Bài viết của phóng viên báo Minh Huệ ở tỉnh Hà Bắc
[MINH HUỆ 17-10-2018] Mới đây, ông Mã Duy Sơn (đang được tạm tha) đã bị đưa trở lại nhà tù sau khi ông bị phát hiện nói với mọi người về đức tin của mình. Trước đó ông đã bị kết án 3 năm tù cũng vì lý do này.
Ông Mã Duy Sơn, 78 tuổi, bị bắt vào ngày 22 tháng 4 năm 2014 vì gửi tin nhắn có nội dung về Pháp Luân Công, một pháp môn tu luyện cả tâm lẫn thân đã bị chính quyền cộng sản Trung Quốc bức hại từ năm 1999.
Trước đó, vào ngày 5 tháng 11 năm 2015, Tòa án thành phố Tam Hà kết án ông Mã 5 năm tù giam. Ông đã kháng cáo nhưng Tòa án Trung cấp thành phố Lang Phường đã ra quyết định giữ nguyên bản án ban đầu của ông vào ngày 13 tháng 5 năm 2016.
Mặc dù ông Mã được bảo lãnh tại ngoại, nhưng vào ngày 28 tháng 9 năm 2018, cảnh sát lại bắt giam ông khi ông đang nói với mọi người về Pháp Luân Công ở một khu chợ nông sản. Công an của Đồn Công an Tây Thành đã tống giam ông Mã ở trong một trại tạm giam vài ngày trước khi chuyển ông tới Nhà tù Ký Đông vào đầu tháng 10 để tiếp tục chấp hành bản án.
Bị bắt và kết án chỉ vì gửi tin nhắn
Ông Mã từng là một cán bộ thôn và chủ một doanh nghiệp tư nhân. Ông bị bắt vào ngày 22 tháng 4 năm 2014 cùng với ba học viên Pháp Luân Công khác, gồm ông Khang Cảnh Thái (bác sỹ), ông Vương Chiêm Thanh (giáo viên mỹ thuật), và bà Văn Kiệt (giáo viên cấp hai). Họ bị chính quyền nhắm đến chỉ vì gửi tin nhắn có nội dung về Pháp Luân Công.
Tháng 5 năm 2014, cả bốn học viên bị đưa đến Trung tâm tẩy não thành phố Lang Phường, họ bị giam ở đó hai tháng và sau đó bị kết án vào tháng 12 năm 2014.
Dưới sức ép của Phòng 610, phiên tòa xét xử bốn học viên được tổ chức vào ngày 19 tháng 6 năm 2015. Phiên xử thứ hai diễn ra sau đó hai tuần, vào ngày 2 tháng 7. Khi phiên tòa diễn ra được khoảng một phút thì thẩm phán tuyên bố nghỉ giải lao vì bà Văn đột nhiên xuất hiện vấn đề về sức khỏe.
Sau khi nghỉ giải lao, một trong các luật sư là cô Vương Vũ, đã chất vất tại sao thẩm phán không công bố ngày xét xử (theo quy định của luật pháp). Thẩm phán bèn ra lệnh cho nhân viên ở tòa kéo cô Vương từ tầng ba xuống tầng một và đẩy cô ra ngoài đường. Kết quả là, vai bên phải của cô bị chấn thương và sau đó cô bị bắt vì tội “miệt thị tòa án”.
Phiên xử thứ ba diễn ra vào ngày 7 tháng 8 năm 2015, nhưng nhanh chóng kết thúc khi bà Văn chất vấn thẩm phán về việc luật sư của bà là cô Vương không được thông báo về phiên xét xử.
Trong phiên xử thứ tư vào ngày 18 tháng 8, các học viên và luật sư của họ đã nhắc lại sự phi pháp của cuộc đàn áp Pháp Luân Công và yêu cầu trả tự do cho các học viên.
Một phiên xử khác xét xử bà Văn diễn ra vào ngày 9 tháng 9, Tòa án thành phố Tam Hà đã kết án tù cả bốn học viên vào ngày 5 tháng 11 năm 2015. Ông Mã và bà Văn mỗi người bị kết án 5 năm tù. Ông Vương bị kết án 6 năm tù, trong khi ông Khang bị kết án 3 năm tù với 3 năm quản chế.
Cả bốn học viên đều đã gửi đơn kháng cáo, tuy nhiên, Tòa án Trung cấp Lang Phường ra quyết định giữ nguyên bản án ban đầu của họ vào ngày 13 tháng 5 năm 2016.
Thông tin liên lạc của thủ phạm bức hại:
Lý Chiêm Giang, Trưởng Đồn Công an Tây Thành: +86-13832639808
Bài liên quan:
Tỉnh Hà Bắc: Bốn cư dân nộp đơn khiếu nại Trưởng Phòng 610 và các viên chức tòa án
Cả hai học viên Pháp Luân Công không có luật sư đại diện trong phiên xử thứ hai,
Các học viên ở Hà Bắc kiện Giang Trạch Dân phạm pháp trong cuộc bức hại Pháp Luân Công
Thẩm phán lừa học viên Pháp Luân Công từ bỏ luật sư biện hộ
Luật sư yêu cầu công an bác bỏ cáo buộc chống lại học viên Pháp Luân Công
Chính quyền thành phố Tam Hà sách nhiễu gia đình học viên Pháp Luân Công và luật sư biện hộ
Thành phố Tam Hà, tỉnh Hà Bắc: Hơn 300 người ký tên thỉnh nguyện cho bốn học viên bị bắt giữ
Các học viên nộp đơn khiếu nại trại tẩy não
Ông Mã Duy Sơn cư dân thành phố Tam Hà tỉnh Hà Bắc tiếp tục bị bắt giữ phi pháp
Bốn học viên bị bắt vì gửi tin nhắn văn bản cho theo nhóm
Bản tiếng Hán:https://www.minghui.org/mh/articles/2018/10/17/375903.html
Bản tiếng Anh:https://en.minghui.org/html/articles/2018/10/21/172947.html
Đăng ngày 27-10-2018; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.