Bài viết của phóng viên báo Minh Huệ tại Nội Mông Cổ, Trung Quốc

[MINH HUỆ 02-04-2022]

Tên: Dương Tú Vinh
Giới tính: Nữ
Tuổi: 77
Thành phố: Xích Phong
Tỉnh: Nội Mông Cổ
Nghề nghiệp: Không
Ngày mất: 25 tháng 2 năm 2022
Ngày bị bắt gần đây nhất: ngày 22 tháng 2 năm 2012
Nơi giam giữ gần đây nhất: Nhà tù nữ Nội Mông Cổ

Sau khi chịu đựng nhiều lần bị bắt giữ, sách nhiễu, tống giam và tra tấn trong 20 năm qua vì từ chối từ bỏ đức tin của mình đối với Pháp Luân Công, bà Dương Tú Vinh đã bị giáng một đòn nặng nề nữa khi nhà chức trách đình chỉ lương hưu của bà vào năm 2020 với lý do rằng bà không có quyền hưởng lương hưu vì bà bị kết án tù.

Người dân ở thành phố Xích Phong, Nội Mông này đã liên hệ với nhiều cơ quan chính quyền khác nhau để đòi công lý, nhưng vô ích. Bà đã không chịu nổi sự đau khổ về thể xác và tinh thần của cuộc bức hại và qua đời vào ngày 25 tháng 2 năm 2022, hưởng thọ 77 tuổi.

Dưới đây là tóm tắt những gì bà Dương đã phải chịu đựng.

Bị bắt vì luyện các bài công pháp của Pháp Luân Công trong công viên

Bà Dương bị bắt lần đầu vào ngày 7 tháng 3 năm 2000, khi đang luyện các bài công pháp Pháp Luân Công trong công viên cùng với 30 học viên khác. Vụ bắt giữ diễn ra chưa đầy một năm sau khi chính quyền Cộng sản Trung Quốc ra lệnh bức hại trên phạm vi toàn quốc đối với Pháp Luân Công, một pháp môn tu luyện cả thân lẫn tâm cổ xưa vào tháng 7 năm 1999 do sự phát triển nhanh chóng của môn tu luyện.

Tất cả các học viên đều bị đưa đến trại tạm giam quận Hồng Sơn, nơi các học viên Pháp Luân Công chiếm phần lớn số người bị giam giữ.

Các lính canh thường đánh thức bà Dương và các học viên khác trong cùng phòng giam vào nửa đêm và bắt họ đứng quay mặt vào tường trong khi chửi mắng họ. Các học viên đã tuyệt thực để phản đối cuộc bức hại. 15 ngày sau, bà Dương được trả tự do.

Tra tấn trong trại tạm giam

Vào tháng 10 năm 2000, hơn mười cảnh sát đã đột nhập vào nhà của bà Dương và khám xét nhà của bà trong hơn hai giờ. Sau khi bà bị đưa đến đồn công an, các cảnh sát bắt bà đứng dọc theo tường trong nhiều giờ, trước khi cho phép bà ngồi xuống.

Các cảnh sát đã chửi bới và ra lệnh cho bà thú nhận “các vấn đề của Pháp Luân Công”. Bà trả lời rằng không có gì để bà phải thú nhận vì bà chỉ cố gắng trở thành một người tốt và có sức khỏe tốt bằng cách tu luyện Pháp Luân Công. Cảnh sát đã thẩm vấn bà hơn mười giờ và không cho bà ngủ.

Bà Dương đã bị chuyển đến Công an quận Hồng Sơn vào ngày hôm sau. Cảnh sát bắt bà ngồi vào ghế cọp với hai tay bị còng sau lưng. Họ giật chiếc ghế dài qua lại và gây ra những cơn đau rất lớn ở cánh tay và cổ tay của bà. Bà bị giam giữ trên ghế cọp trong bốn ngày với tay bị còng. Bà không được phép sử dụng nhà vệ sinh hoặc cung cấp bất kỳ thức ăn hay nước uống gì.

Khi bà Dương yêu cầu cảnh sát nới lỏng còng tay, một cảnh sát nói: “Được rồi! Để tôi thắt lại cho bà”. Cuối cùng, khi bà được thả ra, cánh tay và bàn tay của bà đã bị bầm tím và sưng tấy nghiêm trọng. Đau đớn tột cùng.

2004-9-17-jms-kuxing-5.jpg

Tái hiện tra tấn: Bị còng tay ra sau lưng

Ngay sau đó, họ lại còng tay bà ra sau lưng nhưng lần này là một tay vòng qua vai bà. Bà Dương khó thở và đại tiện không tự chủ. Bà cũng bắt đầu bị chảy máu âm đạo liên tục.

Bà Dương sau đó đã bị đưa đến trại tạm giam quận Hồng Sơn trong một ngày trước khi bị chuyển đến trại tạm giam quận Tùng Sơn. Một lính canh cảm thấy thương xót và hỏi thăm bà: “Tại sao họ lại tra tấn bà đến như thế này chỉ vì tu luyện Pháp Luân Công?”

Bà Dương bị ép phải nhặt hạt đậu hơn 13 giờ mỗi ngày trong trại tạm giam quận Tùng Sơn. Ba tháng sau, bà bị chuyển đến Trại lao động cưỡng bức Đồ Mục Cát để thụ án một năm.

Một năm trong trại lao động cưỡng bức

Ngay sau khi bà Dương bị đưa vào trại lao động, các lính canh đã ra lệnh cho bà từ bỏ Pháp Luân Công. Khi bà từ chối tuân thủ, họ treo bà lên và đánh đập bà, thường là hơn hai giờ một lần. Ngoài việc bị tra tấn, bà còn bị buộc phải lao động không công nặng nhọc, bao gồm cả làm việc ngoài đồng. Khi bà từ cánh đồng trở lại trại lao động, các lính canh đã khám xét bà. Vào buổi tối, bà bị buộc phải nghe hoặc xem các video tuyên truyền phỉ báng Pháp Luân Công.

2011-5-25-minghui-persecution-kuxingdemo1.jpg

Minh họa tra tấn: Treo lên và đánh đập

Vào năm 2001, bà Dương lại bị bắt ngay sau khi bà được trả tự do. Nhiều tài sản cá nhân của bà đã bị tịch thu. Cảnh sát sau đó đã thả bà sau khi tống tiền gia đình 3.000 nhân dân tệ.

Thời hạn hai năm tại trại lao động lần thứ hai

Lần bắt giữ tiếp theo của bà Dương là vào tháng 11 năm 2009. Nhà của bà lại bị lục soát. Tại trại tạm giam quận Tùng Sơn, khi bà khẳng định rằng mình không vi phạm bất kỳ luật nào và từ chối học thuộc nội quy của trại tạm giam, các lính canh đã tát vào mặt bà và bắt bà đứng trong nhiều giờ.

Cảnh sát đã kết án bà hai năm lao động cưỡng bức mà không tuân theo thủ tục pháp lý vào hai tháng sau đó. Họ đã tống tiền gia đình 31.000 nhân dân tệ và sau đó cho phép bà thụ án tại gia.

Kết án 3,5 năm tù

Lần bắt giữ cuối cùng của bà Dương là bên ngoài một bệnh viện địa phương vào ngày 22 tháng 2 năm 2012. Cảnh sát quấn quần áo quanh cổ bà và làm bà ngạt thở cho đến khi bà mất kiểm soát tiểu tiện. Họ lấy chìa khóa và khám xét nhà bà. Sau khi cảnh sát rời đi, gia đình đã phải chuyển chiếc tủ lạnh mà cảnh sát đã làm hỏng đi sửa chữa hai lần, mỗi lần với chi phí 400 nhân dân tệ.

Cảnh sát đã ngụy tạo bằng chứng để kết án bà Dương và yêu cầu bà ký vào một bản tuyên bố. Họ tiếp tục làm như vậy sau khi bà bị đưa đến trại tạm giam quận Hồng Sơn. Khi bà từ chối, họ đã mắng chửi bà.

Ngay cả khi không có chữ ký của bà Dương, cảnh sát vẫn cố gắng làm việc với viện kiểm sát địa phương và tòa án để tuyên án bà 3,5 năm tù.

Sau sáu tháng trong trại tạm giam, bà Dương bị chuyển đến Nhà tù nữ Nội Mông Cổ. Các lính canh đã phân công các tù nhân giám sát các học viên Pháp Luân Công suốt ngày đêm và cấm các học viên nói chuyện với nhau.

Các lính canh cũng ra lệnh cho các học viên chửi rủa Pháp Luân Công và Nhà sáng lập, xem các video tuyên truyền phỉ báng Pháp Luân Công và ký vào các tuyên bố tố cáo Pháp Luân Công.

Khi các học viên chỉ ra rằng các video tuyên truyền là giả hay phản đối cuộc bức hại, các lính canh đã xúi giục các tù nhân đánh họ và sốc điện họ bằng roi điện. Một số tù nhân tát vào mặt các học viên, trong khi những người khác đá vào ngực hoặc vùng kín của họ. Các học viên cuối cùng bị khó thở, và một số trở nên mất kiểm soát hoặc thậm chí bị liệt.

Khi việc tra tấn và tẩy não không thể đánh gục các học viên, các lính canh đã ra lệnh cho các tù nhân bỏ thuốc độc vào thức ăn hoặc nước uống của họ. Một số học viên đang rất khỏe mạnh đột nhiên bị huyết áp cao và bị đột quỵ. Một số thấy răng của họ bắt đầu rụng và những người khác bắt đầu xuất hiện ảo giác.

Bà Dương cũng xuất hiện các triệu chứng nghiêm trọng do bị tra tấn và bỏ thuốc độc. Trước sự phản đối của gia đình, nhà chức trách đã thả bà trước thời hạn 6 tháng để được điều trị y tế.

Bức hại tài chính

Trong khi bà Dương bị giam giữ, gia đình bà đã rất đau khổ. Gia đình đã bị giáng một đòn nặng nề nữa khi nhà chức trách đình chỉ lương hưu của bà Dương vào năm 2020, với lý do chính sách quy định không ai trong thời thụ án được hưởng trợ cấp hưu trí, mặc dù thực tế là không có luật lao động nào của Trung Quốc quy định như vậy.

Bà Dương đã liên hệ với các nhà chức trách để tìm kiếm công lý nhưng được thông báo rằng nếu bà hoàn lại số tiền mà bà đã nhận trong thời gian ở tù (số tiền không xác định), họ có thể tiếp tục thanh toán lương hưu cho bà.

Trong khi các con của bà Dương vay tiền để trả nợ, bà Dương đã phải chịu áp lực tinh thần to lớn do gánh nặng tài chính tăng thêm do việc bà bị đình chỉ lương hưu. Sức khỏe của bà nhanh chóng giảm sút và bà đã qua đời vào ngày 25 tháng 2 năm 2022.

Bài viết chỉ thể hiện quan điểm hoặc nhận thức của tác giả. Mọi nội dung đăng trên trang web này thuộc bản quyền của Minghui.org. Minh Huệ sẽ biên soạn các nội dung trên trang web và xuất bản theo định kỳ hoặc vào những dịp đặc biệt.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2022/4/2/440707.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2022/4/3/199771.html

Đăng ngày 19-05-2022; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share