Bài viết của phóng viên báo Minh Huệ ở tỉnh Vân Nam, Trung Quốc

[MINH HUỆ 15-07-2022] Nhà tù Số 1 tỉnh Vân Nam được biết đến là nơi giam giữ các tù nhân phạm trọng tội với nhiều tử tù và tù nhân ngoại quốc. Kể từ khi chính quyền cộng sản Trung Quốc bắt đầu bức hại Pháp Luân Công vào năm 1999, ít nhất 160 học viên đã bị cầm tù tại đây.

Hầu hết các học viên bị giam ở khu 1, cũng gọi là khu huấn luyện của nhà tù. Đến nay, đã xác nhận được 28 học viên bị giam ở đó. Các học viên kiên định đức tin bị quản lý nghiêm ngặt và bị tra tấn tàn bạo. Ít nhất 4 học viên bị bức hại đến chết và 1 học viên là quân nhân tàn phế đã bị mù do tra tấn.

Quản lý nghiêm ngặt

Trước năm 2003, khu 1 được gọi là khu 13 và sau đó đổi tên thành khu 1 từ năm 2004. Các tù nhân, ngoại trừ các học viên Pháp Luân Công, bị đưa đến khu 1 để huấn luyện trong 3 tháng, và những tội phạm hình sự trọng điểm bị quản lý nghiêm ngặt ngay khi vừa tới nhà tù. Khi hết thời gian huấn luyện giáo dục, họ bị chuyển đến các khu khác. Nhà tù Số 1 Tỉnh Vân Nam hiện đang có 12 khu giam giữ.

Lính canh tù tự nhận họ là “chính phủ” ở trong nhà tù, phản đối lính canh sẽ bị xem như là phản đối chính quyền. Nói cách khác, khi bị giam ở trong nhà tù này, một người sẽ không có sự tôn nghiêm nhân cách, không có quyền nhân thân, và cũng không có sự bảo đảm sinh mạng.

“Huấn luyện giáo dục”

Lính canh sẽ chỉ định và ra lệnh cho một số tù nhân giám sát những người bị giam giữ khác. Mỗi khu có một nhóm gọi là “ủy ban cải tạo tù nhân”, tổ sản xuất lao động (giúp việc cho lính canh trong quản lý sản xuất), tổ xét duyệt quy định, tổ học tập, văn nghệ, tổ báo chí và văn hóa thể thao, tổ đời sống và tổ sức khoẻ.

Ủy ban cải tạo chỉ định một tù nhân làm chủ nhiệm và một đến hai tù nhân làm phó chủ nhiệm. Các tổ khác có một tổ trưởng và một tổ phó. Ủy ban cải tạo làm tay sai giúp lính canh kiểm soát tù nhân và có thể được giao nhiệm vụ giúp khu giam giữ, lính canh và quản giáo làm những việc mờ ám. Các trưởng nhóm tù nhân được đi qua đi lại giữa các lính canh, khu giam giữ và văn phòng nhà tù. Một số còn có rất nhiều quyền hành, họ có thể lừa trên gạt dưới, tác oai tác quái, ức hiếp các phạm nhân khác. Một số còn có một nhà bếp nhỏ riêng của mình, ở đó họ trữ rau, thịt và cả những hàng cấm như rượu. Một số lính canh cấp dưới thậm chí còn cho phép họ xử lý các vấn đề đang tồn tại trong khu giam giữ.

Ban đầu, khu 1 sẽ tiến hành huấn luyện giáo dục, mà thực chất là bắt đầu áp dụng hình thức huấn luyện quân sự. Sau đó, các tù nhân bị ép lao động nô lệ mỗi ngày để kiếm tiền cho khu giam giữ và tham gia huấn luyện quân đội trong thời gian nghỉ ngơi vào buổi tối. Các tù nhân, kể cả tù nhân ngoại quốc và người mù chữ cũng phải học thuộc nội quy nhà tù, nếu không thuộc sẽ bị trừng phạt.

Lao động chân tay của các tù nhân trong khu bao gồm chọn hạt đậu, nấm và ớt. Họ phải ngồi xổm và khom lưng để nhặt trong suốt hơn 10 tiếng đồng hồ (không được ngồi bệt xuống). Họ cũng bị ép phải mài đá quý, xâu chuỗi hạt, làm túi giấy và thùng giấy. Mặc dù công việc phải tiếp xúc với vật liệu độc hại, nhưng không có biện pháp bảo vệ an toàn nào cho người lao động. Các tù nhân làm việc suốt cả năm mà không được nghỉ lễ hay Chủ nhật. Lao động khổ sai khiến một số tù nhân phát bệnh hoặc bị tàn tật. Một số bị mù, một số bị mắc bệnh lao và nhiều chứng bệnh khác, và một số đã chết vì kiệt sức.

Các phương thức tra tấn trong nhà tù

Mỗi khu thường có lính canh chuyên phụ trách quản lý học viên Pháp Luân Công. Nội quy nhà tù quy định rằng học viên Pháp Luân Công nào từ chối “chuyển hoá” sẽ bị quản lý nghiêm ngặt, và mỗi học viên sẽ bị giám sát bởi từ 2 đến 5 tù nhân.

Học viên bị cưỡng chế nghe băng ghi âm hoặc xem video lăng mạ Pháp Luân Công. Họ cũng bị cấm giao tiếp và bị tước quyền thăm thân, không được tham gia các hoạt động giải trí và đọc sách báo.

Các hình thức tra tấn thân thể phổ biến gồm ngồi (trên ghế đẩu nhỏ)/ngồi xổm/đứng trong nhiều giờ mà không được cử động, biệt giam, treo người lên bằng còng tay suốt nhiều ngày, mặc áo bó, đánh đập, sốc điện, xịt hơi cay vào mặt và cấm ngủ.

Thiết lập đội quản lý nghiêm ngặt

Nhà tù thiết lập một đội quản lý nghiêm ngặt để tăng cường xử phạt những ai vi phạm nội quy. Những người vi phạm nội quy bị đưa đến khu 1 và bị quản lý nghiêm ngặt. Ở đó, họ có thể bị tra tấn tàn bạo. Những người bị quản lý nghiêm ngặt chỉ được cấp 2 lạng cơm tẻ và một chút xíu rau cho mỗi bữa ăn. (Lạng: Đơn vị đo khối lượng dùng ở Đông Á, xấp xỉ 38 gram)

Quản lý nghiêm ngặt được phân thành 3 cấp độ. Cấp 1 bị xử phạt nhẹ nhất, gồm đeo còng tay, xích chân và ngồi trên một cái ghế đẩu, và chỉ khi đi vệ sinh hay lúc ngủ mới được tháo còng tay; Cấp 2 gồm các hình thức xử phạt ở cấp 1 và cộng thêm các hình thức phạt đứng, ngồi xổm, đứng phơi nắng, lao động khổ sai; Cấp 3 gồm có còng tay và xích chân, treo người lên bằng còng tay với cơ thể lơ lửng, nhốt vào lồng sắt hay ngồi xổm.

Sau khi được thả khỏi đội quản lý nghiêm ngặt, một số tù nhân đã ở trong tình trạng hấp hối và được khiêng ra khỏi khu vực tra tấn, có người thì bị tàn tật. Nếu họ chết, nhà tù chỉ cần ra thông báo rằng họ “chết vì bệnh tật” là xử lý xong.

Các trường hợp học viên Pháp Luân Công bị bức hại

Một phần danh sách các học viên đã và đang bị giam (được sắp xếp theo thứ tự thời gian và con số trong ngoặc là số năm tù).

1999 – Lương Đông (3) và Lữ Tùng Hoà (3)

2000 – Lý Vân Phú (5), Trần Tiểu Quai (5), Hoàng Quế Bình (5), Khổng Hoa Cường (không rõ bản án)

2001 – Vạn Vĩnh Sinh (5), Đoàn Nghĩa Vũ (4), Lý Vĩnh Sơn (4), Dương Chính Quốc (4), Đổng Quốc Chiếu (3), Đái Bồn Thuận (3), Trần Dao (3), Vương Tá Căn (3), Kinh Vân Phi (2), Kỷ Quảng Khuê (2), Ngô Minh Tài (không rõ bản án), Trương Văn Lượng (không rõ bản án)

2002 –Dương Trúc (3), Trương Phương (3), Hà Hữu Lâm (2), Chu Mô Phương (không rõ bản án)

2003 –Phùng Bảo Định (4), Trì Chí (3.6), Lưu Nghị Thanh (3), Mục Khải Đông (3), Trương Húc (3), Thẩm Minh (3), Diêm Chính Thục (2)

2004 – Hàn Chấn Côn (7), Phổ Chí Minh (4), chồng của Trương Hiệu Linh (4), Địch Kiến Triêu (4), Hồ Hiến Đỉnh (3), Dương Khai Văn (3), Hầu Phát Dũng (3), Phi Học Long (không rõ bản án)

2005 –Lý Chấn (6), Cao Mạnh Viên (5), Hiệp Bảo Phúc (5), Phổ Chính (4), Hồ Bỉnh Thanh (4), Lý Tiên Trạch (4), Vạn Quốc Lương (4), Chu Binh (4), Tôn Vân Tập(3), Trần Quang Hoa (3), Đỗ Ánh Tường (3), Trương Chánh Kiều (3), Ngô Minh Tài (2), Hà Cảnh Xuân (2), Hàn Tuấn Nghị (không rõ bản án)

2006 –Triệu Dược (9), Vương Vân (5), Bao Viễn Cận (4), Vương Quý Vinh (3), Dương Quế Trân (2), Vũ Bảo Nguyên (2,6), Đinh Bảo Lượng (2)

2007 – Phương Chinh Bình (6), Hác Minh Tinh (5), Du Toàn Minh (5), Lý Lâm Thư(3), Đổng Khải Côn (3), Chu Chí Minh (3)

2008 – Thẩm Thiệu Thanh (7), Lôi Vân Ba (5), Lê Côn Bình(4), Quách Hoành Vân (4), Đồng Chí Côn (3), Lý Bồi Cao (3), Đổng Minh Tổ (không rõ bản án)

2009 – La Thái Hữu (5), Lý Văn Ba (5), Đặng Trí Húc (5), Hà Hữu Lâm (4), Lý Vĩnh Khôn (4), Dương Hưng Xuân (3.5), Ngô Quý Hữu (3), Hồ Quang Minh (3), Diêm Kim Hoa (3), Lý Đào Hữu (3), Trần Á Hoành (3), Hác Minh Tinh (3), Thi Tông Bội (3), Cường Huy (3), Chu Đức Phúc (không rõ bản án), Sư Học Huệ (không rõ bản án), Vương Phong (không rõ bản án), Lý Giám Cường (không rõ bản án), Lưu Phong (không rõ bản án)

2010 – Mã Quốc Trung (4), Nghiêm Quý Sinh (3),Trương Hứa (3), Thẩm Trụ Hữu (3), Đàm Thế Điền (2,6), Thang Kế Vinh (2)

2011 – Dương Minh Trung (6), Lăng Ngọc Bưu (5), Trần Đan Vũ (3), Từ Thanh Phúc (2), Lại Nguyên Xuyên (không rõ bản án), Hà An Tường (không rõ bản án), Hướng Hữu Lâm (không rõ bản án), Wang Hanwei (không rõ bản án)

2012 – Ngô Tâm Minh (5), Bạch Long Quân (3), Hồ Kiến Hoa (3), Trương Lượng (3)

2013 – Mã Húc Dũng (9), Trương Sỹ Lâm (7), Lý Quyền (7), Đào Bồn Thuận (6), Tôn Khôn (6), Hiệp Bảo Phúc (6), Đái Bồn Thuận (6), Lý Khắc (6), Lưu Dũng (4), Giang Vân Nam (3), Cai Chun (không rõ bản án)

2014 – Hàn Chấn Côn (5), Địch Kiến Siêu (4.6), Dương Tự Cường (3,6), Cao Khoa Thất (3,6), Chu Trung Phú (3), Cao Trạch Mạnh (không rõ bản án)

2015 – Vương Chính Lễ (7.6), Vương Hiền Thụ (5), Trương Lương(3), Cao Hưng Đông (3)

2016 – Deng Hui (6), Văn Xuân Phúc (4), Lý Bồi Cao (4), Thạch Kiến Vỹ (không rõ bản án)

2017 – Ngô Nghiễm Thành (5)

2018 – Liệu Kiện Phủ (4), Phó Văn Đức (3,6), Phùng Bảo Định (3), Vu Quang Minh (3), Chu Phú Minh (2)

2019 –Lý Văn Ba (5), Ngô Tâm Minh (5)

Không rõ năm kết án – Lâm Thiên Thanh (5), Dương Hưng Xuân (5), Lễ Nam(4), Lôi Vân Ba (3), Hoàng Văn Hưng (3), Dương Văn Thanh (3), Chu Đức Phúc (không rõ bản án), Chu Á Minh (không rõ bản án), Vương (không rõ tên và án tù)

Những trường hợp bị bức hại đến chết

Bị tiêm thuốc không rõ nguồn gốc, đánh đập và bức thực

Ông La Giang Bình ở huyện Mễ Dịch, thành phố Phàn Chi Hoa, tỉnh Tứ Xuyên đã bị bắt vào tháng 1 năm 2012 tại huyện Nam Hoa, châu Sở Hùng Châu (khu tự trị dân tộc Di Sở Hùng), tỉnh Vân Nam. Ông đã bị kết án 4,5 năm tù và bị giam ở khu 1 nhà tù. Vì ông từ chối “chuyển hoá” nên đã bị còng tay, xích chân, đánh đập, tiêm thuốc không rõ nguồn gốc, bị ép lao động nặng cường độ cao, bị biệt giam và bức thực. Răng và nướu của ông đều đen kịt, răng dính đầy cặn máu đông, bên trong miệng ông bị thối rữa.

118dd66447d0c61060977850a655a9be.jpg

Ông La Giang Bình cùng vợ và con gái

c365f1ba33d84924e12b9dd8e0097fcb.jpg

Ông La Giang Bình trước khi qua đời

Ba tháng sau khi bị cầm tù, ông La đã rơi vào tình trạng nguy kịch, nên ông được tạm tha y tế vào ngày 23 tháng 12 năm 2013. Tuy nhiên ông đã không qua khỏi và qua đời vào ngày 28 tháng 12 năm 2013 (sau 5 ngày được bảo lãnh) ở tuổi 51.

Mắc bệnh tiểu đường do bị tiêm thuốc độc

Ông Trịnh Trí Dương ở Trùng Khánh bị bắt ở thành phố An Ninh vào tháng 12 năm 2004 vì phân phát tài liệu Pháp Luân Công. Sau khi một thẩm phán kết án ông 3 năm tù, ông bị đưa đến Nhà tù Số 1 tỉnh Vân Nam và bị cưỡng bức lao động với những công việc như hái và chọn đậu để xuất khẩu ra nước ngoài.

Ông đã cố gắng nói với lính canh rằng không không phạm tội gì cả và thuyết phục họ không bức hại các học viên Pháp Luân Công. Tuy nhiên, ông đã bị còng tay, xích chân và bị đưa vào đội quản lý nghiêm ngặt, tại đây, ông bị còng hai tay vào một thanh kim loại, không được ngồi bệt hoặc ngồi lên ghế mà chỉ có thể ngồi xổm. Nếu phản đối, ông sẽ bị đánh đập. Ông hỉ được cung cấp rất ít cơm và một chút xíu rau hoặc canh. Sự tra tấn này kéo dài hơn 3 tháng.

Sau khi được ra khỏi đội quản lý nghiêm ngặt, ông gầy hốc hác và không còn chút sức lực. Ông xuất hiện các triệu chứng của bệnh tiểu đường. Sau đó ông bị chuyển đến khu 2, rồi lại bị đưa vào khu 1 lần nữa.

Dù sức khoẻ kém nhưng ông vẫn bị cưỡng bức lao động. Tù nhân giám sát cấm ông ngồi trên giường, không cho ông ngồi với hai chân khép lại với nhau hay nhắm mắt. Ông sẽ bị đánh đập nếu không hợp tác. Ông đã báo cáo việc ngược đãi này lên quản lý nhà tù nhưng không có tác dụng.

Ông Trịnh đã tuyệt thực để phản bức hại và lâm vào tình trạng nguy kịch. Khi bị đưa đến bệnh viện nhà tù, ông bị tiêm thuốc độc và cưỡng chế dùng những loại thuốc không rõ nguồn gốc. Sự bức hại này diễn ra đến tận tháng 12 năm 2007, khi án tù của ông kết thúc.

8cb1cd75f8352b02c1105a14bf030723.jpg

Minh hoạ tra tấn: Tiêm thuốc không rõ nguồn gốc

Ông đã qua đời không lâu sau khi được thả vào tháng 12 năm 2010, ở tuổi 36.

Bị bức hại đến chết, cơ thể bị hoả táng trái với ý nguyện của gia đình

Ông Thạch Kiến Vĩ, một giáo viên tiếng Anh và vợ là bà Tiêu Trúc, một giáo viên thể dục, đều giảng dạy tại Trường Trung học Số 1 huyện Tân Xuyên ở tỉnh Vân Nam. Ngày 7 tháng 9 năm 2015, họ bị bắt tại nhà sau khi cảnh sát phát hiện họ đã đệ đơn kiện Giang Trạch Dân (cựu lãnh đạo của chính quyền cộng sản) tội phát động cuộc bức hại Pháp Luân Công. Ông Thạch bị hơn 10 cảnh sát đánh đập ở dưới tầng hầm của đồn công an.

eb16d0dd375907f13c1274d29fdd622a.jpg

Ông Thạch Kiến Vĩ

Sau đó ông Thạch bị kết án 6,5 năm tù và thụ án trong Nhà tù Số 1 tỉnh Vân Nam và bà Tiêu bị kết án 5 năm tù và thụ án trong Nhà tù Nữ Số 2 tỉnh Vân Nam.

Hai năm sau, vào ngày 25 tháng 8 năm 2021, nhà tù gọi cho gia đình ông Thạch và thông báo rằng ông có triệu chứng bị ung thư gan và được đưa đến bệnh viện nhà tù. Nhà tù vẫn từ chối tạm tha y tế cho ông hay cho gia đình thăm ông. Nhà tù cũng viện lý do đại dịch và ông không từ bỏ Pháp Luân Công để ngăn cản gia đình xem hồ sơ y tế của ông.

Một tháng sau, vào ngày 26 tháng 9, lính canh nhà tù gọi điện cho gia đình ông Thạch và nói rằng ông đang hấp hối và đang cấp cứu hồi sức. Gia đình yêu cầu được thăm ông nhưng các nhà tù vẫn tiếp tục từ chối.

Ba giờ sau, gia đình nhận được một cuộc gọi thông báo rằng ông Thạch đã tắt thở. Gia đình bị ép ký tên vào thư đồng ý hoả táng ông. Khi gia đình xem thi thể của ông tại nhà tang lễ, họ thấy ông có những vết bầm tím trên lưng và tích tụ chất lỏng ở bụng. Nghi ngờ ông đã bị tra tấn nên gia đình từ chối ký tên vào giấy đồng ý hoả táng, họ cũng yêu cầu được xem hồ sơ y tế của ông. Tuy nhiên, lính canh đã nhanh chóng cho hoả táng thi thể ông Thạch trái với ý nguyện của gia đình. Khi đó ông Thạch 56 tuổi.

(Bài liên quan: Giáo viên tiếng Anh qua đời trong khi bị cầm tù, thi thể bị hỏa táng)

Bị cưỡng bức lao động, qua đời sau khi được ra tù

Ông Tôn Vân Tập, là một người làm việc tự do ở thành phố Côn Minh, bị bắt cùng các học viên Pháp Luân Công khác khi họ đến Tây Tạng du lịch. Ông đã bị kết án 3 năm và giam trong khu 1 Nhà tù Số 1 tỉnh Vân Nam. Ở đó, ông bị tẩy não và cưỡng bức lao động với công việc hái đậu. Sự bức hại ở trong tù đã khiến tâm thân ông bị thương hại nghiêm trọng, và đã qua đời vào năm 2019, không lâu sau khi ra tù.

(Còn tiếp)

Bài liên quan:

Thủ đoạn bức hại học viên Pháp Luân Công trong Nhà tù Số 1 tỉnh Vân Nam

Bức hại các học viên Pháp Luân Công tại Nhà tù Vân Nam

Mọi nội dung đăng trên trang web này thuộc bản quyền của Minghui.org. Minh Huệ sẽ biên soạn các nội dung trên trang web và xuất bản theo định kỳ hoặc vào những dịp đặc biệt.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2022/7/15/446199.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2022/8/18/202851.html

Đăng ngày 24-10-2022; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share