Bài viết của phóng viên Báo Minh Huệ

[MINH HUỆ 17-08-2020] Tháng 7 năm 2020 đánh dấu kỷ niệm 21 năm cuộc bức hại Pháp Luân Công, một pháp môn tu luyện cả tâm lẫn thân cổ xưa đã bị chính quyền Cộng sản Trung Quốc bức hại từ ngày 20 tháng 7 năm 1999.

Trong tháng này, 729 học viên Pháp Luân Công bị bắt giữ và 681 học viên bị sách nhiễu vì đức tin của mình. Tại thời điểm viết bài, có 460 học viên vẫn bị giam cầm và 7 học viên bị buộc phải đi trốn để tránh sự bức hại.

Trong 1.410 học viên bị chính quyền nhắm đến, nhà của 452 học viên bị lục soát. Hai học viên là bà Lý Vấn Tĩnh ở Thiên Tân và bà Liu Jieyue ở thành phố Duy Phường tỉnh Sơn Đông bị công ty điện nước cắt điện trong khi cảnh sát tới nhà bắt giữ và sách nhiễu họ.

00df2912869df35a49d1d8caedb509dd.jpg

81 học viên bị bắt giữ (11,1%) và 45 học viên bị sách nhiễu (6,7%) là 65 tuổi hoặc cao hơn 65 tuổi, ba học viên bị sách nhiễu có độ tuổi từ 90 đến 94 tuổi.

Bà Vương Tương Cúc là một cư dân ở thành phố Đôn Hóa, tỉnh Cát Lâm ngoài 80 tuổi bị cảnh sát tát vào mặt sau khi bà bị bắt vào ngày 15 tháng 7. Ngày 19 tháng 7, bà Tương Tố Trân ngoài 70 tuổi là một cư dân ở thành phố Tô châu, tỉnh Giang Tô bị bắt giữ sau khi bà bị tố cáo tới cảnh sát vì giảng chân tướng Pháp Luân Công cho mọi người. Cảnh sát giữ chặt hai tay của bà ra sau lưng. Khiến bà không thể chịu đựng được sự đau đớn và bà bị chóng mặt. Huyết áp của bà cũng bị tăng lên cao.

Trong cuộc bức hại phi pháp này, cả trẻ em cũng không được tha. Ba đứa cháu của bà Trịnh Tuệ Hương từ một tuổi rưỡi tới năm tuổi cũng bị đưa vào trại giam cùng với bà trong một vụ bắt giữ một nhóm học viên ở thành phố Cao Mật, tỉnh Sơn Đông vào ngày 22 tháng 7.

Một phụ nữ mang thai, cô Tôn Trung Lệ ở thành phố Đại Liên, tỉnh Liêu Ninh buộc phải sống xa nhà sau khi cảnh sát sách nhiễu cô vào ngày 11 tháng 7 năm 2020. Chồng của cô phải ở nhà một mình để chăm sóc cho hai con, một cháu 4 tuổi và một cháu 9 tuổi.

44 học viên bị cảnh sát tịch thu tài sản với tất cả 2.681.490 nhân dân tệ. Bà Triệu Hỷ Khánh, 85 tuổi ở thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc bị tịch thu 250.000 nhân dân tệ. Ông Chu Tiểu Kỳ, một học viên ở thành phố Trường Xuân, tỉnh Cát Lâm bị tịch thu 184.000 nhân dân tệ. Tám học viên khác cũng bị tịch thu số tiền từ 10.000 tới 70.000 nhân dân tệ.

842f1f2d605c737bcde61499e01ad8ed.jpg

So sánh với sáu tháng đầu năm 2020 có trung bình 473 vụ bắt giữ và 478 vụ sách nhiễu trong một tháng, thì tháng 7 được báo cáo các vụ bắt giữ và sách nhiễu tăng lên tương ứng 1,5 lần và 1,4 lần. Điều đó cho thấy rằng sự bức hại gia tăng xung quanh thời gian kỷ niệm cuộc bức hại Pháp Luân Công, ngày mà chính quyền cộng sản gọi là “ngày nhạy cảm.”

Các vụ bắt giữ nhóm học viên cũng nổi bật hơn đầu tháng, đặc biệt trong năm tỉnh có nhiều vụ được báo cáo nhất gồm có Cát Lâm, Sơn Đông, Liêu Ninh, Hắc Long Giang và Hà Bắc.

02480aafdeb18c87e17a5d99bdd15623.jpg

Trong khu vực quanh thành phố Trường Xuân, tỉnh cát Lâm, nơi Pháp Luân Công lần đầu tiên được giới thiệu tới công chúng vào tháng 5 năm 1992, một số vụ bắt giữ nhóm học viên diễn ra tại huyện Nông An, Trường Xuân(dưới sự điều hành của chính quyền Trường Xuân), thành phố Shulan (cách Trường Xuân khoảng 60km) và thành phố Duyên Biên (cách Trường Xuân 130km) từ ngày 16 tới ngày 20 tháng 7.

Ông Mã Nghĩa, một học viên Trường Xuân bị bắt giữ vào ngày 15 tháng 7. Ông bị cảnh sát đánh đập, đập đầu vào tường và kéo xung quanh sàn nhà bê tông khiến đầu gối ông bị thương nặng.

Các vụ bắt giữ nhóm khác bao gồm hơn 30 học viên bị bắt giữ tại thành phố Đại Liên, tỉnh Liêu Ninh vào ngày 10 và 11 tháng 7; 10 học viên bị bắt giữ tại thành phố Hồ Lâm, tỉnh Hắc Long Giang vào ngày 12 và 13 tháng 7; 12 học viên bị bắt giữ ở Bắc Kinh từ ngày 19 đến ngày 21 tháng 7; gần 50 học viên và thành viên gia đình bị bắt giữ ở thành phố Cao Mật, tỉnh Sơn Đông vào ngày 22 tháng 7; 10 học viên bị bắt giữ ở thành phố Nam Cảnh, tỉnh Giang Tô vào ngày 22 tháng 7; và hơn 10 học viên bị bắt giữ ở thành phố Tây An, tỉnh Thiểm Tây vào ngày 26 tháng 7. Bảy học viên bị bắt giữ tại Tây An có độ tuổi từ 78 tới 86 tuổi.

Một trong số học viên ở Đại Liên bị bắt giữ vào ngày 11 tháng 7 bị tịch thu 1 triệu nhân dân tệ tiền mặt. Thông tin cụ thể vẫn đang được điều tra.

Tất cả học viên bị bắt giữ ở thành phố Cao Mật bị lấy mẫu máu. Một số học viên bị cảnh sát tống tiền với số tiền từ 1.000 tới 5.000 nhân dân tệ. Cảnh sát chỉ chấp nhận tiền mặt. Gia đình các học viên nghi ngờ rằng cảnh sát không muốn để lại bằng chứng kỹ thuật số về sự tống tiền.

Một cảnh sát nói với một học viên khi được yêu cầu đưa ra số hiệu cảnh sát: “Tại sao anh có quá nhiều vấn đề như vậy. Nó rất đơn giản cho chúng tôi thẳng tay với anh [Các học viên Pháp Luân Công]. Chúng tôi có thể làm bất cứ những gì chúng tôi muốn. Thậm chí nếu chúng tôi tra tấn anh đến chết thì không anh dám nói gì.”

Bà Hứa Na một nghệ sỹ từng đạt giải thưởng bị bắt trong một đợt càn quét của cảnh sát ở Bắc Kinh. Chồng bà, ông Vu Trụ đã qua đời, ông bị bức hại trong khoảng thời gian diễn ra thế vận hội Olympic Bắc Kinh năm 2008 và trước đó từng chịu án tù hai lần với tổng thời gian là tám năm vì tu luyện Pháp Luân Công.

Ngoài vụ việc bắt giữ xung quanh “ngày nhạy cảm”, các học viên ở Hà Nam, Quý Châu và Hắc Long Giang cũng báo cáo các vụ việc bắt giữ và sách nhiễu trong chiến dịch “Xóa sổ” toàn quốc.

Trong chiến dịch “Xóa sổ” mới được Ủy ban Chính trị và Pháp luật (PLAC) ở Bắc Kinh phát động, nhân viên cộng đồng địa phương và cảnh sát được huy động tới gặp các học viên Pháp Luân Công trong danh sách đen của chính phủ. Họ thu thập thông tin các nhắn của các học viên và cố gắng buộc họ ký vào biên bản từ bỏ Pháp Luân Công được họ chuẩn bị từ trước. Một số thành viên trong gia đình học viên cũng bị sách nhiễu và đe dọa.

Trong cuộc bức hại Pháp Luân Công, PLAC, một tổ chức ngoài pháp luật, có chức năng giám sát an ninh quốc gia và các nhánh hành pháp đã đóng vai trò trung tâm trong việc hoạch định và thực thi chính sách bức hại.

Theo Đại Kỷ Nguyên, PLAC và Phòng 610, một cơ quan ngoài vòng pháp luật được thành lập đặc biệt để bức hại Pháp Luân Công, và nhiều tỉnh thành gồm có Sơn Đông, Hải Nam, Quảng Đông, Chiết Giang và An Huy treo thưởng tới 1.000.000 nhân dân tệ cho việc tố cáo các học viên Pháp Luân Công lan truyền thông tin về cuộc bức hại.

Dưới đây là tóm tắt nhanh các vụ bắt giữ và sách nhiễu. Do sự phong tỏa thông tin ở Trung Quốc, số lượng các học viên Pháp Luân Công bị bức hại vì đức tin của mình không phải lúc nào cũng được báo cáo kịp thời, cũng như không phải tất cả các thông tin đều sẵn có.

Người cao niên trở thành mục tiêu

Bà Lão 85 tuổi bị bắt giữ và bị tịch thu 250.000 nhân dân tệ

Ngày 14 tháng 7 năm 2020, hàng chục cảnh sát đã xông vào nhà bà Triệu Hỷ Khánh khi bà đang học các bài giảng của Pháp Luân Công cùng với bảy học viên khác, trong đó có ba người hơn 80 tuổi.

Công an đã lục soát nhà bà và tịch thu số tiền tiết kiệm 250.000 nhân dân tệ của bà. Dù bà Triệu được thả ra vào hôm sau, nhưng công an từ chối trả lại tiền cho bà.

Trong khi cố gắng thoát khỏi vụ bắt giữ, một học viên đã nhảy ra khỏi cửa sổ nhà bà Triệu ở tầng hai và bị gãy xương bắp chân. Cô đã được điều trị tại bệnh viện và được gia đình đưa về nhà vào khoảng nửa đêm.

Bà Hùng Quế Cúc, người đi cùng gia đình học viên đó đến bệnh viện, đã bị bắt và nhà bị lục soát vào sáng ngày 15 tháng 7.  trại tạm giam địa phương đã từ chối nhận bà vì bà bị huyết áp cao và bà được thả vào tối ngày 17 tháng 7.

Tất cả các học viên khác bị bắt tại nhà bà Triệu đã được thả trước ngày 20 tháng 7.

Người phụ nữ 80 tuổi bị bắt giữ trên đường và bị thẩm vấn trong nhiều tiếng đồng hồ

Sáng ngày 19 tháng 7 năm 2020, khi bà Trình Tư Quế, ở huyện Lô, tỉnh Tứ Xuyên, đang phân phát tài liệu Pháp Luân Công trên đường phố, thì ba người mặc đồ đen đã xông tới và giật túi xách của bà.

Hóa ra ba người đàn ông đó chính là công an. Sau khi đưa bà tới đồn công an, họ lấy chìa khóa và lục soát nhà bà. Lúc đó không có ai ở nhà, và công an đã lấy đi các sách Pháp Luân Công, ảnh của Nhà sáng lập Pháp Luân Công, và máy nghe nhạc mà bà sử dụng để mở nhạc luyện các bài công pháp của Pháp Luân Công.

Một nhóm công an đã bắt bà Trình bê số tài liệu liên quan tới Pháp Luân Công trên tay và chụp hình bà. Họ cũng bắt bà phải đi lại để ghi lại dáng đi của bà. Công an cũng thu thập các thông tin cá nhân khác của bà, bao gồm giọng nói, dấu vân tay và dấu bàn tay.

Công an hỏi về nơi bà Trình lấy số tài liệu Pháp Luân Công đó. Bà từ chối trả lời, và bảo với công an rằng bà đã khỏi ung thư vú sau khi tu luyện Pháp Luân Công và rằng bà không làm gì sai khi kiên định đức tin của mình.

Bà Trình được bảo lãnh tại ngoại vào khoảng 11 giờ đêm. Trước khi rời khỏi đồn công an, bà đã yêu cầu công an trả lại số sách Pháp Luân Công của mình, nhưng họ từ chối.

Bà Trình từng công tác tại mỏ khí tự nhiên ở Lô Châu. Cả chồng và con trai bà đều qua đời vì ung thư từ khi còn trẻ. Bản thân bà cũng bị ung thư, và bà đã rất vui mừng khi sức khỏe được phục hồi sau khi bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công.

Trước lần bắt giữ gần đây nhất, bà Trình từng bị bắt vào ngày 30 tháng 8 năm 2015, vì mang theo tài liệu liên quan đến Pháp Luân Công. Công an đã lừa bà đến tham dự hai phiên tòa vào các ngày 31 tháng 3 và ngày 27 tháng 10 năm 2016, cả hai đều kéo dài chưa đến mười phút. Tòa án Quận Giang Dương đã kết án bà hai năm tù, phạt 3.000 nhân dân tệ vào ngày 6 tháng 12 năm 2016.

Học viên ngoài 80 và 90 tuổi bị sách nhiễu

Ngày 11 tháng 7 năm 2020, cảnh sát sách nhiễu bà Liên Thục Hiền, một cư dân ở thành phố Đại Liên, tỉnh Liêu Ninh ngoài 90 tuổi. Sáu cảnh sát lục soát nhà bà và đẩy bà cùng chất những đồ vật tịch thu tại nhà bà lên xe cảnh sát bao gồm có máy tính, máy in, điện thoại di động, máy nghe MP3, sách và tài liệu liên quan tới Pháp Luân Công cùng với ảnh của Nhà sáng lập Pháp Luân Công.

Bốn ngày sau, ông Dương Vĩnh Khanh, một cư dân 94 tuổi ở thành phố Chiêu Viễn, tỉnh Sơn Đông cũng bị sách nhiễu. Cánh sát lấy sách Chuyển Pháp Luân của ông, cuốn sách chính của Pháp Luân Công cùng với máy nghe MP3 được ông sử dụng để mở nhạc luyện công.

Bà Song 82 tuổi là một cư dân ở thành phố Tam hà, tỉnh Hà Bắc. Ngày 20 tháng 7, tám cảnh sát sách nhiễu bà với lý do có ai đó tố cáo bà phân phát tài liệu chân tướng Pháp Luân Công trong khu dân cư.

Một cảnh sát cố gắng chụp hình và ghi hình nhà bà, nhưng bà ngăn cản anh ta. Một cảnh sát khác ra lệnh cho bà Song giật tấm phích Pháp Luân Công ở trên tường của bà xuống. Bà từ chối hợp tác. Sau đó, cảnh sát lục soát phòng của bà và chụp một bức ảnh sách Pháp Luân Công mà không lấy sách của bà đi.

Vài phút sau, cảnh sát quay lại và yêu cầu bà cho họ biết số điện thoại. Khi bà từ chối trả lời, cảnh sát chụp hình danh sách số điện thoại của bà và rời đi.

Trở thành mục tiêu vì lên tiếng

Công an bắt giữ ba học viên Pháp Luân Công hòng trả đũa họ vì đã phơi bày việc một học viên đã qua đời khi đang bị công an giam giữ

Tám xe công an đã vây quanh một chung cư ở thành phố Vũ Châu, tỉnh Hà Nam vào khoảng 5 giờ sáng ngày 16 tháng 7 năm 2020. Một số học viên Pháp Luân Công đang sinh sống trong chung cư này đã bị bắt giữ.

Công an đã đá bung cửa nhà bà Liêu Tường Diệp và cửa nhà bà Kiều Thư Hồng. Bà Xảo Vân và con trai bà là anh Từ Mạnh Lương (không tu luyện Pháp Luân Công) cũng bị bắt giữ.

Sau buổi tối hôm đó, công an và nhân viên quản lý tài sản đã gõ cửa nhà của mỗi người dân để hỏi thông tin. Công an đe dọa sẽ bắt giữ tất cả mọi người sống trong tòa nhà này.

Theo một số nguồn tin, vụ bắt giữ và sách nhiễu này bắt nguồn từ cái chết của bà Trương Chí Ôn, người từng sống trong chung cư này, đã tử vong sau bốn ngày bị bắt và trong lúc vẫn đang bị công an giam giữ vào ngày 13 tháng 5 năm 2020. Công an nghi ngờ các học viên nói trên đã phơi bày cái chết của bà trên trang Minh Huệ Net.

Gia đình bà Trương vô cùng đau thương và phẫn nộ trước cái chết của bà, và họ đã đệ đơn khiếu nại lên Viện Kiểm sát Thành phố Hứa Xương, yêu cầu viện kiểm sát điều tra rõ ràng sự thật về cái chết của bà và đưa thủ phạm ra công lý. Không rõ họ có bị đe dọa hay sách nhiễu trong lần bắt giữ mới này hay không.

Trước khi bắt giữ các học viên, công an đã lắp hai chiếc camera giám sát ở bên ngoài tòa chung cư. Gần đây, họ đã lắp thêm hai chiếc camera.

La Đống Tuấn và Vương Hiểu Vĩ của Văn phòng An ninh Nội địa Vũ Châu, là những người chỉ đạo vụ bắt giữ bà Trương, cũng tham gia đợt bắt giữ mới này.

Tại thời điểm viết bài, bà Kiều Thư Hồng đã bị đưa tới trại tạm giam Thành phố Hứa Xương. Bà Xảo Vân đã được thả, nhưng con trai bà vẫn bị giam trong trại tạm giam Thành phố Vũ Châu. Hiện vẫn chưa rõ tình huống của bà Liêu.

Sơn Đông: Hai cư dân bị bắt giữ và nhà của họ bị đột nhập vì lan truyền thông tin về Pháp Luân Công

Khoảng 8 giờ tối ngày 6 tháng 7 năm 2020, bà Trương Đức Anh và bà Sử Chiêm Hoa đi phân phát tài liệu chân tướng Pháp Luân Công ở một khu dân cư. Ngay khi vừa rời đi, họ bị tám cảnh sát mặc thường phục bao vây. Cảnh sát còng tay họ ra sau lưng và đưa họ tới Đồn Công an Hưng Long.

Khoảng 10 giờ tối, cảnh sát lục soát nhà của bà Trương. Họ tịch thu hàng chục cuốn sách Chuyển Pháp Luân, một bức ảnh của Nhà sáng lập Pháp Luân Công và điện thoại di động của bà.

Tiếp đó, cảnh sát đột nhập vào nhà của bà Sử vào khoảng nửa đêm. Họ lục soát mọi nơi trong hai giờ đồng hồ. Hàng chục cuốn sách Chuyển Pháp Luân, tờ rơi, máy nghe nhạc, máy nghe MP3, bốn điện thoại di động và một máy tính của bà Sử bị tịch thu.

Gia đình bà Sử nói rằng cảnh sát dường như rất phấn khích sau khi tìm thấy 14.200 nhân dân tệ tiền mặt ở các nơi khác nhau. Một người trong số đó hét lên: “Hôm nay chúng ta được một bữa linh đình đây”.

Sau đó, cảnh sát nói với hai học viên rằng họ đã biết hai học viên phân phát tài liệu Pháp Luân Công từ lâu thông qua camera giám sát. Họ đã biết địa chỉ và hoàn cảnh các thành viên trong gia đình sống cùng họ. Cảnh sát bắt đầu theo dõi họ một tuần trước, sau đó quyết định bắt hai học viên vào tối ngày 6 tháng 7.

Bà Trương và bà Sử bị giữ trên ghế kim loại và thẩm vấn hơn 24 giờ mà không được cung cấp thức ăn hay nước uống. Hàng chục cảnh sát thay phiên nhau giám sát hai học viên. Bà Trương liên tục giảng chân tướng Pháp Luân Công cho cảnh sát, trong khi đó bà Sử thì giữ im lặng.

Khoảng 8 giờ tối ngày 7 tháng 7, cảnh sát gọi gia đình hai học viên tới và yêu cầu họ mang 10.000 nhân dân tệ tới đồn công an để đổi lấy sự tự do cho hai học viên. Tuy nhiên gia đình đã không hợp tác với cảnh sát.

Hai giờ sau, cảnh sát gọi điện cho gia đình hai học viên một lần nữa và nói họ không cần phải mang tiền, chỉ cần đến và đưa hai học viên về. Gia đình hai học viên tới đồn công an và được yêu cầu chi trả 500 nhân dân tệ tiền phạt và ký vào giấy tạm giam 15 ngày.

Khoảng nửa đêm, hai học viên rời khỏi đồn công an cùng với gia đình. Sau đó, họ quay lại yêu cầu cảnh sát trả lại sách Pháp Luân Công và tiền mặt bị tịch thu cùng chìa khóa nhà của họ. Cảnh sát từ chối yêu cầu và nói rằng họ sẽ trả lại đồ vật tịch thu sau khi vụ án kết thúc.

Khoảng 8 giờ sáng ngày 8 tháng 7, năm cảnh sát quay lại nhà bà Trương và lục soát tầng hầm nhà bà nhưng họ không tìm thấy bất cứ thứ gì họ muốn.

Bạo lực của cảnh sát

Người đàn ông Hà Bắc lâm vào tình trạng nguy kịch sau một tuần bị bắt giữ vì tu luyện Pháp Luân Công

Ngày 14 tháng 7 năm 2020, khi anh Đinh Ngọc Minh, bà Hạ Ngọc Vinh và bà Nhâm đang đi trên đường phố, thì đột nhiên bị bắt giữ và đưa thẳng tới trung tâm tẩy não. Bà Hạ và bà Nhâm đã nhanh chóng được thả, còn anh Đinh vẫn bị giam giữ.

Nhân viên của của trung tâm tẩy não đã khám người anh Đinh, tịch thu 100 nhân dân tệ tiền mặt, chìa khóa, và điện thoại di động của anh. Họ không cung cấp giường cho anh trong năm ngày, bỏ đói, và cấm anh tắm rửa. Khi anh từ chối xem các video tuyên truyền phỉ báng Pháp Luân Công, nhân viên trung tâm tẩy não đã đánh anh và dùng giầy đập vào đầu và người anh.

Anh Đinh bị đưa đi biệt giam vì hô lớn “Pháp Luân Đại Pháp hảo” khi giám đốc trung tâm tẩy não đến kiểm tra. Nhân viên ở đó dọa sẽ giết anh nếu anh “gây rắc rối cho họ lần nữa”. Con gái anh không được phép vào thăm.

Sau khi liên tục bị ngược đãi, anh Đinh đã đổ bệnh nặng và phải nhập viện vào ngày 22 tháng 7. Không rõ anh đang bị giam ở đâu tại thời điểm viết bài.

Cửa nhà của một phụ nữ ở Bắc Kinh bị đập vỡ trong khi diễn ra vụ bắt giữ

Tối ngày 16 tháng 7, một nhóm công an xông vào nhà bà Chu Tinh ở Bắc Kinh. Kính cửa nhà bà bị đập vỡ và ngôi nhà bị đột nhập.

f73f5b2405a9ccce4e27c5e475bd0f1b.jpg

Cửa trước bị đập vỡ

Cảnh sát đưa bà Chu, 44 tuổi tới đồn công an của họ và không cho bà thay đồ ngủ. Bà từ chối hợp tác trong quá trình thẩm vấn. Cảnh sát thu thập DNA của bà mà không được sự đồng ý. Họ nỗ lực đưa bà tới đồn công an vào tối cùng ngày nhưng đã từ bỏ sau khi phát hiện bà đang bị sốt.

863e6a24457bc576d9eaa62c2ae88bc4.jpg

Bà Chu Tinh

“Chúng tôi sẽ không thả bà ấy ngay cả khi bà ấy chết (ở tù)”

Khoảng 7 giờ sáng ngày 18 tháng 7 năm 2020, công an vào nhà bà Lưu Thục Chi, một cư dân ở thành phố Cát Lâm, tỉnh Cát Lâm, bằng một chiếc chìa khóa đa năng và bắt giữ bà. Con trai của bà cũng bị bắt giữ vì cố gắng ngăn cảnh sát đưa bà đi. Tất cả tài liệu liên quan tới Pháp Luân Công cùng 10.000 nhân dân tệ tiền mặt của bà bị tịch thu.

Một cảnh sát nói với gia đình bà Lưu trước khi rời đi: “Chúng tôi không có tiếng nói. Lệnh bắt giữ đến từ lãnh đạo ở trên tỉnh.”

Vài ngày sau, gia đình bà Lưu tới đồn công an để yêu cầu trả tự do cho bà nhưng một cảnh sát trả lời rằng: “Chúng tôi báo cáo vụ án của bà ấy tới cấp trên và được yêu cầu rằng chúng tôi không được thả bà ấy ngay cả khi bà ấy chết (ở trong tù).”

Thu thập sinh trắc học và mẫu máu

Ngày 21 tháng 7 năm 2020, bà Xue Fenglian ở thành phố Bảo Định, tỉnh Hà Bắc bị sách nhiễu tại nhà riêng. Cảnh sát tuyên bố rằng bà bị tố cáo vì tu luyện Pháp Luân Công. Khi một công an đưa giấy khám nhà ra thì giấy khám không có tên của bà Xue. Bất chấp sự kháng cự của bà Xue, cảnh sát vẫn lục soát nhà bà và tịch thu tài liệu liên quan tới Pháp Luân Công của bà cùng với một máy tính sách tay.

Công an đưa bà tới Xue tới đồn công an của họ và thẩm vấn bà. Họ thu thập mẫu máu, dấu tay và dấu chân của bà cũng như chụp hình đôi mắt của bà. Cảnh sát còn cố gắng ghi âm giọng nói của bà nhưng bà Xue từ chối nói chuyện.

Quay lại tháng 4 năm 2020, một học viên ở Bảo Định, bà Hạ Lập Hồngcũng bị cảnh sát sát thu thập dữ liệu sinh trắc học bao gồm cả mống mắt.

Theo bài báo tựa đề “ĐCSTQ muốn bạn và cả mắt của bạn nữa” được Bitter Winter đang tải vào ngày 25 tháng 2 năm 2020, ĐCSTQ đang “thu thập thông tin mống mắt của tất cả người dân Trung Quốc bao gồm có trẻ em và lưu trữ vào cơ sở dữ liệu khổng lồ”.

Bài báo của Bitter Winter ghi chú: “Mống mắt là phần hình tròn của mắt bao quanh con ngươi màu đen. Không giống như thông tin trên khuôn mặt và dấu vân tay, không có cách nào có thể thay đổi mống mặt của bạn, điều này tạo nên dữ liệu sinh trắc học đáng tin cậy nhất. Cùng với DNA, công nghệ sinh trắc học đã trở thành một công cụ tuyệt vời để cảnh sát kiểm soát công dân của một quốc gia như ở Trung Quốc.”

Ở thành phố Tế Ninh, Nội Mông Cổ, ông Wu Gaoming cũng bị cảnh sát lấy máu, dấu vân tay, dấu bàn tay, giọng nói, hình ảnh, mống mắt và chiều cao sau khi bắt giữ ông vào ngày 29 tháng 7. Họ còn hỏi ông về hoạt động hàng ngày gồm ông có tập thể dục không, khi nào ông đi chơi và ông thường đến địa điểm nào.

Các vụ việc sách nhiễu khác

Cát Lâm: Năm phụ nữ bị sách nhiễu và được ra lệnh tham gia các phiên tẩy não

Tháng 7 năm 2020, năm người phụ nữ ở thành phố Hoa Điền, tỉnh Cát Lâm bị sách nhiễu vì tu luyện Pháp Luân Công.

Ngày 4 tháng 7, cảnh sát nỗ lực buộc bà Lý Phượng Cầm, ngoài 70 tuổi ký vào một biên bản và đe dọa rằng họ sẽ không cho con trai bà đi làm nếu bà từ chối ký. Tuy nhiên, bà Lý đã không hợp tác với cảnh sát.

Trong tháng 7, bà Toàn Kim Tử và con gái nhận được nhiều cuộc gọi điện sách nhiễu từ Ban quản lý khu dân cư.

Vào cuối tháng 7, vài nhân viên của ủy ban khu dân cư đã sách nhiễu con gái bà Toàn tại nhà riêng khi họ không tìm thấy bà Toàn ở nhà. Thấy cháu trai bà Toàn đang chuẩn bị cho kỳ thi công chức, ban quản lý khu dân cư đe dọa rằng cháu bà sẽ không được trở thành một nhân viên chính quyền vì bà Toàn vẫn tu luyện Pháp Luân Công.

Người quản lý nói với con gái bà Toàn rằng họ đang tổ chức một phiên tẩy não và vẫn còn ba chỗ trống. “Đây là cơ hội cuối cùng của bà ấy. Nếu bà ấy đáp ứng yêu cầu, chúng tôi sẽ xóa tất cả thông tin của bà ấy trên hệ thống của chúng tôi.”

Con gái bà Toàn trả lời: “Mẹ tôi không thể tới lớp của các ông vì tuổi cao.”

Sau đó, viên quản lý ra lệnh đưa người tới nhà bà Toàn một tuần để tổ chức phiên tẩy não. Ông ta còn đe dọa bắt giữ bà Toàn và đưa bà tới một trại tại giam nếu bà từ chối tham dự phiên tẩy não.

Ngày 10 tháng 7, bà Ngô Thục Cần nhận được một cuộc điện thoại sách nhiễu từ một người đàn ông yêu cầu cung cấp thông tin về việc bà Toàn có còn tu luyện Pháp Luân Công không và lý do bà tu luyện môn này. Gia đình bà trả lời rằng bà tu luyện Pháp Luân Công để nâng cao sức khỏe của mình. Người đàn ông nói anh ta sẽ liên lạc lại với họ bất cứ khi nào và hối thúc họ nói với bà Ngô chuẩn bị tham dự phiên tẩy não của họ.

Bà Vương Phượng Cầm bị một cảnh sát có máy quay tiếp cận. Cảnh sát cho bà xem một video ai đó đang dán thông tin Pháp Luân Công và hỏi đó có phải là bà không. Bà Vương trả lời không phải.

Một học viên khác chưa biết tên cũng bị sách nhiễu và được lệnh tham dự một phiên tẩy não. Bà trả lời rằng bà bận chăm sóc cho các cháu của mình và không có thời gian để đi. Nhân viên ủy ban khu dân cư đã sách nhiễu bà nói họ có thể chăm sóc cháu của bà thay bà. Con trai của học viên nói anh sẽ không tin tưởng họ và nói họ đừng sách nhiễu mẹ của mình thêm nữa.

Bài liên quan:

5.313 học viên Pháp Luân Công bị chính quyền nhắm đến vì đức tin của họ vào nửa đầu năm 2020

938 học viên Pháp Luân Công bị chính quyền nhắm đến vì đức tin của họ trong tháng 5 năm 2020

1.178 học viên Pháp Luân Công bị chính quyền nhắm đến vì đức tin của họ trong tháng 4 năm 2020

747 học viên Pháp Luân Công bị nhắm đến vì đức tin của họ trong tháng 3 năm 2020

Cuộc bức hại Pháp Luân Công vẫn tiếp diễn bất chấp đại dịch virus corona

194 học viên Pháp Luân Công bị chính quyền nhắm đến vì đức tin của họ trong tháng 1 năm 2020


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2020/8/17/410559.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2020/8/22/186445.html

Đăng ngày 01-09-2020; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share