Bài viết của phóng viên báo Minh Huệ tại thành phố Thiên Tân, Trung Quốc

[MINH HUỆ 20-9-2018] Một tù nhân lương tâm, anh Nhâm Đông Sinh, bị lính canh tù dùng bật lửa đốt bàn tay, tát vào mặt, giẫm lên ngón chân cho tới khi bị bật móng. Anh bị ép ăn đồ ăn đổ xuống đất trong khi tay bị còng tay và cùm chân, và lính canh ngục cố ý để đồ ăn để ngoài tầm với của anh.

Khi mãn hạn án tù năm năm, anh bị đưa thẳng tới trung tâm tẩy não, ở đó, họ cưỡng bức anh ăn một thứ bột mầu trắng không rõ là gì. Một tuần sau khi anh được thả ra, gia đình anh thấy anh không còn là người giống như trước đây trong trí nhớ của họ. Mẹ anh đã ngoài 80, đã quá đau xót khi thấy con trai của mình đã bị điên sau năm năm ròng xa cách đến nỗi khóc như mưa và quỵ ngã.

Bi kịch của anh Nhâm bắt đầu vào ngày 8 tháng 3 năm 2006, khi anh bị bắt giữ phi pháp vì từ chối từ bỏ tu luyện Pháp Luân Công, một môn tu luyện tinh thần đang bị đàn áp chính quyền Cộng sản Trung Quốc đàn áp. Anh bị kết án năm năm tù và chịu đựng nhiều hình tra tấn kinh khủng đến ngoài sức tưởng tượng trong khi bị giam giữ trong Nhà tù Cảng Bắc, thành phố Thiên Tân.

Vợ anh Nhâm, cô Trương Lý Cầm, cũng tu luyện Pháp Luân Công. Cô bị sa thải một tháng sau khi chồng bị bắt. Cô cũng bị bắt giữ vào ngày 12 tháng 2 năm 2009, và bị kết án bảy năm tù. Khi được trả tự do vào ngày 11 tháng 2 năm 2016, điều chào đón cô ở nhà là một người chồng bị tâm thần và đồ đạc, cửa sổ bị đập vỡ.

b173b70096ed5024004bdadb21f0a6d5.jpg

Anh Nhâm Đông Sinh và vợ

fe8d6e5c8fe8e19d12791c37476f9a11.jpg

Anh Nhâm Đông Sinh sau khi bị tâm thần

Tháng 10 năm 2006, cô Trương đệ đơn kiện tám lính canh chịu trách nhiệm chính trong việc tra tấn chồng cô khiến anh bị điên loạn. Sau đó, cô Trương bị giam giữ 35 ngày và phải sống xa nhà một thời gian để tránh chính quyền sách nhiễu. Dù vậy, cô vẫn tiếp tục nỗ lực tìm kiếm công lý và sự bồi thường cho chồng.

Ngày 4 tháng 9 năm 2018, cô Trương với tư cách là nguyên cáo chấp nhận trả lời những câu hỏi của Tòa án Tối cao Thành phố Thiên Tân, và cô đã kể chi tiết chồng mình bị tra tấn như thế nào ở trong tù.

Trong khi chờ đợi quyết định của tòa án tối cao, cô Trương đã vô cùng đau đớn khi chồng cô qau đời chỉ tám ngày sau đó.

Anh Nhâm mất lúc 2 giờ chiều sáng ngày 12 tháng 9 năm 2018, hai tuần sau Tết Trung thu, một trong những ngày lễ quan trọng nhất ở Trung Quốc.

Cuộc sống khốn khổ ngoài sức chịu đựng

Anh Nhâm sinh ra và lớn lên ở khu Tĩnh Hải, một nơi nổi tiếng về sản xuất giấm. Anh nấu ăn ngon và mọi người thích thưởng thức các món ăn của anh. Hai vợ chồng anh đã mở một cửa hàng ăn và việc kinh doanh khá thành công.

Anh Nhâm bị chẩn đoán bị thấp khớp khi 25 tuổi. Cả hai gót và mắt cá chân sưng nghiêm trọng, anh không thể làm việc nặng. Tồi tệ hơn nữa là năm 36 tuổi, anh bị phát bệnh tim và thường nôn ra máu. Anh mất khả năng làm việc và thường phải ở nhà. Anh đã chữa trị qua Đông y, Tây y nhưng đều không hiệu quả.

Gánh nặng chăm sóc anh đặt lên vai vợ, cô Trương, trở thành người gánh vác cho cả gia đình, chăm sóc chồng con và lo toan việc nhà. Cô bị bệnh bạch cầu, các bệnh về cổ và tim. Cô luôn mang theo thuốc mọi lúc và phải nghỉ ngơi sau đi vài bước. Nản chí và thất vọng, vợ chồng cô đặt hết hy vọng vào câu con trai, Kiến Phong, khi đó đang là học sinh cấp hai và luôn là một trong những học sinh đứng đầu lớp về thành tích học tập.

Không may là những thay đổi cuộc sống đột ngột này cũng ảnh hưởng tới Kiến Phong. Cậu ít nói, trở nên lười học và sau đó quyết định bỏ học. Một ngày anh Nhâm tuyệt vọng nói với vợ: “Anh đang nghĩ tới việc mua một gói thuốc độc cho cả ba người chúng ta, bởi vì một người trong số chúng ta còn sống sẽ chịu đựng thống khổ không dứt.” Với những lời đó, gia đình ba người ôm nhau và khóc.

Bước ngoặt

Anh Nhâm và vợ quay lại tu luyện Pháp Luân Công năm 2003 (họ từng tu luyện trước đó nhưng đã ngừng lại sau khi cuộc bức hại bắt đầu năm 1999). Sức khỏe của họ được hồi phục, và các bệnh tật biến mất. Kiến Phong trở lại là một cậu bé vui vẻ. Em không còn bỏ học nữa và thành tích học tập còn tốt hơn.

Chiểu theo Pháp lý Chân – Thiện – Nhẫn, anh Nhâm và vợ luôn cố gắng là những công dân tốt và những người tốt hơn. Trước kia, khi hai vợ chồng anh Nhâm sửa nhà, nhà thầu đã không tuân theo những điều khoản mà hai bên đã thoải thuận. Nhà thầu không chỉ nói dối mà còn kiện tụng vợ chồng anh. Mối hận này theo họ tới tận sau khi hai vợ chồng tu luyện Pháp Luân Công. Anh Nhâm tới gặp nhà thầu và đề nghị giải hòa nhận phần thiệt. Với sự chân thành của mình, nhà thầu đã cảm ơn anh và ca ngợi anh trước mọi người.

Bị bắt vì kiên định đức tin

Hạnh phúc gia đình anh không được lâu. Anh Nhâm bị bắt vào ngày 8 tháng 3 năm 2006 sau khi bị ai đó báo công an vì nói cho mọi người trải nghiệm tích cực mà bản thân có được nhờ tu luyện Pháp Luân Công. Sáu tháng sau, anh bị kết án năm năm tù ở Nhà tù Cảng Bắc (sau này được biết là Nhà tù Tân Hải).

Bởi anh Nhâm từ chối từ bỏ đức tin, lính canh tra tấn anh Nhâm bằng nhiều phương thức khác nhau. Anh bị không chế giữ chặt người trên mặt đất bằng neo, với hình thức tra tấn này, hai chân anh phải dạng ra tạo thành một góc 130 độ và bị cùm vào neo được đóng trên sàn nhà, trong khi cơ thể anh bị cúi gập xuống với hai cổ tay bị còng vào mắt cá của chân phía trước, chân còn lại bị cùm vào một neo ở phía sau. Mỗi lần sau khi anh được thả ra, anh không thể đứng dậy, và phải rất lâu sau đó mới trở lại bình thường.

84d86cf7d92bd5c8beb7a836dfd75f4b.jpg

Minh họa tra tấn: Neo người trên sàn nhà

Anh Nhâm cũng liên tục bị đập và đốt cháy ngón tay. Anh bị cưỡng ép phải ăn thức ăn đổ trên nền nhà. Anh cũng bị ép uống thuốc không rõ nguồn gốc.

Một số mô tả trên là do anh Nhâm kể lại cho gia đình khi tỉnh táo sau khi được thả ra, một số bức hại khác mà anh phải chịu đựng do học viên khác bị cầm tù cùng anh thuật lại sau khi được thả.

Cả hai vợ chồng bị cầm tù

Sau khi anh Nhâm bị bắt, vợ anh, cô Trương, cũng bị ảnh hưởng. Công ty thu phí đường cao tốc nơi cô làm việc đã sa thải cô. Con trai cô, Kiến Phong, đã thi đỗ đại học cũng phải nghỉ học vì tài chính khó khăn. Hai mẹ con phải làm những công việc tạm thời để mưu sinh.

Cô Trương không được phép vào thăm chồng ở trại tạm giam địa phương bởi vì cô cũng là một học viên Pháp Luân Công, mặc dù theo luật, bất cứ thành viên nào trong gia đình cũng có thể thăm tù nhân.

Cô Trương bị bắt ngày 22 tháng 10 năm 2009 và kết án 7 năm tù, thụ án trong Nhà tù Nữ Thiên Tân. Cô bị buộc phải đứng trong 8 ngày liên tiếp, khiến huyết áp của cô tăng vọt tới mức nguy hiểm. Tay chân cô cũng sưng vù lên.

Ít nhất 7 tù nhân được phân công giám sát cô hàng ngày. Sau đó cô bị buộc ngồi trên “ghế nhỏ” trong thời gian dài, khiến cô đau nhức toàn thân.

Một ngày cô Trương khóc khi cô nghĩ về những điều cô và các học viên phải chịu đựng vì kiên định đức tin của mình. Một tù nhân được phân công giám sát cô thấy vậy cũng khóc. Cô ấy hỏi: “Chúng tôi vào đây vì tiền, gia đình, hoặc tranh đấu. Tại sao cô vào đây?” Cô Trương trả lời: “Bởi vì tôi cố gắng trở thành một người tốt hơn bằng cách chiểu theo Pháp lý Chân – Thiện – Nhẫn.”

Con trai sống khốn khổ

Cả cha mẹ bị ngồi tù, Kiến Phong một mình bơ vơ. Cậu làm việc chăm chỉ nhưng hầu như không còn tiền vì phải gửi tiền vào tài khoản cha mẹ.

Vào ngày mùa đông lạnh giá, đường ống dẫn nước lạnh và đóng băng, không có nước, Kiến Phong không thể nấu ăn. “Nước mắt tôi cứ trào ra, và sau đó tôi ngủ thiếp đi trong nước mắt. Và không cảm thấy đói nữa.” Kiến Phong nhớ lại.

Để tiết kiệm tiền, Kiến Phong chủ yếu ăn mì tôm. Ở công ty, cậu thanh niên này chọn làm ca đêm bởi công ty có điều hòa và sẽ tốt hơn khi trải qua đêm dài lạnh giá ở nhà.

Kiến Phong cũng chịu sự nhạo báng của mọi người. Nhiều người cười nhạo hoặc phân biệt đối xử với cậu vì có cha mẹ đi tù.

Bức hại đến tâm thần

Tháng 7 năm 2010, khoảng 8 tháng trước khi anh Nhâm được trả tự do, gia đình anh không được phép thăm nom anh tại nhà tù. Sau khi mẹ anh liên tục đề nghị, cuối cùng, công an nhà tù đã cho bà xem video ghi hình con trai, qua đó thấy rằng anh bị kích động và hành vi bất thường.

Theo dự kiến, anh Nhâm mãn hạn tù vào ngày 7 tháng 3 năm 2011. Tuy nhiên, mẹ anh, đã ngoài 80, và con trai Kiến Phong đã không gặp được anh vào ngày hôm đó. Bảy ngày sau, họ được thông báo đến đón anh ở trung tâm tẩy não.

Kiến Phong bị sốc khi thấy cha không còn khỏe mạnh, đáng mến như trong trí nhớ của mình. Anh Nhâm cứ lầm bầm và có những cửa chỉ hành vi kỳ quặc. Mẹ anh quá đau khổ đến phát khóc và suy sụp.

Toàn bộ thời gian kể từ sau khi trở về nhà, anh Nhâm luôn ở trạng thái tâm thần. Anh từ chối cắt tóc và đập phá mọi thứ anh nhìn thấy. Anh chạy ra ngoài la hét khi trời mưa. Có lúc anh đi khỏi nhà vào nửa đêm và quay lại với thân thể dính đầy bùn đất.

Bất cứ ai đề cập tới công an, anh Nhâm sẽ lẫm bẩm rằng anh phải bỏ chạy, nếu không công an sẽ bắt anh, anh sẽ lao vút ra ngoài tháo chạy và sau đó ngủ ngoài đường.

Nhiều lần anh bỗng nhiên tỉnh dậy lúc nửa đêm, hét lên: “Ta không sợ ngươi.” Anh thường đối xử tệ với mẹ và đánh con trai. Có lần, anh đuổi mẹ ra khỏi nhà trong dịp tết, để cụ bà đứng một mình ngoài đường. Lần khác, anh đánh con trai khi cậu bé ra ôm bà và khóc.

Cũng những lúc hiếm hoi anh Nhâm tỉnh táo. Anh nói: “Nếu tôi không từ bỏ đức tin của mình, họ [lính canh và tù nhân] sẽ đánh tôi tới chết.”

Mặc dù tình trạng tâm thần của anh Nhâm, công an khu Tĩnh Hải và Phòng 610 thường tới sách nhiễu anh.

Hành trình đằng đẵng tìm kiếm công lý

Bốn ngày sau Tết Nguyên đán năm 2016, cô Trương được trả tự do sau 7 năm bị cầm tù oan sai. Về tới nhà, cô chứng kiến cảnh kính vỡ, đỗ đạc hỏng hóc, mái nhà dột, và đau lòng nhất là người chồng bị điên loạn.

Cô Trương sửa cửa chính, cửa sổ, đồ đạc chỉ để thấy chúng bị lại bị chồng mình phá hỏng. Có lúc, chồng cô đuổi theo cô và con trai với con dao hoặc cây gậy trên tay. Cô quyết định tìm hiểu điều gì xảy ra với chồng trong tù khiến anh trở nên điên loạn như vậy.

Qua nhiều nguồn tin, cô phát hiện ra rằng tám lính canh ở Nhà tù Tân Hải phải chịu trách nhiệm chính trong việc tra tấn chồng cô. Khi đoàn thanh tra từ trung ương về Thiên Tân tháng 10 năm 2016, cô đệ đơn kiện các lính canh đó, điều này đã khiến cô bị giam giữ 35 ngày.

Tháng 4 năm 2017, cô Trương nhận được kết quả kiểm tra từ Bệnh viện Tâm thần Trịnh Châu về tình trạng của chồng, cô dự định sẽ sử dụng nó trong đơn kiện những thủ phạm bức hại chồng cô.

Để ngăn cản cô, cảnh sát khu Tĩnh Hải, đồn cảnh sát địa phương, và văn phòng tư pháp đã liên tục tới nhà sách nhiễu cô. Điều này khiến tình trạng của chồng cô càng tồi tệ hơn. Cô phải sống xa nhà một thời gian.

Ngày 22 tháng 6 năm 2017, cô Trương chính thức đệ đơn kiện hình sự tới nhiều cơ quan chính quyền, bao gồm Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao, và viện kiểm sát địa phương. Đồng thời, cô gửi một văn bản tới Nhà tù Tân Hải yêu cầu bồi thường tài chính cho chồng cô. Phần lớn các cơ quan này đều làm ngơ cô Trương, trong khi một số từ chối thẳng thừng.

Trong khi đấu tranh tìm kiếm công lý cho chồng, cô còn bị người chồng bị bức hại đến điên loạn kia hành hạ. Đôi khi anh Nhâm đuổi cô ra khỏi nhà lúc nửa đêm, để cô lang thang không chỗ trú chân. Bị tổn thương bởi cảnh ngộ của con rể, bố cô đã phải nhập viện năm lần và mẹ cô hai lần.

Đôi lúc, cô Trương phải nhịn ăn để tiết kiệm tiền đi các nơi tìm kiếm công lý cho chồng. Khi trời mưa, cô cố gắng gấp đơn kiện vào túi nylon và để chúng gần ngực mình.

Ngày 9 tháng 5 năm 2018, Tòa án Trung cấp Thiên Tân đã chấp thuận đơn kiện của cô Trương. Cô giải thích với tòa cấp cao hơn Thiên Tân lý do tại sao cô tìm kiếm bồi thường cho chồng. Cô bật khóc khi kể lại những gì xảy ra với chồng và gia đình mình.

Tám ngày sau, ngày 12 tháng 9, chồng cô qua đời. Con trai cô nói: “Tôi cảm nhận được nỗi đau tột cùng mà cuộc bức hại này mang tới cho gia đình tôi từ khi tôi còn nhỏ. Nhưng trên diện rộng, mất mát mà cuộc bức hại mang đến cho xã hội và đất nước chúng tôi là không thể đo đếm được.”


Bản tiếng Hán:https://www.minghui.org/mh/articles/2018/9/20/374076.html

Bản tiếng Anh:https://en.minghui.org/html/articles/2018/9/22/172022.html

Đăng ngày 27-10-2018; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share