Bài viết của phóng viên báo Minh Huệ

[MINH HUỆ 21-01-2022] Kể từ khi Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) bắt đầu bức hại Pháp Luân Công, một pháp môn tu luyện cả tâm lẫn thân cổ xưa vào năm 1999, vô số học viên đã bị sách nhiễu, bắt bớ, giam giữ, cầm tù và tra tấn.

Trong năm 2021 đã ghi nhận 132 học viên Pháp Luân Công tử vong vì bị bức hại, 1.187 học viên bị kết án, 16.413 học viên bị bắt giữ và sách nhiễu. Trong số họ, rất nhiều người là những nhà chuyên gia, như đại tá đã nghỉ hưu, quan chức chính phủ, nhà nghiên cứu, giáo sư đại học, giám đốc ngân hàng, kỹ sư, kế toán, luật sư và bác sỹ.

Dưới đây là khái quát một số trường hợp học viên thuộc các ngành nghề khác nhau bị nhắm mục tiêu vì kiên định đức tin của họ. Với sự giám sát ngày càng gắt gao và rộng khắp, cùng sự kiểm duyệt thông tin ngày càng gia tăng của chính quyền cộng sản Trung Quốc, số lượng học viên Pháp Luân Công bị bức hại không phải lúc nào cũng được báo cáo kịp thời, cũng như có sẵn đầy đủ thông tin.

2022-1-21-mh-persecution-elite-f--ss.jpg

Các học viên Pháp Luân Công bị nhắm mục tiêu trong năm 2021:
Hàng trên (từ trái sang phải): Lữ Quan Như, Lữ Tùng Minh, Công Phi Khải, Mao Khôn, Lý Lực Tráng
Hàng dưới (từ trái sang phải): Lý Hồng Sơn, Thì Thiệu BÌnh, Chu Vũ Tiêu, Từ Vĩnh Thanh, Dương Phong

Trường hợp tử vong

Cựu giám đốc tài chính xây dựng 69 tuổi đột ngột qua đời ở trong tù Ông Lữ Quan Như (69 tuổi), một cựu giám đốc tài chính xây dựng ở thành phố Đại Khánh, tỉnh Hắc Long Giang đã qua đời vào ngày 4 tháng 4 năm 2021, trong khi đang thụ án 7 năm vì tu luyện Pháp Luân Công. Mặc dù Nhà tù Thái Lai tuyên bố ông Lữ qua đời vì đột quỵ, nhưng gia đình ông nghi ngờ nguyên nhân tử vong của ông là do bị tra tấn.

2021-4-25-lv-guanru--ss.jpg

Ông Lữ Quan Như

Ông Lữ bị bắt vào ngày 9 tháng 11 năm 2018. Trong khi ông đang bị giam giữ tại trại tạm giam Thành phố Đại Khánh, cảnh sát đã thẩm vấn và buộc ông phải đeo cùm đứng trong nhiều giờ. Khi ông Lữ tuyệt thực để phản đối bức hại, lính canh đã bức thực ông khiến ông nôn ra máu và bị suy tim. Ông đã ở bên bờ vực của cái chết và nhiều lần phải nhập viện để cấp cứu hồi sức.

Tòa án Quận Nhượng Hồ Lô đã kết án ông 7 năm tù giam cùng với 40.000 nhân dân tệ tiền phạt vào ngày 1 tháng 7 năm 2019. Ông vẫn bị bỏ tù dù đang trong tình trạng nguy kịch. Ông đã qua đời ở trong Nhà tù Thái Lai vào ngày 4 tháng 4 năm 2021.

Bị tiêm thuốc độc trong thời gian bị giam giữ vì tu luyện Pháp Luân Công, một cựu quan chức chính quyền đã qua đời 7 năm sau khi được thả

Sau khi được trở về nhà vào năm 2014 sau khi thụ án 5 năm tù vì tu luyện Pháp Luân Công, ông Khương Quốc Ba đã phải chịu đựng những biến chứng lâu dài do việc cưỡng chế tiêm thuốc độc trong tù. Ông thường xuyên cảm thấy buồn nôn, nôn nao và chướng bụng, trong phân của ông có dính máu. Ông rất yếu, thường xuyên chóng mặt và đôi khi bị ngất xỉu. Sau bảy năm chống chọi với tình trạng sức khỏe ốm yếu, ông đã qua đời vào ngày 29 tháng 4 năm 2021, hưởng dương 58 tuổi.

Ông Khương từng nói: “Tôi đã phải chịu sự tra tấn không thể tưởng tượng được trong trại tạm giam. Tôi bị bức thực bằng các loại thuốc độc hại và nước ớt cay và nôn ra dịch có màu xanh lá cây. Tôi cũng bị trói vào cây thập tự giá trong 20 ngày và thỉnh thoảng mới được hạ xuống một lát. Cột sống của tôi bị gãy do bị cọ xát vào khối gỗ. Mắt phải của tôi bị mất thị lực trong một thời gian dài. Tôi gặp khó khăn trong việc tiểu tiện và từng bị táo bón trong 26 ngày. Chỉ trong ba tuần, tôi đã giảm 45kg. Tôi không thể nhớ mình đã đứng trước ngưỡng cửa tử bao nhiêu lần.”

Sau khi cuộc bức hại bắt đầu vào tháng 7 năm 1999, ông Khương, một người từng là quan viên của Ủy ban Chính trị và Pháp luật ở thành phố Duy Phường, tỉnh Sơn Đông, đã bị bắt 13 lần vì kiên định đức tin. Ông đã phải chịu đựng 77 kiểu tra tấn, bao gồm sốc điện, trói trên ghế cọp và bức thực bằng thuốc độc trong thời gian thụ hai án lao động cưỡng bức và một án tù 5 năm. Thậm chí, một số tù nhân cho biết họ chưa từng thấy ai bị tra tấn dã man như vậy.

Sức khoẻ bị tàn phá sau ba án tù, cựu giáo viên lịch sử qua đời trong tuyệt vọng

Khi ông Lữ Tùng Minh trở về nhà vào năm 2018, sau khi thụ án tù thứ ba vì tu luyện Pháp Luân Công, ông đã vài lần suýt chết bởi sự tra tấn ở trong trại giam. Mất khả năng lao động vì bệnh tim nặng, ông phải dựa vào việc nhặt rau thừa ở chợ nông sản để sống qua ngày. Ông hay bị kiệt sức sau khi mang vác đồ nặng và thường xuyên phải nằm nghỉ. Sau ba năm vật lộn với sức khỏe yếu, người đàn ông 53 tuổi này đã qua đời vào tối ngày 28 tháng 3 năm 2021.

2014-9-22-minghui-persecution-lvsongming1.jpg

Ông Lữ Tùng Minh

Ông Lữ mồ côi mẹ từ khi còn nhỏ và được cha nuôi dưỡng. Sau khi tốt nghiệp Đại học Sư phạm Tỉnh Hồ Nam năm 1990, ông giảng dạy bộ môn lịch sử tại một trường trung học ở thành phố Tương Đàm, tỉnh Hồ Nam.

Khi chính quyền cộng sản Trung Quốc ra lệnh bức hại Pháp Luân Công vào năm 1999, ông Lữ đã tu luyện pháp môn này được ba năm. Bởi kiên định đức tin của mình, ông Lữ đã bị trường trung học đã sa thải và bị kết án ba lần (tổng cộng 14 năm). Trong thời gian thụ án, ông đã chịu nhiều hình thức tra tấn khác nhau, bao gồm treo người, đánh đập, sốc điện bằng dùi cui và cưỡng bức lao động khổ sai nhiều giờ. Sự tra tấn và ngược đãi đã hủy hoại hoàn toàn sức khỏe của ông. Kết quả là, ông xuất hiện triệu chứng bệnh tim nghiêm trọng và đã hàng chục lần cận kề cái chết.

Năm 2006, khi ông Lữ được trả tự do sau khi mãn hạn tù đầu tiên, các nhà chức trách đã gây sức ép buộc vợ ông ly hôn ông. Tòa án trao nhà và quyền nuôi con trai cho vợ ông, khiến ông trở thành người vô gia cư không một xu dính túi. Ông phải làm những việc vặt để kiếm sống, kể cả sửa giày ngoài đường và bán đậu phộng.

2012-4-12-lvsongming--ss.jpg

Một đại tá về hưu qua đời trong tù, gia đình nghi ngờ ông bị ám hại

Tối ngày 12 tháng 4 năm 2021, gia đình của ông Công Phi Khải nhận được cuộc gọi từ lính canh và được biết vị đại tá đã nghỉ hưu 66 tuổi ở thành phố Thanh Đảo, tỉnh Sơn Đông vừa được đưa đến bệnh viện để hồi sức cấp cứu. Một lúc sau, lính canh đã gọi lại và nói rằng ông Công đã qua đời vì đột quỵ.

2021-4-17-gong-piqi_01--ss.jpg

Ông Công Phi Khải

Khi gia đình ông Công đến bệnh viện vào sáng hôm sau, bác sỹ và viên chức nhà tù từ chối cho họ nhìn thấy thi thể ông. Với sự phản đối mạnh mẽ của gia đình, anh trai và cháu trai của ông Công cuối cùng đã được phép vào xem thi thể của ông, nhưng không được chụp ảnh hoặc quay video.

Theo anh trai của ông cho biết, đầu của ông Công bị thương và sưng lên và có máu trong tai.

Theo video giám sát do lính canh cung cấp, ông Công trông yếu ớt và nằm trên giường vào buổi tối ngày ông qua đời. Một bác sỹ nhà tù đã đến đo huyết áp cho ông, nhưng rồi đã bỏ đi mà không thực hiện bất kỳ biện pháp điều trị nào cho ông. Khoảng 8 giờ 32 tối, ông Công bị ngã xuống đất và không thể cử động, nhưng xe cấp cứu tận 9 giờ tối mới tới nơi.

Mặc dù người lính canh gọi điện cho gia đình đã tuyên bố rằng ông Công bị đột quỵ và qua đời là do ông không tuân thủ điều trị bệnh huyết áp cao, gia đình ông thắc mắc tại sao nhà tù không đưa ra thông báo sớm hơn về tình trạng của ông hoặc cho ông được tạm tha điều trị y tế.

Ông Công đã bị cảnh sát nhắm đến trong một cuộc bắt giữ theo nhóm vào tháng 10 năm 2017. Sau đó ông bị kết án 7,5 năm tù và phạt tiền 20.000 nhân dân tệ vào ngày 20 tháng 7 năm 2018.

Từ năm 2020, Nhà tù Tỉnh Sơn Đông đã viện lý do đại dịch [virus corona] để cắt đứt mọi liên lạc giữa ông Công và người nhà. Gia đình nói rằng họ không biết ông sống ra sao ở trong tù.

Kể từ nửa cuối năm 2020, lính canh tù cưỡng bức các tù nhân lao động từ 5 giờ sáng đến 7 hoặc 9 giờ tối mỗi ngày và gần như không được nghỉ giải lao. Bởi ông Công và các học viên khác từ chối lao động khổ sai, họ đã bị giam vào một căn phòng để cưỡng chế xem video phỉ báng Pháp Luân Công.

Vào thời điểm đó, ông Công đã bắt đầu bị huyết áp cao và liên tục cảm thấy chóng mặt. Thấy ông Công dựa người vào tường vì choáng váng, tù nhân Lý Phong đã nói với ông: “Sao thế? Cảm thấy không khỏe à? Đừng có giả vờ. Ông không chết được đâu”.

Lý thường nói với các tù nhân rằng: Công Phi Khải chỉ đang giả bộ (là sắp chết). Ông ta chết được thì tốt quá.”

Kế toán viên qua đời trong khi đang thụ án 11,5 năm tù

Trong khi ở trong trại tạm giam đợi kết quả kháng cáo bản án 11,5 năm tù, bà Mao Khôn, một nhân viên kế toán ở thành phố Thành Đô, tỉnh Tứ Xuyên đã bị đưa đến bệnh viện cấp cứu vào khoảng ngày 9 tháng 4 năm 2021. Gia đình bà đã được yêu cầu làm thủ tục xin tạm tha y tế cho bà. Nhưng trước khi họ có cơ hội nộp đơn, bà Mao đã qua đời trong bệnh viện vào tối ngày 11 tháng 4 ở tuổi 57. Gia đình bà nghi ngờ rằng việc tra tấn có thể là nguyên nhân dẫn đến cái chết đột ngột của bà.

Bà Mao Khôn

Bà Mao bị bắt tại nhà vào khoảng 3 giờ chiều ngày 10 tháng 7 năm 2019. Tay bà bị gãy và mặt bà bầm tím sau cuộc bắt giữ đầy bạo lực. Hàng chục cảnh sát đã lục soát nhà bà từ 4 giờ chiều ngày hôm đó đến 2 giờ sáng hôm sau. Nhiều đồ đạc cá nhân và tài liệu thông tin về Pháp Luân Công đã bị tịch thu. Cha mẹ của bà Mao, ngoài 80 tuổi, đang sống với bà đã vô cùng hoảng sợ trước cuộc đột kích của cảnh sát. Họ khóc ở hành lang trong khi cảnh sát đang lục soát nhà của họ.

Ba Mao bị đưa ra xét xử vào ngày 28 tháng 12 năm 2020, và sau đó bị kết án 11,5 năm tù và phạt tiền 20.000 nhân dân tệ.

Trường hợp kết án

Tổng quản lý của một công ty điện lực và người nhà bị kết án từ 7 đến 12 năm tù

Ông Lý Quốc Khánh là một tổng quản lý của một công ty điện lực ở Thiên Tân. Ngoài thời gian làm việc ở công ty, ông cùng với vợ là bà Vu Ba và con gái họ là Lý Lôi kinh doanh một công ty tổ chức hôn lễ.

Ngày 15 tháng 5 năm 2019, bà Vu và cô Lý bị bắt trong khi đang lái xe ra khỏi khu chung cư của họ. Sau đó cảnh sát lục soát nhà họ và tịch thu máy in, máy fax và ba chiếc xe hơi riêng. Ông Lý cũng bị bắt trong ngày hôm đó. Cha ông vì quá đau lòng trước các vụ bắt giữ đến mức bị đột quỵ và phải nhập viện.

Ông Lý bị huyết áp cao và cô Lý bị đau dạ dày khi bị giam giữ ở trong đồn công an địa phương. Sau đó gia đình ba người này đã bị đưa tới trại tạm giam Quận Ninh Hà.

Đầu tháng 3 năm 2020, Viện Kiểm sát Quận Ninh Hà đã truy tố họ. Sau đó Tòa án Quận Ninh Hà đã kết án ông Lý 12 năm tù, bà Vu 10 năm và cô Lý 7 năm tù.

Từng bị tra tấn và tấn công tình dục ở trong tù, bác sỹ phẫu thuật chỉnh hình bị kết án một lần nữa

Sau khi chịu đựng sáu năm rưỡi tù đày và tra tấn, ông Lý Lực Tráng, một cựu bác sỹ phẫu thuật chỉnh hình ở thành phố Cáp Nhĩ Tân, tỉnh Hắc Long Giang, lại bị bắt một lần nữa vào ngày 8 tháng 4 năm 2020 vì gọi điện nói với người dân về việc chính quyền cộng sản Trung Quốc đã che đậy đại dịch như thế nào và chia sẻ thông tin về các bệnh nhân nhiễm virus corona đã hồi phục nhờ niệm chín chữ chân ngôn “Pháp Luân Đại Pháp hảo! Chân Thiện Nhẫn hảo!” như thế nào. Tòa án Quận Nhượng Hồ Lô đã kết án ông 10 năm 8 tháng tù và phạt tiền 80.000 nhân dân tệ vào ngày 17 tháng 11 năm 2021.

2020-6-14-mh-lilizhuang--ss.jpg

Ông Lý Lực Tráng

Bác sỹ Lý (48 tuổi) đã tốt nghiệp Đại học Y khoa Cáp Nhĩ Tân năm 1995 và bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công cùng năm đó. Bởi kỹ năng chuyên môn xuất sắc của mình, ông nhanh chóng trở thành một bác sỹ phẫu thuật chỉnh hình tại Bệnh viện Cơ sở 1 của Đại học Y Cáp Nhĩ Tân. Ông nổi tiếng vì luôn luôn đi xa để giúp đỡ những bệnh nhân của mình. Một bệnh nhân của ông không có tiền nhưng rất cần được phẫu thuật. Bác sỹ Lý đã trả tiền cho việc xét nghiệm máu tiền phẫu thuật và phẫu thuật với tổng số tiền khoảng 1.000 nhân dân tệ trong khi lương của ông tại thời điểm đó là 300 nhân dân tệ.

Sau khi chính quyền cộng sản bắt đầu phát động cuộc bức hại Pháp Luân Công vào năm 1999, bác sỹ Lý nhiều lần bị bắt giữ và nhà bị lục soát vì kiên định đức tin của mình. Ông từng hai lần thụ án lao động cưỡng bức và một lần thụ án tù với tổng thời gian là 6 năm rưỡi. Ông bị đánh đập, sốc điện, biệt giam và tấn công tình dục vì không từ bỏ đức tin của mình.

Người giáo viên về hưu 82 tuổi bị kết án 10 năm tù vì tu luyện Pháp Luân Công

Sau vài lần bị bắt và được thả, một giáo viên về hưu 82 tuổi ở thành phố Thâm Châu, tỉnh Hà Bắc, đã bị kết án 10 năm tù vào tháng 1 năm 2021 vì đức tin của ông vào Pháp Luân Công.

Ông Lý Đăng Thần bị bắt lần đầu tại nhà vào ngày 22 tháng 10 năm 2018. Cảnh sát lục soát nơi ở của ông và tịch thu các tài sản cá nhân của ông, tổng giá trị 150.000 nhân dân tệ. Bởi ông bị huyết áp cao, nên trại tạm giam Thành phố Thâm Châu đã từ chối nhận ông, và ông được thả ra.

Chỉ một tháng sau, vào ngày 23 tháng 11 năm 2018, ông lại bị bắt và bị đưa vào trại tạm giam Thành phố Thâm Châu. Ông Lý có vấn đề nghiêm trọng ở phổi và phải được điều trị trong phòng chăm sóc tích cực trong năm 2019. Ông được bảo lãnh tại ngoại vào ngày 26 tháng 4 năm 2019. Lúc đó, ông rất hốc hác, không kiểm soát được việc đại tiểu tiện, không thể tự chăm sóc bản thân, và hai chân của ông sưng vù.

Vào cuối tháng 7 năm 2020, ông Lý nhận được thông báo hầu tòa. Ông một lần nữa buộc phải rời khỏi nhà trong một tháng để trốn khỏi bàn tay cảnh sát.

Vào tháng 1 năm 2021, ông bị bắt một lần nữa và lập tức bị lĩnh án tù 10 năm. Hiện ông đã bị đưa tới Nhà tù Bảo Định để thụ án.

Từng bị cầm tù 8 năm, cựu sỹ quan biên phòng bị kết án thêm 5 năm vì kiên định đức tin của mình

Từng bị cầm tù 8 năm vì tu luyện Pháp Luân Công, ông Lý Hồng Sơn (49 tuổi), một cựu sĩ quan biên phòng, lại bị kết án 5 năm tù vào ngày 14 tháng 10 năm 2021.

2015-5-4-minghui-pohai-beijing-lihongshan_vzoq66e.jpg

Ông Lý Hồng Sơn

Ông Lý quê ở huyện Tuy Tân, tỉnh Hắc Long Giang bị Đồn Công an Tây Hồng Môn bắt tại nơi cư trú. Họ tịch thu xe máy, thẻ ngân hàng và điện thoại di động của ông. Ngày 14 tháng 10 năm 2021, ông bị Tòa án Quận Đại Hưng kết án 5 năm tù giam.

Ông Lý được lệnh thụ án tại một nhà tù của tỉnh Hắc Long Giang (quê nhà của ông). Tuy nhiên, do tình hình đại dịch virus corona ở Hắc Long Giang, ông vẫn đang bị giam tại Bắc Kinh. Ông đã sụt cân vì bị ngược đãi trong trại giam. Lính canh cấm ông mang kính và điều này đã gây khó khăn cho sinh hoạt hàng ngày của ông.

Ông Lý bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công vào năm 1998. Ông tin rằng Pháp Luân Công đã chữa được bệnh mất ngủ kinh niên của ông và ông cũng chứng kiến sự hồi phục của hai bệnh nhân ung thư bạch cầu nhờ tu luyện pháp môn này. Sau khi nhập ngũ, ông làm việc chăm chỉ và được nhiều khen thưởng, trở thành một trong những cán bộ dự bị trẻ tuổi nhất. Kể từ khi chính quyền cộng sản Trung Quốc bắt đầu đàn áp Pháp Luân Công vào năm 1999, lực lượng biên phòng liên tục gây áp lực ép ông từ bỏ Pháp Luân Công. Ông buộc phải sống xa nhà để tránh cuộc bức hại.

Ngày 22 tháng 4 năm 2003, ông Lý đến Bắc Kinh để thỉnh nguyện cho quyền tu luyện Pháp Luân Công và bị bắt giữ tại Quảng trường Thiên An Môn. Cảnh sát trói ngoặt tay ông ra sau lưng khiến ông đau đớn khôn xiết.

2004-12-12-mianyang-8_j8s4rez_2pihgyp.jpg

Tái hiện phương thức tra tấn: trói chặt

Tháng 12 năm 2003, ông Lý bị khai trừ khỏi quân đội. Sau đó Tòa án Huyện Tuy Tân đã kết án ông 5 năm tù và thụ án trong Nhà tù Giai Mộc Tư. Trong thời gian ông thụ án, Phòng 610 Huyện Tuy Tân (một cơ quan ngoài vòng pháp luật được thành lập để đàn áp Pháp Luân Công) đã ép vợ ông ly dị ông.

Năm 2008, khi ông Lý mãn hạn tù, cảnh sát địa phương từ chối cấp lại sổ hộ khẩu cho ông, khiến cuộc sống hàng ngày của ông gặp nhiều khó khăn. Ông Lý phải một thân một mình đến Bắc Kinh làm những công việc lặt vặt để mưu sinh. Mặc dù thu nhập thấp, ông vẫn đều đặn chuyển tiền về cho người cha già và con trai nhỏ sống tại Hắc Long Giang.

Ngày 25 tháng 8 năm 2014, ông Lý lại bị bắt giữ vì phát tài liệu thông tin về Pháp Luân Công trên đường đi làm về và sau đó bị kết án 3 năm tù.

Các trường hợp bị bắt giữ và sách nhiễu

Một phó giáo sư bị giam giữ tại một trung tâm tẩy não gần hai tháng

Bà Trương Vi, 47 tuổi, một phó giáo sư của trường Đại học Kỹ thuật Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc đã bị bắt vào khoảng 7 giờ 30 phút sáng ngày 4 tháng 4 năm 2021, sau khi từ chối ký tên vào các tuyên bố từ bỏ Pháp Luân Công. Bà đã bị giam trong Trung tâm Tẩy não Thanh Lăng hơn một tháng.

Lần đầu cảnh sát cố gắng bắt giữ bà Trương là vào khoảng 8 giờ sáng ngày 3 tháng 4 năm 2021. Mặc dù lúc đó bà Trương đã trốn thoát nhưng đã bị bắt lại vào sáng ngày hôm sau, sau khi cảnh sát đã theo dõi và định vị được bà thông qua điện thoại di động mà bà mang theo người.

Đây là lần thứ sáu bà Trương bị bắt giữ vì kiên định đức tin của mình kể từ khi cuộc bức hại bắt đầu. Sau một vụ bắt giữ xảy ra vào ngày 7 tháng 11 năm 2000 vì phân phát tài liệu Pháp Luân Công, bà bị giam trong trại tạm giam Số 1 Vũ Hán trong 10 tháng 9 ngày. Bà bị tra tấn bằng nhiều hình thức khác nhau, bao gồm cấm ngủ, đứng trong nhiều tiếng đồng hồ, đánh đập tàn bạo, đấm vào mũi, và không được cung cấp đồ ăn, nước uống, vì từ chối từ bỏ Pháp Luân Công.

Các lính canh thường nhốt bà Trương trong một căn phòng kín không có máy lạnh hoặc để bà bị muỗi đốt vào mùa hè, hoặc mở cửa sổ vào mùa đông để gió lạnh thổi vào bà. Họ cũng bắt bà lao động không công, bao gồm bóc hành và đóng sách. Đôi khi họ bắt bà và các học viên Pháp Luân Công khác đứng trên tuyết, lột sạch quần áo, với lý do “kiểm tra an ninh”.

Cựu luật sư bị giam năm ngày trong một trại tẩy não

Ngày 11 tháng 4 năm 2021, hơn mười cảnh sát đã đã kéo tới lục soát nhà của ông Chu Vũ Tiêu. Cựu luật sư ở thành phố Quảng Châu, tỉnh Quảng Đông này đã bị giam trong một trung tâm tẩy não 5 ngày, sau đó đã được thả vào ngày 16 tháng 4. Cảnh sát tiết lộ họ đã thường xuyên theo dõi ông. Họ đe dọa sẽ bắt giam ông trong trại tẩy não một lần nữa nếu ông vẫn tiếp tục tu luyện Pháp Luân Công.

Là luật sư đầu tiên dám bảo vệ các học viên Pháp Luân Công ở Quảng Đông kể từ sau khi chính quyền cộng sản Trung Quốc bắt đầu đàn áp pháp môn tu luyện này vào năm 1999, các quan chức tư pháp ở địa phương đã gán nhãn ông Chu là “phần tử phản cách mạng” và thu hồi giấy phép hành nghề luật sư của ông.

Bởi giữ vững đức tin của mình và biện hộ cho các học viên khác, ông đã ba lần bị bắt và giam giữ tổng cộng hơn 3,5 năm. Lần gần đây nhất ông bị Công an Quận Hải Châu, Đồn Công an Tân Cảng, Ủy ban Chính trị và Pháp luật Quận Hải Châu và ủy ban khu phố bắt giữ.

2021-4-17-zhu-yubiao_01_2gdmlmt.jpg

Luật sư Chu Vũ Tiêu

Ông Chu, 50 tuổi, có bằng Thạc sỹ tại Đại học Trung Sơn và hành nghề luật sư tại Hãng Luật Quảng Đại và Văn phòng Luật GFE. Ông là một người có đạo đức cao thượng, giữ vững lương tri và đạo đức làm người, và không ngại đứng lên chống lại những người lạm dụng quyền lực để bức hại người vô tội. Ông thường giúp người thiểu số bảo vệ quyền lợi hợp pháp của họ mà không lấy hoặc chỉ lấy một phần phí. Báo giới đã hai lần đưa tin về việc làm tốt của ông.

Từ năm 2005-2006, ông Chu đã biện hộ cho ba học viên Pháp Luân Công. Ở trong một phiên tòa, công tố viên đã cho rằng các bị cáo nên một mình thực hành đức tin một cách kín đáo để tránh bị bắt giữ.

Ngày 10 tháng 2 năm 2007, ông Chu đã bị tra tấn trong 1,5 năm bị giam tại Trại Lao động Cưỡng bức Số 3 Thành phố Quảng Châu. Ông bị tra tấn bằng “ghế cọp”, bị trói và giữ ở tư thế “máy bay”, ván nước (dùng khăn ướt che mặt gây ngạt thở), dội nước lạnh lên người trong mùa đông, đập gãy ngón tay và ngón chân, và cấm ngủ.

2004-6-6-tiger_bench_t6zxwfd_oxlke3z.jpg

Tranh minh họa phương thức tra tấn “Ghế cọp”: Lính canh buộc chặt chân nạn nhân vào ghế băng, sau đó dùng gạch hoặc vật nặng khác kê dưới chân nạn nhân và tiếp tục đặt thêm các lớp gạch khác vào cho tới khi dây buộc bị đứt.

2012-6-18-cmh-kuxingtu-01_abzgl6e_ja4vi1d.jpg

Tranh minh họa phương thức tra tấn “Máy bay”: Đầu bị ấn cho cúi xuống hết cỡ, hai tay bị kéo ngược lên cao với hai mu bàn tay chạm tường. Học viên bị cưỡng chế phải đứng yên trong tư tế này một thời gian dài.

Sau vụ bắt giữ năm 2007, Sở Tư pháp Quảng Đông đã treo chứng chỉ hành nghề luật sư của ông.

Ngày 18 tháng 4 năm 2020, ông bị bắt một lần nữa và thẩm phán của Tòa án Quận Hải Châu đã kết án ông 2 năm trong Nhà tù Bắc Giang. Sau khi mãn hạn tù năm 2012, ông lại chị chuyển tới Trung tâm tẩy não Tam Thủy và bị tra tấn ở đó trong hơn hai tháng.

Cựu giám sát viên cảnh sát bị đau ngực dữ dội trong hai phiên xét xử

Bà Lương Diệu Mẫn, một giám sát viên cảnh sát 62 tuổi tuổi ở thành phố Yên Đài, tỉnh Sơn Đông đã bị bắt giữ vào ngày 9 tháng 1 năm 2021. Bốn tháng sau, bà bị đau tim nghiêm trọng, chân của bà bị run lên mất kiểm soát. Luật sư và gia đình đã đệ đơn xin tạm tha y tế cho bà, nhưng cảnh sát từ chối và nói rằng họ từ chối là vì “bà có thái độ không hợp tác với chính quyền và không nhận tội.”

Bà Lương bị đau ngực dữ dội khi bà bị Tòa án Thành phố Hải Dương xét xử qua video vào ngày 16 tháng 12 năm 2201. Bà đã được trại tạm giam hồi sức và thẩm phán đã cho hoãn phiên xử đến ngày 30 tháng 12.

Trong phiên tòa thứ hai, công tố viên đã đưa ra vài lời chứng, nhưng bà Lương chỉ ra rằng không có nhân chứng nào cung cấp giấy tờ tùy thân của họ theo yêu cầu của luật pháp. Một số bằng chứng truy tố còn có dấu hiệu được ngụy tạo vô cùng rõ ràng. Bà Lương còn chỉ ra vài điểm mấu chốt về các cuộc đổ bộ của cảnh sát ở hai địa điểm khác nhau, và thậm chí thông tin về hai cuộc đổ bộ này còn bị trộn lẫn với nhau.

Không lâu sau đó bà lại bị một cơn đau ngực dữ dội khác và phiên tòa một lần nữa bị hoãn lại.

Bà Lương từng làm kỹ sư kiểm nghiệm vết tích của Đội Hình cảnh thuộc Công an Thành phố Hải Dương, với chức danh giám sát viên cảnh sát cấp ba (hay cảnh đốc cấp 3). Bà là một trong số ít nữ cảnh sát điều tra của tỉnh, và với kỹ năng chuyên môn giỏi, bà đã phá được nhiều vụ án lớn và quan trọng.

Do thời gian dài làm việc căng thẳng, thân thể bà Lương đầy rẫy bệnh tật, chẳng hạn bệnh tim, viêm teo dạ dày, phù nề túi mật, viêm tụy, đau thần kinh, viêm khớp và tăng sản đốt sống cổ.

Ngày 20 tháng 1 năm 1996, một người bạn đã giới thiệu Pháp Luân Công với bà sau khi biết đến những lợi ích sức khỏe to lớn của Pháp Luân Công. Chỉ sau hai tuần học các bài giảng và luyện các bài công pháp của Pháp Luân Công, tình trạng của bà Lương đã được cải thiện. Một tháng sau, sức khỏe của bà hoàn toàn phục hồi.

Sự hồi phục sức khỏe thần kỳ của bà Lương đã trở thành một tin tức gây chấn động hệ thống công an địa phương và thành phố Hải Dương. Nhiều người đã đến tìm bà để học Pháp Luân Công, trong đó có các lãnh đạo thành phố và người thân của họ. Giám đốc Công an Thành phố Hải Dương đã để băng video dạy công của Pháp Luân Công ở văn phòng của mình, để nhiều người hơn nữa biết đến pháp môn này.

Kể từ khi Đảng Cộng sản Trung Quốc phát động cuộc bức hại vào tháng 7 năm 1999, bà Lương đã bị bắt, giam giữ trong lớp tẩy não, bị đưa vào bệnh viện tâm thần và trại lao động cưỡng bức, và bị kết án vì từ chối từ bỏ Pháp Luân Công. Bà cũng bị đuổi khỏi ngành. Bà đã mở một cửa hàng quần áo để kiếm sống, và rồi lại bị bắt và đối mặt với một án tù khác.

Từng thụ án bốn năm tù, cựu giảng viên Đại học Công nghệ Thông tin Duy Phường lại đối mặt với truy tố

Ông Dương Phong, một cựu giáo viên 51 tuổi của Đại học Công nghệ Thông tin Duy Phường ở tỉnh Sơn Đông đã bị bắt tại nhà vào ngày 7 tháng 4 năm 2021. Cảnh sát tịch thu hai chiếc máy tính xách tay và các sách Pháp Luân Đại Pháp của ông và hiện ông đang bị giam trong trại tạm giam Thành phố Đức Châu và đối mặt với truy tố. Mẹ ông là bà Phùng Chí Hoành, một người bị teo tiểu não và việc đi lại, nói năng gặp khó khăn, đã phải chật vật để tự chăm sóc bản thân.

2021-5-22-shandong-yang-feng_01_wobmrrt.jpg

Ông Dương Phong

Lần bắt giữ gần đây nhất của ông Dương xảy ra hai năm sau khi ông mãn hạn bản án 4 năm tù trước đó (cũng vì tu luyện Pháp Luân Công). Ông bị đau tim do bị tra tấn ở trong Nhà tù Sơn Đông.

2021-6-25-mh-yang-feng-shufa-05_a9gll2l.jpg

Bản chép tay bài giảng Pháp của Pháp Luân Công

Một kỹ sư về hưu 85 tuổi bị sách nhiễu vì nói với mọi người về Pháp Luân CôngÔng Phan Cần, một kỹ sư cao cấp về hưu 85 tuổi ở Bắc Kinh, đã bị sách nhiễu và nhà ông thường xuyên bị cảnh sát tìm đến trong những năm gần đây vì ông nói chuyện với mọi người về Pháp Luân Công.

Vụ sách nhiễu gần đây của ông Phan Cần bắt đầu từ ngày 26 tháng 2 năm 2020. Hơn 10 người ở Đồn Công an Bát Bảo Sơn và ủy ban dân cư địa phương đã xông vào nhà ông và lục soát nơi này trong hai tiếng. Họ đã tịch thu của ông các sách Pháp Luân Công, một tấm ảnh của Nhà sáng lập Pháp Luân Công, 1.000 Nhân dân tệ tiền mặt, ba máy tính xách tay, ba máy in và một máy cắt giấy. Ông đã phản đối việc đột nhập phi pháp này và từ chối ký tên vào danh sách các đồ vật bị tịch thu.

Ngày 23 tháng 4 năm 2021, một nhóm cảnh sát không rõ danh tính lại lục soát nhà ông Phan mà không có giấy khám xét. Lần này, họ đã tịch thu một máy tính xách tay, một máy in và hơn 1.000 Nhân dân tệ tiền mặt.

Ngày 1 tháng 10 năm 2021, ông Phan đi tới một điểm du lịch địa phương và bị hai học sinh trung học tố cáo vì nói chuyện với mọi người về Pháp Luân Công. Cảnh sát đã đưa ông đến Đồn Công an Hương Sơn sau khi lục soát người ông và tìm thấy ba tờ tài liệu thông tin về Pháp Luân Công.

Một cảnh sát đã giật chìa khoá nhà ông Phan và lục soát nơi ở của ông. Máy tính, máy in và sách Chuyển Pháp Luân, cuốn sách chính của Pháp Luân Công, đã bị tịch thu. Cảnh sát dự định giam giữ hành chính ông 14 ngày nhưng sau đó đã thả ông vì ông đã cao tuổi.

Sau đó cảnh sát đã giám sát ông Phan liên tục cho đến tận ngày 9 tháng 11. Người của ủy ban dân cư đã đến nhà ông Phan hai lần và cố thuyết phục ông ký vào các tuyên bố từ bỏ đức tin, và ông đều từ chối.

Ông Phan nói với phóng viên của báo Minh Huệ khi phỏng vấn ông rằng: “Khi còn trẻ tôi đã đi lính và sau khi xuất ngũ tôi cũng là bí thư đảng của nhà máy cơ khí. Qua nhiều thập niên là một đảng viên thâm niên, tôi đã chứng kiến những cuộc vận động chính trị nối tiếp nhau, cũng như bản chất tà ác của chế độ cộng sản. Sau khi về hưu, tôi bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công và thụ ích rất nhiều từ nó. Tôi hy vọng những ai tin vào tuyên truyền vu khống Pháp Luân Công của chế độ cộng sản có thể tự mình suy nghĩ về điều này sâu hơn và nhìn thấu những lời dối trá đó.”

Một cảnh sát bị sa thải vì tu luyện Pháp Luân Công

Mặc dù bản thân là một cảnh sát, song ông Vương Hiểu Minh, 50 tuổi, ở thành phố Phủ Thuận, tỉnh Liêu Ninh đã nhiều lần bị sách nhiễu và giam giữ vì tu luyện Pháp Luân Công. Trong nỗ lực gần nhất nhằm ép ông từ bỏ đức tin của mình, các nhà chức trách đã khiến Công an Huyện Tân Tân (nơi ông đã làm việc trong nhiều thập kỷ) sa thải ông.

Trong hơn 22 năm qua, các nhà chức trách đã nhiều lần cố gắng để ông Vương bị mất việc, nhưng thất bại. Cấp trên của ông liên tục điều chuyển ông sang các vị trí công tác khác. Dù làm việc ở cương vị nào, ông cũng cố gắng hết sức để hoàn thành tốt công việc và nhận được nhiều đánh giá tích cực trong các đợt đánh giá hiệu suất công việc của mình. Một số cư dân địa phương nói rằng ông đã hỗ trợ tốt nhất cho họ và luôn thân thiện với họ.

Khi ông Vương làm việc tại đồn công an ở bên trong một khu du lịch, nhiều người nhà của nhân viên thường vào trong công viên mà không mua vé. Ông Vương luôn mua vé cho gia đình của mình và một số đồng nghiệp nói rằng ông dại dột và lãng phí tiền.

Tháng 3 năm 2018, ông Vương chuyển sang làm việc ca đêm tại một trại tạm giam. Phần thân thể dưới của ông bị sưng tấy. Ông còn bị tức ngực và không thể ngủ được.

Ông phải nhập viện nửa tháng và đã được xuất viện sau khi các triệu chứng sưng thuyên giảm. Ngay sau khi ông về nhà, bàn tay ông bắt đầu run rẩy không tự chủ và thị lực của ông đã mờ đi. Ông kiên trì luyện các bài công pháp Pháp Luân Công và các triệu chứng bệnh của ông đã biến mất.

Ông Vương bị tức ngực và sưng tấy lần nữa vào tháng 12 năm 2018. Ông tiếp tục luyện công và quay lại làm việc sau một tháng.

Bước sang năm 2021, Lưu Hán Ba, Trưởng Công an Huyện Tân Tân nỗ lực sa thải ông Vương lần nữa. Ban lãnh đạo cũng như các quan chức của Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Huyện Tân Tân và Đảng ủy Huyện Tân Tân đã cùng nói chuyện với ông Vương để cố gắng ép ông chủ động xin từ chức.

Khi ông Vương viết thư cho họ về sự sai trái của cuộc bức hại, họ đã cáo buộc ông “quảng bá Pháp Luân Công.” Họ đưa cảnh sát của đội An ninh Nội địa đến để đe dọa ông. Ông đã không nản chí và nói chuyện với đội An ninh Nội địa về Pháp Luân Công. Bởi ông từ chối nghỉ việc, nên cuối cùng Lưu đã sa thải ông.

Giáo sư về hưu 82 tuổi bị bắt và thẩm vấn vì kiên định đức tinÔng Cốc Cửu Thọ, 82 tuổi, một giáo sư về hưu của Đại học Trùng Khánh đã nói về Pháp Luân Công tại một trạm xe buýt vào ngày 9 tháng 11 năm 2021. Ông cũng hối thúc họ thoái khỏi ĐĐCSTQ để tránh trở thành đồng phạm với những tội ác của nó.

Sau khi một vài người đồng ý thoái ĐCSTQ, ông Cốc rời trạm xe buýt và đến một hội chợ việc làm địa phương để nói chuyện với những người ở đó về Pháp Luân Công. Không lâu sau khi ông đến, bảy cảnh sát đã bao vây lấy ông. Họ cho biết ông đã bị tố giác vì quảng bá Pháp Luân Công và yêu cầu khám xét túi xách của ông. Ông đã từ chối hợp tác và hô lớn “Pháp Luân Đại Pháp hảo, Chân-Thiện-Nhẫn hảo” để phản đối.

Cảnh sát đã lôi ông vào xe của họ và còng tay ông. Họ cũng cuộn áo khoác của ông và các lớp bên trong áo lên và làm đứt thắt lưng của ông. Tại đồn công an, họ bắt ông ngồi trên một chiếc ghế sắt.

Chiều hôm đó, ông yêu cầu được đi vệ sinh. Vì quần ông liên tục tuột xuống do không có thắt lưng nên người cảnh sát đi cùng ông phải giữ quần cho ông. Ban đầu cảnh sát từ chối mở còng tay cho ông nhưng sau đó đã nhượng bộ. Họ lại còng tay ông sau khi ông đi vệ sinh xong và còng đến tận 8 giờ tối sau khi ông bị đưa đến phòng thẩm vấn.

Cảnh sát muốn biết tên của ông, tên của hai người con trai và nơi ông lấy tài liệu ở trong túi. Ông một mực im lặng.

Khoảng 10 giờ tối, cảnh sát đã gọi cho hai con trai của ông Cốc và yêu cầu họ đến đón ông. Cảnh sát đã ra quyết định giam ông 15 ngày nhưng không thi hành.

Trước khi để ông đi, cảnh sát đã đo chiều cao và chụp hình ông ở mặt trước, trái và phải. Ông bị kiệt sức và hai con trai ông phải đỡ ông khi họ đi ra khỏi đồn công an.

Bức hại tài chính

Ngoài việc bị giam giữ và tra tấn như đã đề cập ở trên, một số học viên còn bị bức hại về tài chính, bao gồm việc bị đình chỉ lương hoặc lương hưu, hoặc bị cảnh sát tịch thu những tài sản giá trị trong các cuộc đổ vộ vào nhà của họ.

Bà Trương Xuân Hà, 62 tuổi, một cựu kế tonas viên ở thành phố Quảng Châu, tỉnh Quảng Đông đã bị bắt vào 8 giờ tối ngày 10 tháng 4 năm 2021 tại nhà riêng, sau khi cảnh sát nói rằng họ cần làm xét nghiệm virus corona cho bà để lừa bà mở cửa. Cảnh sát lục soát nhà bà Trương, tịch thu các sách Pháp Luân Công, máy tính, máy MP3, USB, điện thoại di động và máy tính bảng của bà. Một khoản tiền 80.000 USD mà bà cất ở nhà cũng bị cảnh sát lấy đi trong cuộc đổ bộ này.

2021-8-21-guangzhou-zhang-chunhe_01_0rtqfye_znpcck2.jpg

Bà Trương Xuân Hà

Bà Cát Linh, một dược sỹ 71 tuổi ở huyện Vĩnh Tu, tỉnh Giang Tây, đã trải qua 12 năm bị giam trong các nhà tù và trại cưỡng bức lao động. Bà bị tra tấn triền miên bởi bà từ chối từ bỏ đức tin của mình vào Pháp Luân Công.

2021-12-21-jiangxi-geling_aiokw08.jpg

Bà Cát Linh

Ngày 20 tháng 4 năm 2021, một năm sau khi bà Cát mãn hạn tù, Cục Bảo hiểm Xã hội và Nguồn Nhân lực Huyện Vĩnh Tu đã thông báo cho lãnh đạo cơ quan cũ của bà, Bệnh viện Trung y Huyện Vĩnh Tu, rằng họ sẽ đình chỉ lương hưu và bảo hiểm y tế của bà cũng như tìm cách thu hồi 270.741 nhân dân tệ lương hưu đã chi trả cho bà trong khoảng thời gian từ tháng 10 năm 2014 đến tháng 4 năm 2021.

Cục Bảo hiểm Xã hội đã viện dẫn một chính sách, trong đó nói rằng học viên Pháp Luân Công bị cầm tù vì đức tin của họ sẽ không được hưởng lương hưu trong thời gian thụ án. Tuy nhiên, họ không giải thích được lý do tại sao họ đình chỉ lương hưu của bà trong thời gian bà bị cầm tù hay tại sao họ tìm cách thu hồi khoản lương hưu đã chi cho bà từ tháng 10 năm 2014 đến tháng 4 năm 2021, trong khi thời gian bà thụ án tù gần đây nhất là từ tháng 4 năm 2016 đến tháng 4 năm 2020. Ngoài ra, quy định này là do Bộ Dân chính ban hành, chứ không phải do bất kỳ cơ quan lập pháp nào của Trung Quốc ban hành.

Bà đã đến gặp các ủy viên huyện Vĩnh Tu, quan chức huyện và người lãnh đạo đơn vị làm việc cũ để khiếu nại quyết định này, nhưng không thành công. Bởi lương hưu là nguồn thu thập duy nhất của bà, nên việc bị đình chỉ lương hưu đã khiến bà lâm vào tình cảnh túng thiếu. Hầu hết quần áo mà bà mặc bây giờ là do đồng nghiệp cũ của tặng và bà sống dựa vào thức ăn thừa của những người khác.

Bà Miêu Ngọc Hoàn, một giáo viên trung học ở thành phố Đại Liên, tỉnh Liêu Ninh, đã bị đình chỉ lương hưu trong một năm. Bà vừa phải vật lộn để kiếm sống, đồng thời còn phải chăm sóc cha mẹ già ở nhà và con gái của họ hiện đang học trung học. Bà Miêu đã hai lần yêu cầu nhà trường phục hồi tiền lương cho bà, nhưng vô ích. Ông Trương Quân chồng bà cũng làm công tác tại cùng trường trung học đó, hiện vẫn đang bị giam giữ, cũng vì kiên định đức tin vào Pháp Luân Công.

2021-7-24-zhang-jun-miao-yuhuan_01_ezuqehw_brfmqxt.jpg

Ông Trương Quân và vợ là bà Miêu Ngọc Hoàn

Bài liên quan:

Báo cáo năm 2021: 1.187 học viên Pháp Luân Công bị kết án vì đức tin của họ

Báo cáo năm 2021: 16.431 học viên Pháp Luân Công bị bắt và sách nhiễu vì đức tin của họ

Báo cáo năm 2021: 132 học viên Pháp Luân Công qua đời trong cuộc bức hại đức tin của họ

Bài viết chỉ thể hiện quan điểm hoặc nhận thức của tác giả. Mọi nội dung đăng trên trang web này thuộc bản quyền của Minghui.org. Minh Huệ sẽ biên soạn các nội dung trên trang web và xuất bản theo định kỳ hoặc vào những dịp đặc biệt.


Bản tiếng Hán:https://www.minghui.org/mh/articles/2022/1/21/436957.html

Bản tiếng Anh:https://en.minghui.org/html/articles/2022/1/27/198311.html

Đăng ngày 15-04-2022; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share