Bài viết của phóng viên báo Minh Huệ ở tỉnh Hắc Long Giang, Trung Quốc
[MINH HUỆ 12-05-2022]
Tên: Lý Bội Hiền (李佩贤)
Giới tính: Nữ
Tuổi: Không rõ
Thành phố: Tề Tề Cáp Nhĩ
Tỉnh: Hắc Long Giang
Nghề nghiệp: Không rõ
Ngày mất: 23 tháng 2 năm 2022
Năm xảy ra vụ bắt giữ cuối cùng: 2010
Nơi giam giữ cuối cùng: Nhà tù Nữ tỉnh Hắc Long Giang
Tên: Vương Quế Vinh (王桂荣)
Giới tính: Nữ
Tuổi: Không rõ
Thành phố: Tề Tề Cáp Nhĩ
Tỉnh: Hắc Long Giang
Nghề nghiệp: Nhân viên Trung tâm Bồi dưỡng Cán bộ
Ngày mất: Mùa Xuân năm 2021
Ngày xảy ra vụ bắt giữ cuối cùng: 26 tháng 8 năm 2006
Nơi giam giữ cuối cùng: Đồn Công an Chính Dương
Tên: Trương Thế Dân (张世民)
Giới tính: Nam
Tuổi: Không rõ
Thành phố: Tề Tề Cáp Nhĩ
Tỉnh: Hắc Long Giang
Nghề nghiệp:Không rõ
Ngày mất:22 tháng 1 năm 2022
Ngày xảy ra vụ bắt giữ cuối cùng: 21 tháng 3 năm 2017
Nơi giam giữ cuối cùng:Trại tạm giam thành phố Tề Tề Cáp Nhĩ
Tên: Vương Tự Thu (王序秋)
Giới tính: Nam
Tuổi: Không rõ
Thành phố: Tề Tề Cáp Nhĩ
Tỉnh: Hắc Long Giang
Nghề nghiệp: Không rõ
Ngày mất: Năm 2020 hoặc sau đó (chưa rõ ngày và năm chính xác)
Ngày xảy ra vụ bắt giữ cuối cùng: 3 tháng 2 năm 2008
Nơi giam giữ cuối cùng: Không rõ
Bốn học viên Pháp Luân Công ở Tề Tề Cáp Nhĩ, tỉnh Hắc Long Giang nói trên đã qua đời từ năm 2020 đến 2022 vì bị bức hại. Hai người trong số họ tử vong do bị tra tấn trong lúc bị giam giữ và hai người còn lại qua đời vì áp lực tinh thần to lớn từ những đợt sách nhiễu và đe dọa liên tục.
Pháp Luân Công, còn gọi là Pháp Luân Đại Pháp, là một pháp môn tu luyện cả tâm lẫn thân đã bị chính quyền cộng sản Trung Quốc bức hại từ năm 1999.
Bà Lý Bội Hiền
Năm 1999, bà Lý Bội Hiền đã đi tới Bắc Kinh để kháng nghị cho quyền tu luyện Pháp Luân Công và bị bắt giữ. Tại trại tạm giam địa phương, giám đốc trại (họ Lâm) đã dùng ống nhựa PVC đánh bà, khiến lưng và chân bà tím đen, và bà đã phải nằm sấp trong khi ngủ.
Năm 2002, bà Lý lại đi Bắc Kinh kháng nghị một lần nữa và bị kết án 3 năm trong Trại Lao động Cưỡng bức Song Hợp. Ở đó, bà thường xuyên bị đánh đập và cưỡng chế xem các video tuyên truyền vu khống và bôi nhọ Pháp Luân Công. Vào mùa Đông, lính canh tống bà vào một căn phòng trống, không có giường, chăn hoặc lò sưởi. Bà bị chảy máu âm đạo ồ ạt vào tháng 2 năm 2003 và được tạm tha y tế.
Năm 2010, bà Lý bị bắt một lần nữa và bị kết án tù vì nói với mọi người về Pháp Luân Công. Tù nhân trói bà trong tư thế “đại bàng sải cánh” trong 3 tháng. Họ thường ném bà xuống đất và gần như đã giết chết bà. Chân bà sưng phù nghiêm trọng và bà vô cùng tiều tụy. Đến năm 2015, bà được thả khi đang ở bên bờ vực của cái chết.
Đầu năm 2022, bà Lý tái phát bệnh và qua đời vào ngày 23 tháng 2 năm 2022.
Ảnh chụp bà Lý sau khi được thả khỏi nhà tù vào năm 2015.
Bà Vương Quế Vinh
Tháng 1 năm 2001, bà Vương Quế Vinh bị bắt khi đi tới Bắc Kinh để kháng nghị cho quyền tu luyện Pháp Luân Công. Bà bị giam tại trại tạm giam Số 1 thành phố Tề Tề Cáp Nhĩ trong nhiều năm. Năm 2003, giám đốc Hác đã đá đầu bà đập vào tường bê tông.
Bà Vương nói với Hác: “Đây là những gì mà cảnh sát nhân dân làm vì dân phải không?“ Hác giận giữ và lệnh cho lính canh lôi bà Vương ra ngoài hành lang để tiếp tục đánh đập bà. Sau đó, lính canh còng tay bà Vương ra sau lưng và lại còng nó vào còng tay của một học viên khác (người này cũng bị còng tay ra sau lưng) để họ không thể ngồi hoặc nằm xuống.
Ngày 26 tháng 8 năm 2006, bà Vương bị bắt một lần nữa. Trưởng Đồn Công an Chính Dương là Điền Lực Xuân đã treo bà lên, bôi mù tạc vào bà và hun bà bằng khói thuốc lá. Họ còn đánh đập chửi rủa, nhục mạ bà, và đánh bà gãy xương sườn. Sự tra tấn đã ảnh hưởng lớn tới sức khỏe của bà và bà đã qua đời vào mùa Xuân năm 2021.
Tái hiện phương thức tra tấn: Treo người
Ông Trương Thế Dân
Mùa Xuân năm 2017, cảnh sát đã theo dõi ông Trương Thế Dân khi ông treo các biểu ngữ Pháp Luân Công. Đến ngày 21 tháng 3 năm đó, ông bị bắt và bị giam tại trại tạm giam thành phố Tề Tề Cáp Nhĩ hơn một năm. Thời gian đó, cảnh sát đã uy hiếp và tống tiền ông. Sau đó ông bị kết án 2 năm 8 tháng tù cùng 3 năm quản chế, và phạt 20.000 nhân dân tệ. Ông được thả sau khi bị ép phải viết tuyên bố từ bỏ Pháp Luân Công.
Năm 2020, trong chiến dịch “Xóa sổ” nhắm vào tất cả học viên Pháp Luân Công có tên trong danh sách của chính phủ vào năm 2020, ông Trương bị bắt tới Đồn Công an Chính Dương và bị ép phải ký tên vào một tuyên bố từ bỏ Pháp Luân Công khác. Sau khi trở về nhà, ông bị trầm cảm nặng, và còn bị cổ trướng, phù nề toàn thân. Ông qua đời ngày 22 tháng 1 năm 2022.
Bà Vương Tự Thu
Ngày 3 tháng 2 năm 2008, bà Vương Tự Thu bị bắt và đánh đập ở Đồn Công an Thự Quang. Ngày 9 tháng 7 năm 2008, Tòa án quận Thiết Phong đã kết án tù bà.
Tái hiện tra tấn: Đánh đập
Trong chiến dịch “Xóa sổ”, cảnh sát của Đồn Công an Đông Ngũ và các nhân viên của ủy ban khu dân cư đã liên tục sách nhiễu bà Vương tại nhà (từ năm 2020 đến năm 2021) và yêu cầu bà ký vào tuyên bố từ bỏ Pháp Luân Công. Bởi bà từ chối, người của chính quyền đã sách nhiễu các con của bà qua điện thoại.
Sự sách nhiễu đã khiến bà Vương bị căng thẳng tinh thần nghiêm trọng. Sức khỏe của bà nhanh chóng giảm sút và sau đó bà đã qua đời (chưa rõ thời gian bà qua đời).
Bài viết chỉ thể hiện quan điểm hoặc nhận thức của tác giả. Mọi nội dung đăng trên trang web này thuộc bản quyền của Minghui.org. Minh Huệ sẽ biên soạn các nội dung trên trang web và xuất bản theo định kỳ hoặc vào những dịp đặc biệt.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2022/4/12/441179.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2022/4/13/199899.html
Đăng ngày 20-05-2022; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.