Bài viết của Iris Cooper, phóng viên Minh Huệ

[MINH HUỆ 20-07-2014] 15 năm trước, vào ngày 20 tháng 07 năm 1999, cuộc đàn áp bắt đầu đã khiến cuộc sống của 100 triệu học viên Pháp Luân Công đảo lộn hoàn toàn chỉ trong một đêm. Các học viên, những người đã kiên trì trong cuộc đàn áp tàn bạo, kể lại những câu chuyện phi thường về lòng tin và lựa chọn của mình khi phải đối mặt với bức hại chưa từng có trong lịch sử.

Hơn 15 năm qua, Minh Huệ đã nhận được hàng nghìn báo cáo từ Trung Quốc Đại lục về cuộc bức hại, và một số lượng tương đương các báo cáo về các học viên và cả những người không phải học viên, ở trong và ngoài Trung Quốc, đã đứng lên chống lại cuộc đàn áp. Là một kho lưu trữ số lượng lớn dữ liệu như thế này, Minh Huệ có điều kiện đặc thù để có thể phân tích các khía cạnh của cuộc đàn áp và những hoạt động phản kháng hòa bình.

Hôm nay, nhân dịp đánh dấu 15 năm chiến dịch đàn áp Pháp Luân Công chính thức bắt đầu ở Trung Quốc vào 20 tháng 07 năm 1999; chúng tôi đưa ra một cái nhìn ngắn gọn về tình hình hiện nay ở Trung Quốc và ở hải ngoại. Trong phần dưới đây, chúng ta sẽ tìm hiểu năm từ khóa – năm chủ đề chính phản ánh cuộc đàn áp và sự kiên trì của các học viên.

Thông qua những con số này, chúng ta có thể thấy được lòng dũng cảm của các học viên. Chúng ta cũng nhìn thấy tấm lòng chính nghĩa của hàng triệu người đã ký tên thỉnh nguyện kêu gọi chấm dứt cuộc đàn áp, đặc biệt là tội ác mổ cướp nội tạng sống đang diễn ra ở Trung Quốc của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ).

Đây không chỉ là câu chuyện về sự lựa chọn của những ai bị đàn áp ở Trung Quốc, nó cũng là sự lựa chọn của những người dân Trung Quốc nói chung, và sự lựa chọn của tất cả chúng ta.

Đàn áp

Theo những báo cáo về cuộc đàn áp, nửa đầu năm 2014 trung bình mỗi tháng có:

  • 8 học viên bị bức hại đến chết (tổng số 49)
  • 55 học viên bị đưa vào trung tâm tẩy não (tổng số 332)
  • 69 học viên bị kết án phi pháp (tổng số 413)
  • 498 học viên bị bắt giữ bất hợp pháp (tổng số 2.987)

Tổng cộng, trong 15 năm bức hại, 3.769 học viên được xác nhận là đã chết do hậu quả trực tiếp của bức hại và tra tấn; ít nhất 6.000 học viên được xác nhận bị kết án và giam giữ phi pháp trong các nhà tù, trại tạm giam; và theo báo cáo, hơn 100.000 học viên bị đưa tới các trại lao động cưỡng bức mà không qua xét xử. Chưa hết, hàng nghìn người đã bị đưa tới các bệnh viện tâm thần và bị tiêm vào cơ thể các loại thuốc phá hủy thần kinh, đây cũng là một hình thức tra tấn khác.

Trung tâm tẩy não

Là một ngành công nghiệp có định hướng được chính quyền phê chuẩn, các trung tâm tẩy não là nơi các học viên Pháp Luân Công bị tra tấn với mục đích ép buộc họ từ bỏ đức tin.

Một báo cáo gần đây đã phân tích những nguồn tài chính chủ yếu được lưu thông trong ngành công nghiệp này:

  • Phân bổ từ chính phủ (chủ yếu dưới dạng các ngân sách xây dựng)
  • Tiền thưởng từ chính quyền dựa theo số lượng học viên bị “chuyển hóa”. Càng có nhiều học viên bị “chuyển hóa”, số tiền thưởng nhận được sẽ càng lớn.
  • “Chi phí giáo dục” được chi trả bởi các công ty nơi các học viên làm việc và tiền chuộc nhận từ các học viên và người nhà của họ. Một phần trong nguồn doanh thu này sẽ vào thẳng tài khoản cá nhân của các cán bộ mà không phải là ngân quỹ của trung tâm tẩy não.

Theo một tính toán hết sức khiêm tốn, trong vòng 15 năm qua, quy mô của ngành công nghiệp này lên tới hàng tỷ nhân dân tệ.

Sau đây là một vài con số thống kê về các trung tâm tẩy não:

Ngành công nghiệp tẩy não được thúc đẩy mạnh sau khi một loạt các trại lao động cưỡng bức bị đóng cửa hồi cuối năm ngoái, bằng việc đảm nhiệm nhiệm vụ bức hại các học viên, những người trước đây bị giam giữ tại các trại lao động cưỡng bức.

Trong nửa đầu năm 2014:

  • Hơn 70 trung tâm tẩy não mới được thành lập trên khắp Trung Quốc
  • Số lượng các vụ bắt bớ dẫn đến giam giữ ở các trung tâm tẩy não đã được xác nhận tăng 41.3% so với cùng kỳ năm ngoái (332 vụ so với 235 vụ)

Mổ cướp nội tạng

Trong phiên họp thường kỳ lần thứ 25 của Ủy ban Nhân quyền của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc tháng 03 vừa qua, chính phủ Canada đã nêu ra vấn đề mổ cướp nội tạng ở Trung Quốc.

Nghị quyết 281 của Hạ viện Mỹ, đang chờ được ban hành (với 180 chữ ký bảo trợ), nêu lên thời gian chờ đợi cho một ca ghép tạng chỉ từ 2 tới 4 tuần, cùng với một con số cao kỷ lục 10.000 ca ghép tạng mỗi năm mà không hề có cơ sở hiến tạng nào được thành lập, và sự tăng trưởng đột biến số ca ghép tạng chỉ trong thời gian ngắn sau khi cuộc bức hại Pháp Luân Công bắt đầu. Tất cả những điều này chỉ ra sự tồn tại của hoạt động mổ cướp nội tạng sống từ các học viên Pháp Luân Công sau khi họ bị giam giữ trong cuộc bức hại.

Nghị quyết này cũng trích dẫn ước tính của nhà báo Ethan Gutmann rằng khoảng 65.000 học viên Pháp Luân Công có thể đã bị giết hại cho nhu cầu nội tạng trong khoảng thời gian từ năm 2000 đến 2008.

Trong nỗ lực nhằm chấm dứt tội ác phản nhân loại này, trong vòng hai năm qua:

Phong trào quần chúng ủng hộ Pháp Luân Công cả ở trong và ngoài Trung Quốc

Trong khi cuộc đàn áp Pháp Luân Công bước sang năm thứ 15, ngày càng có nhiều người tham gia nỗ lực nhằm chấm dứt cuộc đàn áp, cả ở trong và ngoài Trung Quốc:

  • Nhiều cuộc thỉnh nguyện đã được tổ chức để giải cứu 49 học viên
  • 26.622 chữ ký của người dân Trung Quốc kêu gọi ĐCSTQ chấm dứt mổ cướp nội tạng
  • 1,5 triệu chữ ký từ 53 quốc gia đã được gửi tới Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc vào tháng 12 năm 2013, kêu gọi hành động chống lại nạn mổ cướp nội tạng ở Trung Quốc

Bên trong Trung Quốc, những người dân dũng cảm đã công khai thoái khỏi ĐCSTQ để thể hiện sự phản đối chính sách kiểm soát tư tưởng người dân của chế độ ĐCSTQ và cũng là một phương thức hòa bình nhằm giải thể ĐCSTQ trong nỗ lực tìm kiếm sự tự do.

Hiện tại:

  • 171 triệu người Trung Quốc đã thoái xuất khỏi ĐCSTQ và các tổ chức liên đới của nó (bao gồm Đội thiếu niên và Đoàn Thanh niên)
  • Theo thông tin từ Trung tâm Dịch vụ thoái ĐCSTQ Toàn cầu, mỗi ngày có 90.000 người Trung Quốc tham gia vào phong trào quần chúng được xem là lớn nhất trong lịch sử này

Ngày Pháp Luân Đại Pháp

Ngày 13 tháng 05 năm 2014 đánh dấu Ngày Pháp Luân Đại Pháp lần thứ 15. Ngày 13 tháng 05 là ngày Pháp Luân Đại Pháp (còn gọi là Pháp Luân Công) lần đầu tiên giới thiệu ra công chúng ở Trung Quốc vào năm 1992. Ngày 13 tháng 05 cũng là ngày sinh nhật của ông Lý Hồng Chí, nhà sáng lập Pháp Luân Công.

Như một phần của các hoạt động kỷ niệm trên toàn thế giới, vào ngày hôm đó, khoảng 8.000 học viên từ hơn 50 quốc gia và 200 tỉnh thành đã tham gia lễ diễu hành qua các con phố đông đúc ở Manhattan.

34 tuyên bố và thư ủng hộ từ các tổ chức chính phủ và các nhà lập pháp Hoa Kỳ và Canada đã được đăng tải trên Minh Huệ Net. Trong đó nhiều thông cáo đã tuyên bố “Ngày Pháp Luân Đại Pháp” tại địa phương và “Tuần Pháp Luân Đại Pháp Thế giới” xung quanh ngày 13 tháng 05 và biểu dương những đóng góp của các học viên cho cộng đồng dân cư địa phương.

Ngoài ra, hơn 18.000 thiệp chúc mừng đã được gửi tới trang web của Minh Huệ để chúc mừng sinh nhật nhà sáng lập Pháp Luân Công. Đây chỉ là một hành động nhỏ để thể hiện lòng kính trọng vô hạn mà các học viên dành cho Sư phụ Lý và sự phổ biến rộng rãi của môn tập trên toàn thế giới.


Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2014/7/20/2132.html

Đăng ngày: 02-11-2014. Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share