Bài viết của Thẩm Vân

[MINH HUỆ 07-10-2019] Pháp Luân Công, còn được gọi là Pháp Luân Đại Pháp, là môn tu luyện dựa trên nguyên lý Chân -Thiện – Nhẫn. Kể từ khi Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) bắt đầu bức hại môn tu luyện này vào tháng 7 năm 1999, nhiều học viên Pháp Luân Công đã bị bắt, bị giam giữ và bị tra tấn vì không từ bỏ đức tin của mình.

Báo cáo này phơi bày những bức hại đối với các học viên Pháp Luân Công cao tuổi và việc họ đã bị ngược đãi như thế nào cả về thể xác lẫn tinh thần bất chấp tuổi tác. Một số học viên đã bị bức hại đến chết vì bị tra tấn và chịu áp lực khủng khiếp từ chính quyền.

Dưới đây là ghi nhanh về một số trường hợp.

Bị bức hại đến chết

Để ép các học viên từ bỏ Pháp Luân Công, những kẻ bức hại thường áp dụng cùng lúc nhiều hình thức tra tấn, gồm có đánh đập, sốc điện bằng dùi cui điện, cấm ngủ, … Một số học viên đã bị tra tấn đến chết, trong khi một số khác thì đã qua đời sau khi được thả trong tình trạng nguy kịch.

Bị kết án năm năm và treo lương hưu, một kỹ sư 76 tuổi ở Sơn Đông qua đời sau nhiều năm sống trong nghèo túng

Sau khi ĐCSTQ bắt đầu đàn áp Pháp Luân Công vào tháng 7 năm 1999, ông Vương Hồng Chương ở thành phố Tế Nam, tỉnh Sơn Đông, đã nhiều lần bị giam giữ trong các trại lao động, nhà tù hoặc các cơ sở khác.

87a44b3ecbb1d39c2fde2b8519fd00e1.jpg

Ông Vương Hồng Chương

Năm 2008, ông Vương, khi đó 76 tuổi, bị kết án 5 năm vì đức tin của mình. Tại nhà tù Sơn Đông, ông đã phải chịu nhiều hình thức tra tấn khác nhau, gồm cả việc bị đánh vào mông bằng cây lau nhà.

Năm 2012, ông Vương được thả tại ngoại để điều trị y tế sau khi nhịp tim của ông đập nhanh và rơi vào tình trạng nguy kịch. Viện cớ việc ông bị cầm tù, công ty ông đã đình chỉ lương hưu của ông từ năm 2014 đến 2016 và chỉ cấp cho ông một khoản trợ cấp tối thiểu trong hai năm cuối đời.

Vừa phải tự chăm sóc người con gái đã trưởng thành nhưng mắc bệnh tâm thần, vừa phải vật lộn để kiếm sống, ông Vương, một kỹ sư về hưu của Tập đoàn Thép Tế Nam, đã phải sống trong nghèo đói và tuyệt vọng sau khi ra tù. Khi một người bạn đến thăm ông vào ngày 21 tháng 1 năm 2019, ngôi nhà ông thật ảm đạm. Người bạn đã để lại cho ông một ít thức ăn và cố gắng động viên ông. Chiều ngày hôm đó, ông Vương được phát hiện đã qua đời. Khi đó ông 87 tuổi.

Bị kết án 9 năm tù giam vì bị tòa mưu hại, cụ bà Hồ Duyên Thuận đã qua đời sau 3 năm ra tù

Bà Hồ Diên Thuận bị kết án 9 năm tù vì tu luyện Pháp Luân Công, sau khi chính quyền sửa đổi tuổi của bà từ 76 tuổi xuống 70 tuổi để biện minh cho bản án nặng này. Bà Hồ đã bị ngược đãi ở trong tù và sức khỏe của bà suy giảm nghiêm trọng. Bà qua đời ở tuổi 87 sau ba năm được trả tự do.

Bà Hồ ở huyện Đại Anh, tỉnh Tứ Xuyên, nhiều lần bị sách nhiễu, bị bắt giữ và bị giam giữ vì không từ bỏ đức tin của mình. Bà bị kết án và bị quản thúc một năm tại nhà vào năm 2003, sau khi bị tố giác đã phát tài liệu thông tin về Pháp Luân Công.

Lần cuối bà Hồ bị bắt là vào năm 2007. Tòa án huyện Đại Anh đã thay đổi năm sinh của bà từ năm 1932 thành 1938 và không lâu sau đó đã ra thông báo vào ngày 23 tháng 4 năm 2008 về việc bà bị kết án 9 năm tù.

Ở Nhà tù Nữ Thành Đô, các tù nhân đã chửi mắng và nhổ nước bọt vào bà Hồ. Bất chấp việc bà không đồng ý, họ đã cố ấn điểm chỉ tay bà lên một văn bản đã được chuẩn bị sẵn trong đó nói rằng bà đã từ bỏ Pháp Luân Công.

Bà bị sưng tấy hai chân, đau dây thần kinh tọa và xuất hiện các vấn đề về tim. Bà cũng bị mất trí nhớ và không thể tự chăm sóc bản thân.

Bà Hồ được trả tự do vào ngày 11 tháng 1 năm 2016, trước khi mãn hạn tù một năm và bốn tháng. Cảnh sát sau đó đã sách nhiễu bà và gia đình bà, có lúc họ còn yêu cầu bà trình báo cho họ tại đồn công an.

Lo sợ sẽ bị cảnh sát trả thù, gia đình bà đã nhốt bà lại và không cho bà liên lạc với các học viên khác.

Chính quyền địa phương còn dừng khoản trợ cấp thu nhập thấp của bà với lý do bà là một tội phạm bị kết án.

Sức khỏe của bà xấu đi nhanh chóng và bà qua đời vào ngày 30 tháng 12 năm 2018 tại nhà của con gái.

Người đàn ông Quý Châu chết trong tù chưa đầy hai tháng trước khi mãn hạn tù vì không từ bỏ đức tin

Một ông lão 76 tuổi đã qua đời ở Nhà tù Đô Quân trong vòng chưa đầy hai tháng trước khi mãn hạn hai năm tù chỉ vì ông không từ bỏ đức tin vào Pháp Luân Công.

Đầu tháng 3 năm 2019, cảnh sát đã đến nhà ông Trịnh Cư Thành và được biết thông tin từ hàng xóm rằng ông sống một mình và cũng không có người thân xung quanh. Vì thế họ đã thông báo cho hàng xóm về cái chết của ông nhưng không nói rõ về thời điểm ông qua đời.

Ông Trịnh từng là một nhà thầu xây dựng tại thành phố An Sơn, tỉnh Quý Châu. Vợ và con gái của ông đã bỏ rơi ông từ hơn 20 năm trước sau khi ông phá sản vì kinh doanh thất bại.

Sau khi bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công vào năm 2002, ông mới có niềm tin để bắt đầu một cuộc sống mới. Ông đã bỏ được nhiều thói quen xấu và trở nên cởi mở và chu đáo hơn.

Ông Trịnh bị bắt vào ngày 30 tháng 4 năm 2017 vì phát tài liệu thông tin về Pháp Luân Công. Ông bị giam giữ tại trại tạm giam huyện Phổ Định. Khi bạn bè đến thăm ông, lính canh đã lấy tiền và quần áo họ mang vào cho ông nhưng lại không cho họ được gặp ông Trịnh.

Ông bị kết án bí mật hai năm tù tại Nhà tù Đô Quân sau đó vài tháng. Khi bạn bè tới thăm ông trước dịp Tết Nguyên Đán 2018, ông đã bị đưa vào nhà tù.

Lính canh đã ra lệnh cho các tù nhân tra tấn ông Trịnh. Họ dùng ngón tay chọc vào mắt ông, véo và dùng tăm đâm vào mũi, tai của ông, véo hai núm vú, tát vào mặt rồi đấm và đá ông, đánh vào tinh hoàn của ông. Những tra tấn này khiến ông bị bán thân bất toại và đi vệ sinh không kiểm soát.

Một cư dân 78 tuổi ở Quảng Đông, qua đời nhiều tuần sau khi bị đưa tới trại tẩy não

Gia đình bà Hứa Tuệ Châu và bạn bè đã mất liên lạc với bà từ cuối tháng 7 năm 2016. Khi họ đến thăm bà vào tháng 8 thì lại phát hiện thấy xác của bà. Dường như bà đã qua đời trước đó nhiều ngày.

Sau đó đã xác nhận được rằng vị giáo viên 78 tuổi đã nghỉ hưu ở thành phố Quảng Châu, tỉnh Quảng Đông, đã bị bắt và bị đưa đến Trung tâm tẩy não Hoàng Bộ vào tháng 7. Bà Hứa bị nhắm đến vì đã đệ đơn kiện hình sự cựu độc tài Trung Quốc Giang Trạch Dân vì đã ra lệnh bức hại Pháp Luân Công khiến bà nhiều lần bị giam cầm trong quá khứ.

Lần đầu bà bị bắt và đưa đến Trung tâm tẩy não vào năm 2001. Bà bị bắt lại ba năm sau đó.

Tháng 9 năm 2012, người thân đã báo cáo việc bà mất tích nhưng họ sớm nhận ra cảnh sát đã bắt giữ và lục soát nhà bà. Cuối cùng bà bị đến trung tâm tẩy não một lần nữa, và lần này bà bị giam giữ ở đó hai tuần.

Bà Hứa đệ đơn kiện hình sự Giang Trạch Dân vào tháng 7 năm 2015 nhưng bị bắt hai tháng sau đó. Cảnh sát đã véo mạnh vào tay bà đến mức da của bà tím bầm. Họ dùng chai nước đánh bà và đe dọa sẽ lấy nội tạng của bà nếu bà từ chối ký vào bản tuyên bố đã được chuẩn bị sẵn. Mãi đến ngày 25 tháng 12 năm 2015 thì bà mới được tự do. Sau đó hàng ngày cảnh sát đều cử ba người theo dõi bà.

Bà Hứa bị bắt và bị đưa đến trung tâm tẩy não vào tháng 2 năm 2016. Bà được thả sau đó một tháng, nhưng cảnh sát tiếp tục đưa bà quay lại trung tâm tẩy não vào tháng 7.

Công an uy hiếp luật sư từ bỏ điều tra về cái chết đáng ngờ của một học viên Pháp Luân Công trong khi bị giam giữ

Một bà lão ở thành phố Chiêu Viễn, tỉnh Sơn Đông, đã qua đời sau vài giờ bị bắt vì từ chối từ bỏ Pháp Luân Công. Con trai bà đã thuê hai luật sư để điều tra về cái chết đáng ngờ của bà, nhưng luật sư đã phải bỏ lại vụ án sau khi cảnh sát địa phương đe dọa sẽ thu hồi giấy phép hành nghề của họ.

Bà Quách Chấn Hương, 82 tuổi, bị nhân viên đồn cảnh sát Mộng Chi bắt giữ vào sáng sớm ngày 11 tháng 1 năm 2019 vì đã phát tài liệu thông tin về Pháp Luân Công. Vào khoảng 10 giờ sáng, gia đình bà được gọi đến đồn cảnh sát và được thông báo rằng bà đã qua đời.

Cảnh sát tuyên bố rằng bà Quách đổ bệnh sau khi bị đưa đến đồn cảnh sát và đã qua đời ở một bệnh viện địa phương mặc dù đã được nỗ lực cứu chữa. Thi thể bà sau đó được đưa đến Nhà tang lễ thành phố Chiêu Viễn mà không được sự đồng ý của gia đình.

Nghi ngờ về việc bà Quách đã bị ngược đãi tại đồn cảnh sát, con trai bà đã thuê hai luật sư để điều tra.

Các luật sư đã yêu cầu được xem các video giám sát đã được ghi lại trong khoảng thời gian bà Quách bị bắt giữ đến khi bà qua đời. Cảnh sát chỉ đồng ý cho xem cảnh bắt giữ bà Quách và phủ nhận việc có các đoạn video ghi lại hình ảnh về bà tại đồn cảnh sát hoặc trong bệnh viện.

Luật sư đã kiểm tra thi thể của bà Quách ở nhà tang lễ. Họ tìm thấy những vết bầm sau gáy bà. Khi họ hỏi cảnh sát về những vết bầm tím, cảnh sát đã biến đổi lại câu chuyện và nói rằng bà đã qua đời sau khi bị ngã.

Khi luật sư đang chuẩn bị nộp đơn khiếu nại cảnh sát về cái chết của bà Quách, cảnh sát đã làm mọi cách để ngăn chặn luật sư. Họ theo dõi và sách nhiễu luật sư cũng như người nhà bà Quách.

Luật sư cũng bị đe dọa thu hồi giấy phép hành nghề nên buộc phải bỏ vụ án.

Cảnh sát đã đề nghị giải quyết sự việc bằng việc cung cấp cho gia đình bà Quách một khoản tiền nhỏ. Tuy nhiên, gia đình bà không chịu. Thi thể bà Quách vẫn ở trong nhà tang lễ.

Bà lão 86 tuổi bị đột quỵ sau khi bị cảnh sát đẩy ngã và đã qua đời sau đó ba năm

Bà Lý Tú Miêu ở thành phố Phù Dư, tỉnh Cát Lâm, từng là một người khỏe mạnh, có thể nấu ăn cho gia đình và làm việc nhà. Tuy nhiên, bà qua đời vào ngày 30 tháng 4 năm 2019 sau cơn đột quỵ do bị ngã.

Vào tháng 7 năm 2016, nhiều cảnh sát đã đến nhà bà Lý và lấy đi máy nghe nhạc mà bà thường dùng để luyện các bài công của Pháp Luân Công. Khi bà Lý cố gắng để lấy lại, một cảnh sát đã đẩy bà ngã xuống đất khiến đầu bà đập vào mép giường gạch chịu nhiệt.

Khi con gái lớn của bà Lý về nhà vào tối hôm đó, bà thấy mẹ mình đang ngồi trên giường gạch, bị chảy máu sau gáy và nói không mạch lạc. Bác sĩ cho biết bà Lý đã bị đột quỵ. Bà bị liệt và sau đó không thể tự chăm sóc bản thân.

Tháng 5 năm 2018, con gái bà Lý bị bắt và bị kết án bốn năm tù. Chưa đầy một năm sau, bà Lý qua đời ở tuổi 86.

Ông lão 90 tuổi ở Tứ Xuyên qua đời sau sáu tháng bị bắt

Vào ngày 21 tháng 6 năm 2016 khi ông Phan Quang Hưng, 90 tuổi, ở thành phố Vạn Nguyên, tỉnh Tứ Xuyên, đang đọc sách về Pháp Luân Công tại nhà thì cảnh sát đột nhập vào nhà để bắt ông.

Vụ bắt giữ này đã thu hút sự chú ý của hàng xóm nhà ông Phan và sau đó họ đã thông báo cho con trai riêng của ông. Anh đã vội vã về nhà để ngăn họ lại. Tuy nhiên, cảnh sát sau đó đã lục soát nhà ông Phan và tịch thu của ông tất cả sách và tài liệu về Pháp Luân Công.

Không thể chịu đựng việc bị sách nhiễu và bị đe dọa, ông Phan bị huyết áp cao, tiểu đường và phải nhập viện. Ông qua đời sau sáu tháng, vào ngày 5 tháng 12.

Một phụ nữ 80 tuổi qua đời sau khi bị cảnh sát đe dọa trừng phạt vì khởi kiện cựu độc tài Trung Quốc

Bà Ngô Thu Nga bị bất tỉnh ngay sau khi cảnh sát đột nhập vào nhà bà và đe dọa trừng phạt bà vì đã nộp đơn kiện hình sự cựu độc tài Trung Quốc Giang Trạch Dân. Bà lão 80 tuổi ở Đại Hưng An Lĩnh, tỉnh Hắc Long Giang, đã qua đời chỉ vài ngày sau đó.

e928640d20673b881e9149c0d7eb0c46.jpg

Bà Ngô Thu Nga

Bà Ngô nộp đơn kiện vào tháng 7 năm 2015, buộc tội Giang đã phát động cuộc bức hại Pháp Luân Công, môn thiền định đã giúp bà lấy lại được sức khỏe và hạnh phúc.

Cảnh sát xuất hiện tại nhà bà vào ngày 28 tháng 10 năm 2015. Họ cưỡng ép lấy dấu vân tay của bà và cảnh báo bà về hình phạt sắp tới. Bà Ngô bị bất tỉnh không lâu sau khi cảnh sát rời đi.

Các con đã nhanh chóng đưa bà đến bệnh viện vào cuối ngày hôm đó sau khi biết chuyện gì đã xảy ra. Bà Ngô đã qua đời dù đã được nỗ lực hồi sức.

Gia đình bà nghi ngờ rằng cái chết đột ngột của bà là do bị cảnh sát đe dọa vì trong nhiều năm qua bà rất khoẻ mạnh và gia đình có thể yên tâm để bà sống một mình ở một căn hộ trên tầng sáu.

Bị cầm tù

Mặc dù khi bị bắt giữ, nhiều học viên đã ngoài 70, 80 tuổi, trong đó có một số người đã gần 90 tuổi nhưng họ vẫn bị kết án tù vì không từ bỏ đức tin của mình. Mức án của họ dao động từ hai đến 11,5 năm tù.

“Ngay cả khi ông ấy đã 95 tuổi thì chúng tôi vẫn sẽ giam giữ ông!”

Ông Ân Dục Tài, nguyên thẩm phán Tòa Hình sự huyện Đô Xương và cựu giám đốc cơ sở phòng ngừa và điều trị bệnh ký sinh trùng huyện Đô Xương tỉnh Giang Tây, bị kết án bí mật ba năm và hai tháng tù vào ngày 13 tháng 6 năm 2014.

eb1d16a5e5b58d4673170e6cebd3f8e4.jpg

Ông Ân Dục Tài

Vào tháng 1 năm 2014, ông Ân, khi đó 83 tuổi, đã bị bắt vì nói với mọi người về Pháp Luân Công.

Khi gia đình đến trại giam địa phương để yêu cầu thả ông, cảnh sát đã cho biết việc bắt ông Ân sẽ sớm được phê duyệt, và còn nói rằng: “Ngay cả khi ông ấy 95 tuổi thì chúng tôi vẫn sẽ bắt ông ấy!”

Ông Ân mãn hạn tù vào tháng 3 năm 2017.

Trước đó ông Ân bị bắt vào ngày 29 tháng 1 năm 2005 và bị kết án tám năm tù vào tháng 6 năm 2006. Khi được thả khỏi Nhà tù Vu Chương ở tỉnh Giang Tây vào ngày 4 tháng 7 năm 2011, ông bị rối loạn tâm thần do những tra tấn về cả thể xác lẫn tinh thần.

Báo cáo liên quan:

Một kỹ sư 83 tuổi ở thành phố Côn Minh bị đưa vào tù

Ông Lý Bồi Cao, 83 tuổi, bị bắt vào đầu tháng 1 năm 2019 và bị đưa đến Nhà tù số 1 tỉnh Vân Nam.

Trước đó ông bị cảnh sát Khâu Học Ngạn ở Đội An ninh Nội địa huyện Tây Sơn bắt giữ vào ngày 26 tháng 11 năm 2015. Ông bị đưa ra xét xử tại Tòa án Tây Sơn vào ngày 8 tháng 9 năm 2016 và bị kết án bốn năm vào ngày 8 tháng 10 năm 2016 và thi hành án treo.

Ông Lý bị cảnh sát ở Đồn công an Kim Bích Lộ bắt giữ một lần nữa vào ngày 24 tháng 11 năm 2018 vì phân phát lịch về Pháp Luân Công. Đội An ninh Nội địa Tây Sơn đã đến lục soát nhà ông. Ông được thả vào tối ngày hôm đó.

Báo cáo liên quan:

Kỹ sư 77 tuổi, ông Lý Bồi Cao ở thành phố Côn Minh bị kết án phi pháp ba năm tù (Ảnh)

Người đàn ông 80 tuổi bị kết án 11 năm rưỡi tù giam vì tín ngưỡng vào Pháp Luân Công

Ông Lưu Điện Nguyên ở tỉnh Liêu Ninh bị kết án 11,5 năm tù vào năm 2015 vì đệ đơn kiện cựu lãnh đạo ĐCSTQ Giang Trạch Dân vì đã ra lệnh bức hại Pháp Luân Công vào năm 1999. Khi con gái đến thăm ông tại Nhà tù số 1 Thẩm Dương vào đầu năm 2017, ông phải ngồi xe lăn, trông rất yếu và hốc hác.

Vào ngày 9 tháng 11 năm 2015, ông Lưu, khi đó 78 tuổi, bị bắt giữ khi đang đi thăm em gái. Ông buộc phải rời khỏi nhà và từ năm 2010 ông phải di chuyển hết nơi này sang nơi khác để tránh bị bắt. Ông bị kết án 11,5 năm tù. Trước đó, ông Lưu đã trải qua bảy năm tù từ năm 2001 đến 2008.

Một phụ nữ ở Nội Mông Cổ và con trai vẫn bị cầm tù khi chồng bà qua đời

Kể từ khi xảy ra cuộc bức hại Pháp Luân Công vào năm 1999, bà Đường Lệ Văn, 80 tuổi, ở khu tự trị Nội Mông, đã sáu lần bị bắt và hai lần bị kết án tù với tổng thời gian là 15 năm (một lần bảy năm và một lần khác tám năm).

Bà Đường và con trai bị bắt vào ngày 6 tháng 9 năm 2015 vì nói với người dân về Pháp Luân Công. Bà bị kết án tám năm tù, con trai bà bị kết án bảy năm.

Khi chồng bà Đường, ông Vương Cửu Ngũ, 85 tuổi, biết tin về vụ bắt giữ, ông đã nhiều lần cố gắng khiếu nại đến các ban ngành liên quan, gồm các đồn công an, viện kiểm sát và tòa án. Ông cũng đã thuê một luật sư để bào chữa cho họ, nhưng vô ích.

Không thể đối mặt trước những gì đã xảy ra, ông Vương đổ bệnh vào tháng 12 năm 2016. Bất cứ khi nào tỉnh dậy, ông đều khóc và không ngừng nói: “Bọn họ thật tàn nhẫn…“

Ông qua đời vào ngày 5 tháng 6 năm 2017.

Năm 2008, người mẹ già 90 tuổi của bà Đường cũng đã qua đời vì đau buồn khi con gái bà bị bắt và kết án.

Bởi vì bà Đường và người con trai thứ vẫn còn ở trong tù, nên họ đều không biết ông Vương đã qua đời và con trai lớn của bà Đường mắc chứng rối loạn tâm thần giờ bị bỏ lại một mình phải tự lo cho bản thân.

Ông lão 89 tuổi bị kết án ba năm tù và bị phạt 4.000 nhân dân tệ

Vào ngày 7 tháng 1 năm 2019, chín cư dân thành phố Ba Trung, tỉnh Tứ Xuyên đã bị kết án chỉ vì tin vào Pháp Luân Công và bị phạt tù tới năm năm. Ngoài ra, mỗi người cũng bị phạt tiền nặng. Trong số các học viên này, sáu học viên ở độ tuổi từ 70 tuổi trở lên và trong đó có hai người đã ngoài 80 tuổi.

Ông Trương Tân Vĩ, 89 tuổi, bị phạt ba năm tù và 4.000 tệ.

Vào tháng 11 năm 2018, khi các học viên lần đầu tiên bị xét xử, ông Trương Tân Vĩ phải dùng gậy để bước vào phòng xử án với sự giúp đỡ của người thân. Ông đã kể rằng các bệnh như huyết áp cao, viêm gan và bệnh lao, cũng như nhiều bệnh khác của ông đã biến mất sau khi ông tu luyện Pháp Luân Công vào năm 1998. Ông cũng kể về việc ông hồi phục trong 20 ngày như thế nào sau khi bị gãy xương vào năm 2000.

Một học viên khác, ông Trương Minh Lãng, 82 tuổi, bị kết án 5 năm tù và bị phạt 10.000 tệ.

Ông Trương bản thân từng là công tố viên, đã lập luận rằng việc việc tu luyện Pháp Luân Công là quyền đã được quy định theo hiến pháp và ông không vi phạm bất kỳ điều luật nào khi làm như vậy. Ông nói rằng nhờ tu luyện Pháp Luân Công mà ông đã được giải thoát khỏi các vấn đề về gan và dạ dày, cũng như viêm khớp dạng thấp nghiêm trọng đã phải chịu đựng trong suốt hơn 30 năm.

Báo cáo liên quan:

Tỉnh Tứ Xuyên: Cơ quan ngoài vòng pháp luật cưỡng chế tòa án chà đạp pháp luật kết án chín cư dân chỉ vì họ có đức tin, trong đó có cả người già ngoài 70 tuổi

Cơ quan ngoài vòng pháp luật gây áp lực khiến toà án kết tội các học viên Pháp Luân Công và bác đơn kháng án của họ

Tứ Xuyên: Mười học viên Pháp Luân Công ở Ba Trung bị xét xử phi pháp, trong đó tám người thuộc độ tuổi 70-90

Cụ ông 84 tuổi gặp vấn đề về sức khỏe bị tước đoạt quyền thăm của gia đình trong khi bị cầm tù vì tu luyện Pháp Luân Công

Ông Trịnh Đức Tài, 84 tuổi, ở thành phố Đại Liên, tỉnh Liêu Ninh, bị kết án 1,5 năm tù chỉ vì không từ bỏ đức tin của mình vào Pháp Luân Công. Ông đã bị tước quyền thăm thân trong một thời gian dài.

Ông Trịnh bị bắt vào ngày 4 tháng 9 năm 2017, sau khi bị tố giác đã nói chuyện với người dân về Pháp Luân Công. Ông bị giam giữ trong 37 ngày và được tại ngoại sau khi ông bị bệnh.

Tòa án thành phố Trang Hà đã mở phiên xét xử ông Trịnh vào ngày 12 tháng 4 năm 2018. Luật sư của ông bào chữa ông vô tội. Thẩm phán đã cho hoãn phiên xử mà không đưa ra phán quyết. Đến ngày 11 tháng 6 năm 2018, gia đình mới biết về bản án của ông khi họ đến trại tạm giam địa phương để lấy đồ của ông theo chỉ dẫn của chính quyền.

Ông Trịnh bị đưa đến thụ án tại Nhà tù Nam Quan Lĩnh vào ngày 12 tháng 6 nhưng bị từ chối tiếp nhận do kết quả kiểm tra sức khoẻ không đạt. Ông Trịnh bị đưa trở lại trại tạm giam và hai ngày sau đó ông xuất hiện các triệu chứng của huyết áp cao và nhịp tim đập nhanh bất thường. Ông còn bị ho ra máu.

Sau những phản kháng liên tục của gia đình, cuối cùng chính quyền cũng đã cho gia đình vào thăm ông. Ông phải ngồi xe lăn trong suốt cuộc gặp.

Ông Trịnh bị tiếp nhận vào Nhà tù Đại Liên vào ngày 6 tháng 8 năm 2018. Khi gia đình đến thăm ông vào ngày 13 tháng 9 năm 2018, họ đã không được phép vào thăm vì ông Trịnh không từ bỏ tu luyện Pháp Luân Công.

Đây không phải là lần đầu ông Trịnh bị bức hại vì đức tin của mình. Ông đã bị mất thính giác sau khi bị cảnh sát đánh đập khi ông đến Bắc Kinh thỉnh nguyện cho Pháp Luân Công vào năm 2000. Ông tiếp tục bị bắt một lần nữa vào năm 2010 và bị kết án bí mật 3,5 năm tù. Ông bị bệnh tim và huyết áp cao sau khi bị tra tấn tại Nhà tù Đại Liên vì kiên định đức tin. Lính canh đã còng tay và chân ông vào giường trong suốt thời gian ông điều trị tại bệnh viện.

Báo cáo liên quan:

Cụ ông Trịnh Đức Tài 80 tuổi bị chờ xét xử

Người phụ nữ 82 tuổi tỉnh Quý Châu bị kết án 5 năm tù

Bà Triệu Anh Thuý, 82 tuổi, ở tỉnh Quý Châu bị kết án 5,5 năm và bị phạt 8.000 tệ vào ngày 19 tháng 3 năm 2019. Bản án được đưa ra sau một năm kể từ khi bà bị bắt vào ngày 16 tháng 10 năm 2017 vì nói chuyện với người dân về Pháp Luân Công. Bà bị đưa ra xét xử vào ngày 13 tháng 12 năm 2018.

Bà Triệu là một giáo viên tiểu học đã nghỉ hưu. Bà từng mắc nhiều bệnh nghiêm trọng và trường kỳ phải chịu đau đớn. Bà còn phải tiêm thuốc ngừa thần kinh để kiểm soát cơn đau, nhưng sự bất cẩn của bác sĩ đã gây tổn hại cho hệ thần kinh của bà, khiến bà đi hoặc đứng đều bị nghiêng về bên phải. Cơn đau khiến bà dễ mất bình tĩnh và sinh chuyện cãi nhau với chồng.

Hầu hết những tình trạng này đã biến mất sau khi bà học Pháp Luân Công vào tháng 5 năm 1997. Bà nói rằng trong hai thập kỷ qua sức khoẻ của bà còn tốt hơn nhiều so với khi bà còn trẻ.

Chỉ vì chia sẻ câu chuyện của mình mà bà Triệu đã bị chính quyền nhắm đến và hai lần bị kết án bốn năm tù, lần đầu vào ngày 10 tháng 4 năm 2008, và sau đó là ngày 14 tháng 12 năm 2012. Bà thi hành án treo đối với bản án lần thứ 2.

Báo cáo liên quan:

Hai bà lão bị xét xử chỉ vì trò chuyện với người dân về tín ngưỡng của mình

Hai bà lão bị kết án lần thứ ba vì nói với mọi người về việc Pháp Luân Công đã cứu sống họ

Vào sáng ngày 7 tháng 4 năm 2008, bà Vương Diễm Hương, 71 tuổi, ở thành phố Đại Khánh, tỉnh Hắc Long Giang, đã nhảy xuống từ cửa sổ căn hộ tầng ba của bà.

Do trước đó đã bị bắt vì tin của mình nên sau khi nghe thấy có người gõ cửa nhà, bà Vương trở nên hoảng loạn và bà cố gắng để tránh bị bắt. Bà bị gãy nhiều xương sườn, gãy chân và bị thương tổn bên trong dẫn đến xuất dịch ở màng phổi.

Chỉ một tháng sau khi bị ngã, viên chức Toà án quận Hồng Cương đã bí mật bắt bà Vương vào ngày 11 tháng 6. Khi đó, sức khỏe của bà rất yếu nên bà không thể tự chăm sóc bản thân. Họ kết án bà Vương ba năm tù và đưa bà đến thụ án tại Trại giam số 1 ở thành phố Đại Khánh.

Hai vợ chồng già bị kết án tù vì viết chữ “Pháp Luân Đại Pháp hảo” lên bức tường sân nhà họÔng Triệu Hưng Hữu, 79 tuổi, và vợ là bà Sử Quế Chi, 77 tuổi, sống ở thành phố Cáp Nhĩ Tân, tỉnh Hắc Long Giang. Cả hai vợ chồng ông Triệu bị kết án tù vào đầu tháng 1 năm 2019 vì đã sơn dòng chữ “Pháp Luân Đại Pháp hảo” lên bức tường sân nhà họ.

Ông Triệu đã bị kết án 3,5 năm tù, còn vợ ông bị kết án bốn năm tù. Bà Sử bị đưa đến Nhà tù Nữ Hắc Long Giang, còn ông Triệu bị đưa đến Nhà tù Hô Lan ở thành phố Cáp Nhĩ Tân.

Hai vợ chồng ông Triệu bị tố giác với chính quyền sau khi một người làm việc cho Công ty Bất động sản Song Thành đến nhà một người dân ở làng Triệu Gia, thị trấn Thủy Toàn, nơi ông Triệu và bà Sử sống và phát hiện dòng chữ “Pháp Luân Đại Pháp hảo” trên bức tường. Người này đã chụp ảnh và gửi đến Sở Cảnh sát huyện Song Thành và Phòng 610.

Ông lão 78 tuổi trở lại nhà tù sau khi bị kết án chỉ vì nhắn tin có nội dung về Pháp Luân Công

Ông Mã Duy Sơn đang được tại ngoại đã bị đưa trở lại nhà tù sau khi bị phát hiện đã nói chuyện với người dân về Pháp Luân Công.

Ông Mã Duy Sơn, 81 tuổi, từng là một cán bộ thôn và chủ một doanh nghiệp tư nhân. Ông bị bắt ngày 22 tháng 4 năm 2014 vì gửi tin nhắn có nội dung về Pháp Luân Công. Ngày 5 tháng 11 năm 2015, Tòa án Thành phố Tam Hà kết án ông Mã năm năm tù giam. Ngày 13 tháng 5 năm 2016, Tòa Trung thẩm Thành phố Lang Phường vẫn giữ nguyên bản án.

4ab2595b0c5817c1b0ec2d966ce39693.jpg

Ông Mã Duy Sơn

Cư dân thành phố Tam Hà đã được bảo lãnh tại ngoại nhưng sau đó lại bị bắt giam vào ngày 28 tháng 9 năm 2018 vì nói chuyện với mọi người về Pháp Luân Công ở một khu chợ nông sản. Cảnh sát ở Đồn Công an Tây Thành đã giam giữ ông Mã ở trại tạm giam trong vài ngày rồi sau đó tiếp tục chuyển ông tới thụ án tại Nhà tù Số 2 Tế Đông vào đầu tháng 10.

Elderly Woman Secretly Sentenced to Three Years and Probation

Bà Khúc Thục Vân, 86 tuổi, ở Đại Hưng An Lĩnh, tỉnh Hắc Long Giang, bị kết án ba năm tù vào năm 2017 vì phát tài liệu thông tin về Pháp Luân Công. Bà bị quản chế trong ba năm và bị phạt 3.000 tệ.

Bà Khúc không biết chữ và sống một mình với chồng. Vào tháng 7 năm 2016, bà bị bắt sau ba ngày gửi thông tin về cuộc bức hại Pháp Luân Công cho một người mà sau đó được biết là bí thư Uỷ ban chính trị và pháp luật địa phương.

Nhà bà bị lục soát. Cảnh sát tịch thu một số kinh sách về Pháp Luân Công, ảnh của Nhà sáng lập Pháp Luân Công cùng các vật phẩm khác.

Mặc dù bà Khúc được thả vào ngày hôm đó nhưng sau đó cảnh sát lại thường xuyên đến quấy nhiễu bà.

Khi bà bị bắt lần thứ hai, cảnh sát đã cố gắng ép bà phải ký vào một bản cam kết từ bỏ đức tin.

Trong quá trình đó, bà Khúc ngã quỵ xuống và bị co giật. Tuy nhiên, cảnh sát đã lờ đi, vì vậy con gái bà đã phải gọi xe cứu thương để đưa bà đến bệnh viện.

Sau khi bà xuất viện, đội trưởng Trương thuộc Đội An ninh Nội địa đã xuất hiện, nói rằng bà cần phải đi cùng ông ta để khép lại vụ án, vì vậy bà đã đi.

Viên đội trưởng đã đưa bà đi khắp nơi, kể cả viện kiểm sát và tòa án quận. Ở điểm dừng cuối cùng, họ đã lấy dấu vân tay của bà, nhưng không cho bà biết lý do.

Đội trưởng Trương nói dối bà Khúc một lần nữa khi bảo điểm chỉ tay vào bản án để khép lại vụ án. Anh ta cũng hướng dẫn bà điểm chỉ tay lên một văn bản mà hóa ra đó lại là bản tuyên bố nói rằng bà đồng ý ngừng tập Pháp Luân Công. Bà Khúc đã làm theo yêu cầu nhưng lại không hiểu hệ quả của việc làm của mình.

Sau đó bà bị đưa đến phòng xử án và bị xét xử bí mật. Khi thẩm phán và cảnh sát hỏi liệu bà có ngừng tập Pháp Luân Công không, bà đã trả lời là không. Sau khi bị kết án, bà mang bản án về nhà mà thậm chí còn không hề biết rằng mình đã bị kết án.

Bị tiêm thuốc không rõ nguồn gốc

Tiêm thuốc không rõ nguồn gốc cho nạn nhân là một phương pháp khác mà các nhà chức trách thường sử dụng để cố gắng ép các học viên từ bỏ đức tin của họ. Những mũi tiêm này có thể làm tổn thương dây thần kinh, khiến người bị hại không chỉ bị đau đớn tột cùng mà còn có thể dẫn đến rối loạn thần kinh hoặc tử vong.

Retired Teacher Drugged Again Following Second Arrest in Less Than 9 Months

Một ông lão ở Trùng Khánh bị bắt vào ngày 27 tháng 2 năm 2017 và bị đưa đến một trung tâm tẩy não địa phương trong 15 ngày. Trong thời gian đó ông bị cho uống những thuốc không rõ nguồn gốc gây tổn hại hệ thần kinh trung ương của ông.

Ông Trịnh Khai Nguyên, lúc đó 79 tuổi, bị nhắm đến vì không từ bỏ đức tin vào Pháp Luân Công. Khi được trả tự do, ông đã nói với gia đình rằng những loại thuốc này khiến ông đau đớn tột cùng. Thị lực của ông cũng suy giảm và ông bị mất trí nhớ tạm thời. Thêm nữa, ông còn mắc bệnh teo cơ.

5ae08da489b9b2c578409d4a21018950.jpg

Ông Trịnh Khai Nguyên

Lần bắt giữ mới đây nhất đối với nhà giáo đã nghỉ hưu này xảy ra chưa đầy chín tháng sau lần ông bị bắt giữ vào ngày 12 tháng 6 năm 2016. Lần đó ông cũng bị cho uống thuốc lạ và xuất hiện các triệu chứng tương tự.

Bị bắt giam

Nhiều học viên đã bị đe dọa và bị đánh đập trong thời gian bị cảnh sát giam giữ. Do phải chịu áp lực khủng khiếp trong thời gian bị giam cầm, một số học viên cao tuổi đã đổ bệnh sau khi được thả.

Cụ bà Trâu Quế Cầm 90 tuổi ở khu Nội Mông Cổ bị bắt giữ

Bà Trâu Quế Cầm, ở vùng Ba Lâm Tả Kỳ, khu tự trị Nội Mông Cổ, từng bị các bệnh hẹp cột sống, đau cơ, dạ dày, tim phổi và có lần bà còn bị bất tỉnh trong bảy ngày vào năm 2010. Sau một năm rưỡi bị liệt, bà đã quyết định nhẩm niệm: “Pháp Luân Đại Pháp hảo” khi biết nhiều bệnh nhân đã hồi phục sau khi họ thành tâm nhẩm niệm câu này. 15 ngày sau, bà Trâu đã có thể túm vào một sợi dây để đứng lên và sức khoẻ của bà dần hồi phục.

Bà đã hồi phục hoàn toàn khi bắt đầu học cách luyện các bài công pháp của Pháp Luân Đại Pháp. Bà đã lại có thể tự chăm sóc bản thân và cũng có thể tự đi lại không cần trợ giúp, nấu nướng, hay tự đi mua đồ cho mình.

Nhiều người quen biết đã hỏi bà ở đâu trong hai năm qua. Nhân cơ hội này, bà đã kể với họ về việc bà ốm nặng thế nào và sau đó sức khoẻ của bà đã hoàn toàn hồi phục ra sao sau khi tu luyện Pháp Luân Đại Pháp.

Tuy nhiên, vào ngày 18 tháng 11 năm 2018, ba cảnh sát ở Đồn Công an Ba Lâm Tả Kỳ đã bắt giữ bà Trâu khi bà đang đi phát tài liệu về Pháp Luân Đại Pháp.

Bà bị đưa tới đồn công an và bị ép phải ký vào biên bản. Bà còn bị đe doạ sẽ bị giam giữ tại Nhà tù Xích Phong. Dưới áp lực dữ dội đó, bà Trâu sợ hãi đến mức ngất xỉu. Bà được trả tự do sau đó hai tiếng.

Một bà lão 87 tuổi không thể tự chăm sóc bản thân sau khi bị bắt

Bà Trần Phúc Trân, 87 tuổi, ở thành phố Miên Dương, tỉnh Tứ Xuyên, đã nhiều lần bị bắt vì không từ bỏ đức tin vào Pháp Luân Công và từng bị kết án quản chế trong ba năm rưỡi.

Vào ngày 17 tháng 9 năm 2019, cảnh sát đã đến quán trà của người con đỡ đầu của bà Trần và bắt giữ bà khi bà đang nghỉ tại cửa hàng. Cảnh sát nói rằng họ phải hoàn thành các thủ tục tuyên án từ vài năm trước.

Bà Trần và con đỡ đầu của bà cuối cùng đã được về nhà vào ban đêm. Dưới áp lực nặng nề phải trải qua trong ngày, bà đã bị ngã và bị thương ở chân. Hiện tại bà không thể đi lại được và cần có người chăm sóc.

Báo cáo liên quan:

Bà Tương Quốc Trân và bà Trần Phúc Trân bj bức hại tàn bạo tại Nhà tù nữ Tứ Xuyên

Công an đánh đập cụ ông ngoài 80 tuổi và tuyên bố: “Có đánh chết ông thì cũng không sao”

Một cảnh sát đã đánh đập một học viên Pháp Luân Công đã ngoài 80 tuổi và còn nói với ông rằng: “Có đánh chết ông thì cũng không sao!”

Vào sáng ngày 9 tháng 11 năm 2018 khi ông Trần Tái Sơn ở thành phố Hải Dương, tỉnh Sơn Đông đang làm việc đồng áng thì cảnh sát xuất hiện và bắt giữ ông.

Cảnh sát đã lục soát nhà và tịch thu của ông các sách Pháp Luân Đại Pháp trước mặt người vợ đang nằm liệt giường. Sau đó, họ đưa ông tới Đồn Công an khu Khai Phát và ở đó, ông bị cảnh sát đánh đập tàn bạo.

Khi ông Trần phản đối, viên công an đáp: “Có đánh chết học viên Pháp Luân Công thì chúng tôi cũng không sao cả.”

Cánh sát giữ ông Trần đến 5 giờ chiều rồi sau đó thả ông.

Bị theo dõi và sách nhiễu

Một hình thức phổ biến khác mà chính quyền sử dụng để nỗ lực ép các học viên từ bỏ đức tin là theo dõi và sách nhiễu họ. Việc theo dõi liên tục này thường khiến các học viên xuất hiện các vấn đề về sức khỏe.

Một phụ nữ cao niên suy giảm sức khỏe sau khi bị gắn thiết bị theo dõi vào cổ tay và liên tục bị sách nhiễu

Một bà lão 76 tuổi bị gắn thiết bị theo dõi ở cổ tay hai tháng trước khi kết thúc một năm thụ án treo vì tu luyện Pháp Luân Công. Ngay cả sau khi bà Đường Tu Văn kết thúc thời gian thụ án vào tháng 6 năm 2019, thiết bị theo dõi vẫn chưa được tháo khỏi cổ tay của bà.

Bà Đường cũng phải thường xuyên làm việc với nhân viên của ủy ban khu dân cư khi họ liên tục đến nhà thẩm vấn bà. Sự giám sát và sách nhiễu triền miên đã gây tổn hại lớn đối với sức khỏe của bà. Những tuần gần đây, bà Đường bắt đầu bị sụt cân nhanh chóng, choáng váng, ho và huyết áp cao. Bà cũng bị khó ngủ vào ban đêm.

Bà Đường, một công nhân nghỉ hưu của một nhà máy sản xuất ti vi ở thành phố Trường Sa, tỉnh Hồ Nam đã bị bắt vào tháng 5 năm 2017 sau khi bị tố cáo đã phân phát tài liệu thông tin về Pháp Luân Công.

Mặc dù bà Đường được trả tự do ngay trong ngày bị bắt, nhưng đến năm 2018, cảnh sát lại một lần nữa tìm gặp bà và nói rằng họ đã trình vụ việc của bà lên viện kiểm sát địa phương.

Tháng 6 năm 2018, bà Đường bị Tòa án khu Nhạc Lộc kết án phi pháp một năm tù và thụ án treo.

Tháng 4 năm 2019, cảnh sát địa phương và nhân viên ủy ban khu dân cư đã kéo tới nhà bà Đường và ép bà phải đeo thiết bị giám sát để lần theo vị trí của bà, ghi âm và ghi hình lại toàn bộ cuộc sống hàng ngày của bà.

Viên chức của ủy ban khu dân cư cũng đến nhà thẩm vấn bà Đường một hoặc hai tuần một lần, ghi âm hoạt động hằng ngày và lấy dấu vân tay cũng như chụp hình bà.

Một cụ ông bị nhốt trong phòng của Viện dưỡng lão

Ông Lưu Phượng Lâm, 78 tuổi, sống tại Viện Dưỡng lão Trung tâm huyện Phụ Thành. Vì bản thân được thụ ích từ việc tu luyện Pháp Luân Công nên ông Lưu thường đạp xe đến một khu chợ gần đó để kể cho mọi người về những trải nghiệm của mình.

Tuy nhiên, kể từ đầu năm 2018 khi Nghê Chí Cương được bổ nhiệm làm viện trưởng mới của viện dưỡng lão, ông Lưu đã không được ra ngoài nữa. Ngoài ra viện trưởng Nghê còn sắp xếp người sống cùng với ông Lưu để theo dõi ông.

Ông Lưu sau đó bị giam trong phòng và tất cả sách và tài liệu của Pháp Luân Công đều bị tịch thu. Khi người nhà đến viện dưỡng lão, họ không được phép vào thăm ông.

Không thể chịu được áp lực, ông Lưu đã trốn viện vào tháng 4 năm 2019 bằng cách trèo qua bức tường của viện dưỡng lão. Ông sống ở bên ngoài viện dưỡng lão khoảng năm ngày rồi sau đó ông được thuyết phục quay về viện khi không ai sẵn sàng nhận chăm sóc ông.

Báo cáo liên quan:

Tin tức bổ sung về bức hại tại Trung Quốc – Ngày 09 tháng 11 năm 2018 (13 báo cáo)

Cảnh sát sách nhiễu một bà lão cao tuổi và cưỡng ép lấy mẫu máu của bà

Bà Mã Tái Trân, 82 tuổi, ở thành phố Lục Bàn Thuỷ, tỉnh Quý Châu, sống một mình và thường bị cảnh sát sách nhiễu.

Ngày 9 tháng 3 năm 2018, cảnh sát xuất hiện tại nhà bà và cố gắng đẩy bà vào một chiếc xe đang chờ sẵn trong khi nhiều người trong khu phố đang theo dõi.

Một người chứng kiến đã đi lên và hỏi bà chuyện gì đã xảy ra.

Bà Mã nói: ”Họ cố lấy mẫu máu từ tôi. Tôi nói với họ rằng tôi rất khỏe mạnh kể từ khi tôi bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công từ 18 năm trước và tôi không còn phải trả 30.000 tệ chi phí y tế hàng tháng nữa.”

Bà Mã nói tiếp: “Tôi đề nghị được biết họ lấy mẫu máu của tôi là dựa trên cơ sở pháp lý nào. Họ đưa ra một mảnh giấy, nói rằng đó là lệnh từ cấp trên. Một người giật lấy tay tôi trong khi một người khác bắt đầu quay phim. Người thứ ba lấy một cây kim ra, nhưng tôi đã cố gắng để thoát ra.”

“Họ lôi tôi xuống cầu thang và dùng mọi cách lôi tôi đến đây. Tôi đau đến mức không thể thở được.

Báo cáo liên quan:

Nhân chứng kể lại một vụ bắt giữ học viên Pháp Luân Công bất thành

Trùng Khánh: Chính quyền giữ lại lương hưu của cụ bà 80 tuổi vì kiện cựu Tổng Bí thư ĐCSTQ Giang Trạch Dân

Bà Lý Viễn Khâm, 80 tuổi, là giáo viên về hưu của Trường Tiểu học Thái Thị Nhai ở khu Giang Tân, Trùng Khánh. Tiền lương hưu của bà đã bị đình chỉ vào đầu năm 2016 vì bà đã đệ đơn kiện cựu lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) Giang Trạch Dân. Chồng bà đã ngoài 80 tuổi, sống ở một cơ sở chăm sóc của khu dân cư.

Ngoài việc bị mất thu nhập, bà Lý còn bị áp lực tinh thần nặng nề do sự sách nhiễu của chính quyền địa phương. Bà đã bị mù một mắt và hiện không thể tự lo liệu cho sinh hoạt của mình, cuộc sống rất cơ cực.

Bà Lý, một giáo viên rất được kính trọng, đã đệ đơn kiện hình sự Giang Trạch Dân lên Tòa án Tối cao và Viện Kiểm sát Tối cao vào năm 2015. Chính quyền đã nhanh chóng trả đũa bà.

Cảnh sát khu Giang Tân đã chỉ đạo cán bộ khu phố thẩm vấn các học viên Pháp Luân Công trên địa bàn và lục soát nhà họ vào ngày 21 tháng 9 năm 2015.

Đầu năm 2016, Phòng 610 thuộc Ủy ban Chính trị và Pháp luật Khu Giang Tân đã gây áp lực lên Ủy ban Giáo dục Khu Giang Tân để ngừng phát lương hưu cho 13 học viên Pháp Luân Công trong ngành giáo dục. Hơn nữa, họ còn đe dọa rằng nếu ai trong số các học viên đó không ký vào cam kết “chuyển hóa” trước ngày 30 tháng 1 năm 2016, họ sẽ đình chỉ lương của người nhà của các học viên và thậm chí còn khai trừ công chức của con em của họ.

Hai học viên đã tới trường tiểu học để gặp Vương Thành Phi, bí thư trường, và Ngô Hồng Vệ, hiệu trưởng. Vương đặc biệt phản đối kháng cáo của họ và đã đưa ra tối hậu thư: “Không ký, không ‘chuyển hóa,’ thì không lương.”

Khi bà Lý tới các cơ quan hữu quan ở địa phương để lên tiếng cho kế sinh nhai của mình, các nhà chức trách hoặc là trốn tránh đùn đẩy trách nhiệm, hoặc là sách nhiễu bà thêm nữa. Có lúc, họ còn ra lệnh cho bảo vệ lôi bà ra khỏi tòa nhà của cơ quan chính phủ.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2019/10/7/394284.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2019/11/7/180636.html

Đăng ngày 11-12-2019; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share