Bài viết của Chang Qing, một học viên Pháp Luân Công ở Trung Quốc

[MINH HUỆ 26-06-2022] Vào mỗi tháng 7 ở Washington D.C. đều có một buổi thắp nến tưởng niệm bên cạnh Đài Tưởng niệm Washington hay Đài Tưởng niệm Lincoln để tưởng nhớ về các học viên Pháp Luân Công ở Trung Quốc đã mất đi mạng sống vì kiên định đức tin của họ. Những hoạt động tương tự cũng được tổ chức ở các thành phố thủ phủ khác nhau trên toàn thế giới.

Trong số những người qua đời có một vài người dân ở Trường Xuân, tỉnh Cát Lâm, những người đã dũng cảm chèn tín hiệu vô sóng truyền hình vào tháng 3 năm 2002 nhằm phơi bày tuyên truyền vu khống của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) chống lại Pháp Luân Công, một môn tu luyện cả tâm lẫn thân dựa trên nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn.

Họ là những ví dụ điển hình cho sự tàn nhẫn cực đoan mà Đảng dùng để bịt miệng những người bất đồng chính kiến, đặc biệt là che giấu sự thật đối với người Trung Quốc. Bởi vì dưới ánh sáng của sự thật, Đảng chỉ có thể thất bại.

Tra tấn tào bạo

Hoắc Giới Phu, khi đó là giám sát của Văn phòng Bảo vệ Quốc tế thuộc Sở Công an Khoan Thành tại thành phố Trường Xuân, tỉnh Cát Lâm, đã nhớ lại những gì ông chứng kiến vào năm 2002.

Ông viết: “Khoảng 7 giờ tối ngày 13 tháng 3 năm 2002, khi đi qua tầng hai để đến văn phòng của tôi ở tầng sáu, tôi nghe thấy tiếng hét và âm thanh của ai đó bị đánh đập trong một căn phòng. Tôi mở cửa và thấy nhiều cảnh sát đang tra tấn ông Lưu Hải Ba. Ông ấy bị lột trần và bị xích trong tư thế quỳ gối vào một cái ghế cọp. Đầu ông cũng bị kẹp. Hai cảnh sát đang sốc điện ông khi đang kẹp một dùi cui điện vào hậu môn của ông. Một số mảnh vỡ gỗ nằm rải rác trên sàn nhà. Một vùng lớn trên cơ thể ông đã sưng phồng và ửng đỏ”.

Ông Hoắc đã cố ngăn các thủ phạm lại nhưng đội trưởng Ngải Lực Dân vẫn lệnh cho tra tấn tiếp tục với lý do là lệnh của cấp trên. Vì vậy ông Hoắc đã đến gặp một đội trưởng khác là Tôn Lập Đông. Nhưng đã quá trễ. Ông cho biết: “Sau khi vào phòng, tôi thấy ông Lưu đã được đưa ra khỏi ghế cọp và chết trên sàn. Nhiều cảnh sát vội vã mặc quần áo cho ông nhưng không dễ dàng. Trong khi yêu cầu chúng tôi rời đi và Ngải giữ im lặng về việc này. Tôn đã báo cáo sự việc với trưởng sở công an là Chu”.

ĐCSTQ đã che giấu cái chết như thường lệ. Ba ngày sau khi ông Lưu bị đánh đập đến chết. Trưởng Sở Công an Khoan Thành là Chu Xuân Minh nói tại một cuộc họp rằng ông Lưu đã chết do bị bệnh tim và đã điều người bảo vệ thi thể và vợ của ông Lưu. Ông Hoắc sau đó đã bị giam và bị sa thải vì nhận xét rằng cuộc đàn áp Pháp Luân Công là vô căn cứ. Tháng 6 năm 2002, ông trốn khỏi Trung Quốc và sau đó đã làm chứng cho Minh Huệ những gì đã xảy ra.

Nối dối đổi trắng thay đen

Vậy tại sao các học viên như ông Lưu lại bị tra tấn tàn bạo như vậy? Điều này xuất phát từ chính sách bức hại của ĐCSTQ nhắm vào các học viên vô tội vì kiên định đức tin và vạch trần những lời vu khống và dối trá của chế độ được phổ biến thông qua các hệ thống truyền thông rộng lớn của nó.

Pháp Luân Công được ông Lý Hồng Chí giới thiệu ra công chúng vào tháng 5 năm 1992. Những lợi ích kỳ diệu về sức khoẻ và cải thiện đạo đức của môn tập đã được công nhận là tốt. Sau khi điều tra chặt chẽ và xem xét kết quả khảo sát của các học viên Pháp Luân Công, Kiều Thạch, khi đó là Chủ tịch Uỷ ban Thường vụ Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc, cùng nhiều quan chức cấp cao khác đã gửi một báo cáo lên Bộ Chính trị rằng “Pháp Luân Công mang đến cho quốc gia và người dân trăm điều lợi mà không có điều hại nào”.

Nhưng ĐCSTQ nổi tiếng là kiểm soát tâm trí người dân. Điều này đặc biệt đối với Giang Trạch Dân, lãnh đạo ĐCSTQ lúc bấy giờ. Sau khi leo lên vị trí quyền lực hàng đầu vì sự chuyên chế của mình trong Vụ thảm sát Quảng trường Thiên An Môn vào năm 1989, Giang đố kỵ rằng số học viên Pháp Luân Công đã vượt xa số thành viên của ĐCSTQ. Dù các thành viên khác trong Uỷ ban Thường vụ Bộ Chính trị không đồng ý, nhưng Giang vẫn phớt lờ và phát động cuộc đàn áp trên toàn quốc đối với Pháp Luân Công vào tháng 7 năm 1999, thề rằng sẽ tiêu diệt môn tập này trong ba tháng.

Để thi hành toàn diện chính sách bức hại từ trên xuống dưới, Giang đã thành lập Phòng 610, có quyền lực vượt qua hệ thống tư pháp để bắt giam, tra tấn và giết hại hàng chục ngàn học viên một cách tuỳ tiện nhằm theo đuổi mục tiêu của Giang.

Tuy nhiên, vì những lợi ích nổi tiếng của Pháp Luân Công, các quan chức và người dân bình thường tương đối bị động trong cuộc bức hại. Một số thậm chí còn cảm thông đối với các học viên do những ngược đãi mà họ phải chịu vì đức tin của mình.

Chính trong hoàn cảnh đó mà Giang và đồng bọn đã dàn dựng vụ tự thiêu trên Quảng trường Thiên An Môn vào ngày 23 tháng 1 năm 2001, trước Tết Nguyên đán.

Trong khi nhiều gia đình trên khắp đất nước tụ họp trước TV để chờ xem giờ tin chính và mừng năm mới, những cảnh tượng tự thiêu kinh hoàng trên Quảng trường Thiên An Môn đột nhiên được phát sóng trên kênh CCTV (Đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc), gây sốc cả đất nước và thay đổi thái độ dân chúng chống lại Pháp Luân Công một cách hiệu quả. Tuy nhiên, vài người đã nhận ra rằng đoạn phim – những cảnh quay dài, trung bình, và cận cảnh – đến từ các ê kíp truyền hình chuyên nghiệp đã chuẩn bị từ trước và không thể được quay trong trường hợp khẩn cấp như vụ tự thiêu.

Phân tích chi tiết đoạn phim cho thấy hàng chục sơ hở trong bộ phim tài liệu đạt giải là Lửa giả. Nhưng Lý Đông Sinh, phó Phòng 610 Trung ương và là phó giám đốc của CCTV, đã làm việc với các quan chức khác và tiếp tục phổ biến các tuyên truyền thù hận thông qua mạng lưới Phòng 610, cơ quan chính phủ, truyền thông, sách giáo khoa, văn học, giáo dục khoa học, giải trí và nhiều hơn nữa. Điều này đã dấy lên lòng căm thù trong các quan chức và công chúng đối với Pháp Luân Công, dẫn đến cuộc bức hại đẫm máu và leo thang chưa có tiền lệ.

“Giết không thương tiếc”

Nhiều ngày trước cái chết của ông Lưu, các học viên ở thành phố Trường Xuân đã chèn sóng truyền hình thành công vào nhiều kênh ở Trường Xuân vào ngày 6 tháng 3 năm 2002. Đoạn phim dài đến 50 phút được phát sóng đã vạch trần tuyên truyền thù hận của vụ tự thiêu và giải thích về việc Pháp Luân Công được chào đón ở khắp nơi trên thế giới trừ Trung Quốc.

Phản ứng từ công chúng là một hiện tượng. Tác giả Ethan Gutmann trong “Chèn sóng ngắn”, một bài viết được đăng trên The Weekly Standard vào năm 2010: “Ở một số khu phố, các quan chức địa phương đã tuyệt vọng và ngắt điện, khiến đường phố chìm trong bóng tối. Ở những nơi khác, chẳng hạn như khu vực gần Quảng trường Văn hoá, người dân đổ ra đường để ăn mừng. Lệnh cấm đã chấm dứt! Pháp Luân Công được bình phản! Một số học viên xuất hiện từ các nhà máy và nơi ẩn náu, công khai phát tài liệu. Hàng xóm, trẻ em, những người lạ ngẫu nhiên, thậm chí là những bà lão đeo găng tay đỏ đến gần họ, mọi người nói chuyện, sôi sục, cười đùa, đánh vào người họ một cách vui vẻ và chúc mừng họ”.

Nhưng sự trả thù tàn bạo đã đến ngay lập tức. Giang đích thân ra lệnh “giết không thương tiếc”. Lưu Kinh, phó Phòng 610 Trung ương kiêm phó trưởng Bộ Công an, đã đến Trường Xuân hối thúc các quan chức địa phương hoặc là giải quyết sự việc hoặc là bị sa thải. Hơn 5.000 học viên Pháp Luân Công ở Trường Xuân đã bị bắt, giam giữ và tra tấn chỉ trong vài ngày sau vụ chèn sóng truyền hình.

Các nạn nhân của cuộc bức hại

Tòa Trung cấp Trường Xuân đã kết án tù 15 học viên vào ngày 18 tháng 9 năm 2002. Họ bao gồm bà Chu Nhuận Quân (20 năm), ông Lưu Vỹ Minh (20 năm), ông Lưu Thành Quân (19 năm), ông Lương Chấn Hưng (19 năm), ông Trương Văn (18 năm), ông Lôi Minh (18 năm).

Ngoài ông Lưu Hải Ba được đề cập ở trên, ông Lưu Thành Quân cũng bị chết do tra tấn trong khi giam cầm. Ít nhất sáu học viên bị bắt khác cũng mất đi mạng sống của họ do bị tra tấn, gồm ông Lôi Minh, ông Lương Chấn Hưng, ông Hầu Minh Khải cùng những người khác.

Trong Lễ Trao Giải thưởng Nhân quyền 2007 tại Toà nhà Quốc hội New South Wales, Tổ chức Nhân quyền Châu Á Thái Bình Dương ở Úc đã trao Giải thưởng Fidelity Vindicator cho ông Lưu Thành Quân. Thành viên của Hội đồng Lập pháp, ông Gordon Moyes, đã tham gia buổi trao giải và gọi giải thưởng này là một minh chứng của lịch sử.

Nhưng các học viên Pháp Luân Công không phải là nạn nhân duy nhất của cuộc bức hại và tuyên truyền thù hận. Nhiều thủ phạm tham gia bức hội đã lãnh hậu quả vì đi theo chính sách bức hại.

Tôn Lập Đông, là một đội trưởng ở Sở Cảnh sát Khoan Thành khi sự việc chèn sóng truyền hình xảy ra. Ông ta là một trong những thủ phạm chính gây ra cái chết của ông Lưu, còn cầm đầu những cảnh sát khác bắt giữ tổng cộng 100 học viên. Ông ta bị đột tử tại văn phòng của mình vào đầu năm 2004, và cấp dưới của ông ta nói rằng đó là do quả báo vì bức hại Pháp Luân Công.

Lưu Nguyên Tuấn là Bí thư của Ủy ban Chính trị và Pháp luật Trường Xuân, đã chỉ huy việc bắt giữ khoảng 5.000 học viên sau vụ chèn sóng truyền hình. Ông ta đổ bệnh vào giữa tháng 4 năm 2006 và chết vì ung thư gan vào ngày 4 tháng 5 năm 2006.

Những người làm việc trong các hãng thông tấn cũng chịu chung số phận vì những việc làm xấu của họ. La Kinh, người dẫn chương trình tin tức của CCTV, cũng là người phát sóng những bản tin giả về vụ Thảm sát trên Quảng trường Thiên An Môn năm 1989, sau đó là vụ tự thiêu dàn dựng năm 2001. Sau khi bị chẩn đoán bị ung thư hạch vào năm 2009, ông ta không nói được và chết do bị lở loét ở miệng và lưỡi.

Các học viên đều muốn mọi người có cuộc sống khoẻ mạnh và hạnh phúc. Trong khi đang chịu sự bức hại, họ đã nỗ lực vất vả nhằm hối thúc những thủ phạm ngừng tham gia bức hại để không chịu trách nhiệm khi ĐCSTQ bị đưa ra công lý bởi những tội ác của nó chống lại Pháp Luân Công.

Mọi nội dung đăng trên trang web này thuộc bản quyền của Minghui.org. Minh Huệ sẽ biên soạn các nội dung trên trang web và xuất bản theo định kỳ hoặc vào những dịp đặc biệt.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2022/6/26/444812.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2022/6/28/201995.html

Đăng ngày 11-08-2022; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share