Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp ở Trung Quốc Đại Lục

[MINH HUỆ 21-12-2020] Gần đây tôi phát hiện rằng mình đã hình thành một loại tâm tự trách bản thân. Khi thấy người khác chịu báo ứng, tôi nghĩ giá như mình làm tốt hơn việc giảng chân tướng về Đại Pháp thì họ đã có thể không phải gặp những báo ứng đó.

Việc tự trách bản thân chỉ vì việc làm của người khác khiến tôi rất khổ sở. Tuy nhiên, giờ đây tôi đã nhận ra đó thực sự là một cảm xúc không lý trí.

Vì quan niệm này nên người xấu càng làm nhiều việc xấu và cuối cùng chúng ta bỏ lỡ cơ hội cứu những người tốt. Gia đình tôi chính là một ví dụ.

Khi mẹ tôi ly dị, bà ra đi tay trắng và chịu rất nhiều khổ sở. Tuy nhiên, việc làm này của mẹ chỉ khiến cho gia đình cha tôi càng thêm ích kỷ và tham lam.

Cha tôi vẫn rất giàu có dù ông bị thua lỗ rất nhiều tiền chơi cổ phiếu. Gia đình phía cha tôi cũng không ủng hộ Đại Pháp.

Dù có rất nhiều tiền nhưng cha tôi lại không dám chi tiêu. Bề ngoài nhìn ông như một người khốn khổ, ông sống trong một căn nhà cũ với nội thất và đồ dùng cũ kỹ.

Khi tình hình tài chính của mẹ tôi dần tốt hơn, mặc dù không có nhiều tiền tiết kiệm nhưng nhìn bà vẫn giống như một người khá giả, mẹ tôi không ngại tiêu tiền. Rồi mẹ tôi bắt đầu cảm thấy thương hại cha tôi và tự trách bản thân.

Bà ấy bắt đầu đối xử tốt với gia đình cha tôi, mỗi khi có đám cưới hay đám tang, bà mua rất nhiều lễ vật. Vậy mà gia đình cha tôi lại bắt đầu đòi hỏi mẹ và tôi phải chăm sóc cho cha và ông nội trong khi họ giữ hết số tiền của gia đình.

Khi tôi từ chối yêu cầu của họ, họ lại nói với mẹ tôi những lời lẽ cay độc.

Một số học viên khác cũng trải qua những chuyện tương tự.

Ở nhà họ phải làm việc vô cùng vất vả mà chẳng một lời kêu ca. Thế nhưng người nhà họ thì ngày càng xấu và còn lợi dụng họ.

Người nhà họ ra ngoài rượu chè, cờ bạc, gái gú. Họ còn tìm cách chiếm đoạt tiền của những học viên này.

Nếu họ ly hôn, thỉnh thoảng họ sẽ đòi tiền sinh hoạt cho con cái nhưng thực chất họ dùng để tiêu xài cho bản thân.

Theo tôi quan sát, có hai nhóm người, nhóm thứ nhất là những người không ủng hộ Đại Pháp và biểu hiện của họ rất cực đoan.

Rất dễ để nhận ra những người này; họ mắng chửi và đánh người. Nhóm người còn lại thì rất khó để nhận ra vì bề ngoài họ vẫn tỏ ra dễ chịu và công nhận Đại Pháp là tốt, hoặc không biểu đạt ý kiến của bản thân.

Tuy nhiên, họ lại lợi dụng lòng tốt và tình cảm của những học viên này để đạt được mục đích của mình. Họ sai bảo các học viên làm theo ý mình và hạ thấp địa vị của các học viên trong gia đình.

Những người này sẽ lộ rõ bản chất nếu không đạt được mục đích. Họ sẽ phỉ báng Đại Pháp để khiến các học viên cảm thấy tội lỗi vì không thể cứu họ.

Những người này đạo đức cực kỳ bại hoại. Có nhiều học viên đã phải mất rất nhiều thời gian và công sức, cố gắng làm tốt, hy vọng những người này sẽ nhận ra chân tướng về Đại Pháp.

Thế nhưng sau khi hưởng lợi từ lòng tốt của các học viên Đại Pháp, đạo đức của những người này lại càng băng hoại. Họ dùng nhiều kiểu bạo lực và những ngôn từ khiêu khích để đạt được mục đích, mãi cho tới lúc phải nhận báo ứng.

Ngay cả sau khi chịu nhận quả báo họ vẫn tiếp tục hành hạ các học viên. Sau đó, những học viên này lại cảm thấy thương hại họ rồi tự trách bản thân đã không thể giúp những người này.

Tôi nhận ra rằng đó là chúng ta đang tự lừa dối bản thân. Một vài học viên dành hết tâm sức đối xử thật tốt với những người này rồi dần dần càng ngày càng mất đi sự tự tin và trở nên tuyệt vọng.

Họ không thể tĩnh lại mà học Pháp, do đó không thể đề cao trong tu luyện. Bởi vậy họ sẽ không nhận ra họ đang bỏ lỡ rất nhiều cơ hội để cứu độ những người tốt xung quanh mình.

Tôi đã từng đọc một bài viết trên Minh Huệ Net về việc một đồng tu ngăn cản một học viên khác tái hôn với chồng cũ của cô ấy. Sau đó chồng cũ của học viên kia bị phạt tù hơn 10 năm vì tội biển thủ công quỹ.

Người học viên này tự trách bản thân, nghĩ rằng giá như học viên này tái hôn với chồng cũ thì chuyện này có thể sẽ không xảy ra.

Theo nhận thức của tôi, việc tu luyện của chúng ta không chỉ bao gồm việc tu tốt bản thân mà còn cần phải có trách nhiệm với Đại Pháp và những người lương thiện khác. Tiêu chuẩn đạo đức của một số người thực sự kém đến mức không thể tưởng tượng nổi, chính điều này cản trở nghiêm trọng việc họ liễu giải Đại Pháp.

Tôi đã ở trong trạng thái tự trách bản thân một cách tuyệt vọng trong một khoảng thời gian dài. Nhờ sự điểm ngộ của Sư phụ và nhắc nhở của các học viên khác, tôi đã nhận ra mình đang chạy theo những người đạo đức rất kém.

Những người như vậy thường rất hoạt ngôn và cũng biết cách soi mói tật xấu của người khác. Do đó, vì để trở thành một người tốt, chúng ta dần dần dành nhiều sự quan tâm cho họ.

Kết quả là, việc này can nhiễu đến việc cứu độ những người khác. Từ lúc tôi vô thức mà tập trung vào những người có đạo đức xấu xung quang mình, dần dần quan niệm của tôi cũng trở nên biến dị.

Tôi không thể ghi nhớ và hiểu Pháp. Sau khi nghe “Mục đích cuối cùng của chủ nghĩa cộng sản,” tôi đã hoàn toàn nhận ra những suy nghĩ biến dị này.

Tôi hiểu rằng mình không cần phải van xin những người có đạo đức kém tán thành Đại Pháp. Đệ tử Đại Pháp là những người đóng vai chính.

Nếu chúng ta không thể cải biến những người này thì cũng không thể bị họ cải biến, và chúng ta cũng nên giữ khoảng cách với họ. Họ cần có trách nhiệm với chính mình.

Nếu họ vẫn cứ tiếp tục vô lý như vậy, chúng ta cần bất động tâm và làm những việc mình nên làm. Chúng ta không nên tự trách bản thân.

Chúng ta cần từ bi nói với họ chân tướng, vậy là đủ rồi. Còn họ mới chính là người lựa chọn việc được cứu hay không.

Chúng ta không nên để họ trong khi tự huỷ hoại bản thân lại huỷ hoại cả những người tốt khác, thậm chí huỷ hoại cả những người tu luyện như chúng ta.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2020/12/20/变异的“自责”-416748.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2021/1/15/189927.html

Đăng ngày 22-02-2021; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share