Bài viết của Mục Văn Thanh, Hoa Thanh và Hạ Thuần Thanh, phóng viên báo Minh Huệ

[MINH HUỆ 17-07-2014] Ngày 16 tháng 07 năm 2014, các Nghị sỹ chống cưỡng bức mổ cướp nội tạng (PAFOH) đã tổ chức buổi điều trần đầu tiên tại Tòa nhà Quốc hội ở Canberra, Australia. Một trăm học viên Pháp Luân Công được mời tham dự. Đây là lần đầu tiên ở Australia và có lẽ là duy nhất trên thế giới, có số lượng người tham dự cao bất ngờ, lớn hơn nhiều con số thường thấy là 10 người hoặc ít hơn.

Thượng nghị sỹ John Madigan (bên phải), Nghị sỹ Craig Kelly (bên trái), và giáo sư Maria Fiatarone Singh (ở giữa) đến từ Đại học Sydney trong buổi kháng nghị trước Tòa nhà Quốc hội tại Capital Hill ở Canberra, Australia. Cuộc kháng nghị được tổ chức cùng ngày với buổi điều trần.

Trong suốt buổi điều trần, bà Maria Fiatarone Singh, một giáo sư lão khoa của Đại học Sydney, đã có bài thuyết trình với tựa đề “Thu hoạch nội tạng sống: Luật pháp, Y đức, và trách nhiệm xã hội.”

Ethan Gutmann, một nhà phân tích về Trung Quốc từng đoạt giải, xuất hiện trên Skype, và đề nghị các Nghị sỹ lên án hoạt động thu hoạch nội tạng từ các học viên Pháp Luân Công đang còn sống của chế độ Trung Quốc..

PAFOH, một nhóm Nghị sỹ hữu nghị do Thượng Nghị sỹ John Madigan và Nghị sỹ Craig Kelly thành lập, nhằm nâng cao nhận thức và tăng cường hiểu biết của các nhà lập pháp đối với các vấn đề thu hoạch nội tạng và du lịch ghép tạng.

Thượng nghị sỹ Madigan: “Chấm dứt thông lệ thu hoạch nội tạng dã man”

Thượng nghị sỹ Madigan đã đề xuất một nghị quyết vào tháng 03 năm ngoái lên chính phủ Australia để ủng hộ sáng kiến của Liên hợp quốc và Hội đồng Châu Âu về ngăn chặn buôn lậu nội tạng, mô và tế bào người, và lên án hành động thu hoạch nội tạng sống. Nghị quyết đã được Thượng viện nhất trí thông qua.

Tại cuộc điều trần ngày 16 tháng 07, ông nhắc lại sự cần thiết phải chấm dứt tội ác thu hoạch nội tạng sống, và khuyến khích các học viên Pháp Luân Công nâng cao nhận thức cho công chúng về những tội ác này. Ông nói:

“Vấn đề thu hoạch nội tạng, thu hoạch nội tạng bất hợp pháp là vô đạo đức trong bất kỳ hoàn cảnh nào. Tất cả mọi người, dù là ai, sống ở đâu, thuộc tôn giáo hay nền văn hóa nào, đều có quyền sống trong hòa bình và yên ổn… Tôi xin có lời ngợi ca những người theo tập Pháp Luân Công vốn luôn có lối hành xử hòa bình và chuẩn tắc.”

“Tôi hy vọng rằng trong tương lai không quá xa, Australia sẽ lên án việc thu hoạch nội tạng bất hợp pháp, cho dù kẻ phạm tội đó đến từ nơi nào. Nhưng từ những chứng cứ thu được, chúng tôi biết được rằng Trung Quốc đóng một vai trò to lớn trong ngành công nghiệp vô nhân đạo này. Không phải chúng ta đang nói đến hàng hóa, chúng ta đang nói đến con người. Tôi tin rằng, đảng của tôi, đảng Lao động Dân chủ, tin vào giá trị nội tâm của từng sinh mệnh, từ thời khắc xuất hiện ý thức cho đến lúc qua đời.

“Chúng tôi mong đợi có được sự ủng hộ hết lòng của các đồng Nghị sỹ trong vấn đề đạo đức nghiêm trọng này, và chúng ta chỉ có thể thu phục lòng người bằng cách nói với họ sự thật, và rằng đây là một thông lệ dã man và cần phải chấm dứt.”

Nghị sỹ Craig Kelly: Cưỡng bức thu hoạch nội tạng một vấn đề đạo đức “kinh hoàng”

Nghị sỹ Craig Kelly nói: “Xét về khía cạnh đạo đức việc cưỡng bức cắt bỏ tạng của một người… là điều kinh hãi đối với bất kỳ ai trên thế giới

“Là nghị sỹ, chúng ta có trách nhiệm dùng tiếng nói của mình trong Quốc hội để biểu đạt những vấn đề này, trên bình diện quốc gia.”

Xét đến quy mô của tội ác thu hoạch nội tạng, ông Kelly nhấn mạnh: “Nghĩ đến con số này [65.000 học viên Pháp Luân Công] mà thấy thật đáng sợ. Điều không may mắn là, chúng ta không thể thay đổi nó, nhưng chúng ta phải rút ra bài học… và đảm bảo rằng nó sẽ không còn tái diễn.”

Động thái pháp lý chống nạn thu hoạch nội tạng trên toàn cầu

Trong bài phát biểu của mình, giáo sư Singh đưa ra những ví dụ về những quốc gia trên thế giới đang có những động thái pháp lý nhằm chống thu hoạch nội tạng.

Israel

Giáo sư Jacob Lavee, M.D., giám đốc Viện ghép tim của Trung tâm Y tế Sheba, ở Tel Hashomer, Israel, đồng tác giả cuốn sách Tạng quốc doanh, nói rằng một trong những bệnh nhân của ông đã du lịch tới Trung Quốc và ghép tim ở đó trong thời gian chưa đến 2 tuần. Điều này khiến tiến sỹ Lavee lo ngại sâu sắc, và ông đã tiến hành nghiên cứu chuyên sâu đối với hoạt động thu hoạch nội tạng của chế độ Trung Quốc.

Theo đề nghị của tiến sỹ Lavee, vào năm 2008, Knesset (Cơ quan lập pháp quốc gia của Israel) đã cấm người Israel đi du lịch nước ngoài để ghép tạng bất hợp pháp.

Trong trường hợp công dân Isreal đi du lịch nước ngoài để ghép tạng, chính phủ sẽ không cung cấp bảo hiểm y tế hay chi trả bất kỳ chi phí nào liên quan. Hơn nữa, luật mới định tội cho những kẻ buôn lậu nội tạng, và cải thiện hệ thống hiến tạng nội địa của Isreal, giúp thêm nhiều bệnh nhân có được tạng từ trong nước.

Tây Ban Nha

Vào năm 2010, Tây Ban Nha đã triển khai đạo luật tương tự cấm công dân Tây Ban Nha đi du lịch tới bất kỳ nước nào, bao gồm cả Trung Quốc, để cấy ghép tạng được cho là bất hợp pháp. Luật cũng cấm xúc tiến việc cấy ghép tạng bất hợp pháp. Đạo luật này được soạn thảo sau khi một công dân Tây Ban Nha, Oscar Garay, du lịch tới Thiên Tân, Trung Quốc vào ngày 21 tháng 11 năm 2008, để ghép gan bất hợp pháp, ca ghép mà ông chỉ phải đợi có 20 ngày và thanh toán 130.000 đô la Mỹ.

Theo luật pháp Tây Ban Nha, bất kể ai bị phát hiện là chấp nhận ghép tạng bất hợp pháp hoặc liên quan đến việc xúc tiến ghép tạng bất hợp pháp có thể đối mặt với mức án từ 3 đến 12 năm tù. Bất kỳ tổ chức, công ty, hoặc bệnh viện nào liên quan đến giao dịch ghép tạng bất hợp pháp sẽ bị phạt gấp ba đến năm lần khoản tiền thu được.

Mỹ

Ngày 27 tháng 06 năm 2013, Nghị quyết 281 được giới thiệu trước Hạ viện Mỹ. Nó kêu gọi chế độ Trung Quốc chấm dứt ngay lập tức việc thu hoạch nội tạng từ các học viên Pháp Luân Công và các tù nhân lương tâm khác. Nghị quyết cũng yêu cầu Bộ ngoại giao Mỹ tiến hành điều tra chuyên sâu và minh bạch về hệ thống ghép tạng của Trung Quốc.

Ngoài ra Nghị quyết số 281 nêu rõ: “(1) Bộ Ngoại giao ban hành cảnh báo du lịch đối với công dân Mỹ du lịch tới Trung Quốc để ghép tạng, thông báo cho họ biết rằng nguồn tạng cho ca phẫu thuật của họ có thể đến từ một tù nhân lương tâm; và (2) chính phủ Mỹ lên án lạm dụng ghép tạng ở Trung Quốc, cấm nhập cảnh đối với những người tham gia vào các hoạt động này, và khởi tố những người này khi phát hiện ra họ đang ở trên đất Mỹ.”

Tháng 6 năm 2011, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã chỉnh sửa mẫu xin cấp Visa cho người không nhập cư, bổ sung câu hỏi liên quan đến thu hoạch nội tạng: “Quý vị đã từng trực tiếp liên quan đến cưỡng ép ghép tạng người hoặc mô người chưa?” Một câu trả lời khẳng định cho câu hỏi này sẽ dẫn đến việc từ chối cấp visa.

Châu Âu

Ngày 09 tháng 07 năm 2014, Ủy ban Châu Âu đã ký một hiệp định, đồng ý hợp tác trong việc trừng phạt người buôn lậu nội tạng cấp quốc gia và quốc tế. Bắt đầu từ năm 2015, hiệp định cũng mở rộng đến các thành viên không thuộc khối EU. Hiệp định yêu cầu các chính phủ khởi tố việc thu hoạch nội tạng khi không được phép như một vụ án hình sự.

Sau bài phát biểu của giáo sư Singh, các nhà lập pháp đã bày tỏ rằng Australia cần học hỏi những gì mà các nước khác đã thực hiện, bao gồm cả những chi tiết cụ thể về việc làm thế nào để xây dựng những đạo luật như vậy. Ngoài nghị quyết chống thu hoạch nội tạng đã được nhất trí thông qua tháng 03 năm ngoái, một nghị quyết của Thượng nghị viện theo hình mẫu của Mỹ, cũng đề xuất tăng cường kiểm soát an ninh Visa và từ chối nhập cảnh đối với những cá nhân liên quan đến thu hoạch nội tạng sống.

Hy vọng chấm dứt cuộc bức hại

Hai học viên Pháp Luân Công đến từ Nam Úc, Barbara và Brian, mô tả bài phát biểu của giáo sư Singh là “đầy đủ, xúc động, và sắc bén.” Sau buổi điều trần, họ đã trao đổi với Nghị sỹ đại diện khu vực mình, và biết rằng bài phát biểu đã làm vị dân biểu xúc động, và đã lên kế hoạch cho một cuộc họp sau khi họ trở về Nam Úc.

Cuộc điều trần cũng khiến cô Zhao Jingmin, người vừa đến Brisbane vào ngày 10 tháng 05, rất xúc động.

Cô nói: “Tôi cảm ơn sự ủng hộ của quốc tế dành cho Pháp Luân Công. Các học viên ở Trung Quốc đã bị bức hại từ tháng 07 năm 1999. Kể từ đó tình hình không có nhiều thay đổi. Kết quả là gia đình tôi đã phải chịu đựng rất nhiều. Hai chị gái tôi, chị dâu tôi, và mẹ tôi đã liên tục bị bắt, giam giữ và/hoặc bị đưa tới trại lao động. Trong thập kỷ trước, gia đình tôi thường bị ly tán. Tôi hy vọng cuộc bức hại, đặc biệt là việc cưỡng bức thu hoạch nội tạng, sẽ sớm kết thúc.”


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2014/7/17/澳国会举行反强摘器官听证会邀一百名法轮功学员旁听-294800.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2014/7/19/2113.html

Đăng ngày 31-07-2014; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share