12 năm 2021. Công tố viên Lưu Tiệp đã đọc bản cáo trạng và sau đó ông Trần đã thành thật tuyên bố rằng ở Trung Quốc không có điều luật buộc tội Pháp Luân Công. Luật sư của ông cũng nói thêm rằng việc tu luyện Pháp Luân Công của ông không làm hại tới bất kỳ ai.

Khi ông Trần chuẩn bị đọc tuyên bố bào chữa cuối cùng của mình, chủ tọa Tôn Hồng Đào đã chặn ông và hoãn phiên tòa. Ông ta nói với ông Trần: “Tại sao ông lại cứng đầu như vậy? Nếu ông không phải chăm sóc con nhỏ, chúng tôi sẽ bắt ông sớm hơn nhiều.”

Hai tháng sau, vào ngày 18 tháng 2, thẩm phán tuyên bố rằng ông Trần bị kết án bốn năm tù cùng 13.000 nhân dân tệ tiền phạt.

Mẹ của một cư dân Canada bị kết án tù

Gầy đây, bà Đường Hoa Phong đã bị kết án 3,5 năm tù vì phân phát tài liệu Pháp Luân Công vào ngày 12 tháng 6 năm 2021. Cô Alice Trương, con gái của bà và là một cư dân Canada đã kêu gọi sự giúp đỡ của cộng đồng quốc tế để giải cưu bà Đường.

Bà Đường cư trú ở quận Du Thứ, thành phố Tấn Trung, tỉnh Sơn Tây. Ngày 12 tháng 6 năm 2021, khi đi mua sắm tại khu chợ nông sản địa phương vào dịp Lễ hội Thuyền Rồng, bà đã phân phát tài liệu Pháp Luân Công cho các cư dân địa phương. Tuy nhiên, có một người đã báo bà với cảnh sát. Sau đó, bà bị đưa tới đồn công an và đã bị giam 15 ngày. Cảnh sát đã lục soát nhà bà và tịch thu sổ ghi chép mà bà dùng để chép những bài giảng Pháp Luân Công và ảnh chân dung của Nhà sáng lập Pháp Luân Công.

Bà Đường bị giam giữ tại trại tạm giam Thành phố Tấn Trung và bị tước quyền thăm thân của gia đình. Thân Kiến Quân của Đội An ninh Nội địa và Lý Tú Thanh của Phòng 610 (một cơ quan ngoài vòng pháp luật được thành lập để bức hại Pháp Luân Công) đã cáo buộc bà phân phát ổ nhớ USB chứa thông tin Pháp Luân Công. Họ cáo buộc bà phạm tội nhiều lần, vì trước đó bà từng bị lĩnh án 3,5 năm tù vào năm 2015, và những tài liệu bà phân phát lần này đủ để kết án bà một lần nữa.

Con gái bà Đường là cô Alice Trương đang định cư ở Canada. Cô đang kêu gọi cộng đồng quốc tế giúp giải cứu mẹ mình. Cô Trương kể lại sự bức hại trong quá khứ mà mẹ mình phải chịu đựng gồm hai năm lao động cưỡng bức (từ năm 2006 tới năm 2008) và 3,5 năm tù (năm 2015). Cô nói: “Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã tước đoạt quyền công dân, quyền tự do tín ngưỡng, tự do ngôn luận của mẹ tôi và đình chỉ khoản tiền lương hưu của 30 năm công tác chăm chỉ của bà. Trong thời gian bị giam giữ, mẹ tôi thậm chí từng ngất xỉu do bị bệnh tim.”

Cô Alice hối thúc ĐCSTQ ngay lập tức trả tự do cho mẹ cô và tất cả học viên Pháp Luân Công bị cầm tù phi pháp. “Tôi cũng kêu gọi chính phủ Canada có hành động để bảo vệ giá trị quan của dân chủ, tự do và nhân quyền, cũng như bảo vệ sự tôn nghiêm của nhân loại.”

Sơn Đông: Người đàn ông bị kết án ba năm tù, cha anh cũng bị cầm tù vì đức tin chung của họ

Gần đây anh Cao Bằng, một cư dân thành phố Duy Phường, tỉnh Sơn Đông, đã bị kết án bảy năm vì phân phát tài liệu thông tin về Pháp Luân Công.

Anh Cao Bằng bị kết án trong lúc cha anh là ông Cao Quang Thành cũng đang phải thụ án vì đức tin ông vào Pháp Luân Công. Ông đã bị bắt vì nói với mọi người về Pháp Luân Công vào ngày 27 tháng 4 năm 2020, và Tòa án Thanh Châu đã kết án ông 1,5 năm tù vào ngày 10 tháng 12 năm 2020. Ông đã bị chuyển từ trại tạm giam Xương Lạc đến Nhà tù Tỉnh Sơn Đông vào ngày 8 tháng 12 năm 2021.

Ngày 18 tháng 5 năm 2021, anh Cao Bằng bị bắt sau khi bị Dương Thục Quang, Dương Kim Vỹ, Dương Trung Hoa ở thôn Tạo Hộ báo cảnh sát về việc anh đã đến đó để phân phát tài liệu Pháp Luân Công. Cảnh sát đã lục soát nhà và tịch thu các sách Pháp Luân Công, máy tính và điện thoại di động của anh.

Vào lúc 9 giờ tối ngày 20 tháng 5, anh Cao được khiêng về nhà vì anh không thể tự đi lại được. Khi gia đình hỏi cảnh sát chuyện gì đã xảy ra, họ trả lời rằng anh đã lôi mạnh thứ gì đó và không cho phép anh Cao nói chuyện. Sáng hôm sau, gia đình thấy cánh tay phải của anh bị sưng và anh không thể cầm được bất cứ thứ gì.

Từ ngày 21 tháng 5 đến ngày 25 tháng 5, vào khoảng 6 giờ sáng hàng ngày, cảnh sát đều đến để đưa anh Cao đi, và được đưa về vào khoảng 9 giờ tối. Triệu Thế Thắng ở Đội An ninh Nội địa lại lục soát nhà của anh trước khi anh rời đi vào sáng ngày 25 tháng 5.

Ngày 26 tháng 5, cảnh sát đã đến đưa anh Cao đi vào buổi sáng, nhưng không thấy họ đưa anh trở về vào buổi tối. Ngày hôm sau, gia đình nhận được thông báo rằng vụ bắt giữ anh đã được Viện Kiểm sát Quận Xương Lạc phê chuẩn vào chiều hôm trước và anh đã bị đưa vào trại tạm giam Quận Xương Lạc.

Ngày 10 tháng 6, anh Cao bị chuyển đến trại tạm giam Duy Phường nhưng gia đình anh không nhận được thông báo, họ không biết về việc anh bị chuyển cho đến ngày 18 tháng 6, khi họ tới trại tạm giam quận Xương Lạc để gửi tiền cho anh. Họ đã gọi cho Đội An ninh Nội địa Quận Xương Lạc hơn mười lần để hỏi về vụ việc của anh nhưng không ai bắt máy.

Đến ngày 13 tháng 8, cảnh sát đã trình vụ án của anh Cao lên Viện Kiểm sát Thanh Châu. Anh bị truy tố vào ngày 10 tháng 9 và đến ngày 17 tháng 12, Tòa án Thanh Châu đã thông báo cho gia đình rằng họ sẽ xét xử anh qua video vào ngày 20 tháng 12. Gần đây, gia đình mới biết tin rằng anh đã bị kết án bảy năm tù và phạt tiền 50.000 nhân dân tệ. Anh cũng đã nộp đơn kháng cáo bản án.

Trở thành mục tiêu vì lên tiếng

Người phụ nữ Tứ Xuyên bị đưa tới nam Kinh cách 500km để thụ án tù.

Tháng 8 năm 2021, một người phụ nữ ở thành phố Lãng Trung, tỉnh Tứ Xuyên bị tòa án cách 500km kết án sau vụ bắt giữ ba năm trước. Vụ kết án diễn ra chỉ vài tháng sau khi bà kết thúc một án tù khác vì tu luyện Pháp Luân Công.

Bà Trịnh Tố Hoa bị chấp hành viên của Tòa án quận Tê Hà ở thành phố Nam Kinh, tỉnh Giang Tô cách khoảng 500km từ Lãng Trung, bắt giữ vào đầu tháng 1 năm 2022 và đưa tới đó thụ án tù. Kể từ đó gia đình bà bị che giấu về tình trạng của bà.

66f530845de89f7953a7ee4899e014c6.jpg

Bà Trịnh Tố Hoa thời còn trẻ

Bà Trịnh, 65 tuổi và đã nghỉ hưu, từng làm việc trong nhà máy sản xuất tơ lụa. Bà bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công vào năm 2007. Bà đã bị bắt giữ chín lần, bị giam giữ trong trung tâm tẩy não một lần và ba lần lãnh án tù kể từ năm 2010, tất cả đều vì nâng cao nhận thức về cuộc bức hại Pháp Luân Công.

Bà Trịnh bị bắt giữ trước đó vào ngày 18 tháng 2 năm 2014 trong khi đang phân phát tài liệu Pháp Luân Công. Cảnh sát của Đồn Công an Đông Thành đã tịch thu xe đạp, ví tiền và tài liệu Pháp Luân Công của bà. Họ lục soát nhà của bà vào chiều cùng ngày và tịch thu điện thoại di động, các sách Pháp Luân Công cùng nhiều tài liệu thông tin Pháp Luân Công khác của bà.

Ngày 21 tháng 10, bà Trịnh bị kết án ba năm tù giam sau chín tháng giam giữ hình sự tại trại tạm giam thành phố Nam Sung, cách Lãng Trung khoảng 30km. Lương của bà cũng bị đình chỉ trong thời gian bị giam giữ.

Sau khi được trả tự do vào năm 2018, bà tới thành phố Nam Kinh, tỉnh Giang Tô để chăm sóc cho con dâu và đưa cháu mới sinh. Bà bị tố cáo vì nói chuyện với mọi người về Pháp Luân Công ở trên một xe buýt và bị cảnh sát của Đồn Công an quận Tê Hà bắt giữ.

Bà đã trở lại Lãng Trung sau khi được bảo lãnh tại ngoại bốn tháng sau đó. Ngày 5 tháng 7 năm 2019, bà bị bắt giữ lần nữa trong khi đang tới thăm một học viên khác ( bà không biết rằng cảnh sát đang lục soát nhà học viên đó). Cả hai học viên bị đưa tới đồn công an để thẩm vấn. Chiều cùng ngày, nhà của bà Trịnh cũng bị lục soát.

Bà Trịnh bị đưa tới trại tạm giam thành phố Nam Sung vào ngày hôm sau và bị kết án 1,5 năm tù vào ngày 7 tháng 9 năm 2019. Lương của bà bị đình chỉ lần nữa trong thời gian bị giam giữ.

Chỉ vài tháng sau khi được trả tự do vào tháng 1 năm 2021, bà bị Tòa án Tê Hà ở Nam Kinh triệu tập liên quan tới vụ bắt giữ vào năm 2018. Bà từ chối trả lời đơn triệu tập. Trong khi đó, bà thường xuyên tới Phòng An sinh Xã hội địa phương ở Lãng Trung và yêu cầu nhà chức trách trả lại lương cho bà. Dưới áp lực vô cùng lớn của cuộc bức hại, chồng bà đã thường xuyên đánh đập và lăng mạ bà.

Chấp hành viên Tòa án quận Tê Hà đã đi từ Nam Kinh tới Lãng Trung để bắt giữ bà Trịnh. Nhưng trại tạm giam quận Tê Hà từ chối tiếp nhận bà khi họ phát hiện bà bị gãy xương do bị chồng đánh đập. Họ đã đưa bà trở lại Lãng Trung.

Tuy nhiên, Tòa án quận Tê Hà đã triệu tập bà Trịnh lần nữa vào tháng 8 năm 2021. Khi bà từ chối phản hồi, Tòa án quận Tê Hà và Tòa án thị trấn Bảo Ninh ở Lãng Trung đã kết án bà một năm tù giam cùng 10.000 nhân dân tệ. Chồng bà đã trả tiền phạt cho bà, nhưng sau đó nhà chức trách buộc ông phải trả thêm 6.000 nhân dân tệ.

Vào tháng 1 nam 2022, chấp hành viên Tòa án quận tê Hà tới Lãng Trung lần nữa và đưa bà Trịnh tới Nam Kinh với lý do rằng thời hạn tù của bà vẫn còn tám tháng. Kể từ đó, gia đình bà không nhận được thêm bất kì thông tin gì về bà.

Người đàn ông Hà Bắc lên tiếng phản bức hại bị cầm tù vì đức tin của mình

Ông Hoàng Hoành Lỗi là một nhân viên của Công ty Hóa chất – Than Khai Loan Trung Nhuận, ở thành phố Đường Sơn, tỉnh Hà Bắc bị bắt vào ngày 30 tháng 3 năm 2021, sau khi bị báo cảnh sát vì phân phát tài liệu thông tin Pháp Luân Công ở một khu dân cư. Cảnh sát giữ ông ở đồn công an, và đến ngày 2 tháng 4, họ chuyển ông tới Trại tạm giam Lạc Đình và lục soát nhà của ông.

Ngày 11 tháng 4, khi luật sư của ông Hoàng đến gặp ông, lính canh đã chặn ông lại và yêu cầu ông xuất trình giấy xét nghiệm virus corona và một lá thư (chưa rõ nội dung của lá thư).

Ngày 22 tháng 4 năm 2021, Viện Kiểm sát Khu Phát triển Kinh tế Quận Hải Cảng đã phê chuẩn vụ bắt giữ ông Hoàng. Sau đó đến tháng 5 năm 2021, họ chuyển hồ sơ vụ án của ông tới Viện Kiểm sát Huyện Loan Nam (Viện kiểm sát này được giao nhiệm vụ xử lý tất cả các vụ án Pháp Luân Công ở khu vực Đường Sơn). Ông Hoàng đã bị truy tố vào đầu tháng 6 năm 2021.

Tòa án huyện Loan Nam đã tổ chức ba phiên xét xử vụ án của ông Hoàng, lần lượt vào các ngày 25 tháng 8, 26 tháng 11 và 29 tháng 12 năm 2021. Trong phiên xét xử đầu tiên, công tố viên Lý Quốc Hoa đã đề nghị kết án ông Hoàng từ 8 đến 12 tháng tù. Luật sư của ông Hoàng đã chỉ ra rằng công tố viên không cung cấp được bất kỳ bằng chứng nào cho thấy ông Hoàng đã vi phạm luật nào. Sau phiên xét xử, công tố viên yêu cầu cảnh sát tiếp tục thu thập bằng chứng chống lại ông Hoàng. Ba tháng sau đó, khi diễn ra phiên tòa thứ hai, công tố viên vẫn không thể đưa ra bất kỳ bằng chứng hợp lệ nào chống lại ông Hoàng.

Trong phiên xét xử thứ ba tổ chức vào ngày 29 tháng 12, ông Hoàng khẳng định rằng ông không phạm bất kỳ tội gì khi tu luyện Pháp Luân Công. Bất chấp áp lực từ chính quyền, ông từ chối từ bỏ đức tin của mình. Chủ tọa phiên tòa Lý Xương Tiến đã cho dừng phiên tòa và nói chuyện riêng với công tố viên ở bên ngoài phòng xử án. Ông ta tuyên bố bản án 1,5 năm tù cùng với khoản tiền phạt 3.000 nhân dân tệ đối với ông Hoàng vào ngày hôm sau. Ông Hoàng bị đưa vào Nhà tù Ký Đông vào ngày 18 tháng 2 năm 2022.

Người phụ nữ Quý Châu bị bí mật kết án tù vì dạy hai em nhỏ các bài công pháp của Pháp Luân Công

Bà Dương Tiểu Hàn ở huyện Thiên Trụ, tỉnh Quý Châu đã bị bí mật kết án ba năm tù, sau khi bị báo cảnh sát vì dạy cho hai em nhỏ các bài công pháp của Pháp Luân Công.

Bà Dương, khoảng ngoài 60 hoặc ngoài 70 tuổi, đã được một gia đình ở thành phố Khải Lý thuê làm bảo mẫu cho hai đứa con của họ (3 và 5 tuổi). Trong thời gian rảnh, bà đã dạy hai cháu nhỏ các bài công pháp của Pháp Luân Công và các tiêu chuẩn cốt lõi Chân-Thiện-Nhẫn của pháp môn.

Khi cha mẹ về nhà, hai cháu nhỏ đã tập các bài công pháp cho họ xem. Sau đó người mẹ đã nói với em gái của mình về việc này. Người em gái của cô ấy là nhân viên của Đội An ninh Nội địa Thành phố Khải Lý, và người này đã báo cáo bà Dương.

Bà Dương bị bắt và biệt giam. Sau đó vào khoảng tháng 8 năm 2021, đội trưởng Đội An ninh Nội địa là Ngô Đồng đã nói với gia đình bà Dương rằng bà đã bị kết án 3 năm tù.

Bài liên quan:

Báo cáo tháng 1 năm 2022: 132 học viên Pháp Luân Công bị kết án vì đức tin

Báo cáo năm 2021: 1187 học viên Pháp Luân Công bị kết án vì đức tin của họ

Bài viết này chỉ thể hiện quan điểm hoặc nhận thức của tác giả. Mọi nội dung đăng trên trang web này thuộc bản quyền của Minghui.org. Minh Huệ sẽ biên soạn các nội dung trên trang web và xuất bản theo định kỳ hoặc vào những dịp đặc biệt.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2022/3/4/439643.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2022/3/7/199433.html

Đăng ngày 08-05-2022; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share