Bài viết của một phóng viên báo Minh Huệ ở tỉnh Liêu Ninh, Trung Quốc

[MINH HUỆ 01-04-2014] Sau khi Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) bắt đầu đàn áp Pháp Luân Công vào năm 1999, sự nghiệp của nhiều quan chức chính phủ bắt đầu lên như diều gặp gió. Họ đã tìm ra một “con đường tắt” để thăng tiến và phát tài từ cuộc bức hại.

Hai ví dụ điển hình nhất là Chu Vĩnh Khang, cựu Giám đốc Ủy ban Chính trị và Pháp luật, người mới bị khai trừ khỏi Bộ Chính trị gần đây, và Hứa Văn Hữu, Phó giám đốc Sở Công an Liêu Ninh, Giám đốc Sở Công an Thẩm Dương, kẻ được Chu đỡ đầu.

Dưới sự dìu dắt của Chu, Hứa Văn Hữu được đề bạt từ đội trưởng đội cảnh sát hình sự lên làm giám đốc sở công an thành phố, và sau đó là phó thị trưởng thành phố Thẩm Dương. Trong bảy năm ông ta làm Giám đốc Sở Công an Thẩm Dương, rất nhiều học viên Pháp Luân Công đã bị bức hại tàn bạo. Họ bị giam giữ và tra tấn trong các nhà tù. Một số thậm chí còn mất đi mạng sống của mình, kéo theo nhiều gia đình cũng bị tan vỡ.

Hứa Văn Hữu

Hứa Văn Hữu

Hứa Văn Hữu, 59 tuổi, làm việc trong ngành thi hành pháp luật đã nhiều năm. Ông ta là một người ham mê quyền lực. Bởi trình độ văn hóa có hạn nên nếu muốn được thăng tiến, ông ta cần phải gây dựng lòng tin với lãnh đạo và giành các giải thưởng trong công việc.

Trong số những đồng nghiệp của mình, Hứa Văn Hữu nổi tiếng là một kẻ tàn nhẫn. Năm 1998 xảy một vụ bắt giữ con tin ở thành phố An Sơn. Lúc đầu, mọi việc đều được kiểm soát và sự cố đang dần được giải quyết một cách ổn thỏa cho đến khi Hứa bắn chết kẻ tình nghi mà không một lời giải thích. Ông ta còn được khen tặng vì hành động này.

Khi ĐCSTQ bắt đầu đàn áp Pháp Luân Công vào năm 1999, Hứa Văn Hữu đang là đội trưởng đội cảnh sát hình sự ở Sở Công an thành phố An Sơn. 6 tháng sau, ông ta đã được thăng chức làm Phó giám đốc Sở Công an thành phố An Sơn. Tháng 10 năm 2002, ông ta được đề bạt làm Phó giám đốc Ủy ban Chính trị và Pháp luật thành phố An Sơn, một tổ chức chuyên phụ trách cuộc đàn áp Pháp Luân Công. Ông ta đã dốc sức để bức hại các học viên.

Liêu Ninh là một trong những tỉnh có nhiều học viên bị bức hại nhất. Đây cũng là nơi tội ác mổ cướp nội tạng từ các học viên còn sống của ĐCSTQ bị phanh phui sớm nhất. Cuối năm 2002, nhờ tích cực trong cuộc đàn áp Pháp Luân Công, ông ta được chính quyền cấp tỉnh để mắt tới và điều chuyển đến thành phố Thẩm Dương làm đội trưởng đội điều tra tội phạm thành phố. Ông ta chịu trách nhiệm cho “những vụ án Pháp Luân Công nghiêm trọng”.

Trợ thủ thân tín của Chu Vĩnh Khang

Hứa Văn Hữu và vợ đứng cùng Chu Vĩnh Khang trong Đại Lễ đường Nhân dân ở Bắc Kinh

Tháng 9 năm 2005, Chu Vĩnh Khang, Giám đốc Ủy ban Chính trị và Pháp luật kiêm Giám đốc Bộ Công an khi đó, đã tổ chức trao giải thưởng đặc biệt cho Hứa Văn Hữu tại Đại lễ đường Nhân dân ở Bắc Kinh. Hứa được vinh danh là “tấm gương tiêu biểu trong lực lượng công an quốc gia”. Sau đó, Hứa được cất nhắc lên làm Phó thị trưởng thành phố Thẩm Dương và được đề bạt chức Giám đốc Sở Công an Liêu Ninh vào năm 2006.

Tại sao Chu Vĩnh Khang lại trao tặng giải thưởng đặc biệt cho Hứa Văn Hữu? Bởi vì Hứa Văn Hữu là người đã bắt giữ cô Cao Dung Dung, một học viên Pháp Luân Công.

Cô Cao Dung Dung

Khuôn mặt của cô Cao sau khi bị sốc điện trong nhiều giờ bằng dùi cui

Cô Cao Dung Dung là nhân viên của Học viện Mỹ thuật Lỗ Tấn ở thành phố Thẩm Dương. Cô bị kết án lao động cưỡng bức nhiều lần vì giữ niềm tin vào Pháp Luân Công. Ngày 07 tháng 05 năm 2004, lính canh ở Trại lao động Cưỡng bức Long Sơn, Thẩm Dương đã dùng dùi cui để sốc điện cô Cao trong suốt sáu đến bảy tiếng đồng hồ. Kết quả là gương mặt của cô bị phá hủy nghiêm trọng. Trong lúc cô đang điều trị ở bệnh viện, có nhiều học viên đã đến thăm và chụp lại ảnh khuôn mặt cô. Những gì họ làm với cô đã gây sốc cho giới truyền thông quốc tế.

Do lo sợ cô Cao có thể được đưa ra nước ngoài, băng nhóm Giang Trạch Dân, La Cán và Chu Vĩnh Khang đã cử một đội đặc nhiệm đến theo dõi và bắt giữ cô Cao. Lúc đó, Hứa Văn Hữu chịu trách nhiệm trực tiếp với tư cách là đội trưởng đội điều tra hình sự thuộc Sở Công an tỉnh Liêu Ninh.

Gần 6 tháng sau, vào sáng sớm ngày 06 tháng 03 năm 2005, cô Cao bị bắt lại. Nhiều học viên giúp giải cứu cô Cao cũng bị bắt giữ. Hứa Văn Hữu còn được khen thưởng vì công lao “to lớn” này. La Cán, Giám đốc Ủy ban Chính trị và Pháp luật khi đó, cùng Chu Vĩnh Khang, Bộ trưởng Bộ Công an, đã đích thân ca ngợi Hứa là một công an quốc gia kiểu mẫu.

Ngày 16 tháng 06 năm 2005, cô Cao Dung Dung với bộ mặt đầy sẹo do bị sốc bởi dùi cui điện đã bị sát hại ngay trong Trại tạm giam. Lúc đó cô mới 37 tuổi.

Một số trường hợp bức hại khi Hứa Văn Hữu là Giám đốc Sở Công an thành phố Thẩm Dương

Nhờ trung thành đi theo Chu Vĩnh Khang và nỗ lực không ngừng trong việc bức hại các học viên Pháp Luân Công nên Hứa Văn Hữu liên tục được thăng chức.

Ông ta được đề bạt làm Giám đốc Sở Công an thành phố Thẩm Dương vào tháng 02 năm 2008, ngay trước Thế Vận Hội Bắc Kinh. Ông ta cũng nắm giữ nhiều chức vụ khác nhau, như Trưởng ban Giữ gìn Ổn định Xã hội thành phố Thẩm Dương, Phó thư ký Ủy ban Chính trị và Pháp luật… Tất cả những gì ông ta làm đều liên quan đến việc đàn áp Pháp Luân Công.

Với 20 năm kinh nghiệm làm cảnh sát hình sự, Hứa Văn Hữu nổi tiếng với sự tàn nhẫn. Nhiều người không đáng chết nhưng đã bị ông ta giết chết. Bị ảnh hưởng bởi sự tàn nhẫn của Hứu Văn Hữu, nhiều công an đã noi gương ông ta trong cuộc đàn áp Pháp Luân Công.

Dưới đây là một số trường hợp bị bức hại dưới bàn tay của Hứa:

1. Bắt giữ trên diện rộng ngay trước Thế Vận Hội 2008

Ngay trước Thế Vận Hội Bắc Kinh 2008, ĐCSTQ đã bắt giữ nhiều học viên Pháp Luân Công để “duy trì trật tự xã hội”. Hứa đã tổ chức một buổi hội thảo ở Sở Công an thành phố Thẩm Dương để lên lịch bắt các học viên. Ngoài ra, ông ta còn có giao chỉ tiêu bắt người cho từng quận.

Từ ngày 24 đến 26 tháng 05 năm 2008, công an ở hơn 10 quận huyện trên địa bàn thành phố Thẩm Dương đã tiến hành bắt giữ các học viên. Chỉ riêng tại quận Đông Lĩnh, có hơn 24 học viên đã bị bắt trong một đêm.

Cùng thời gian đó ở thành phố Thẩm Dương, có hơn 100 học viên đã bị bắt giữ và tra tấn. Một vài người bị kết án từ 6 đến 11 năm tù. Có hai trường hợp bị tra tấn đến chết. Bà Trần Ngọc Mai bị tra tấn đến chết chỉ một ngày sau khi bị bắt. Gia đình bà Trần đã phát hiện ra có nhiều vết bầm tím trên tay chân của bà. Ba ngày sau, thi thể của bà Trần bị đưa đi hỏa táng trái với nguyện vọng của gia đình bà.

Bà Trần Ngọc Mai

Bà Trần Ngọc Mai bị hôn mê trong bệnh viện

Hứa Văn Hữu đã được chỉ định làm Phó thị trưởng thành phố Thẩm Dương nhờ có những đóng góp đặc biệt cho “công cuộc duy trì ổn định xã hội”. Vậy là, ông ta đã leo lên một nấc thang mới trong sự nghiệp của mình.

2. Vụ án “F321” ở thành phố Thẩm Dương

13 học viên bị bắt vào ngày 21 tháng 03 năm 2013 chỉ vì họ đang luyện các bài công pháp của Pháp Luân Công ở dọc bờ sông quận Đại Đông vào buổi sáng hôm đó. Với tư cách là Giám đốc Sở Công an Thẩm Dương, Hứa Văn Hữu đã gọi đây là chuyên án “F321” để chú ý đặc biệt. Ông ta cũng thành lập một đội đặc nhiệm tại trại tạm giam Thẩm Dương để xử lý vụ việc này.

Nhiều học viên bị tra tấn một cách tàn bạo. Khi gia đình các học viên tất tả đến trại tạm giam để kiếm người thân, họ đã không thể nhận ra người thân của mình dựa vào những bức ảnh do công an cung cấp, bởi vì các học viên đã bị đánh đập rất tàn nhẫn.

Viện kiểm sát quận Đại Đồng đã trả lại hồ sơ vụ án này hai lần. Tuy nhiên, dưới sự chỉ đạo của Hứa, công an ở Đội An ninh Nội địa Đại Đồng vẫn tiếp tục phụ trách 13 học viên.

Báo cáo liên quan: Nhiều học viên bị chấn thương nghiêm trọng, tinh thần suy sụp – Bản án tại tòa Thẩm Dương bị hoãn lại

3. Bắt giữ trên diện rộng trước kỳ Đại hội thể thao Quốc gia lần thứ 12

Vào chiều ngày 23 tháng 08 năm 2013, công an ở Đồn công an Ngũ Lý Hà, quận Thẩm Hà đã bắt giữ 12 học viên. Trong số đó có bốn người đã 70, 80 tuổi.

4. Bắt giữ hơn 30 giáo viên và học sinh ở trường Hùng Sư vì truyền bá văn hóa truyền thống

Nhiều giáo viên ở các lớp văn hóa truyền thống của trường Hùng Sư là người tu luyện Pháp Luân Công. Nhà trường và giáo viên đều có tiêu chuẩn đạo đức cao và chiếm được lòng tin của phụ huynh học sinh. Chỉ trong vòng chưa đầy hai năm, từ một nhóm nhỏ, số lượng học sinh theo học đã lên đến hơn 200 người.

ĐCSTQ theo dõi chặt chẽ mọi hoạt động “truyền thống” của trường. Họ biết có một ngôi trường Pháp Luân Công ở thành phố Thẩm Dương. Sở Công an và Sở Giáo dục đã thành lập một “tổ làm việc”. Đích thân Hứa Văn Hữu lãnh đạo tổ tác chiến cấp độ hai này, gồm những người ở Sở Công an tỉnh Liêu Ninh và Sở Công an thành phố Thẩm Dương.

Vào tối ngày 23 tháng 10 năm 2013, công an từ Sở Công an Thẩm Dương đã bắt giữ hơn 30 giáo viên và học sinh ở các lớp văn hóa truyền thống của trường Hùng Sư và giải tán nhiều lớp học với hơn 200 học sinh. Nhiều phụ huynh học sinh cũng bị bắt giữ vì là học viên Pháp Luân Công.

Báo cáo liên quan: Nhiều giáo viên và học sinh trường nghệ thuật bị thẩm vấn và đánh đập

Vợ của Hứa Văn Hữu là Triệu Quế Cầm hỗ trợ ông ta làm việc ác

Triệu Quế Cầm, vợ của Hứu Văn Hữu, trước đây là quản lý bệnh viện ở thành phố An Sơn. Là một y tá, sau khi xem xong đoạn video tự thiêu ở Quảng trường Thiên An Môn của CCTV, bà Triệu chắc hẳn phải đặt câu hỏi tại sao một bệnh nhân đang bị bỏng nặng lại được băng bó bằng gạc thấm? Điều này mâu thuẫn với nguyên tắc cấp cứu cơ bản. Đáng lý bà Triệu phải khuyên ngăn chồng không tham gia đàn áp Pháp Luân Công. Tuy nhiên, sau khi chồng được thành tích nhờ việc bắt giữ cô Cao Dung Dung, bà ta đã tham gia nhóm tuyên truyền và đi khắp nơi để khoe khoang “hành động anh hùng” của chồng mình.

Lưới trời khó lọt

Bức hình chụp hai vợ chồng Hứa đứng với Chu Vĩnh Khang đã được treo trang trọng trong văn phòng của Hứa một thời gian dài. Hứa Văn Hữu rất tự hào về nó. Sau khi Chu Vĩnh Khang ngã ngựa, Hứa đã lặng lẽ gỡ nó xuống.

Nhiều năm qua, Hứa Văn Hữu đã dính líu tới các băng đảng nên có không ít kẻ thù. Ông ta luôn mang súng theo người. Có thông tin ông ta bị tố cáo tham nhũng với Ủy ban Điều tra Kỷ luật ĐCSTQ. Là Giám đốc Công an Thẩm Dương, ông ta thường đề bạt cán bộ dựa trên số tiền đút lót nhận được. Những sỹ quan công an làm việc với ông ta đều để ý thấy rằng trong những ngày này, ông ta thường giấu mình trong văn phòng.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2014/4/1/曝光周永康在沈阳公安的爪牙许文有-289406.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2014/6/1/1464.html

Đăng ngày 27-06-2014; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share