Bài viết của Trương Vận, phóng viên Minh Huệ
[MINH HUỆ 24-11-2022] Pháp hội Trung Quốc lần thứ 19 được tổ chức trên Minghui.org từ ngày 7 tháng 11 đến ngày 20 tháng 11 năm 2022. Sự kiện trực tuyến thường niên này là cơ hội để các học viên Pháp Luân Công (còn gọi là Pháp Luân Đại Pháp) ở Trung Quốc chia sẻ trải nghiệm tu luyện với nhau và toàn thể các học viên Đại Pháp trên khắp thế giới. Tổng cộng có 42 bài chia sẻ được đăng trên trang web. Các học viên Pháp Luân Công người Trung Quốc và Tây phương sống bên ngoài Trung Quốc đã thụ ích rất nhiều khi đọc những bài chia sẻ này. Các học viên ở Thổ Nhĩ Kỳ, Trung Đông và Bắc Mỹ gần đây đã chia sẻ một số suy nghĩ của họ sau khi đọc các bài Pháp hội Trung Quốc năm nay.
Học viên ở Thổ Nhĩ Kỳ: Cảm phục dũng khí của các đệ tử Đại Pháp ở Trung Quốc khi đối mặt với cuộc bức hại
Anh Hazal, một học viên Pháp Luân Công ở Thổ Nhĩ Kỳ, cảm thấy rằng Pháp hội Trung Quốc rất quan trọng, và các bài viết luôn khiến anh cảm thấy ấm áp và có thêm động lực.
Sau khi đọc bài chia sẻ “Bể khổ có bờ, tôi đã tới miền ngập tràn ánh dương”, anh Hazal cho biết anh cảm nhận được “tâm đại nhẫn” mà Sư phụ giảng trong Chuyển Pháp Luân. Tác giả viết bài này đã trải qua nhiều khổ nạn: hai con trai lần lượt qua đời, bị chồng ly dị. Bà đã phải chịu đựng sự bức hại dưới bàn tay Trung Cộng và đã vượt qua khảo nghiệm nghiệp bệnh. Song, cho dù thế nào, bà vẫn có thể giữ tâm thái như ánh dương, dùng “tâm đại nhẫn” để thăng hoa lên từ trong ma nạn.
Anh Hazal nói: “Đọc các bài viết của các đồng tu ở Trung Quốc, tôi thấy khảo nghiệm tâm tính mà tôi gặp phải trong cuộc sống hàng ngày thực ra chẳng là gì cả. Với tấm lòng khiêm tốn, tôi biết ơn Sư phụ đã bảo hộ tôi. Trong một môi trường thoải mái, tự do, tôi cần phải sắp xếp thời gian tốt hơn để cứu nhiều chúng sinh hơn.”
Anh Hazal cũng bày tỏ sự cảm phục một phẩm chất mà các đồng tu Trung Quốc luôn mang theo, đó là dũng khí khi đối mặt với cuộc bức hại. Mặc dù phải chịu đựng bạo lực tàn khốc, nhưng họ chưa từng thay đổi hay dao động niềm tin vào Chân-Thiện-Nhẫn. Trong cảnh ngộ bị cảnh sát bức hại như thế, họ vẫn có thể nghĩ cho cảnh sát và muốn cứu họ.
Trong bài “Bệnh dịch bạo phát, gia tăng lực độ giảng chân tướng”, đồng tu kể lại quá câu chuyện bước ra khỏi đồn cảnh sát bằng chính niệm, chính tín kiên định vào Đại Pháp. Sau đó, đồng tu còn chủ động đến đồn cảnh sát, đòi lấy lại đồ bị tịch thu phi pháp của mình, kể cả máy in và tài liệu chân tướng. Để làm được như vậy đòi hỏi dũng khí rất lớn, thật xuất sắc. Hazal cho biết niềm tin vững chắc như bàn thạch của đồng tu đối với Sư phụ khiến anh hết sức cảm động.
Một điều nữa anh Hazal đề cập đến ở các đồng tu Trung Quốc là sự phó xuất hết thảy tâm huyết để làm tốt ba việc. Tác giả của bài “Sư phụ bảo tôi cứu người, tôi liền đi cứu người” là một bà lão 82 tuổi. Bà dành trọn sinh mệnh của mình để tu luyện Đại Pháp, bởi vì sáng tinh mơ bà đã thức dậy, mỗi ngày chỉ ngủ hai tiếng. Anh Hazal cho hay: “Đối với tôi, điều này thật không sao tin nổi. Là học viên trẻ, tôi ngủ sáu đến tám tiếng mỗi ngày. Dù tôi cũng muốn nỗ lực tinh tấn và làm tốt ba việc, nhưng tôi vẫn lãng phí thời gian lướt web và hưởng thụ cuộc sống. Thấy các đồng tu ở Trung Quốc có thể nắm bắt từng phút từng giây trong cuộc sống, tôi nhận ra những thiếu sót của mình và muốn tận dụng thời gian để tu luyện tốt.”
Khâm phục những đệ tử Đại Pháp đạt đến cảnh giới vô tư vô ngã chân chính
Học viên tên Bob sống ở Thổ Nhĩ Kỳ chia sẻ: “Đọc bài Pháp hội ‘Đi, chúng ta cùng đi cứu người‘, tôi thấy hổ thẹn khi nhận ra khoảng cách lớn Thiện và Nhẫn của mình với các đồng tu ở Trung Quốc. Họ đã thực sự đạt được sự vô tư vô ngã. Họ bất chấp mùa đông lạnh giá, cái nóng thiêu đốt, đói, khát, mệt mỏi, thậm chí bị bức hại và cái chết, nhưng họ vẫn cống hiến toàn bộ sinh mệnh để cứu độ chúng sinh. Tôi khâm phục họ, bởi qua họ, tôi đã nhìn thấy cảnh giới vô tư vô ngã chân chính.
Anh Bob nói thêm: “Họ luôn hướng nội vô điều kiện, tận dụng mọi cơ hội để suy ngẫm về những thiếu sót của bản thân và buông bỏ chấp trước. Mặc dù mỗi học viên cần ngộ ra các tầng thứ khác nhau của Pháp trong những hoàn cảnh khác nhau, nhưng mục tiêu chung của chúng ta là không ngừng đồng hóa với cảnh giới vô tư vô ngã, để chúng ta có thể đến gần hơn và đạt đến các tiêu chuẩn của vũ trụ mới.”
Học viên ở Trung Đông: Cảm động trước các đồng tu
Cô Sara, một học viên Pháp Luân Công ở Trung Đông, cho biết: “Sau khi đọc bài ‘Bể khổ có bờ, tôi đã tới miền ngập tràn ánh dương’, tôi vô cùng cảm động về đồng tu. Đồng tu này, bị chồng cũ đuổi ra khỏi nhà, mà vẫn có thể tha thứ, bao dung với chồng. Bà còn phải trải qua nỗi đau mất hai con, bị nghiệp bệnh và bị giam trong trại tạm giam. Bà không những không gục ngã trước khổ nạn mà còn vượt qua bằng niềm tin kiên định vào Sư phụ và Đại Pháp, và vượt lên trong quá trình chịu đựng ấy.”
Bài “Ba năm dịch bệnh gióng lên hồi chuông toàn lực cứu người không giải đãi” kể câu chuyện về một đồng tu hơn 50 tuổi và các đồng tu cao tuổi dùng công năng để phát tài liệu giảng chân tướng một cách thần tốc. Trong bài có đoạn: “Khi mới bắt đầu, tôi chỉ đi bộ quanh trong thôn mà phát tài liệu chân tướng. Đi được hai lần, tôi thấy phát tài liệu thế này chậm quá. Một người đơn thương độc mã phát tài liệu, vừa chậm vừa mệt, bao giờ mới phát xong? Với lại, bây giờ ai ai cũng có điện thoại, lúc nào chúng tôi cũng có nguy cơ bị tố giác; chính nhân tâm này đã khiến tôi bị đóng khung, không tu xuất được trí huệ. Tôi học theo Pháp mà Sư phụ giảng: từ “Khí công võ thuật”, tôi lĩnh hội được phương pháp phát tài liệu tốt hơn nhiều, chính là vừa ngồi trên xe máy, phân phát tài liệu ném như phi tiêu, như vậy cần nhanh tay nhanh mắt, phản ứng não bộ nhanh nhạy để phối hợp động tác.”
Điều khiến cô Sara cảm động là: “Họ đi đi về về hơn 100 cây số mỗi ngày mà không ngại khổ cực. Họ chỉ hy vọng giúp nhiều chúng sinh hơn minh bạch chân tướng. Đọc bài này, tôi đã thấy được khoảng cách giữa mình và các đồng tu ấy, và hy vọng tôi sẽ tinh tấn hơn trong tu luyện trong tương lai.”
Học viên ở Bắc Mỹ: Cảm động trước nghị lực kiên cường của các đồng tu đại lục
Xinming, một học viên người phương Tây ở Bắc Mỹ, cho biết: “Đọc bài ‘Đường về nhà’, tôi xúc động từ đáy lòng trước nghị lực kiên cường của các đồng tu đại lục trong việc cứu chúng sinh. Các đồng tu đã bất chấp bão tuyết, mang theo những chiếc túi nặng, chịu đói và đi bộ từ tối đến sáng ở vùng ngoại ô, họ còn không nhìn thấy ngôi làng phía trước ở đâu. Thấy vậy, tôi nghĩ trong các hạng mục Đại Pháp, đôi khi tôi thấy bận quá, những lúc gặp khó khăn, tôi thường cảm thấy khổ sở. Nhưng sau khi biết những trải nghiệm của các đồng tu trong bài này, tôi mới nhận ra rằng những khó khăn mà tôi phải vượt qua thực ra chẳng là gì cả.”
Học viên trẻ ở Bắc Mỹ: Cảm nhận được cảnh giới thời thời khắc khắc nghĩ cho người khác của đồng tu đại lục
Cô Hope Chen, một học viên Pháp Luân Công trẻ tuổi ở Bắc Mỹ, chia sẻ đầy xúc cảm sau khi đọc bài “Làm sao giúp con trẻ từ bỏ điện thoại di động”. “Bài viết kể về câu chuyện của hai em nhỏ Hâm Hâm và Thủy Linh từ những biểu hiện ma tính khi nghiện điện thoại di động đến khi trở lại bản nguyên ngây thơ, hồn nhiên nhờ tu luyện Đại Pháp”, cô Chen nói. “Câu chuyện này khiến tôi đồng cảm với thống khổ và khó khăn mà các em trải qua khi vượt quan, cũng như sự thăng hoa và niềm vui sau khi vượt quan. Sự phó xuất vô tư và nhẫn nại của đồng tu trong bài khi dẫn dắt con thể hiện cảnh giới của người tu luyện, dù trong khảo nghiệm và bị xung kích, vẫn có thể nghĩ cho người khác.”
Cô Chen cũng nói rằng khi cô gặp phải những khổ nạn và thất bại liên miên, cô thường hướng ngoại, phàn nàn và phẫn uất về sự bất công của cuộc sống. Các đồng tu luôn nhắc nhở cô rằng người tu luyện phải hướng nội. Cô cho biết, giờ cô đã nhận ra đó là tâm oán hận, và khi phát chính niệm, cô đã loại bỏ những vật chất xấu này khỏi trường không gian của mình. Thế nhưng, tôi vẫn chưa thể làm được như đồng tu là không đôi co với người khác, kiên trì dùng thiện lương và phương thức chính diện để triệt để cải biến hoàn cảnh sống và tu luyện của mình. Bài chia sẻ của đồng tu khiến tôi nhận ra khoảng cách của mình trong tu luyện.
Là một học viên trẻ tuổi, cô Chen có thể đồng cảm với vấn đề cai nghiện điện thoại di động. Cô kể: “Sau khi nghiện điện thoại, tôi cũng trở nên có ma tính, dễ nổi cáu với mọi người xung quanh. Dục vọng xem điện thoại di động còn khiến tâm sắc dục, oán hận, thèm ăn, đố kỵ… trong tôi mạnh lên. Từ khi bỏ được thói nghiện điện thoại di động, tôi cũng dành nhiều thời gian hơn để học Pháp, giống như các em nhỏ trong bài viết. Vì thế, khi cảm xúc tiêu cực nổi lên, giờ đây, tôi có thể phân biệt nó không phải là tôi, và có thể chủ động kháng cự lại, không bị nó khống chế nữa. Chủ ý thức đã lý trí và thanh tỉnh hơn.”
Học viên cao tuổi Tây phương: Bội phục dũng khí và chính niệm giảng chân tướng của các đệ tử Đại Pháp đại lục
Ông Manny Sandoval, một học viên phương Tây bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công từ năm 2000, đã chia sẻ suy nghĩ của mình sau khi đọc bài “Câu chuyện tu luyện của một học viên lâu năm 20 tuổi”.
Ông chia sẻ: “Đọc bài viết này, tôi mới nhận ra rằng nghiệp lực và chấp trước có thể được tiêu trừ trong Pháp. Chỉ cần tôi tu luyện và buông bỏ chấp trước, mọi vấn đề đều được giải quyết.”
Ông Manny cho biết ông trò chuyện với mọi người và giới thiệu Pháp Luân Công cho họ cũng như nói với họ về cuộc bức hại của ĐCSTQ, nhưng không phải lúc nào ông cũng làm được trọn vẹn. Có lúc, ông vốn có cơ hội giảng chân tướng, nhưng đáng tiếc là ông lại để nó trôi qua. Ông rất hối hận vì những lúc đó không dùng chính niệm.
Manny nói: “Tôi rất bội phục những trải nghiệm trong quá trình tu luyện, cũng như dũng khí và chính niệm của các đệ tử Đại Pháp tại Trung Quốc Đại lục khi giảng chân tướng cho thế nhân. Cảm tạ Sư phụ và cảm ơn Pháp hội Trung Quốc đã khích lệ tôi tinh tấn hơn trên con đường tu luyện.”
Mọi nội dung đăng trên trang web này thuộc bản quyền của Minghui.org. Minh Huệ sẽ biên soạn các nội dung trên trang web và xuất bản theo định kỳ hoặc vào những dịp đặc biệt.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2022/11/24/452265.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2022/11/28/204936.html
Đăng ngày 16-12-2022; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.