[MINH HUỆ 05-09-2014] Lưu ý của Ban Biên tập: Quan niệm về quả báo đã thấm nhuần vào văn hóa truyền thống Trung Quốc. “Thiện hữu thiện báo, ác hữu ác báo” – Giáo lý này đã được lưu truyền qua hơn hai nghìn năm. Mặc dù Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) [luôn] nỗ lực phá hủy những tư tưởng truyền thống như vậy, nhưng nhiều người Trung Quốc vẫn tin rằng nó hiện hữu, và những sự việc gần đây đã khiến mọi người không thể không nghĩ đến nó.

Để cảnh báo những kẻ hành ác và giúp cải biến cuộc sống của họ trở nên tốt hơn, các học viên Pháp Luân Công đã thu thập những trường hợp như vậy và nhắc nhở những kẻ hành ác về sự liên quan giữa hành động và kết cục của họ.

Năm 2013 đã ghi nhận 705 báo cáo về các trường hợp được cho là gặp quả báo vì đã tham gia bức hại Pháp Luân Công ở Trung Quốc. Những cái chết bất đắc kỳ tử, bệnh hiểm nghèo hoặc vô phương cứu chữa, chấn thương, sự thất bại trong nghề nghiệp, và những sự việc tương tự có liên quan đến những thành viên trong gia đình của những người tham gia bức hại đều là các hình thức quả báo mà những người này phải đối mặt.

Trong các trường hợp đó, có 689 trường hợp liên quan đến những kẻ hành ác, còn 183 trường hợp người nhà của những kẻ hành ác cũng phải chịu quả báo.

Xét theo tổng số, có 167 trên 705 trường hợp nạn nhân chịu quả báo liên quan đến cả những kẻ phạm tội và người thân của họ, 522 trường hợp là cá nhân kẻ hành ác, và 16 trường hợp là các thành viên trong gia đình có liên can.

Đa số những trường hợp tử vong là do bị ung thư, bị tai nạn xe hơi, hoặc đột tử không rõ nguyên nhân.

30137091d3d6eb09af6994295eb659ec.jpg

Hình ảnh những kẻ phạm tội gặp quả báo trong năm 2013

1e574a065ada93717da25ba632abde18.jpg

Các loại báo ứng

Biểu đồ dưới đây cho thấy các loại báo ứng mà 689 kẻ hành ác phải đối mặt. Trong số 334 (48,5%) người tử vong, có 99 trường hợp chết vì ung thư; 52 người chết vì tai nạn xe hơi; 52 người đột tử không rõ nguyên nhân; 38 người chết vì bệnh tim hoặc não; 26 người chết đuối, chết do uống rượu hoặc bị ngộ độc, hoặc do rơi xuống từ các tòa nhà; 23 trường hợp chết do tự tử hoặc bị giết chết; 44 trường hợp chết vì những nguyên nhân khác.

Trong số 93 (13,5%) kẻ hành ác chết vì bệnh hiểm nghèo, có 33 trường hợp chết bởi ung thư; 15 trường hợp chết vì bệnh tim hoặc não; 7 người có bệnh về tiêu hóa; 9 người bị đột quỵ, tàn tật, suy sụp tinh thần, hoặc rơi vào trạng thái thực vật; 29 người xuất hiện những trạng thái khác.

Các thành viên trong gia đình [của những kẻ hành ác] cũng có thể phải trực tiếp chịu báo ứng. Trong số 183 trường hợp liên quan đến các thành viên trong gia đình, có 98 trường hợp tử vong, 31 trường hợp bị chấn thương, và 54 trường hợp bị ung thư, bị bắt giữ, ly dị, hoặc bị thiệt hại tài chính.

3128e2f1448464119d468d1f89a56a6d.jpg

Biểu đồ dưới đây thể hiện tỉ lệ các loại báo ứng khiến những kẻ hành ác mất mạng.

9e4a252c77f59622fe85a6082e83d101.jpg

Nghề nghiệp của những kẻ tham gia bức hại

306 trường hợp bị báo ứng (chiếm tỉ lệ 43,4% trên tổng số 705 trường hợp) đã xảy đến với các nhân viên của Ủy ban Chính trị và Pháp Luật (PLAC) ở các mức độ khác nhau, “Phòng 610”, Phòng Công An, Đội An ninh Nội địa, văn phòng công tố viên, tòa án, trại giam, các trại lao động, và nhà tù.

109 trường hợp (16,9%) là các quan chức hoặc nhân viên của các văn phòng chính phủ. 167 trường hợp (16,9%) là các nhân viên trong các cơ quan hành chính địa phương, doanh nghiệp, các cộng đồng người, trường học, hoặc các nhà máy. 113 trường hợp (16%) là người dân do ĐCSTQ chỉ đạo thực hiện việc đàn áp Pháp Luân Công.

5e0dd31f9e081f2ce115344be87f4f17.jpg

Phân bố độ tuổi

Biểu đồ sau đây chỉ ra sự phân bố độ tuổi của 247 người đã được báo cáo về tuổi tác. Khoảng 68,4% ở độ tuổi từ 40 đến 60 tuổi.

956a6b3f4ce84cc147cb9de66ed64f2a.jpg

Phân bố địa lý

Bản đồ dưới đây cho thấy địa điểm xảy ra các trường hợp gặp báo ứng trong báo cáo.

a1adc64da82e1fc43224a7ca0966a995.jpg

Phân bố địa lý này cho thấy những trường hợp tử vong trong cuộc bức hại đã được xác thực:

39b055cc8328f71aad61f46af3dd03b7.jpg

Kết luận

Nhờ sự kiên trì nỗ lực của các học viên Pháp Luân Công trong việc nói với người dân về những lợi ích của môn tu luyện và phơi bày cuộc bức hại ở Trung Quốc, công chúng đang dần minh bạch được rằng cuộc bức hại này về cơ bản là sai trái.

Càng có nhiều người Trung Quốc nhìn nhận cuộc đàn áp Pháp Luân Công và những gì diễn ra xung quanh họ trong bối cảnh truyền thống về nghiệp lực luân báo, một cái nhìn về nhân quả từ phương diện đạo đức. Ngay cả bản thân những kẻ hành ác kia cũng tự nhận thấy điều này.

Ngạc An Phúc (鄂安福), một thẩm phán tại Thẩm Dương, tỉnh Liêu Ninh, đã chết ở tuổi 45 vào ngày 18 tháng 02 năm 2011, hai tháng sau khi bị đột quỵ và xuất huyết não. Năm 2001, Ngạc An Phúc đã chỉ đạo các phiên xét xử bí mật bất hợp pháp năm học viên Pháp Luân Công, và tất cả đều là những bản án tù dài hạn.

Lúc lâm chung, vị thẩm phán này đã đề nghị các thành viên trong gia đình ông ta rằng: “Nhanh lên, hãy tìm cho tôi một học viên Pháp Luân Công!” Khi ông ấy có cơ hội nói chuyện với một học viên, ông ấy đã bày tỏ sự hối hận bởi những hành động sai trái của mình và cũng thừa nhận rằng tình trạng nghiêm trọng của ông ta là do bị báo ứng và rằng ông ta đang phải gánh chịu những hậu quả do những quyết định trước kia của mình gây ra.

Chúng tôi hy vọng rằng những thống kê trong báo cáo được nêu ở trên sẽ có tác dụng như một tiếng chuông cảnh tỉnh cho những ai vẫn đang tiếp tục bức hại các học viên Pháp Luân Công.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2014/9/5/2013年迫害法轮功遭恶报案例综述-296949.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2014/10/11/146338.html

Đăng ngày 27-10-2014; Bản dịch có thể sẽ được chỉnh sửa trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share