Bài viết của một đệ tử Đại Pháp tại tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc

[MINH HUỆ 27-09-2020] Vào mùa xuân năm 1996, tôi tới thăm chị gái mình ở thành phố Tế Nam. Tôi phát hiện cuốn sách Chuyển Pháp Luân được đặt trên bàn chị ấy và đã mở ra xem. Khi nhìn thấy bức ảnh của tác giả cuốn sách, tôi cảm thấy dường như mình đã gặp ông trước đây, vì thế tôi thốt lên: “Em biết ông ấy!” Chị gái tôi nói rằng: “Cuốn sách này rất hay, chị sẽ tặng cho em. Hãy tranh thủ thời gian để đọc nhé!”

Tôi đã đọc cuốn Chuyển Pháp Luân ở ký túc xá của mình. Pháp lý trong cuốn sách hết sức uyên thâm. Một số Pháp lý tôi hiểu được theo nghĩa đen, trong khi một số khác nằm ngoài khả năng nhận thức của tôi. Tuy tôi đọc sách không liên tục, nhưng tôi biết được rằng bản thân cần chiểu theo nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn để trở thành một người tốt, minh bạch được nguyên lý thiện ác hữu báo, và mối quan hệ giữa mất và được.

Chuyển đổi nơi làm việc

Tôi làm việc trong một công ty thực phẩm của Đài Loan đặt trụ sở ở thành phố Tế Nam và có nhiều chi nhánh ở các thành phố khác. Tôi là quản lý của chi nhánh ở thành phố chúng tôi. Chi nhánh có gần 100 nhân viên, hầu hết đều là những người còn trẻ. Họ không được đi học nhiều và ở khá xa quê của họ. Tôi đã cố gắng hết sức để chăm nom các nhu cầu sinh hoạt hàng ngày và chuẩn bị các bữa ăn cho họ.

Mùa hè ở đây rất nóng, vì thế tôi đã dùng tiền mình kiếm được từ việc bán phế phẩm để mua những chiếc áo phông trắng cho nhân viên, và thậm chí là cả những chiếc áo phông thêu cho các cô gái. Tôi thường nói chuyện với nhân viên về tầm quan trọng của việc trở thành một người tốt theo Pháp lý Chân-Thiện-Nhẫn, làm tốt công việc của bản thân, giúp đỡ và nhường nhịn người khác trong giao tiếp.

Khi ông chủ tới kiểm tra chi nhánh chúng tôi, ông ấy trông thấy tất cả nhân viên đều mặc áo phông trắng. Ông ấy đã hỏi người quản lý nhà máy tại sao lại như vậy. Người quản lý trả lời ông rằng tôi đã dùng tiền mà bản thân kiếm được ngoài công việc để mua áo phông và đồng thời tặng cho mỗi nhân viên một chiếc khăn mới mỗi tháng.

Ông chủ nhận thấy chúng tôi chăm lo đời sống cho các nhân viên và nói rằng ở những chi nhánh khác không có người nào làm được như vậy. Thậm chí một vài chi nhánh còn cắt giảm sinh hoạt phí của nhân viên và cung cấp những bữa ăn chất lượng thấp cho họ. Ông chủ nói rằng ông rất hài lòng với chi nhánh của chúng tôi.

Tại thời điểm đó, tôi đã dùng nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn để chỉ đạo bản thân trong công việc. Tôi nghiêm khắc với bản thân và không coi mình là một người đặc biệt. Cuối cùng, tôi đã nhận được sự tin tưởng của ông chủ và sự khen ngợi của các nhân viên.

Tiếp nhận một thử thách mới

Vào tháng 9 năm 1997, công ty đã chuyển tôi về chi nhánh mới mở tại quê hương tôi. Tình hình hoạt động của chi nhánh rất tệ, các tài khoản không được lưu giữ đúng cách, quản lý thì hỗn loạn, và doanh số tiêu thụ rất kém. Gần 20 nhân viên công ty không có việc gì để làm ngoại trừ chơi bài và cờ vua suốt cả ngày.

Ông chủ nói với tôi rằng: “Việc điều hành chi nhánh này gặp rất nhiều khó khăn, nhưng tôi tin anh có thể làm tốt. Hãy cố gắng hết sức, nhưng đừng tự tạo áp lực cho bản thân, chỉ cần làm những gì anh có thể, và nếu mọi thứ vẫn không suôn sẻ thì chúng tôi sẽ đóng cửa chi nhánh này và anh có thể chuyển tới trụ sở chính làm việc”.

Chi nhánh này nằm ở một khu vực phồn vinh, và tiền thuê địa điểm hàng tháng là 10.000 nhân dân tệ (xấp xỉ 1.500 USD). Phía trước của tầng một là một cửa hàng, phía sau là khu vực sản xuất, tầng hai cho khách hàng khác thuê, và tầng ba có nhà kho, ký túc xá, căng tin, và nhà tắm.

Tôi hỏi các nhân viên rằng: “Các anh làm việc gì mỗi ngày?” Họ trả lời: “Chúng tôi chơi bài và cờ vua. Nhưng chúng tôi cũng lo rằng nếu chúng tôi sản xuất thêm hàng hoá thì chúng tôi có thể không bán được chúng”.

Sau đó tôi thông báo: “Tối nay hãy hoàn thành bất cứ việc gì mà các anh dự định làm và sau đó dọn dẹp sạch sẽ phân xưởng. Sau bữa trưa ngày mai, hãy dọn sạch ký túc xá và khu vực xung quanh. Tôi sẽ kiểm tra mọi thứ vào tối mai”.

Ngày hôm sau, tôi mời quản lý của các nhà cung ứng thực phẩm trong các trung tâm mua sắm lớn đến thăm chi nhánh của chúng tôi, và hy vọng sẽ xây dựng được mối quan hệ kinh doanh với họ. Sau khi quay trở về chi nhánh, tôi đã kiểm tra nhà vệ sinh và nhận thấy sàn nhà vẫn bẩn, và giấy vệ sinh đã qua sử dụng bị vứt ở khắp nơi. Tôi tìm thấy một vài túi nhựa và đã thu gom giấy vệ sinh. Tôi chuẩn bị một xô nước nóng và chất tẩy rửa, đổ chúng ra sàn, và bắt đầu dùng bàn chải để cọ sàn.

Nhà vệ sinh này được cả nam và nữ dùng chung. Khi một nhân viên nhìn thấy tôi đang cọ sàn, anh ấy trông có vẻ bối rối và nói: “Hãy để tôi làm”. Anh ấy kéo tôi ra khỏi đó và gọi thêm vài người đến để cọ tường phía trong và ngoài nhà tắm. Tôi đã dùng thiện tâm để thức tỉnh họ: “Mọi người nên duy hộ hoàn cảnh sinh hoạt chung, và một môi trường sạch sẽ sẽ khiến mỗi người cảm thấy vui vẻ và khoẻ mạnh hơn”.

Tôi yêu cầu quản lý nhà máy chuẩn bị một bảng phân công vệ sinh hàng ngày và bao gồm cả tôi trong danh sách đó. Kể từ đó, mọi người luôn giữ khu vực sạch sẽ, và tôi không cần phải lo lắng về vấn đề này nữa.

Tôi đảm nhận vị trí mới với nhiều trách nhiệm khác nhau, chẳng hạn như phụ trách vệ sinh, phòng chống dịch bệnh, quản trị kinh doanh, và quản lý tiếp thị. Tôi chiểu theo nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn, và dần dần tình hình kinh doanh của chi nhánh đã có tiến triển.

Trước đây trụ sở chính cung cấp cho chúng tôi nguyên liệu thô, trả lương cho chúng tôi, và trả tiền thuê nhà xưởng. Giờ chúng tôi đã có thể tự trả lương, mua nguyên vật liệu, trả tiền thuê nhà và thậm chí nộp lại phần lợi nhuận cho trụ sở chính.

Chúng tôi đã mở rộng năng lực sản xuất và thuê một cơ sở lớn hơn. Tôi đã luôn chiểu theo nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn trong cuộc sống hàng ngày.

Học Pháp nhóm giúp tôi đề cao trong tu luyện

Sau Tết Trung Thu năm 1998, chi nhánh chúng tôi đã chuyển tới một cơ sở mới. Tôi nhận ra người đầu bếp mới tên Mia cũng là một học viên Pháp Luân Đại Pháp. Mỗi ngày sau bữa tối, hai người chúng tôi cùng đọc Chuyển Pháp Luân, mỗi người thay phiên nhau đọc một đoạn.

Vào mùa xuân năm 1999, Mia hào hứng thông báo rằng có một điểm học Pháp gần nơi chúng tôi làm việc. Khi chúng tôi tới đó, chúng tôi nhìn thấy một phòng lớn đã được các học viên đến sớm quét dọn sạch sẽ. Mọi người đều rất vui khi nhìn thấy chúng tôi. Lúc đó là khoảng 8 giờ. Chúng tôi ngồi song bàn trên những chiếc nệm do các học viên mang tới và bắt đầu nhẩm Pháp. Khoảng 70-80 người ngồi đọc thuộc “Luận Ngữ” và các kinh văn khác.

Trước đây tôi chỉ độc tu, và sau đó đọc sách Đại Pháp với Mia mỗi tối. Đây là lần đầu tiên tôi tham gia một nhóm học Pháp và cảm thấy kinh ngạc trước cảnh tượng này. Thanh âm đọc Pháp tường hoà của những người đàn ông, phụ nữ, và những đứa trẻ khiến tôi cảm thấy xấu hổ. Những gì tôi làm trước đây có được xem là tu luyện chăng?

Tôi nhận thấy tu luyện của bản thân còn nhiều thiếu sót và tôi muốn tiếp tục tu luyện tinh tấn. Chúng tôi cùng học bài giảng thứ nhất trong cuốn Chuyển Pháp Luân. Mỗi người đọc một đoạn. Do trình độ tri thức khác nhau, nên có người đọc trôi chảy, có người đọc chậm và vấp váp, nhưng ai ai cũng đều kiên nhẫn lắng nghe.

Sau đó, người điều phối đề nghị chúng tôi học Pháp nhiều hơn khi có thời gian ở nhà. Bắt đầu từ lúc 5 giờ sáng, có một nhóm luyện công tập thể luyện bốn bài công pháp đầu tiên trong một công viên nhỏ gần đó. 70-80 người chia thành hai nhóm. Chúng tôi luyện công chiểu theo khẩu lệnh của Sư phụ. Những đệ tử lâu năm thỉnh thoảng lại chỉnh sửa động tác cho các học viên mới. Họ thản đãng vô tư và giúp đỡ chúng tôi một cách trách nhiệm khiến chúng tôi tạo dựng được nền tảng tu luyện tốt trong tương lai.

Từ khi tôi tham gia nhóm học Pháp và luyện công chung, tôi đã có một thể ngộ rõ ràng hơn về tu luyện là gì và làm thế nào để tinh tấn. Tôi cần học Pháp và ghi nhớ Pháp nhiều hơn. Một khi có Pháp trong tâm, tôi có thể đo lường những hành vi của bản thân không phù hợp với Pháp. Trong khoảng thời gian đó, tôi cũng đã đọc Tinh Tấn Yếu Chỉ và các sách Đại Pháp khác. Tôi được đắm mình trong Phật ân hạo đãng của Đại Pháp.

Khi luyện công, sự chân thành, giản dị, quan tâm, và chủ động giúp đỡ người khác của các học viên hiện diện ở khắp mọi nơi. Vào buổi sáng, khi các học viên đến công viên để luyện công, họ dùng các túi nhựa để thu nhặt vỏ kem, chai nước ngọt, và các đồ lặt vặt mà người ta bỏ lại. Sau khi luyện công xong, họ bỏ rác vào một thùng rác lớn.

Có một buổi sáng, do tôi thức dậy hơi trễ nên muốn trèo qua hàng rào trong công viên để đi đường tắt. Ngay khi tôi vừa nhấc chân lên, một người phụ nữ lớn tuổi đã ngăn tôi lại: “Chúng ta tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, anh nên tự giác trở thành một người tốt và giữ gìn trật tự”. Tôi cảm thấy xấu hổ khi nghe cô ấy nói như vậy.

Thông qua học Pháp, tôi đã đạt được một thể ngộ mới, đó là chúng ta không chỉ phải trở thành một người tốt, mà còn phải trở thành người tốt hơn nữa, luôn cân nhắc đến người khác trước, và vô tư vô ngã.

Trong tất cả các chi nhánh của công ty chúng tôi, thì chất lượng bữa ăn của chúng tôi được đánh giá là tốt nhất. Khi ông chủ kiểm tra chi nhánh chúng tôi, ông hỏi tôi làm cách nào để đạt được điều đó. Tôi nói với ông rằng bởi tôi tu luyện Pháp Luân Đại Pháp. Tôi hành xử chiểu theo nguyên lý Chân -Thiện-Nhẫn, và cân nhắc tới các nhân viên của mình trước. Những người lao động nhập cư thường sống ở rất xa quê hương mình. Do đó việc nâng cao chất lượng cuộc sống sẽ khiến họ an tâm, bù lại, họ sẽ làm việc hết sức chăm chỉ.

Tôi nghe một số nhân viên nói rằng ở các chi nhánh khác không có ai quan tâm tới dịch vụ bữa ăn cho nhân viên, các bữa ăn không được chuẩn bị chu đáo, nhân viên thì không thích đồ ăn và đổ hết vào một cái thùng lớn ở bên ngoài khu vực nhà ăn. Họ thà ăn mỳ ăn liền còn hơn đồ ăn lõng bõng được phục vụ trong nhà ăn.

Trái ngược với tình huống trên, không có cái thùng lớn nào đặt ngoài nhà ăn của chúng tôi. Thức ăn không bị lãng phí, và tất cả nhân viên của chúng tôi đều yêu thích bữa ăn của họ.

Cháu trai của ông chủ là quản lý của một chi nhánh phụ trách về mảng sản xuất. Khi tới lượt anh ấy đến làm việc tại chi nhánh của tôi, anh ấy nói: “Tôi đã rất mong được tới đây làm việc. Anh đối xử với nhân viên rất tốt. Tôi đã làm việc tại tất cả năm chi nhánh trong công ty của chúng ta. Chúng tôi đã nói về việc sẽ bầu ra một nhà lãnh đạo nổi bật, và chúng tôi sẽ bầu cho anh”.

Đại Pháp đã cải biến tôi thành một người tốt hơn. Tôi vô cùng biết ơn Sư phụ vì đã hồng truyền Đại Pháp vĩ đại tới thế gian, và tôi rất vui mừng khi nhìn thấy những chuyển biến tích cực ở mọi người khi họ đắc được Pháp.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2020/9/27/412296.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2020/12/16/188814.html

Đăng ngày 19-02-2021; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share