Bài viết của một đệ tử Đại Pháp ở Đại Lục

[MINH HUỆ 06-01-2021] Bài viết “Những điều tôi nghĩ đến khi học kinh văn mới ‘Lại một gậy cảnh tỉnh’ của Sư phụ” trên Minh Huệ Net nói về việc có rất nhiều học viên trong mười mấy năm qua vẫn cung cấp các vật phẩm giúp đỡ một học viên nghèo khó ở vùng nông thôn.

Họ nghĩ rằng người học viên sẽ có thêm thời gian để học Pháp và tu luyện nhờ sự giúp đỡ của mình. Nhưng thực tế lại không như vậy.

Giúp đỡ vật chất một cách mù quáng không thể kéo học viên quay trở lại

Nhiều năm trước, một học viên địa phương đã bị đưa vào trại lao động cưỡng bức trong ba năm. Gia đình ông rơi vào tình trạng khó khăn về tài chính.

Các đồng tu đã hỗ trợ vật chất cho ông để con trai ông ấy (cũng là một học viên) có nhiều thời gian hơn để học Pháp. Ông ấy không nhận hết nhưng đã nhận một phần.

Tôi và ông ấy không liên lạc nhiều, nhưng có thể tính là ông ấy vẫn tinh tấn. Sau đó, tôi bị bắt giam phi pháp trong hai năm vì đức tin của mình vào Pháp Luân Đại Pháp.

Sau hai năm quay lại, tôi thấy ông ấy đã thay đổi rất lớn, tà ngộ khá nghiêm trọng. Ông chủ yếu giao lưu với những người đã quen trong trại lao động cưỡng bức. Thậm chí ông ấy còn muốn kéo tôi vào nhóm này.

Tôi vẫn tỉnh táo và không theo ông ấy. Thay vào đó, tôi đưa cho ông ấy sách Đại Pháp, trợ giúp ông ấy về mặt vật chất và để gia đình ông ấy trông con tôi để ông ấy có thể kiếm thêm tiền, hy vọng bằng cách này ông ấy sẽ quay lại với Đại Pháp. Nhưng ông ấy hiếm khi học Pháp, luyện công hoặc phát chính niệm cùng tôi, chỉ mang những thứ tà ngộ của ông ấy cho tôi xem. Trong đầu ông ấy nghĩ rằng ông ấy đang “cứu tôi” bằng cách mời tôi làm việc cùng trong các hoạt động tiếp thị đa cấp.

Để giúp ông, tôi đã dành thời gian và tiền bạc và làm việc với ông trong một dự án mà cuối cùng cả hai chúng tôi đều thua lỗ, lúc đó tôi mới phát hiện ra ông không quan tâm đến tu luyện một chút nào.

Ông ấy đã nhảy từ dự án đa cấp này sang dự án đa cấp khác. Ông ngày càng rời xa khỏi tu luyện, dẫn đến con trai và con gái của ông cũng từ bỏ tu luyện.

May mắn thay, tôi đã làm theo những gì mà Sư phụ đã an bài cho tôi. Sau khoảng một năm, tôi nghe lời người nhà mình và không để gia đình ông ấy trông con tôi nữa.

Vài năm trước, cuối cùng tôi đã ý thức được việc mình làm không phù hợp với Pháp, vì vậy tôi đã ngừng giúp đỡ ông ấy về mặt vật chất.

Nhìn lại, nếu tôi hiểu rõ hơn về các nguyên lý Đại Pháp và không giúp đỡ ông ấy theo cách tôi đã làm, thì kết quả có thể đã khác.

Tôi nghĩ rằng mình thực sự đã dẫn khởi và phóng đại các chấp trước của ông ấy. Tôi đang huỷ hoại ông ấy cũng như bản thân tôi.

Sư phụ đã giảng:

“Ban đầu, bởi vì cá nhân này là còn rất tốt, họ trị bệnh giúp người ta xong, người ta đưa tiền cho họ, đưa tặng thứ này thứ khác cho họ, họ có thể không nhận, cự tuyệt hết. Tuy nhiên chẳng trụ vững nổi trong thùng thuốc nhuộm lớn [là xã hội] người thường mà không bị ô nhiễm; bởi vì những người thuộc loại phản tu này chưa hề trải qua [quá trình] thật sự tu luyện tâm tính; giữ vững tâm tính của bản thân rất là khó. Dần dần tặng những đồ kỷ niệm nhỏ thì họ nhận; rồi dần dần tặng phẩm lớn cũng nhận; cuối cùng đưa ít quá thì không ưng ý. Rốt cuộc họ nói: ‘Đưa tôi nhiều thứ thế làm gì, đưa tiền là được rồi!’ Đưa ít tiền quá là không được.” (Bài giảng thứ ba, Chuyển Pháp Luân)

Trên thực tế, thay vì chỉ tập trung vào trợ giúp vật chất và nghĩ rằng nó có thể dẫn đến việc ông ấy có nhiều thời gian hơn để học Pháp, tôi nên dành nhiều thời gian hơn để học Pháp với ông ấy, giúp ông ấy phát chính niệm và thảo luận về Pháp lý với ông ấy. Ông ấy có thể đã không từ bỏ việc tu luyện.

Tiếp nhận trợ giúp vật chất của đồng tu khiến cho chấp trước của con tôi trở nên mạnh mẽ hơn

Cách đây vài năm, tôi gặp một đồng tu. Chúng tôi đã dùng bữa cùng nhau và anh ấy khăng khăng đòi trả tiền. Sau này có vài lần đến nhà tôi, anh ấy luôn mang theo quà. Khi tôi đến thăm anh ấy, anh ấy luôn chuẩn bị những bữa ăn ngon hoặc thiết đãi tôi ở nhà hàng rất thịnh soạn.

Cuối cùng tôi cũng minh bạch ra, anh ấy nghĩ rằng tôi cùng các con ăn uống đơn giản quá, do điều kiện kinh tế không cho phép, tôi và các con tôi như vậy khổ sở quá. Vì vậy anh ấy tìm mọi cách để giúp cải thiện điều kiện sống của chúng tôi. Sau khi tôi ý thức được điều này, chúng tôi đã từng nói chuyện về việc này, nhưng không có cải biến gì lớn.

Tiền lương của tôi không cao, nhưng không đến nỗi nghèo khó thiếu thốn, chỉ là tôi cho rằng tiền của đệ tử Đại Pháp là tài nguyên quý giá không thể lãng phí, quan trọng hơn nữa là tôi từ nhỏ điều kiện kinh tế đã không tốt, và Sư phụ cũng giảng rằng:

“Thực nhi bất vị

Khẩu đoạn chấp trước” (Đạo trung, Hồng Ngâm)

Người khác nhìn vào thấy chúng tôi ăn uống kham khổ, nhưng chúng tôi không cảm thấy vậy. Tôi không muốn và cũng không có điều kiện dành nhiều thời gian và sức lực vào việc nấu ăn. Bọn trẻ cũng đã quen với những bữa ăn thanh đạm.

Một ngày nọ, tôi phát hiện ra rằng các con tôi rất mong người học viên đó đến thăm. Lúc đầu tôi chỉ nghĩ rằng chúng đang tinh tấn và muốn học Pháp cùng học viên đó. Tuy nhiên, sau đó tôi nhận ra lý do là vì chúng muốn ăn những món ngon.

Chúng còn phát sinh chấp trước vào đồ ăn. Sau đó, sự việc còn trở nên tồi tệ hơn và chúng thậm chí còn ăn trộm tiền để mua đồ ăn và đồ chơi.

Tôi không đổ lỗi hay chỉ trích đồng tu, nhưng anh ấy là một nhân tố khởi nguồn. Và khi tôi nhận ra thì đã quá muộn.

Dục vọng ăn uống của các con tôi ngày càng mạnh mẽ hơn và cuối cùng chúng gần như đã ngừng học Pháp. Tâm trí của chúng chỉ bận rộn nghĩ tới những điều mình muốn. Chúng cho rằng tu luyện quá gian khổ, đã vậy còn phải khống chế dục vọng, còn phải đả bất hoàn thủ, mạ bất hoàn khẩu.

Một khi không chăm chỉ học Pháp, chúng dễ dàng bị lôi kéo vào những cái bẫy của cựu thế lực, ngày càng lún sâu hơn, trong vòng tuần hoàn ác tính đó, chúng không thể bước ra ngoài được. Tất nhiên việc này cũng có nguyên nhân từ nhiều người và nhiều phương diện, nhưng tại đây tôi chỉ đang tập trung vào phương diện này.

Một người thường cũng không thể tuỳ tiện nhận quà của người khác, và họ thường tặng lại món quá khác để đáp lễ. Là đệ tử Đại Pháp, chúng ta càng nên thận trọng hơn khi nhận quà.

Các học viên làm việc toàn thời gian cho các dự án Đại Pháp rất chú ý đến nguồn tiền đến từ đâu và chi tiêu như thế nào. Sư phụ đã nói nhiều về vấn đề này.

Các đồng tu cũng đã thảo luận về điều này. Tôi tin rằng tình trạng tài chính của một người là do nghiệp lực của họ và gia đình, khi chấp nhận giúp đỡ sẽ làm gián đoạn con đường tu luyện mà Sư phụ đã an bài cho chúng ta.

Nếu như sự giúp đỡ đó lại là thủ đoạn của tà ác, thì người đó cần học Pháp, ngộ Đạo, hướng nội và phát chính niệm để loại bỏ nó, thậm chí có thể tìm đến cách giải quyết khác, ví dụ như tìm đến các cơ quan phù hợp để được giúp đỡ.

Có câu nói rằng: “Cứu cấp bất cứu cùng” (cứu người gặp nguy cấp, nhưng đừng cứu vì người ta nghèo),và “thụ chi dĩ ngư” (dạy người ta cách câu cá).Chúng ta cần phải dĩ Pháp vi Sư, những gì không nên nhận thì hãy từ chối, dùng thiện ý để nói chuyện, hoặc nghiêm túc nói rõ, quyết không được ngại mất mặt mà tiếp nhận. Chúng ta cũng phải đánh giá đúng chừng mực và cách hành xử, những gì cần trả thì phải trả, cần từ chối thì phải từ chối.

Còn nữa, trợ giúp đồng tu bằng vật chất, hoặc từ chối sự trợ giúp vật chất của đồng tu, đều không thể đại biểu cho tầng thứ cao hay thấp, điều mấu chốt là cơ điểm và hiệu quả, mặc dù việc này cũng có đồng tu bị nhầm lẫn, nhưng trong bài viết này sẽ không nói kỹ về việc đó.

Trên đây là hai ví dụ mà tôi đưa ra về hai phương diện, thể ngộ hữu hạn, nếu có chỗ nào không phù hợp với Pháp, xin các đồng tu chỉ ra.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2021/1/6/418173.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2021/1/25/190076.html

Đăng ngày 23-02-2021; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share