Bài viết của phóng viên báo Minh Huệ

[MINH HUỆ 04-04-2022] Trong tháng 3 năm 2022 đã ghi nhận 74 học viên đã bị kết án vì đức tin của mình vào Pháp Luân Công. Các trường hợp mới ghi nhận gồm 1 trường hợp trong năm 2013; 2 trường hợp trong năm 2014, 1 trường hợp trong năm 2016, 2017 và năm 2018; 24 trường hợp trong năm 2021 và 44 trường hợp trong năm 2022. Trong 44 trường hợp năm 2022, có 1 trường hợp bị kết án vào tháng 1, 13 trường hợp vào tháng 2 và 30 trường hợp vào tháng 3.

Pháp Luân Công hay còn được gọi là Pháp Luân Đại Pháp, là một pháp môn tu luyện cả tâm lẫn thân đã bị chính quyền Cộng sản Trung Quốc bức hại từ năm 1999. Kể từ đó, vô số học viên đã bị bắt, giam giữ, kết án và tra tấn vì kiên định đức tin của họ. Tuy nhiên, do sự kiểm duyệt thông tin nghiêm ngặt ở Trung Quốc, các trường hợp bức hại vẫn luôn không thể được báo cáo kịp thời hoặc có đầy đủ thông tin.

Các học viên từ 20 tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương. Tỉnh Sơn Đông ghi nhận nhiều nhất với 11 trường hợp, sau đó là Liêu Ninh (8), Bắc Kinh (8), Hà Bắc (7), Thiểm Tây (6) và Quảng Đông (6). 14 khu vực còn lại có từ 1 tới 5 trường hợp.

5f363098cbf28cf28b0c61b0e8c48be8.jpg

Các học viên bị kết án từ 7 tháng tới 9 năm, trung bình là 3,22 năm. 42 học viên bị phạt tổng số tiền là 312.000 nhân dân tệ, trung bình 9.750 nhân dân tệ một học viên.

1a9c31713ee1ffba0da419aea28d160d.jpg

44 học viên bị kết án là từ 60 tuổi trở lên, người cao tuổi nhất là một cụ ông 76 tuổi bị kết án ba năm tù. Họ đến từ mọi tầng lớp trong xã hội gồm bác sỹ, giáo viên, y tá, tài xế và bác sỹ gây mê.

Dưới đây là thông tin chi tiết hơn về các trường hợp kết án. Danh sách đầy đủ các học viên bị kết án có thể được tải xuống tại đây.

Bi kịch gia đình

Cha mẹ qua đời cách nhau sáu năm trong cuộc bức hại Pháp Luân Công, cô gái trẻ bị kết án bảy năm tù vì đức tin chung của mình

Sau khi mất cả cha lẫn mẹ trong cuộc bức hại Pháp Luân Công, gần đây cô Tôn Ngọc Kiều (khoảng 30 tuổi) đã bị đưa vào tù để thụ án bảy năm, cũng vì kiên định đức tin giống như cha mẹ của mình.

a1a3f32182e7a04c2c9fcdbf962f45ee.jpg

Cô Tôn Ngọc Kiều

Cô Tôn ở huyện Mông Âm, tỉnh Sơn Đông đã bị bắt giữ tại nhà vào ngày 10 tháng 6 năm 2021. Cảnh sát đã đột nhập vào nhà và lục soát nơi này, tịch thu các sách Pháp Luân Đại Pháp, tài liệu thông tin, một máy tính, một máy in của cô Tôn và cha cô. Ban đầu cô Tôn bị thẩm vấn ở đồn công an, sau đó họ chuyển cô tới trại tạm giam Lâm Nghi.

Tám ngày sau, cha cô, ông Tôn Phi Tiến, bị bắt tại nơi làm việc. Ngày hôm sau, gia đình ông bất ngờ được thông báo rằng ông đã qua đời.

Khi gia đình ông Tôn nhìn thấy thi thể của ông lần nữa tại Nhà Tang lễ Huyện Mông Âm, họ đã phát hiện ông bị rỉ dịch não, mất một nhãn cầu, bụng và nửa đầu bị hõm sâu. Cảnh sát từ chối yêu cầu xét nghiệm tử thi từ phía gia đình. Ngày 26 tháng 6, nhà chức trách cưỡng ép gia đình ông Tôn phải hỏa táng thi thể của ông, khiến nguyên nhân thực sự về cái chết của ông vĩnh viễn trở thành bí mật.

Cái chết của ông Tôn xảy ra chỉ sáu năm sau khi vợ ông là bà Vu Tại Hoa qua đời ở tuổi 47, cũng vì cuộc bức hại Pháp Luân Công vào ngày 19 tháng 8 năm 2015.

Giờ đây, mới chỉ chín tháng sau cái chết thương tâm của cha mình, cô Tôn đã bị kết án bảy năm và bị đưa đến Nhà tù Nữ Tỉnh Sơn Đông. Không rõ có phải các nhà chức trách kết án cô với một bản án dài hạn nhằm ngăn cản cô tìm kiếm công lý cho cha mình hay không.

Cha và con trai bị kết án tù cách nhau hai năm

Một người cha và con trai ở thành phố Mai Châu, tỉnh Quảng Đông đã bị kết án lần lượt là 5 năm và 8 năm tù, đều vì kiên định đức tin của họ vào Pháp Luân Công. Họ bị kết án cách nhau hai năm.

Ngày 21 tháng 1 năm 2018, cảnh sát đã đổ bộ vào nhà của gia đình họ Tăng và bắt giữ ông Tăng Hải Bình, vợ ông bà Trịnh Quế Phân, con dâu họ là cô Chu Tố Dung. Bà Trịnh và cô Chu đã được thả ra trong ngày, nhưng ông Tăng vẫn bị giam giữ và sau đó bị kết án 5 năm tù trong Nhà tù Tứ Hội vào ngày 22 tháng 3 năm 2019.

Bởi con trai của ông Tăng là anh Tăng Phồn Kiệt đã thoát khỏi vụ bắt giữ vào tháng 6 năm 2018, cảnh sát đã cố gắng lừa anh “tự thú”. Anh Tăng không làm theo và sống xa nhà trong ba năm kế tiếp. Đến ngày 26 tháng 1 năm 2021, anh bị cảnh sát bắt giữ vì dán áp phích Pháp Luân Công.

Ngày 5 tháng 11 năm 2021, Tòa án Quận Mai Huyện đã kết án anh Tăng tám năm tù và phạt tiền 80.000 Nhân dân tệ sau hai phiên tòa diễn ra vào ngày 20 tháng 7 và ngày 23 tháng 9 năm 2021. Anh đã bị đưa tới Nhà tù Bắc Giang vào ngày 14 tháng 2 năm 2022.

Mẹ và con gái bị kết án tù

Ngày 5 tháng 3 năm 2020,cô Lữ Bác và mẹ của cô là bà Phó Thục Kiệt (67 tuổi) ở thành phố Nam Ninh, tỉnh Quảng Tây đã bị báo cảnh sát vì phân phát tài liệu thông tin Pháp Luân Công. Đến ngày 22 tháng 3, hơn 10 cảnh sát đã đột nhập vào nhà họ và sau đó tịch thu sách Pháp Luân Công, tài liệu thông tin, máy tính và điện thoại di động của họ.

Lúc đó, hai học viên tình cờ ghé qua nhà họ là cô Cam Vĩnh Liên (đang mang thai bốn tháng) và cô Mạc Lợi Quyên cũng bị bắt giữ. Cảnh sát cũng lục soát nhà của cô Cam và cô Mạc.

Mặc dù cô Lữ và bà Phó đã được thả vài ngày sau đó, nhưng cảnh sát vẫn ngày đêm ở bên ngoài nhà của họ để ngăn họ ra ngoài hoặc liên lạc với các học viên khác.

Cô Lữ, bà Phó, cô Mạc Lợi Quyên và cô Cam đã bị bắt trở lại vào ngày 7 tháng 7 năm 2020, và bị giam trong trại tạm giam Số 1 Thành phố Nam Ninh. Sức khỏe của bà Phó nhanh chóng giảm sút vì bị ngược đãi, và bà đã mất khả năng vận động vì bị tra tấn.

Cô Lữ bị kết án 10 năm tù và bà Phó 1 năm tù vào tháng 3 năm 2021. Không rõ liệu chị em cô Mạc và cô Cam có bị kết án tù hay không.

Người phụ nữ Sơn Đông bị kết án tù lần hai, mẹ chồng đã qua đời

Ngày 21 tháng 10 năm 2021, bà Thôi Kiến Tú, một người nông dân 61 tuổi ở thành phố Nhật Chiếu, tỉnh Sơn Đông bị bắt sau khi bị báo cảnh sát vì tặng một tập sách mỏng nói về chân tướng Pháp Luân Công cho một nhân viên vệ sinh.

Vụ bắt giữ bà Thôi đã giáng một đòn nặng lên người mẹ chồng 88 tuổi của bà. Bà cụ đã qua đời sau đó một tháng, vào ngày 14 tháng 11 năm 2021. Trong khi đó, chồng của bà Thôi đang mắc bệnh Parkinson đã phải vật lộn để tự lo cho bản thân và chăm sóc vườn dâu tây trồng trong nhà kính của gia đình.

Ngày 17 tháng 1 năm 2022, Tòa án Huyện Ngũ Liên xét xử bà Thôi từ xa qua video và luật sư đã biện hộ vô tội cho bà.

Chủ tọa phiên tòa Dương Kiệt đã lấy cớ dịch bệnh đang bùng phát để chặn con gái, con rể và con trai của bà Thôi (những người từ xa về) ở bên ngoài cổng, không cho họ vào trong phòng xét xử. Chỉ có chồng và anh rể của bà Thôi (những người sinh sống tại địa phương) mới được phép vào phòng xử án.

Đầu tháng 3 năm 2022, Dương đã tuyên án bà Thôi 4 năm tù. Bà đã kháng cáo bản án.

Đây là lần thứ hai bà Thôi bị kết án tù vì kiên định đức tin của mình. Trước đó, bà đã bị Tòa án Huyện Cử kết án 3 năm tù với 4 năm quản chế vào cuối tháng 7 năm 2018. Vài tuần sau (đầu tháng 8), một nhân viên của Cục Tư pháp địa phương đã đến trại tạm giam Nhật Chiếu và hỏi bà có còn tu luyện Pháp Luân Công hay không. Khi bà trả lời “Có”, người nhân viên này đã yêu cầu tòa án huyện xét xử lại vụ án của bà, đồng thời ép thẩm phán phải hủy bỏ phán quyết trước đó và tuyên bà 1 một năm tù giam, không có quản chế.

Người già trở thành mục tiêu

Bị bắt giữ sau khi đưa cháu trai đến trường, cụ ông 76 tuổi bị kết án bí mật ba năm tù

Ông Trương Khánh Hành (76 tuổi), ở thành phố Tân Tập, tỉnh Hà Bắc bị bắt trên đường trở về nhà sau khi đưa cháu trai đến trường vào ngày 16 tháng 3 năm 2021. Cảnh sát tuyên bố rằng ông bị báo cáo vì đã nói chuyện với mọi người tại một hội chợ địa phương về Pháp Luân Công vài tháng trước đó.

Mặc dù ban đầu cảnh sát đã cho ông tại ngoại, nhưng sau đó lại bắt giữ ông một lần nữa khi ông từ chối để họ chụp ảnh mình trong chiến dịch “Xóa sổ” (một nỗ lực phối hợp nhằm cưỡng chế mọi học viên Pháp Luân Công có tên trong danh sách đen của chính phủ từ bỏ đức tin của họ.)

Ông Trương bị đưa tới trại tạm giam thành phố Tân Tập vào ngày 17 tháng 3 năm 2022, và từ đó đến nay gia đình vẫn chưa được vào thăm ông. Đầu năm 2022, gia đình hay tin ông Trương đã bị kết án 3 năm tù và đã bị đưa đến Nhà tù Số 4 thành phố Đường Sơn vào ngày 18 tháng 2 năm 2022. Các nhà chức trách đe dọa gia đình không được tìm kiếm công lý cho ông.

Khi hay tin về án tù của ông Trương, nhiều dân làng vốn chứng kiến việc ông Trương đã trở thành người tốt hơn như thế nào sau khi tu luyện Pháp Luân Công vào năm 1998 đã lên án sự bức hại này.

Một người dân trong thôn nói với gia đình ông Trương: “Thật không thể tin được là một người tốt như vậy lại bị kết án 3 năm tù. Hiện tại đúng là nhà cầm quyền là ‘pháp luật’. Nếu họ nói ai đó có tội thì là người đó có tội và sẽ bị tống vào tù. Nhưng đối với bản thân những người đương quyền mà nói, ngay cả khi họ thực sự phạm pháp, họ nói không có tội, thì là không có tội và thoát tội. Đó là hiện thực ở Trung Quốc mà chúng ta đang phải đối mặt lúc này”.

Người phụ nữ 70 tuổi bị kết án 5 năm tù đang gặp vấn đề về sức khỏe do bị ngược đãi trong trại tạm giam

Bà Niếp Tuấn Hoa, 70 tuổi, ở thành phố Huỳnh Dương, tỉnh Hà Nam đã bị kết án bí mật 5 năm tù vào tháng 12 năm 2021. Trước đó 6 tháng, bà bị bắt vì tu luyện Pháp Luân Công. Bà Niếp đã được chẩn đoán mắc nhiều căn bệnh trong khi bị giam giữ. Hiện tại gia đình đang rất lo lắng cho bà.

Ngày 26 tháng 6 năm 2021, cảnh sát đã theo dõi bà Niếp vì nói với mọi người về Pháp Luân Công. Chiều hôm sau lúc bà đi ra ngoài, cảnh sát đã lục soát nhà bà khi không có ai ở nhà và lấy đi máy tính, máy in cùng những tài sản cá nhân khác của bà. Bà đã bị bắt và bị đưa đến Đồn Công an Kinh Thành để thẩm vấn trong hai ngày và sau đó bị chuyển đến Trại tạm giam Số 3 Thành phố Trịnh Châu.

Vì bà Niếp từ chối từ bỏ Pháp Luân Công, nên lính canh từ chối nhận tiền mà gia đình gửi vào cho bà (để bà mua nhu yếu phẩm hàng ngày) và tra tấn bà.

Ngày 28 tháng 9, hai ngày sau khi bà Niếp bị ngất ở trong buồng giam, lính canh đã thông báo cho gia đình rằng bà bị chẩn đoán mắc bệnh cao huyết áp, tiểu đường, rối loạn cung cấp máu lên não và u xơ tử cung.

Gia đình đã vô cùng sốc khi biết bà bị nhiều bệnh như vậy chỉ sau vài tháng bị giam giữ. Bởi trước khi bị bắt, bà Niếp khỏe mạnh, da dẻ hồng hào, luôn tràn đầy năng lượng và trông giống như mới chỉ ngoài 50 tuổi.

Bất chấp tình trạng của bà, các nhà chức trách vẫn từ chối thả bà và tiếp tục truy tố bà. Tháng 12 năm 2021, Toà án Quận Trọng Nguyên đã bí mật xét xử bà Niếp và sau đó kết án bà 5 năm tù và phạt tiền 20.000 Nhân dân tệ mà không thông báo cho gia đình bà.

Khi bà Niếp mất khả năng lao động và ở bên bờ vực cái chết vào tháng 1 năm 2022, lính canh đã không thông báo cho gia đình bà, và mãi đến ngày 14 tháng 2, lính canh mới thông báo cho gia đình đến thăm bà.

Khi bà Niếp được đưa đến bệnh viện để phẫu thuật, lính canh vẫn còng tay và xích chân bà. Gia đình nói rằng diện mạo của bà lúc đó trông rất thê thảm, họ ước chừng bà đã sụt mất gần một nửa cân nặng.

Không rõ là bà Niếp nằm viện trong bao lâu và bà đã bị chuyển đế nhà tù hay chưa.

Bà Niếp, một cựu cán bộ nhà nước, bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công vào tháng 2 năm 1999. Vì kiên trì nỗ lực nâng cao nhận thức về cuộc bức hại, bà đã nhiều lần bị bắt và từng bị kết án 2,5 năm tù.

Bác sỹ 70 tuổi bị kết án bí mật 3 năm 3 tháng tù

Khi luật sư của bà Lữ Xuân Ngọc cố gắng vào gặp bà ở trong trại tạm giam Diêu Gia ở tỉnh Liêu Ninh vào ngày 1 tháng 3 năm 2022, một lính canh đã tiết lộ rằng bà đã bị kết án 3 năm 3 tháng tù vì tu luyện Pháp Luân Công. Họ đã không cho luật sư vào gặp bà Lữ và nói rằng họ sẽ chuyển bà tới Nhà tù Nữ Tỉnh Liêu Ninh trong vài tuần tới.

a3a609525b0f922259a1f36ea8873fba.jpg

Bà Lữ Xuân Ngọc

Bà Lữ, một bác sỹ 70 tuổi ở thành phố Đại Liên, tỉnh Liêu Ninh, đã bị sách nhiễu liên tục trong hai năm qua vì đức tin của bà vào Pháp Luân Công.

Trong hai ngày 2 và 3 tháng tháng 11, cảnh sát đã đến nhà bà Lữ và đưa bà đi xét nghiệm virus corona và khám sức khỏe. Họ đã đưa bà tới trại tạm giam Diêu Gia vào buổi chiều ngày 3, và cáo buộc bà “phá hoại việc thực thi pháp luật”, một cái cớ quy chuẩn được dùng để khép tội các học viên Pháp Luân Công. Bà vẫn bị giam giữ kể từ đó.

Ngày 22 tháng 11, gia đình bà Lữ nhận được một tin nhắn từ Tòa án Khu Phát triển Công nghệ và Kinh tế Đại Liên, thông báo rằng bà sẽ bị đưa ra xét xử trực tuyến vào ngày 30 tháng 11. Ngày hôm sau (23 tháng 11), con gái bà đã gọi cho trợ lý thẩm phán Vương Tiền nhưng được thông báo rằng phiên xét xử đã được tổ chức vào ngày hôm trước.

Bị bức hại nhiều lần

Một cựu giáo viên bị kết án 5,5 năm tù sau 9 năm bị giam cầm

Bà Cung Thụy Bình, một cựu giáo viên tiểu học ở Bắc Kinh đã bị kết án 5,5 năm tù và bị phạt 11.000 nhân dân tệ vào ngày 21 tháng 2 năm 2022.

2022-4-2-215558-2.jpg

Bà Cung Thụy Bình

Ngày 3 tháng 7 năm 2021, bà Cung Thụy Bình 45 tuổi đã bị một thanh niên tên Khuất Ý Lợi báo cáo vì nói với anh ta về Pháp Luân Công. Cảnh sát đã theo dõi điện thoại di động để xác định vị trí và bắt giữ vào ngày 20 tháng 7. Cảnh sát lục soát hai nơi ở của bà và tịch thu nhiều tài sản và đồ đạc của bà, trong đó có tiền giấy có in thông điệp về Pháp Luân Công.

Ngày 15 tháng 12 năm 2021, bà Cung bị Tòa án quận Bình Cốc đưa ra xét xử. Tòa án không cho phép gia đình bà tham dự phiên xét xử. Đến ngày 21 tháng 2 năm 2022, thẩm phán đã tuyên phán quyết và bà Cung đã kháng cáo bản án.

Kể từ khi cuộc bức hại bắt đầu vào năm 1999, bà Cung đã bị giam giữ hơn 9 năm, bao gồm 4 năm tù giam và hơn 5 năm trong các trại tạm giam, trại lao động cưỡng bức và trung tâm tẩy não. Bà cũng bị mất công việc làm giáo viên. Trong khi bị giam giữ, bà đã bị đánh đập, bức thực và sốc điện bằng dùi cui điện. Bà bị tiêm thuốc độc và ép uống nước tiểu. Ngoài ra, bà còn bị một cảnh sát tấn công tình dục.

Sau 11,5 năm bị cầm tù, người phụ nữ Hắc Long Giang lại bị kết án 4 năm tù

Khoảng một năm rưỡi sau khi bà Tôn Thục Kiệt ở thành phố Song Áp Sơn, tỉnh Hắc Long Giang, mãn hạn án tù 5 năm tù vì tu luyện Pháp Luân Công, bà lại bị bắt giữ một lần nữa và bị kết án 4 năm tù giam.

2022-4-2-215558-3.jpg

Bà Tôn Thục Kiệt

Ngày 23 tháng 12 năm 2020, khi bà Tôn đang trên đường tới Cục An sinh Xã hội địa phương để yêu cầu họ trả lại tiền lương hưu mà họ đã treo của bà trong thời gian bà thụ án trước đó, thì bà bị cảnh sát chặn đường và kéo vào một chiếc xe cảnh sát. Họ giật chìa khóa của bà và lục soát nhà bà mà không có lệnh khám xét. Chỉ khi gia đình bà chỉ ra rằng việc đột nhập vào nhà là hành vi phi pháp, thì phó cảnh sát trưởng Tôn Dương mới làm ra một lệnh khám. Họ lấy đi các sách Đại Pháp (Pháp Luân Công) và một số đồ gia dụng của bà Tôn.

Sau khi phó cảnh sát trưởng đưa bà Tôn tới đồn công an, ông ta nói với cấp dưới của mình rằng họ không cần thẩm vấn bà mà chỉ cần tự biên tạo một biên bản thẩm vấn. Sau khi nhốt bà trong phòng biệt giam một ngày mà không cung cấp thức ăn và nước uống, cảnh sát đã đưa bà Tôn tới trại tạm giam Song Áp Sơn vào chiều ngày hôm sau. Bà bị ốm nặng trong trại tạm giam và đã được bảo lãnh tại ngoại vào ngày 28 tháng 1.

Sau khi bà Tôn bị truy tố, cảnh sát đã bắt giữ bà lần nữa vào ngày 30 tháng 3 năm 2021 và nỗ lực đưa bà vào trại tạm giam, nhưng trại giam vẫn từ chối tiếp nhận bà do huyết áp của bà vô cùng cao. Tòa án Tiêm Sơn đã đưa cho bà một bản cáo trạng và bà sẽ bị giám sát tại nơi cư trú.

Ngày 21 tháng 8 năm 2021, bà Tôn bị bắt giam trở lại và sau đó bị kết án 4 năm tù. Bà đã kháng cáo, nhưng tòa án cấp cao hơn đã bác bỏ. Hiện tại bà đã bị đưa tới Nhà tù Nữ Hắc Long Giang.

Bà Tôn, 65 tuổi, một cựu quản lý sản xuất của Tập đoàn Khai thác mỏ Song Áp Sơn, bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công vào tháng 7 năm 1996. Bà tin rằng pháp môn đã giúp chữa khỏi bệnh lao của bà, để bà có thể cống hiến sức lực của mình trong công tác, nên bà mới nhận được nhiều giải thưởng.

Kể từ khi cuộc bức hại bắt đầu vào năm 1999, bà đã bị bắt giữ 15 lần chỉ vì kiên định đức tin của mình. Bà đã 3 lần thụ án lao động cưỡng bức với các mức án 1 năm, 2,5 năm và 3 năm tù. Bà còn bị lĩnh một án tù 5 năm sau vụ bắt giữ vào năm 2014.

Trong khi bị cầm tù bà đã phải chịu đựng nhiều hình thức tra tấn khác nhau gồm đánh đập, ngồi trên ghế cọp, sốc điện, kéo căng cơ cực độ và treo người lên. Bà đã phải nhập viện 11 lần và từng suýt chết.

Trong khi đang thụ án tại Trại Lao động Cưỡng bức Giai Mộc Tư vào năm 2003, bà Tôn bị bức hại bằng thuốc độc khiến bà rơi vào trạng thái tinh thần thất thường. Điều này xảy ra ngay sau khi chồng bà ly hôn với bà vì ông không thể chịu nổi cuộc bức hại thêm nữa.

Thẩm phán, Công tố viên và cảnh sát vi phạm pháp luật một cách trắng trợn

Người phụ nữ bị bỏ tù sau khi tòa án cấp cao giấu giếm thông tin về kháng cáo của bà với gia đình và luật sư

Sau khi bà Kim Vinh (ngoài 60 tuổi) ở thành phố Tây An, tỉnh Thiểm Tây bị kết án sáu năm tù vì đức tin của bà vào Pháp Luân Công vào ngày 2 tháng 12 năm 2021, gia đình rất nóng lòng muốn biết bà có dự định kháng cáo hay không.

Bởi không được phép vào thăm bà Kim nên gia đình đã hỏi Tòa án Quận Bá Kiều (cơ quan đã kết án bà) và Tòa án Trung cấp Thành phố Tây An về việc bà đã nộp đơn kháng cáo hay chưa.

Thư ký Hạ Đào của thẩm phán chủ tọa Đoàn Văn Văn của tòa án quận đã nói với gia đình rằng họ sẽ chỉ cung cấp thông tin về việc kháng cáo cho vị luật sư đã bào chữa cho bà trong phiên xét xử. Nhưng khi gia đình hỏi ​​luật sư, ông nói rằng ông cũng không biết về việc này.

Sau đó cả gia đình và luật sư của bà Kim đã liên lạc với thẩm phán Lạc Thành Hưng của tòa án trung cấp, nhưng người này khẳng định rằng ông chưa bao giờ nhận được đơn kháng cáo của bà Kim.

Ngày 31 tháng 1, gia đình bà Kim nhận được cuộc gọi từ trại tạm giam Quận Lâm Đồng thông báo rằng bà đã nộp đơn kháng cáo và muốn gia đình thuê luật sư giúp cho mình.

Ngay khi vị luật sư mới (được thuê để kháng cáo) đang trên đường đến gặp bà Kim, ông nhận được thông báo rằng đơn kháng cáo của bà đã bị bác bỏ và bà sẽ bị đưa đến Nhà tù Nữ Tỉnh Thiểm Tây vào ngày 22 tháng 2 năm 2022.

Ngày 21 tháng 4 năm 2020, bà Kim, ngoài 60 tuổi, bị bắt giữ sau khi bị tố cáo vì nói chuyện với mọi người về Pháp Luân Công. Đây là lần thứ hai bà bị kết án tù. Trước đó vào tháng 9 năm 2014, bà đã bị kết án 4 năm và vụ bắt giữ gần đây nhất của bà xảy ra ra chỉ hai năm sau khi bà được trả tự do.

Sau khi mãn hạn 3,5 năm tù, người phụ nữ Vân Nam bị kết án bí mật thêm 4 năm tù.

Sau gần một năm biệt giam, bà Lưu Quốc Hoa bị kết án bốn năm tù vì tu luyện Pháp Luân Công. Gần đây, gia đình bà mới được tòa án thông báo về bản án của bà.

Bà Lưu, một cư dân 54 tuổi ở huyện Tân Xuyên, tỉnh Vân Nam đang chuẩn bị đi làm ruộng thì bị cảnh sát đập cửa, họ đe dọa sẽ phá cửa nếu bà không cho họ vào.

Ngay sau khi chồng bà Lưu mở cửa, hơn 20 cảnh sát đã xông vào. Họ còng tay bà Lưu và kéo bà lên xe cảnh sát.

Để phản đối sự bắt giữ tùy tiện, bà Lưu đã hô lớn: “Pháp Luân Đại Pháp hảo! Chân, Thiện, Nhẫn hảo! Thiên thượng sẽ hủy diệt Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ)! Thoái xuất khỏi nó để bảo vệ chính mình!” Điều này đã khiến cảnh sát cáo buộc bà chống phá ĐCSTQ và họ ban hành lệnh bắt giữ bà.

Trong vụ bắt giữ của bà Lưu, vài cảnh sát đã lục soát hơn 10 phòng trong ngôi nhà ba tầng của bà mà không có lệnh khám. Việc lục soát tiếp tục sau khi bà Lưu bị đưa đi. Hơn 50 cuốn sách Pháp Luân Công, hàng chục thẻ thông tin Pháp Luân Công, một máy tính, một máy tính bảng, một đĩa DVD, hơn 10 máy MP3, nhiều máy nghe nhạc, một sách điện tử và một điện thoại di động của bà bị tịch thu. Trước khi rời đi, cảnh sát Dương Vu còn đe dọa gia đình bà, “Không được báo cáo điều này tới trang Minh Huệ Net!”

Một cánh sát nói với gia đình bà Lưu: “Chúng tôi không muốn làm điều này, nhưng đó là lệnh của cấp trên. Chúng tôi được giao chỉ tiêu bắt giữ năm học viên.”

Sau vụ bắt giữ bà Lưu, cảnh sát đã từ chối cung cấp thêm thông tin cho gia đình. Gần hai tuần sau, gia đình mới biết rằng bà bị giam giữ tại trại tạm giam Đại Lý. Khi gia đình hỏi tại sao họ không cung cấp giấy tạm giam của bà, cảnh sát tuyên bố rằng họ không biết địa chỉ của gia đình.

Vụ bắt giữ của bà Lưu khiến mẹ chồng gần 80 tuổi của bà kinh hãi. Mẹ chồng bà đã bị bệnh tim và phải nhập viện. Bởi chồng bà Lưu cũng bị bệnh, nên hầu hết các công việc nhà đều dựa vào bà và hiện gia đình đang trong tình cảnh khốn cùng.

Sau đó, cảnh sát đã trình hồ sơ vụ án của bà Lưu tới Viện kiểm sát huyện Tân Xuyên. Sau đó, bà bị truy tố và bị Tòa án huyện Tân Xuyên kết án bí mật bốn năm tù.

Người phụ nữ Hà Bắc bị kết án bí mật vì lên tiếng cho đức tin của mình

Sau khi bà Tống Thục Họa bị đưa ra xét xử vào ngày 13 tháng 12 năm 2021 vì tu luyện Pháp Luân Công, gia đình bà đã không nhận được thêm bất kỳ thông tin gì liên quan tới vụ án của bà. Tháng 3 năm 2022, họ thuê một luật sư đại diện cho bà và luật sư rất kinh ngạc khi biết rằng bà đã bị kết án 1 năm 10 tháng tù giam vào ngày 25 tháng 2 năm 2022, nhưng gia đình bà lại không biết về phiên tòa kết án hay nhận được bản án của bà.

Ngày 16 tháng 6 năm 2021, bà Tống, 63 tuổi ở huyện Lai Thủy, tỉnh Hà Bắc đã bị bắt giữ sau khi bị tố cáo vì nói chuyện với mọi ngươi về Pháp Luân Công tại một hội chợ.

Trong phiên tòa xét xử bà tại Tòa án Trác Châu vào ngày 13 tháng 12 năm 2021, thẩm phán nói với bà Tống rằng: “Nếu bà hứa không tu luyện Pháp Luân Công nữa, chúng tôi có thể trả tự do cho bà và bà có thể mừng năm mới cùng với gia đình.”

Bà Tống từ chối tuân thủ và trả lời: “Pháp Luân Công không phải là tà giáo. Pháp môn đã cho tôi sức khỏe tốt và dạy tôi làm người tốt. Nó thật tuyệt vời, do đó tôi sẽ tiếp tục tu luyện.”

Thẩm phán đã hoãn phiên tòa xét xử mà không đưa ra bản án.

Ngày 7 tháng 3 năm 2022, gia đình bà Tống đã thuê một luật sư cho bà, nhưng lại phát hiện rằng bà đã bị kết án 1 năm 10 tháng tù cùng với 10.000 nhân dân tệ tiền phạt vào ngày 25 tháng 2. Luật sư cũng biết rằng thời hạn để đệ đơn kháng án đã hết.

Khi luật sư yêu bản cứng của bản án, thẩm phán đã từ chối cung cấp cho ông, nhưng lại yêu cầu gia đình bà tự đến lấy. Thẩm phán cũng cho biết rằng ông ta đã thông báo cho luật sư do ông ta chỉ định đại diện cho bà Tống về bản án của bà. Nhưng gia đình bà Tống nói rằng họ không hề biết rằng bà có luật sư do tòa chỉ định và luật sư do tòa chỉ định không liên lạc với gia đình về bản án của bà. Hơn nữa, thẩm phán cũng không thông báo cho gia đình về phiên tòa kết án của bà diễn ra vào ngày 25 tháng 2.

Ngoài bà Tống, con gái bà là cô Lý Sảng, 29 tuổi, cũng bị giam giữ tại trại tạm giam quận Tây Thành ở Bắc Kinh kể từ khi cô bị bắt giữ vào ngày 11 tháng 8 năm 2019, cũng vì tu luyện Pháp Luân Công.

Nhà chức trách đe dọa bắt giữ gia đình người phụ nữ Sơn Đông vì đòi công lý cho bà

Bà Cao Tây Hà, 59 tuổi, ở thành phố Lâm Nghi, tỉnh Sơn Đông đã bị bắt vào ngày 11 tháng 6 năm 2020 sau khi bị tố cáo vì phân phát tài liệu Pháp Luân Công. Mặc dù cảnh sát đã để bà tại ngoại vào ngày hôm sau, nhưng họ đã đột nhập vào nhà bà và bắt bà một lần nữa vào ngày 26 tháng 6 mà không có lệnh khám xét hay lệnh bắt giữ. Các tấm thẻ ghi nợ và tiền mặt của bà ở nhà đều bị cảnh sát lấy đi.

Gia đình bà Cao đã nhiều lần đến đồn công an để kêu gọi họ thả bà và không tham gia vào cuộc bức hại, nhưng vô ích. Họ nhấn mạnh rằng Pháp Luân Công không nằm trong danh sách các tổ chức tà giáo do Bộ Công an ban hành và Tổng Cục Xuất bản Trung Quốc cũng đã dỡ bỏ lệnh cấm đối với các sách và ấn phẩm của Pháp Luân Công. Cảnh sát phụ trách vụ việc của bà Cao là Lý Cương không phản bác lại được, nên sau đó luôn tìm cách né tránh.

Sau đó, gia đình tới Đội An ninh Nội địa, nhưng các cảnh sát chịu trách nhiệm về vụ bắt giữ bà Cao cũng từ chối gặp họ. Với nỗ lực bền bỉ của gia đình, các cảnh sát này đã tuyên bố rằng vụ bắt giữ được thực hiện theo mệnh lệnh của Ủy ban Chính trị và Pháp luật (một cơ quan ngoài tư pháp có nhiệm vụ giám sát cuộc bức hại).

Khi gia đình cố gắng nói chuyện với Hàn Kỳ Hoành của Ủy ban Chính trị và Pháp luật, ông ta đã vài lần gọi cho cảnh sát và đe dọa bắt giữ họ.

Tòa án Quận Lan Sơn đưa ra xét xử vào ngày 14 tháng 1 năm 2022. Thẩm phán đã bác đơn xin bào chữa cho bà của người nhà bà và cũng ngăn cản họ tham dự phiên tòa, với lý do họ bị cảnh sát liệt kê là nhân chứng chống lại bà.

Thẩm phán đã kết án bà Cao 3,5 năm tù vào ngày 21 tháng 2 năm 2022. Bà đã kháng cáo.

Người đàn ông Sơn Đông bị kết án bốn năm tù vì tu luyện Pháp Luân Công, pháp môn đã giúp ông khỏi bệnh trầm cảm

Gần đây, luật sư đại diện cho anh Đỗ Chấn Điền ở thành phố Chiêu Viễn, tỉnh Sơn Đông đã nhận được thông báo rằng thân chủ của ông đã bị kết án 4 năm tù và phạt tiền 15.000 nhân dân tệ vì tu luyện Pháp Luân Công. Bởi Nhà tù Duy Phường từ chối tiếp nhận người mới vì đại dịch COVID-19 đã bùng phát ở địa phương, nên hiện anh Đỗ vẫn đang ở trong Trại tạm giam thành phố Long Khẩu.

Anh Đỗ (35 tuổi) bị bắt vào ngày 8 tháng 9 năm 2021. Cảnh sát còng tay anh, chụp mũ trùm đầu màu đen lên đầu anh và giữ anh ở ngoài hành lang trong khi lục soát nhà anh mà không có ai chứng kiến. Nhiều đồ đạc cá nhân của anh đã bị tịch thu, trong đó có gần 10.000 nhân dân tệ tiền mặt. Chiếc xe hơi riêng của anh cũng bị cảnh sát lấy đi.

Cùng ngày, cha mẹ và hai người chị gái của anh Đỗ cũng bị bắt giữ, tuy nhiên, họ đã sớm được trả tự do.

Cảnh sát tiết lộ rằng họ đã theo dõi anh Đỗ hơn sáu tháng trước khi tiến hành bắt giữ. Anh bị đưa đến Khách sạn Hân Dương ở gần đó (thuộc thành phố Long Khẩu) vào ngày hôm sau và bị giam ở đó trong 42 ngày. Gia đình anh thường xuyên đến đồn công an và Phòng An ninh Nội địa để hỏi về vụ việc của anh, nhưng cảnh sát nói rằng biết rằng đó là bí mật. Sau đó, họ thuê một luật sư đại diện cho anh Đỗ và yêu cầu vào gặp thân chủ của vị luật sư này cũng bị từ chối. Lo lắng cho anh, nên cha mẹ anh già đi nhanh chóng.

Sau một tháng rưỡi anh Đỗ bị biệt giam, gia đình anh nhận được thông báo rằng việc bắt giữ anh đã được phê chuẩn vào ngày 20 tháng 10. Họ cũng được biết rằng anh đã bị chuyển đến trại tạm giam Trương Gia Câu ở Long Khẩu.

Tòa án thành phố Long Khẩu đã lên lịch xét xử vụ án của anh Đỗ vào ngày 17 tháng 12 năm 2021, nhưng đột ngột hủy bỏ khi luật sư của anh đến tòa án vào ngày 14 tháng 12 để xem xét hồ sơ vụ án của anh. Tòa án đã lên lịch cho một phiên xử khác vào ngày 18 tháng 2. Hiện không rõ có phiên xét xử nào diễn ra trước khi anh Đỗ bị kết án hay không.

Trước khi tu luyện Pháp Luân Công, anh Đỗ từng bị trầm cảm nặng sau khi chứng kiến nhiều lần cảnh sát bắt giữ mẹ anh là bà Vương Bảo Liên (cũng vì tu luyện Pháp Luân Công). Anh ấy trở nên thu mình và gặp khó khăn trong giao tiếp với người khác. Anh bỏ học giữa chừng và đến một số bệnh viện trong thị trấn để tìm cách chữa trị, nhưng không mấy hiệu quả. Được sự động viên của mẹ, anh Đỗ bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công và dần dần bình phục.

Bị nhắm đến vì nâng cao nhận thức về cuộc bức hại

Bốn người phụ nữ bị kết án lên tới 8,5 năm vì sử dụng tiền giấy có in thông tin liên quan đến đức tin của họ

Bốn cư dân của tỉnh Sơn Tây, gồm ba người ở huyện Lâm Nghi và một người ở Thái Nguyên, đã bị kết án tù vì sử dụng tiền giấy có in thông tin về Pháp Luân Công.

Ba cư dân ở huyện Lâm Nghi, tỉnh Sơn tây bi Tòa án huyện Vạn Vinh kết án vào tháng 8 năm 2021 sau phiên tòa xét xử vào ngày 12 tháng 5 năm 2021. Bà Vương Thuý Hà, 50 tuổi, bị kết án tám năm tù và phạt 30.000 nhân dân tệ. Bà Lý Tú Quyên bị kết án hai năm tù với ba năm quản chế và phạt 3.000 nhân dân tệ. Bà Hàn Quế Trân bị kết án một năm tù với hai năm quản chế và phạt 2.000 nhân dân tệ.

Bà Lý bị bắt vào ngày 10 tháng 4 năm 2020 sau khi rời khỏi nhà trong nhiều tháng để trốn khỏi bàn tay cảnh sát. Ba chiếc điện thoại di động và một số tiền mặt của bà đã bị tịch thu. Không rõ thời điểm bà Hàn bị bắt giữ.

Cảnh sát bắt đầu sách nhiễu bà Vương vào ngày 24 tháng 3 năm 2020. Sau khi bà buộc phải rời khỏi nhà, cảnh sát đã nhiều lần cố gắng bắt bà nhưng bất thành. Họ liên tục đến nhà bà để lục soát và sách nhiễu gia đình bà. Bà Vương đã bị bắt vào ngày 9 tháng 11 năm 2020 trong khi đang phân phát tài liệu về Pháp Luân Công ở một thị trấn gần đó. Bà đã tuyệt thực để phản đối bức hại trong trại giam và đã bị bức thực nhiều lần.

Cảnh sát đã cáo buộc bà Vương cung cấp tiền giấy có in nội dung về Pháp Luân Công cho bà Lý và bà Hàn. Họ đã chuyển hồ sơ của ba học viên đến Viện Kiểm sát Huyện Vạn Vinh. Thẩm phán Tiết Ấn Đoan đã ngăn luật sư gặp bà Vương.

Học viên thứ 4 là bà Trương Ngọc Bình, một cư dân khoảng 60 tuổi ở thành phố Thái Nguyên, bị bắt giữ vào ngày 12 tháng 6 năm 2021 vì sử dụng tiền giấy có in thông tin Pháp Luân Công. Ngày 28 tháng 1 năm 2022, Tòa án Quận Nghênh Trạch đã kết án bà Trương 8,5 năm tù cùng với 30.000 nhân dân tệ tiền phạt. Bà đã kháng cáo bản án.

Người phụ nữ bị cầm tù vì nói với người khác việc bà đã khỏi ung thư đang di căn nhờ tu luyện Pháp Luân Công

Bà Quách Hâm ở thành phố Thừa Đức, tỉnh Hà Bắc đã bị chuyển tới một nhà tù địa phương vào ngày 16 tháng 2 năm 2022 để thụ án 5 năm tù vì nâng cao nhận thức về cuộc bức hại Pháp Luân Công và cách mà môn tu luyện cổ xưa này cứu mạng bà khỏi căn bệnh ung thư răng tiến triển (giai đoạn cuối/di căn).

83cbdda194c65ae609691625457f4000.jpg

Bà Quách Hâm

Ngày 11 tháng 1 năm 2019, cảnh sát của Đội An ninh Nội địa Quận Song Kiều đã kéo đến nhà bà Quách và bắt giữ bà. Cảnh sát đã thả bà sau khi trại giam địa phương từ chối tiếp nhận bà vì lý do sức khỏe.

Khi bà Quách bị đưa ra xét xử vào ngày 10 tháng 7 năm 2019, bà đã tự làm chứng trong phần biện hộ của mình. Bà đã kể lại chi tiết về cách mà bà đã khỏi căn bệnh ung thư tủy răng nhờ tu luyện Pháp Luân Công. Bà nói rằng bà đã bị mụn mủ trắng nhỏ khắp nướu răng. Tất cả răng của bà đều bị lung lay. Bà Quách thậm chí còn lo lắng rằng răng của mình có thể bị rụng ra khi đang nói chuyện. Căn bệnh ung thư này cũng khiến răng cửa của bà bị chìa ra ngoài và khuôn mặt bị biến dạng. Bác sỹ chẩn đoán rằng bà ấy chỉ còn có thể sống được không đầy hai năm nữa.

Thống khổ vì đau đớn cực độ và đường cùng của sự tuyệt vọng, bà Quách bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công. Chỉ trong một thời gian ngắn sau khi tu luyện, cơn đau của bà đã thuyên giảm và nhiễm trùng ở miệng cũng được loại bỏ. Phần nướu bị tụt đã mọc trở lại và những chiếc răng lung lay của bà đã chắc lại.

Biết ơn Pháp Luân Công đã cứu mạng mình, bà Quách đã tự tay làm những tờ lịch có thông tin về Pháp Luân Công và phân phát chúng, hy vọng nhiều người hơn nữa có thể được thụ ích khi biết về môn tu luyện này. Bà khẳng định rằng mình không vi phạm bất kỳ luật nào khi làm như vậy và yêu cầu các thẩm phán hãy làm theo lương tri của họ và duy trì công lý.

Ngày 23 tháng 7 năm 2019, 13 ngày sau phiên tòa, thẩm phán tuyên án bà Quách 5 năm tù với khoản phạt 10.000 Nhân dân tệ. Trong khi tòa án đồng ý để bà Quách thụ án tại nhà, Đào Di Bác, phó đội trưởng Đội An ninh Nội địa Quận Song Kiều, đã cưỡng chế đưa bà Quách đi khám sức khỏe vào ngày 10 tháng 12 năm 2021. Sau khi điền thông tin vào một số giấy tờ để làm thủ tục tại tòa án, cảnh sát đã đưa bà đến trại tạm giam thành phố Thừa Đức ngay trong ngày hôm đó. Bà bị chuyển đến Nhà tù Nữ Tỉnh Hà Bắc vào ngày 16 tháng 2 năm 2022.

Một bác sỹ gây mê mới kết hôn đã bị kết án ba năm tù vì tu luyện Pháp Luân Công

Anh Diêu Hạo, một bác sỹ mới kết hôn được ba tháng, đã bị bắt vì lên tiếng về cuộc bức Pháp Luân Công. Một năm sau anh đã bị kết án ba năm tù, và việc anh bị kết án là một đòn nặng giáng xuống vợ anh.

Anh Diêu là một bác sỹ gây mê của Bệnh viện Nhân dân Thành phố Đông Dương của tỉnh Chiết Giang. Anh bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công cách đây không lâu và bị bắt tại nhà vào ngày 27 tháng 1 năm 2021. Cảnh sát tuyên bố rằng anh đã bị báo cáo vì phân phát tài liệu Pháp Luân Công vào ngày 20 tháng 1, và họ đã xác định được vị trí của anh thông qua mạng lưới giám sát.

Anh Diêu bị đưa đến Trại tạm giam Thành phố Đông Dương vào ngày 28 tháng 1 và vụ bắt giữ anh đã được phê chuẩn vào ngày 11 tháng 2 năm 2021. Sau đó anh đã bị kết án ba năm tù và phạt tiền 10.000 nhân dân tệ vào cuối tháng 11, và đã bị đưa đến Nhà tù Số 2 Tỉnh Chiết Giang vào tháng 2 năm 2022.

Bắc Kinh: Một y tá bị kết án ba năm tù vì phân phát tài liệu thông tin Pháp Luân Công

Ngày 26 tháng 8 năm 2021, bà Vương Hạ Phương bị bắt sau khi bị báo cảnh sát vì phân phát tài liệu thông tin Pháp Luân Công ở gần một bệnh viện. Cảnh sát lục soát nhà, khám người bà và cả các bãi đậu xe của hàng xóm.

Ngày hôm sau, cảnh sát đã triệu tập gia đình đến ký tên vào thông báo tạm giam bà. Họ tiết lộ rằng bà đã bị chuyển đến trại tạm giam Quận Bình Cốc. Họ nói rằng bà có thái độ không hợp tác (ý là bà không từ bỏ Pháp Luân Công) và rằng bà còn “lên lớp” họ (thực chất là bà nói với họ sự thật về Pháp Luân Công).

Ngày 21 tháng 1 năm 2022, bà Vương bị đưa ra xét xử tại Tòa án Quận Bình Cốc và ngày 25 tháng 2, bà bị kết án ba năm tù giam cùng với 6.000 nhân dân tệ tiền phạt. Bà đã kháng cáo bản án.

Bài liên quan:

Báo cáo tháng 2 năm 2022: 33 học viên Pháp Luân Công bị kết án vì đức tin

Báo cáo tháng 1 năm 2022: 132 học viên Pháp Luân Công bị kết án vì đức tin

Báo cáo năm 2021: 1187 học viên Pháp Luân Công bị kết án vì đức tin của họ

Bài viết chỉ thể hiện quan điểm hoặc nhận thức của tác giả. Mọi nội dung đăng trên trang web này thuộc bản quyền của Minghui.org. Minh Huệ sẽ biên soạn các nội dung trên trang web và xuất bản theo định kỳ hoặc vào những dịp đặc biệt.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2022/4/4/440826.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2022/4/6/199814.html

Đăng ngày 20-05-2022; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share